intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VÌ SAO VACCIN NGỪA BỆNH SỐT BẠI LIỆT LẠI CÓ TÊN LÀ SABIN?

Chia sẻ: Ha Thi Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay sốt bại liệt không còn là nguy cơ cho sức khỏe trẻ em trên thế giới. Thành tựu ấy đạt được nhờ vào công trình nghiên cứu suốt 30 năm của nhà bác học Albert Bruce Sabin cùng nhiều nhà khoa học khác. Nhờ sự ra đời của vaccin Sabin uống an toàn và hiệu quả, có khả năng ngăn chặn được sự lây lan virus bại liệt ở các nước đang phát triển mà chỉ tiêu y tế thế giới được đặt ra vào năm 2005 là loại trừ bệnh sốt bại liệt. Con đường phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VÌ SAO VACCIN NGỪA BỆNH SỐT BẠI LIỆT LẠI CÓ TÊN LÀ SABIN?

  1. VÌ SAO VACCIN NGỪA BỆNH SỐT BẠI LIỆT LẠI CÓ TÊN LÀ SABIN?
  2. Tác giả : DS. TRƯƠNG TẤT THỌ (Tổng hợp từ Compétition pour un vaccin oral & Albert Bruce Sabin - Medical Pioneer). Ngày nay sốt bại liệt không còn là nguy cơ cho sức khỏe trẻ em trên thế giới. Thành tựu ấy đạt được nhờ vào công trình nghiên cứu suốt 30 năm của nhà bác học Albert Bruce Sabin cùng nhiều nhà khoa học khác. Nhờ sự ra đời của vaccin Sabin uống an toàn và hiệu quả, có khả năng ngăn chặn được sự lây lan virus bại liệt ở các nước đang phát triển mà chỉ tiêu y tế thế giới được đặt ra vào năm 2005 là loại trừ bệnh sốt bại liệt. Con đường phát minh ra vaccin ấy như thế nào? NGHIÊN CỨU 30 NĂM Albert Bruce Sabin sinh năm 1906 tại Ba Lan rồi di dân sang Mỹ mà không biết lấy một chữ tiếng Anh nào. Với tất cả nỗ lực, ông theo học kịp tại Trường trung học New York và tốt
  3. nghiệp y khoa tại Viện Đại học New York rồi chuyển sang nghiên cứu bệnh sốt bại liệt tại Viện Nghiên cứu Y khoa Rockefeller. Đây là bệnh do virus Poliomyelistis gây nên mà nạn nhân đa số là trẻ em. Trong Thế chiến thứ hai, ông là bác sĩ quân y chuyên nghiên cứu dịch bệnh tại Trung Đông, Phi châu, Okinawa, Philippines, phân lập được virus gây bệnh sốt sand-fly (ruồi cát), tìm ra vaccin phòng bệnh sốt dengue và phát triển vaccin chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Sau chiến tranh, ông quay lại nghiên cứu bệnh bại liệt kết hợp với Trường đại học y khoa Cincinnati và bệnh viện Nhi khoa chuyên nghiên cứu bệnh ở trẻ em. Ông nghiên cứu, điều chế và phát triển vaccin vào khoảng giữa thập niên 50. Cùng thời điểm này, bệnh sốt bại liệt là mối nguy hiểm cho nhiều người, đang lây lan nhanh trong những tháng hè. Năm 1952 đã có 21.000 ca bệnh được báo cáo, bệnh nhi phải nhập viện và thở bằng hô hấp nhân tạo.
