intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em (K29)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em (K29)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em (K29)

  1. VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM (K29) 1. ĐỊNH NGHĨA - Viêm dạ dày: là những tổn thương vi thể trên mô học của niêm mạc dạ dày thể hiện sự đáp ứng của niêm mạc dạ dày với các yếu tố tấn công. - Loét dạ dày và tá tràng: là tình trạng tổn thương sâu phá vỡ lớp cơ niêm, làm mất tổ chức niêm mạc một cách có giới hạn ở phần ống tiêu hóa có bài tiết acid và pepsin. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: - Nhiễm khuẩn: Helicobacter pylori, lao, Herpes simplex virus, Varicella zoster virus, nấm Candida albicans… - Stress. - Thuốc kháng viêm non-steroide hoặc Corticoids. - Bệnh lý tự miễn: Crohn, viêm dạ dày tăng eosinophil hoặc viêm dạ dày dị ứng. è Cần xác định nguyên nhân gây VLDDTT, không chỉ tập trung vào Helicobacter pylori. 3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN Thường bệnh nhi tới khám vì: - Xuất huyết tiêu hóa (ói máu hoặc tiêu phân đen). 126
  2. - Có hội chứng dạ dày tá tràng kinh điển (đau bụng vùng thượng vị, đau liên quan đến ăn uống, kèm đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, có cơn đau gây thức giấc buổi tối...). - Đau bụng mơ hồ: thường gặp nhất à cần hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng và làm một số cận lâm sàng ban đầu ở trẻ đau bụng để tìm “Dấu hiệu cảnh báo” bệnh lý tại dạ dày. Trẻ đau bụng Cần cảnh giác bụng ngoại khoa trên nền đau bụng mạn Dấu cảnh báo bệnh sử Dấu cảnh báo lâm sàng Dấu cảnh báo cận lâm sàng Có dấu hiệu cảnh báo nguyên nhân thực thể Nguyên nhân ngoài dạ dày tá tràng Nguyên nhân tại dạ dày tá tràng Chỉ định CLS phù hợp để tìm nguyên nhân Theo dõi viêm/ loét dạ dày tá tràng Hội chẩn chuyên khoa Nội soi DDTT để xác định chẩn đoán * Điều trị theo mức độ tổn thương trên nội soi và bằng chứng nhiễm Hp * Trong tình huống không thực hiện nội soi ngay, xem hướng dẫn xử trí sau khi có chỉ định nội soi Lưu đồ tiếp cận 127
  3. 3.1. Dấu bệnh sử cảnh báo tổn thương dạ dày tá tràng trên trẻ đau bụng mạn - Đau bụng kéo dài ở trẻ > 05 tuổi. - Đau vùng thượng vị, đau liên quan đến ăn uống. - Cơn đau thức giấc buổi tối. - Ói mửa nặng. - Sụt cân không rõ nguyên nhân. - Chậm tăng trưởng không rõ nguyên nhân. - Ói máu, tiêu máu. - Tiền sử gia đình có cha mẹ bị ung thư dạ dày, anh chị em ruột hoặc người sống chung viêm dạ dày do Helicobacter pylori. - Tiền sử có dùng thuốc khám viêm non-steroide hoặc corticoide. 3.2. Dấu hiệu lâm sàng cảnh báo bệnh ở dạ dày tá tràng - Ấn đau thượng vị. - Dấu hiệu thiếu máu: da xanh, niêm nhạt... 3.3. Dấu hiệu cận lâm sàng cảnh báo bệnh ở dạ dày tá tràng - Máu ẩn/phân dương tính. - Công thức máu: thiếu máu: Hgb giảm so với lứa tuổi hoặc Hct < 30% ở trẻ lớn. - Ngoài ra, cần chú ý tìm các dấu hiệu cảnh báo cận lâm sàng khác (đau bụng không do dạ dày): Tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, VS, KSTĐR/phân. 128
  4. 4. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN - VLDDTT trên nội soi: khi thấy sang thương viêm nốt hoặc loét, viêm sướt, phù nề, sung huyết mức độ trung bình-nặng. - VDDTT trên GPB: khi thấy thâm nhiễm tế bào viêm ≥ 2-5 tế bào bạch cầu trong 1 vi trường. - VLDDT do Helicobacter pylori: nội soi dạ dày có tổn thương đặc biệt sang thương nốt hang vị hoặc loét tá tràng và đủ tiêu chuẩn nhiễm Helicobacter pylori. - Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: + Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori lần đầu ở trẻ em: § Cấy dương tính, hoặc § Mô học và Clo test cùng dương tính, hoặc § Mô học và PCR cùng dương tính. § Trường hợp đang xuất huyết tiêu hóa thì chỉ cần 1 trong các xét nghiệm trên dương. 5. XỬ TRÍ 5.1. Chỉ định nhập cấp cứu - Trẻ đến khám vì triệu chứng xuất huyết tiêu hóa nặng, có sốc, suy hô hấp. - Chỉ định nhập viện: + Trẻ xuất huyết tiêu hóa nhưng không có rối loạn huyết động. + Trẻ đau bụng nặng, ảnh hưởng ăn uống, sinh hoạt, đã điều trị ngoại trú không đáp ứng, thân nhân lo lắng. 129
