intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao thai phụ lại đau đầu?

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mang thai khiến cơ thể bạn thay đổi kích thích tố, thiếu ngủ, mất nước, căng thẳng… Điều này khiến rất nhiều thai phụ phải đối mặt với chứng đau đầu dai dẳng suốt quá trình “bầu bí”. Vậy bạn đã biết cách khắc phục để “sống chung với lũ” chưa?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao thai phụ lại đau đầu?

  1. Vì sao thai phụ lại đau đầu? Mang thai khiến cơ thể bạn thay đổi kích thích tố, thiếu ngủ, mất nước, căng thẳng… Điều này khiến rất nhiều thai phụ phải đối mặt với chứng đau đầu dai dẳng suốt quá trình “bầu bí”. Vậy bạn đã biết cách khắc phục để “sống chung với lũ” chưa? Phụ nữ mang thai có thể uống acetaminophen với liều nhẹ sau kỳ tam cá nguyệt đầu. Bạn nghĩ mình may mắn vì chưa bao giờ bị đau đầu trước khi mang thai? Hãy nghĩ lại bạn nhé. Các chuyên gia chia sẻ, “Khoảng 15% phụ nữ không bao giờ mắc chứng đau
  2. nửa đầu sẽ trải nghiệm nó một lần trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Chính kích thích tố là nguyên nhân gây ra hiện tượng này: Mức độ estrogen tăng lên gây rối loạn các cơ quan não bộ trong suốt 12 tuần đầu tiên”. Một khi bạn đã qua được thời điểm gay go ở tam cá nguyệt đầu, mức độ kích thích tố bắt đầu đều trở lại nhưng chứng đau đầu vẫn có thể tiếp diễn. Đau đầu do căng thẳng là loại cực kỳ phổ biến trong thời gian mang thai và 2 tháng đầu sau khi sinh vì nhiều lý do khác nhau như: tư thế ngủ thiếu thoải mái, stress trong việc chăm sóc bé, uống quá ít nước… Trong suốt tam cá nguyệt thứ 3, vẫn còn một loại đau đầu nữa sẽ diễn ra. Lần này đau đầu kèm theo buồn nôn và sốt. Theo chuyên gia cho biết, “Cơn đau này nghiêm trọng hơn và có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một căn bệnh rất nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi”. TRẮC NGHIỆM
  3. Mang thai có thể làm bạn đau đầu nhưng không hẳn thế. Hãy khoanh tròn câu trả lời để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cơn đau cũng như làm sao để chữa trị. Bạn đang ở: 1. Tam cá nguyệt đầu tiên hay giai đoạn hậu sản 2. Tam cá nguyệt thứ hai 3. Tam cá nguyệt thứ ba Hãy đánh giá mức độ cơn đau đầu của bạn theo thang từ 1- 10: A. Bạn không biết chính xác. Bạn thấy hoa mắt và cảm giác buồn nôn hay muốn nằm cả ngày. B. Như thể cơn đau từ bên này xuyên sang bên kia thái dương. Bạn có cảm giác như đang đội một chiếc mũ của cầu thủ bóng chày quá chặt. Cơn đau cũng lan xuống cổ. C. Ngoài đau đầu, bạn còn buồn nôn và thậm chí là sốt.
  4. Trước khi bạn nhức đầu: A. Bạn thấy tia sáng lóe lên hay ánh sáng chói và cảm thấy tê liệt trong vài phần trên cơ thể. B. Bạn căng thẳng và mệt, cáu kỉnh như khi thiếu caffeine. C. Tim bạn đập thình thịch, tay và mặt bạn phù lên. KẾT QUẢ Hầu hết là A: Bạn bị chứng đau nửa đầu Mức độ estrogen thay đổi trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên của bạn và đến hai tháng sau khi sinh. Vì thế bạn mắc phải chứng đau đầu nghiêm trọng này. Susan Hutchinson, giám đốc trung tâm Orange County Migraine and Headache cho biết, “Khoảng 60% phụ nữ trong thời gian mang thai bị đau đầu nửa đầu do sự thay đổi kích thích tố.”
  5. Phụ nữ mang thai có thể uống acetaminophen với liều nhẹ sau kỳ tam cá nguyệt đầu. Nếu cơn đau nửa đầu của bạn kèm theo buồn nôn, hãy yêu cầu bác sĩ kê toa Zofran hay Reglan. Các mẹ đang cho con bú có thể uống Tylenol, Excedrin hay những loại thuốc chữa đau nửa đầu như lmitrex mà không cần lo lắng ảnh hưởng đến sữa. Với thuốc đặc trị như Amerge, Maxalt hay Relpax, bạn hãy tham vấn bác sĩ tỉ mỉ để bảo vệ em bé. Châm cứu cũng có thể là cách chữa bệnh tự nhiên giúp giảm đau hiệu quả. Hầu hết là B: Bạn bị đau đầu do căng thẳng Thiếu ngủ, căng thẳng, mất nước và thậm chí là vận động sai tư thế có thể làm đầu bạn căng bật và đau nhức. Bạn có thể mắc kiểu đau này bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai hay sau khi sinh. May thay, nó không làm bạn suy nhược và có thể chữa trị bằng Tylenol. Dạng đau đầu này cũng có thể do bỏ caffeine đột ngột. Vì
  6. thế, bác sĩ khuyên bạn hãy bỏ từ từ và chỉ uống một hớp mỗi ngày. Nếu cơn đau trở lại thường xuyên, hãy đảm bảo bạn ngủ đủ 8 tiếng về đêm, uống khoảng khoảng 1.8 lít nước mỗi ngày và hạn chế tối đa chất làm ngọt nhân tạo. Đồng thời bạn cũng cần chú ý tư thế của mình. Hầu hết là C: Đừng chủ quan và hãy nghĩ ngay đến tiền sản giật Đây là một biến chứng khi mang thai, thường xảy ra khoảng cuối tam cá nguyệt thứ hai hay bất kỳ lúc nào trong tam cá nguyệt thứ 3. Cơn đau kèm theo triệu chứng cao huyết áp, sưng phù và có đạm trong nước tiểu. Ngoài ra một vài loại bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự. Hãy gọi bác sĩ ngay nếu cơn co giật nghiêm trọng vì bạn có thể sinh non. Phương pháp chữa trị tự nhiên Tổ chức American Pregnancy (americanpregnancy.org) khuyên bạn nên sử dụng những phương pháp tự nhiên để
  7. chữa đau đầu: * Chườm túi lạnh hay túi đá ở chân cổ. * Tắm bằng nước ấm. * Nghỉ ngơi trong phòng tối và tập hít thở sâu. * Nhờ anh xã hay người thân massage cổ và vai của bạn. Theo Webtretho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2