  4. - Năm 1954, Sabin công bố các công trình nghiên cứu trên căn bản sử dụng virus sống đã được làm giảm độc. - Trong một hội nghị được Tổ chức Y tế Thế giới triệu tập tại Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 11 năm 1955 về vaccin phòng sốt bại liệt, Sabin thông báo kết quả đạt được trên 80 người tình nguyện. Tuy nhiên các loại vaccin dùng virus sống được làm giảm độc gây lo ngại cho các nhà khoa học cũng như những người có trách nhiệm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng về tác dụng nghịch đảo của thuốc, đó là sự hồi sinh của virus trong cơ thể sống có thể sẽ làm phát tán thêm bệnh sốt bại liệt thay vì chỉ gây bệnh nhẹ để tạo lập kháng thể. - Năm 1956, ông thử nghiệm trên khoảng 9.000 con khỉ, 150 hắc tinh tinh và 133 tù nhân trẻ trong một trại giam ở Ohio. - Năm 1957, sau khi đạt được các bước tiến căn bản trong việc tạo lập kháng thể chống lại bệnh sốt bại liệt trên khỉ, vaccin Sabin cần được thử nghiệm trên người, nhất là thử
  5. nghiệm trên trẻ em. Một cuộc thử nghiệm nhân đạo diễn ra năm 1957 trên học sinh tình nguyện trường Cincinnati trong đó có cả con của nhà bác học cùng tham gia thử nghiệm và đã đạt được thành công. SỰ HỖ TRỢ CỦA BỆNH NHÂN BẠI LIỆT LỪNG DANH NHẤT THẾ GIỚI Trong số các bệnh nhân bị bại liệt có một người mà công việc của ông đóng phần quyết định đến tương lai vận mạng của thế giới, đó chính là Tổng thống lừng danh Franklin D. Roosevelt, người duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ được tín nhiệm làm Tổng thống suốt 4 nhiệm kỳ trong khi Hiến pháp qui định tối đa là 2 nhiệm kỳ. Mùa hè năm 1921 ông bị bệnh sốt bại liệt dẫn đến liệt cả hai chân, di chuyển phải dùng xe lăn. Sau khi đắc cử Tổng thống năm 1932, khi mãn 2 nhiệm kỳ cũng là lúc Thế chiến thứ hai bùng phát mãnh liệt, ông là nhà lãnh đạo kiệt xuất nên được tái
  6. ứng cử nhiệm kỳ 3 và khi sắp chiến thắng phát xít Đức, ông lại được tín nhiệm làm lãnh đạo nhiệm kỳ 4 rồi qua đời năm 1945 vì xuất huyết não khi cuộc chiến gần đến chỗ chiến thắng. Ông cũng đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên tổ chức Liên Hiệp Quốc, một thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp của ông. Khi đắc cử Tổng thống, vì hiểu rõ nỗi khổ của những người bị bại liệt - trong đó có ông - nên ông đã cho thành lập tổ chức nghiên cứu và phòng chống bại liệt cho trẻ em do nhà bác học Jonas Edward Salk thuộc Viện Đại học Pittsburg đứng đầu với sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước cũng như các tổ chức từ thiện để tìm ra phương pháp phòng chống bệnh bại liệt. Sau này Salk đã phát minh ra thuốc tiêm chủng Salk dùng virus chết làm sinh kháng thể tạo lập kháng thể chống lại bệnh sốt bại liệt. Tuy nhiên thuốc chủng dạng tiêm tuy phòng được bệnh thâm nhập qua đường máu vào hệ thần kinh nhưng có khuyết điểm là không ngăn được virus xâm
  7. nhập qua đường tiêu hóa. Vì thế sau này thuốc chủng Sabin sử dụng virus làm giảm độc, ngừa bệnh qua đường uống thay vì tiêm được sử dụng đại trà. THỬ NGHIỆM ĐẠI TRÀ TẠI LIÊN XÔ (CŨ) Năm 1957, Sabin đạt được một vaccin chứa 3 nhóm virus gây bệnh sốt bại liệt đã được làm yếu đi. Một bước tiến quan trọng đã được thực hiện tại Liên Xô (cũ) với loại vaccin Sabin-Tschumakov sản xuất tại đây, đó là sử dụng đại trà nguồn virus do Sabin cung cấp để uống ngừa cho 15,2 triệu người năm 1959, 77,5 triệu người năm 1960 và 23 triệu người nữa được uống ngừa trong các nước Đông Âu thời bấy giờ. Các nhà khoa học Liên Xô ghi nhận không có một ca sốt bại liệt nào xảy ra sau khi uống ngừa vaccin sử dụng virus sống từ các nguồn virus do Sabin cung cấp. BỆNH SỐT BẠI LIỆT TRẺ EM BỊ Đẩy LÙI
