intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vị thuốc Hồi

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi Illiciaceae. Đại hồi hay bất giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. A. Mô tả cây Hồi là một loại cây nhỡ cao 2-6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, sanh tôt quanh năm, thân mọc thẳng, cành dễ gẫy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vị thuốc Hồi

  1. Hồi Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương. Tên khoa học Illicium verum Hook.f. Thuộc họ Hồi Illiciaceae. Đại hồi hay bất giác hồi hương (Fructus Anisi Stellati hoặc Anisum stellatum hay Illicium) là quả chín phơi khô của cây hồi. A. Mô tả cây Hồi là một loại cây nhỡ cao 2-6m, hình dáng toàn cây thon hình quả trám, sanh tôt quanh năm, thân mọc thẳng, cành dễ gẫy. Là mọc gần thành chùm 3-4 lá ở đầu cành, có cuống, phiến lá nguyên, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, dòn, vò mát có mùi thơm. Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong. Quả hồi (nhân dân vẫn gọi nhầm l à hoa hồi) tiếng thổ là mác hồi hay mác chác gồm 6-8 đại (cánh), có khi tới 12-13 đại xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2,5-3cm, dày 6-10mm. Tươi có màu xanh, khi
  2. chín khô cứng thì có màu nâu hồng. Trên mỗi đại lá sẽ nứt làm hai, để lộ một hạt nâu màu nhạ, nhẵn bóng. Lá cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu. B. Phân bố, thu hái và chế biến Cây hồi đặc biệt chỉ mọc trong một khu vực nhỏ chiếm khoảng 5.000km2 ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn một số ít ở hai tỉnh Quảng Tây và Quảnh Đông (Trung Quốc) giáp giới Việt Nam. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không đáng kể như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Trước đây người ta thường lẫn nó với cây hồi Nhật Bản Illicium anisatum Lour có chất độc, hoặc cây hồi núi Illcium griffithii cũng có chất độc. Hồi hái vào hai vụ tháng 7-8 (hồi mùa) và 11-12 (hồi chiêm). Ngoài hai vụ chính, còn một vụ quả lép rụng sớm vào tháng 3. Hồi hài về phơi nắng cho khô hẳn. Dùng cất tinh dầu hay tiêu thụ nguyên quả làm thuốc. Mỗi cây, hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm. Thường một năm được mùa, một năm kém. Trên thị trường người ta chia hồi thành ba loại. Loại 1: có 8 cánh to đều nhau, màu nâu đỏ (hồi đại hông) Loại 2: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen. Loại 3: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen.
  3. Loại hồi xô gồm lẫn lộn cả 3 loại trên. C. Thành phần hoá học Trong quả hồi ngoài các chất như chất nhầy, đường, chủ yếu chứa trong tinh dầu tè 3-3,5 % (tươi) hoặc 9-10% hay hơn (khô). Tinh dầu hồi là một chất lỏng không màu, hay vàng nhạt, tỷ trọng ở +150C đến 0,980, độ đông đặc từ 14 đến 180C. Trong tinh dầu có 80-90% anethol, còn lại là tecpen, pinen, dipenten, limomem, estragola, sảola, tecpineola v.v... Lá hồi cũng chứa tinh dầu với thành phần gần tương tự. Độ đông đặc hơi thấp hơn (13-140C), nhưng nếu trộn cả tinh dầu là và tinh dầu quả thì ta được một tinh dầu có độ đông vào khoảng 100C. D. Công dụng và liều dùng Hồi là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y. Tây y dùng hồi làm thuốc trung tiên, giúp tiêu hoá, lợi sữa, tác dụng trên hệ thần kinh và cơ (dịu đau, dịu co bóp) đ ược dùng trong đau dạ dày, đau ruột và trong những trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh. Ngoài ra còn được dùng làm rượu khai vi, làm thơm thuốc đánh răng. Tuy nhiên dùng nhiều và với liều quá cao sẽ gây ngộ độc, với hiện t ượng say, tay chân run, sung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh.
  4. Theo tài liệu cổ đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận tỳ và vị. Có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá. Những ngươi âm hư, hoả vượng không dùng được. Thường dùng hiện nay làm thuốc giúp sự tiêu hoá ăn uống không tiêu, nôn mửam đau nhức tê thấp. Mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp. Ngoài ra hồi còn được dùng làm gia vị, chế húng lìu nấu thịt bò, các thịt khác. Những vị thuốc khác mang tên hồi Ngoài cây đại hồi nói trên, hiện ta đang di thực thêm cây tiểu hồi hay hồi hương có tên khoa học Foeniculum vulgare Miller thuộc họ Hoa tán. Đây là một loại cỏ nhỏ, phiến là cắt thành sợi, thoáng trông giống lá cây vò có mùi thơm của hồi. Quả nhỏ như hạt thóc được dùng làm thuốc với tên hồi hương hay tiểu hồi hương hoặc tiểu hồi - Foeniculum - Fructus Foeniculi. Trong quả có 3-12% tinh dầu với thành phần chủ yếu là 50-70% anethol, ngoài ra còn estragol, metyleugnol, andehyt và axeton anisic, camphen. Cùng một công dụng như đại hồi.
  5. Tại các hiệu thuốc tây ở nước ta trước đây, cũng như dược điển cá nước châu âu thường dùng quả một cây khác: Dương hồi hương - Pimpinella anisum L. cũng thuộc họ Hoa tán. Quả nhỏ hình trứng, dưới đáy phình ra. Thành phần và công dụng tương tự như đại hồi và tiểu hồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2