intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vi vu Địch Lộng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

85
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Địch Lộng (nghĩa thường là tiếng sáo thổi) là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được vua Minh Mệnh ban tặng 5 chữ “Nam thiên đệ tam động”, tức động đẹp thứ ba ở trời Nam, sau Hương Tích và Bích Động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vi vu Địch Lộng

  1. Vi vu Địch Lộng Địch Lộng (nghĩa thường là tiếng sáo thổi) là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được vua Minh Mệnh ban tặng 5 chữ “Nam thiên đệ tam động”, tức động đẹp thứ ba ở trời Nam, sau Hương Tích và Bích Động. Toàn cảnh quần thể chùa – động Địch Lộng nhìn từ sông Đáy – Ảnh: Tiến Thành Chỉ 2 tiếng từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, chúng tôi đặt chân đến quần thể ch ùa – động Địch Lộng của xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Không ồn ào, náo nhiệt như Hà Nội, nhịp sống nơi đây thanh bình và yên ả với dòng sông, cánh đồng và những ngôi nhà ngói san sát thấp thoáng dưới hàng tre.
  2. Ấn tượng nhất là quần thể chùa – động Địch Lộng tọa Từ Hà Nội theo quốc lộ lạc dưới một chân núi cao, phía trước là con sông Đáy 1A, du khách sẽ qua cầu chảy hiền hòa. Nhìn từ xa, lữ khách đã có thể cảm Đoan Vĩ, còn gọi là cầu nhận về sự nguyên sơ, kỳ bí nơi này. Khuất (ranh giới giữa Hà Dạo quanh một vòng kiến trúc chùa Địch Lộng, cứ Nam và Ninh Bình), rẽ ngỡ như đang lạc vào chốn thiền tịnh, an lành cửa phải đi khoảng 1km nữa Phật. Đầu tiên là khu vườn tháp cổ ngập tràn sắc xanh là đến. của cây cối, thoang thoảng mùi hương hoa, kế đó là chùa Hạ liền với dãy nhà tiền đường uy nghi, tựa sát vào chân núi như con rồng canh giữ toàn bộ di tích. Bước chân lên những bậc đá lấm tấm phủ rêu, nhìn xuống là những mái ngói mũi hài xếp cong cong uốn lượn như sóng gợn… Ấn tượng hơn cả là ngôi đình 5 gian sừng sững được gọi là đình Đá với tất cả cột, xà đều bằng đá. Đình có 16 cột bằng đá xanh nguyên khối, tròn, to và cao hơn 4m chạm nổi hình rồng uốn lượn trong mây. Tất cả 16 cột đá này đều được đặt trên những tảng đá cao 0,6m. Những tảng đá xanh nguyên khối chạm khắc tinh xảo cho thấy sự khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân chạm khắc đá cố đô Hoa Lư xưa.
  3. Chùa Hạ với mái ngói cổ kính – Ảnh: Tiến Thành Từ chùa Hạ qua phủ Đức Ông, đi thêm 105 bậc đá thì đến cửa động. Cửa động có đề 6 chữ: Nham Sơn động, Cổ Am tự, là tên gọi xưa của Địch Lộng. Hai bên cửa động là hai tượng hộ pháp, bên trong là các ban thờ Phật bằng đá xanh. Phần vòm mái hang đá còn treo quả chuông nặng gần một tấn đúc từ thời Nguyễn. Theo sự chỉ dẫn của người quản lý di tích, chúng tôi men theo hang sáng và hang tối trong động. Bước vào hang sáng, nhiều du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hình tượng Phật, voi quỳ, ngựa phục… do nhũ đá tạo thành. Đặc biệt, ở đây còn có “cổng trời” dài khoảng 50m, gió luôn thốc nhẹ vào hang nghe vi vu như tiếng sáo thổi.
  4. Khám phá hang tối – Ảnh: Tiến Thành Nhũ đá phủ rêu phong ở hang tối – Ảnh: Tiến Thành
  5. Hang tối dài và rộng hơn hang sáng, được chia thành 3 ngăn. Nhũ đá ở đây muôn hình muôn vẻ như hình voi uống nước chum, hùm uống nước vại, khỉ cõng con, bà lão bán thuốc, cây tiền, cây vàng, cây bạc… và đặc biệt chúng luôn thay đổi màu sắc theo ánh sáng gợi cảm giác huyền ảo, nửa hư nửa thực. Khi thử gõ vào vách hang, ghé sát tai sẽ nghe thấy những âm thanh như tiếng chuông, tiếng đàn lảnh lót… Trong hang tối còn có những bài thơ của các vua chúa, quan lại và các bậc tiền nhân từng du ngoạn qua đây như Lê Quý Đôn với bài thơ Vô đề, Bùi Văn Quế với Danh sơn đề bạt, Phạm Văn Nghị với bài ký Núi Địch Lộng… Trong cảnh tranh sáng tranh tối hòa không khí man mác của hang động, tôi thử ngắm nghiền mắt lại, lắng nghe tiếng vi vu của gió, tiếng chin chít của đàn dơi trong động thấy như bao mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn trở nên thanh tịnh. Rời Địch Lộng, bước chân lữ khách nửa nuối tiếc nửa bồn chồn. Tiếc vì chưa được khám phá hết con đường xuống “âm phủ” nằm sâu dưới động và đường “lên trời”. Còn bồn chồn, trăn trở bởi tại sao một danh thắng xếp vào loại bậc nhất nước Nam như Địch Lộng đến nay vẫn chưa được đầu tư du lịch cho xứng tầm? Nhâm nhi bên chén nước vối, cụ Đinh Tiến Thoái (80 tuổi, quản lý di tích) kể cho chúng tôi nghe về lịch sử của chùa – động Địch Lộng. Tương truyền động Địch Lộng nằm trong vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, một người đi rừng đã phát hiện năm 1739. Đứng ở cửa động khi gió thổi vào nghe vi vu như tiếng sáo thổi liền đặt tên Địch Lộng. Thấy trong động có nhiều nhũ đá hình thù kỳ lạ, dân làng liền mở đường lập chùa thờ Phật vào năm 1740 với tên chữ Nham Sơn động Cổ Am tự. Trải qua các triều đại Lê – Nguyễn, chùa luôn có các bậc cao tăng trụ trì. Thời kháng chiến chống Pháp chùa bị tàn phá. Động được sử
  6. dụng làm kho và xưởng sản xuất vũ khí của Bộ Quốc phòng, là cơ sở của sư đoàn 320 trong chiến dịch phá phòng tuyến sông Đáy của địch năm 1953. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1988 chùa mới bắt đầu được tôn tạo lại. Chùa Miễu – hang Soi, một di tích nằm trong quần thể Địch Lộng vẫn còn ít người biết – Ảnh: Tiến Thành
  7. Vườn Quan Âm – Ảnh: Tiến Thành Phủ Đức Ông để lên động – Ảnh: Tiến Thành
  8. Cổng trời ở hang sáng – Ảnh: Tiến Thành Vòm động là những nhũ đá phủ màu xanh – Ảnh: Tiến Thành
  9. Sự xen kẽ giữa sáng và tối khiến cảnh vật trong động nửa hư nửa thực – Ảnh: Tiến Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2