intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỷ lệ mắc bệnh (Prevalence): Theo WHO (1992) tỷ lệ mắc bệnh chung là 0,5 - 3% dân số thế giới từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ này có thể lên đến 5% tùy chủng tộc như: - Tỷ lệ bệnh thấp hơn 0,5% ở người Nhật và Trung Quốc. Đặc biệt chỉ 0,1% quần thể người da đen ở Nam Phi và 0,18% ở Tây Bắc Hy Lạp. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 5% ở quần thể người da trắng và các bộ lạc da đỏ ở Bắc Mỹ. - Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 1)

  1. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (Kỳ 1) I- QUAN NIỆM YHHĐ: A- Tần suất mắc bệnh: 1- Tỷ lệ mắc bệnh (Prevalence): Theo WHO (1992) tỷ lệ mắc bệnh chung là 0,5 - 3% dân số thế giới từ 15 tuổi trở lên, tỷ lệ này có thể lên đến 5% tùy chủng tộc như: - Tỷ lệ bệnh thấp hơn 0,5% ở người Nhật và Trung Quốc. Đặc biệt chỉ 0,1% quần thể người da đen ở Nam Phi và 0,18% ở Tây Bắc Hy Lạp. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 5% ở quần thể người da trắng và các bộ lạc da đỏ ở Bắc Mỹ. - Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi 0,3% ở người dưới 35 tuổi và đến trên 10% ở người trên 65 tuổi.
  2. - Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn hẳn ở nam giới. Tỷ lệ nam/nữ là 1/2,5. Ở lứa tuổi dưới 60, tỷ lệ này là 1/5-6 nhưng trên 65 tuổi, tỷ lệ này chỉ là 1/2. - Ở nước ta, theo nghiên cứu của các tỉnh phía Bắc, tỷ lệ này là 0,5% dân số và chiếm 20% số bệnh nhân khớp đến điều trị tại bệnh viện. 2- Tỷ lệ mới mắc bệnh (Incidence): Hàng năm có khoảng 700 - 750 người mới mắc bệnh viêm khớp dạng thấp trên 1 triệu dân số tứ 15 tuổi trở lên. Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường tập trung tới 80% vào lứa tuổi trung niên. Ngoài ra, các yếu tố dịch tễ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh như: tình trạng kinh tế, xã hội, các stress tâm lý và các trạng thái cơ thể như thai nghén, thuốc ngừa thai, mãn kinh … Có thể nói về mặt dịch tễ học, viêm khớp dạng thấp là bệnh của phụ nữ ở tuổi trung niên, vì 70 - 80% bệnh nhân là nữ và 60 - 70% xuất hiện ở lứa tuổi trên 30. B- Nguyên nhân gây bệnh: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp. Nguyên nhân
  3. gây bệnh chưa rõ, có nhiều giả thiết được đưa ra mặc dù đã tìm được sự hiện diện của nhóm kháng thể kháng globuline miễn dịch ở trong huyết thanh cũng như trong dịch khớp của người bệnh, gọi chung là nhân tố thấp. Kháng thể có thể là: IgM anti IgG, IgG anti IgG, IgA anti IgG. Các kháng thể này tự nó không đủ giải thích các tổn thương bệnh học, và vì vẫn chưa giải thích được lý do sản xuất và hiện diện của nhân tố thấp, người ta xếp viêm khớp dạng thấp vào loại bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều nhân tố. 1- Các yếu tố tham gia: - Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ đến giới tính và lứa tuổi. - Yếu tố di truyền: Bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất gia đình. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm khớp dạng thấp ở những gia đình có cha mẹ bị bệnh cao hơn 2 - 3 lần so với gia đình khác, và cũng cho thấy mối liên quan giữa viêm khớp dạng thấp và yếu tố kháng nguyên phù hợp với tổ chức HLA DR4. Hệ thống HLA có mối liên hệ với hàng trăm bệnh khác nhau, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Trên bệnh nhân, bệnh viêm khớp dạng thấp có tới 60 - 70% có HLA DR4, khi ở người bình thường, tỷ lệ này chỉ là 20 - 28%. Như vậy ở người mang HLA DR4 có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều gấp 4 - 5 lần so với người không mang HLA DR4. Mặc dù chưa xác định được vị trí gen đặc biệt
  4. dẫn đến sự phát triển bệnh, nhưng các dữ kiện đã chỉ ra rằng phức hợp hòa hợp tổ chức chính (Major Histocompatipility Complex - MHC) nằm trên nhiễm sắc thể thứ 6 là gen quan trọng dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp và các polypeptides liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp, điều khiển đáp ứng miễn dịch hoặc là có sự thiếu hụt đáp ứng miễn dịch thích hợp đối với một yếu tố gây bệnh của môi trường. 2- Yếu tố tác nhân gây bệnh: - Có thể là một nhiễm khuẩn, nhiễm virus. - Một loại dị ứng nguyên từ ngoài vào hoặc nội sinh. - Một enzyme do thay đổi cấu trúc. 3- Các yếu tố thuận lợi có tính cách phát động gây bệnh: - Cơ thể suy yếu do bất thường về dinh dưỡng và chế độ ăn uống, hoặc sau khi mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng. - Các yếu tố tâm lý, các stress, các trạng thái cơ thể (thai nghén, mãn kinh, dùng thuốc ngừa thai …), các rối loạn nội tiết.
  5. - Môi trường khí hậu lạnh và ẩm kéo dài. - Sau phẫu thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2