intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vi sinh - vòng tuần hoàn của Nitrogen

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

211
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi sinh - vòng tuần hoàn của Nitrogen Bể thủy sinh là 1 hệ sinh thái nhân tạo, hay nói 1 cách khác là ta đang tái tạo 1 hệ sinh thái nhỏ.Bài viết này cho chúng ta hiểu sơ lược và có 1 cái nhìn rõ hơn về những gì đang diễn ra trong bể thủy sinh và sẽ trả lời câu hỏi Vậy làm thế nào để chúng ta có được 1 môi trường tuần hoàn ổn định?:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vi sinh - vòng tuần hoàn của Nitrogen

  1. Vi sinh - vòng tuần hoàn của Nitrogen Bể thủy sinh là 1 hệ sinh thái nhân tạo, hay nói 1 cách khác là ta đang tái tạo 1 hệ sinh thái nhỏ.Bài viết này cho chúng ta hiểu sơ lược và có 1 cái nhìn rõ hơn về những gì đang diễn ra trong bể thủy sinh và sẽ trả lời câu hỏi Vậy làm thế nào để chúng ta có được 1 môi trường tuần hoàn ổn định?: Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ -N2)gồm các nguyên tố hóa học sau: Amoniac (NH3)là một hợp chất vô cơ. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước.NH3 cótừ chất thải của cá,tôm, tép..., và thức ăn thừa. Nitrites (NO2)- oxit của Nitơ: Được chuyển hóa từ amonia NH3 bởi vi sinh Nitrosomonas Bacteria, vẫn còn độc tố, khiến sinh vật sống
  2. khó thở, và chết ở nồng độ cao. Nitrates (NO3)-oxit của Nitơ: Được chuyển hóa từ NO2 bởi vi sinh Nitrospira Bacteria, NO3 có độc tố nhẹ hơn NO2, dễ được hấp thụ bởi cây. Nitrogen(N2-chữ hán:Khí Đạm)không hai với thủy sinh.Ở điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2, chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axít amin, amôniắc, axít nitric và các xyanua. Trong môi trường tự nhiên - nitơ tuần hoàn như sau: Cây trồng không đồng hóa trực tiếp nitơ hữu
  3. cơ, mà phải nhờ các loại vi sinh vật phân hủy và chuyển hóa nguồn nitơ bền vững thành ra nitơ dạng dễ tiêu (NH 3 hoặc NH4 + ), cung cấp nguồn dinh dưỡng nitơ cho cây trồng, quá trình này được gọi là quá trình amôn hóa. Tiếp nối quá trình amôn hóa, các loài vi sinh vật lại chuyển hóa tiếp từ NH 3 thành NO 3 - được gọi là quá trình nitrat hóa. Tiếp theo của quá trình nitrat hóa, các loại vi sinh vật lại chuyển hóa từ NO3 - thành N 2 để bù trả nitơ cho không khí được gọi là quá trình phản nitrat hóa. Dưới tác dụng của các loại vi sinh vật, nitơ không khí được chuyển vào các hợp chất hữu cơ chứa nitơ được gọi là quá trình cố định nitơ phân tử. Tất cả các quá trình: cố định – phân hủy- chuyển hóa và phản nitrat hóa luôn xảy ra dưới tác dụng của các loài vi sinh vật và tạo được thế cân bằng nitơ. Nhờ đó mà đã khép
  4. kín được vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên. Tuần hoàn Nitơ trong bể thủy sinh. (1) Nguồn thức ăn
  5. (2) Amoniac NH4 từ nguồn thức ăn dư, và chất thải của cá (3) Vi sinh Nitrosomonas Bacteria chuyển hóa NH4 thành NO2 (4) Vi sinh Nitrospira Bacteria chuyển hóa NO2 thành NO3, được cây hấp thụ. (5) Việc thay nước tiếp tục loại bỏ được 1 phần NH4, NO3, NO2. Tạo môi trường sạch cho vi sinh có ích phát triển. (6) Ánh sáng giúp cây quang hợp, (7) hập thụ CO2 của cá (8) và cho ra O2, (*và ngược lại cho ra CO2 khi tắt đèn) (9) Vi sinh phân hủy hữu cơ dưới nền, làm giàu dinh dưỡng. Trên thực tế nếu bể mới làm chưa có bổ sung vi sinh, sẽ mất 2-6 tuần để hình thành 1 hệ thống tuần hoàn hoàng chỉnh. Vi sinh được bỏ vào để giảm thời gian đó và hoạt động nhanh
  6. nhất là trong 1 - 3 ngày cho đến 1 tuần. Khi lọc ngừng hoạt động lâu, vòng tuần hoàn dễ dàng bị phá vỡ, và 1 số lượng lớn vi sinh trong lọc sẽ bị thay thế bởi vi khuẩn có hại, chúng sẽ tiến vào bể và làm ô nhiễm nguồn nước , sau đó nồng độ Amoniac tăng cao, lấn áp các vi sinh (hiếu khí) có lợi. Bởi vậy khi lọc bị tắt sau 1 thời gian 1 ngày nên làm vệ sinh lại, chủ yếu loại bỏ các chất mùn dơ, nơi chứa nhiều vi khuẩn hại. Hạn chế tối đa các chất dơ đó quay trở lại bể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2