  8. Từ đầu thập niên 60, sau khi vaccin Sabin ra đời thì bệnh sốt bại liệt đã giảm hẳn nhờ vaccin phát huy hiệu lực giúp cơ thể tạo được tình trạng kháng nhiễm. Thuốc dưới dạng virus sống đã được làm giảm độc lực, tiện lợi hơn thuốc tiêm ngừa Salk do Jonas Salk phát minh nhờ đưa vào cơ thể qua đường uống. Để tăng cường việc bảo vệ trẻ em chống lại bệnh, vaccin Sabin đã được sử dụng đại trà tại Ba Lan, Liên Xô rồi sau đó là trên thế giới. Tại Canada, năm 1961 số ca nhiễm sốt bại liệt đã giảm đến 95%. Vaccin Sabin đã giúp cứu hàng triệu trẻ em trên thế giới thoát khỏi tử vong hoặc tai biến bại liệt tay chân. Người ta ước tính rằng trong vòng 21 năm từ khi có vaccin Sabin, thuốc chủng đã giúp ngăn ngừa khoảng 5 triệu ca trẻ em trên thế giới thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo sốt bại liệt và tránh được khoảng 500.000 ca tử vong. Việc sử dụng vaccin này đã giúp cho việc phòng chống bệnh bại liệt trên toàn cầu đạt được hơn 95% và đang trên đà thanh toán bệnh.
  9. VINH QUANG CUỐI ĐỜI Từ 1970 đến 1986 ông trở thành Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khoa học Weizmann, cố vấn Viện Nghiên cứu Ung thư và nhiều chức vụ khoa học khác tại các Viện Đại học Nam Carolina, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)... Ông cũng đã nhận được khoảng hơn 40 huy chương, huân chương từ các trường đại học, các giải thưởng quốc gia về khoa học từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Hội đồng Xô viết tối cao của Liên Xô trước đây. Năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ đã trao tặng ông Huân chương Khoa học Quốc gia vì “Những đóng góp căn bản trong việc hiểu biết về virus và các bệnh do virus gây ra, trong việc phát triển vaccin đã giúp loại bỏ căn bệnh sốt bại liệt, một bệnh được xem như mối đe dọa cho sức khỏe nhân loại”. Trẻ em từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX trở về sau này luôn biết ơn Giáo sư Sabin về
  10. các khám phá khoa học phục vụ sức khỏe cho các thế hệ tương lai. Vì thế khi Giáo sư Albert Bruce Sabin qua đời năm 1993, ông đã được an táng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ vì những cống hiến cho khoa học, trong đó có thành tựu phi thường trong việc điều chế ra vaccin Sabin giúp trẻ em chống lại bệnh bại liệt. Khi ông qua đời, nhà bác học Salk đã phát biểu với báo Washington Post rằng: “Đây là một mất mát to lớn. Những đóng góp của ông trong việc kiểm soát bệnh bại liệt sẽ còn kéo dài mãi trong tương lai”. Ngày nay, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công được vaccin Sabin, sử dụng đại trà trong chương trình tiêm chủng mở rộng giúp khống chế được bệnh sốt bại liệt, được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là một trong những quốc gia đã thanh toán được sốt bại liệt. Vaccin chống bại liệt có tên Sabin đủ để nói lên công sức nghiên cứu, phát minh của nhà
  11. bác học Albert Bruce Sabin từ cuối thập niên 50 để mang lại sức khỏe, niềm vui cho trẻ em cũng như các bậc cha mẹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2