  5. + Trẻ suy kiệt nặng do đau bụng làm ăn uống kém, ói nhiều. 5.2. Khám chuyên khoa: khám Tiêu hóa khi trẻ có chỉ định nội soi dạ dày - Đau thượng vị kéo dài. - Ói máu/Tiêu phân đen. - Ói mửa kéo dài nặng. - Thiếu máu không rõ nguyên nhân. - Sụt cân, chậm tăng cân không rõ nguyên nhân. - Trẻ đau bụng mạn + Máu ẩn trong phân dương. - Trẻ đau bụng mạn + Tiền sử cha mẹ bị ung thư dạ dày. Chú ý: cần ngưng kháng sinh ít nhất 4 tuần, PPI ít nhất 2 tuần trước khi nội soi. Tại phòng khám chuyên khoa Tiêu hóa: - Xem lại chỉ định nội soi dạ dày + hẹn lịch nội soi dạ dày. 5.3. Điều trị - Trẻ có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa hoặc hội chứng dạ dày tá tràng điển hình, nặng: + Nhập viện + Cho thuốc PPI. + Nội soi bán khẩn. - Trẻ theo dõi viêm dạ dày tá tràng không có triệu chứng nặng: + Điều trị ngoại trú: § Hạn chế cho thuốc PPI (trừ khi trẻ có hội chứng dạ dày tá tràng điển hình, phải ngưng PPI ít nhất 02 tuần trước nội soi). 130
  6. § Sử dụng thuốc trung hòa acid ± thuốc bảo vệ niêm mạc. + Hẹn lịch nội soi dạ dày tá tràng chương trình. - Chỉ định tiệt trừ Helicobacter pylori: + Loét dạ dày hay loét tá tràng + đủ tiêu chuẩn nhiễm Helicobacter pylori (nếu không đủ tiêu chuẩn nhiễm Helicobacter pylori, cân nhắc điều trị tiệt trừ Hp tùy trường hợp). + Viêm teo dạ dày kèm chuyển sản ruột + nhiễm Helicobacter pylori. + Thiếu máu thiếu sắt dai dẳng kháng trị (sau khi loại trừ bệnh lý thực thể khác) + nhiễm Helicobacter pylori. - Xem xét điều trị Helicobacter pylori khi (chưa đủ chứng cứ, tùy lâm sàng): VDDTT không kèm loét. Trường hợp này, quyết định tiệt trừ cần cân nhắc dựa vào: + Tuổi bệnh nhi: > 05 tuổi khả năng tái nhiễm cao và tuân thủ điều trị kém. + Độ nặng của triệu chứng lâm sàng. + Tiền sử gia đình có người bị loét dạ dày tá tràng. + Độ nặng của sang thương dạ dày trên nội soi. + Độ nặng của viêm dạ dày trên GPB. + Mức độ nhiễm Helicobacter pylori trên giải phẫu bệnh. 131
  7. Liều các loại thuốc: Thuốc Liều dùng Antacids - Aluminium/Magnesium 0,5 ml/kg/lần mỗi 3-6 giờ, hydroxide uống sau ăn Ức chế bơm proton (PPI) Omeprazole 1,5-2,5 mg/kg/ngày uống chia 1-2 lần Esomeprazole 1,5-2,5 mg/kg/ngày uống chia 1-2 lần Rabeprazole 1,5-2,5 mg/kg/ngày uống chia 1-2 lần Pantoprazole 1,5-2,5 mg/kg/ngày uống chia 1-2 lần Thuốc bảo vệ niêm mạc - Sucralfate 40-80 mg/kg/ngày chia 4 lần Lựa chọn phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori đầu tay theo kháng sinh đồ: Độ nhạy cảm với KS Phác đồ khuyến cáo Đã biết Nhạy CLA và MET PPI - AMO - CLA 14 ngày, AMO Kháng MET, nhạy CLA liều chuẩn. Kháng CLA, nhạy MET PPI - AMO - CLA 14 ngày, có thể Kháng CLA và MET kèm Bismuth PPI - AMO - MET 14 ngày, có thể kèm Bismuth PPI - AMO - MET 14 ngày, với AMO liều cao, có thể kèm Bismuth Không biết Liều cao PPI - AMO - MET 14 ngày, có thể kèm Bismuth PPI: Proton - pump inhibitor, AMO: Amoxicillin, CLA: Clarithromycin, MET: Metronidazole 132
  8. Phác đồ cứu vãn cho trẻ thất bại điều trị Sự nhạy cảm với Phác đồ đã dùng Phác đồ cứu vãn KS lúc đầu Nhạy CLA Phác đồ bộ 3 với Phác đồ bộ 3 với AMO và và MET AMO MET (AMO liều chuẩn) và CLA Nhạy CLA Phác đồ bộ 3 với Phác đồ bộ 3 với AMO và và MET AMO CLA (AMO liều chuẩn) và MET Nhạy CLA Phác đồ nối tiếp: Nội soi lần 2 và điều trị và MET - 5 ngày đầu: theo kháng sinh đồ PPI + AMO Hoặc PPI - AMO - MET 14 - 5 ngày sau: ngày (AMO liều cao), có PPI + MET + CLA thể kèm Bismuth Kháng CLA Phác đồ bộ 3 có PPI - AMO - MET 14 ngày MET (AMO liều cao), có thể kèm Bismuth Kháng MET Phác đồ bộ 3 có Nội soi lần 2 và điều trị CLA theo kháng sinh đồ Hoặc PPI - AMO - MET 14 ngày (AMO liều cao), có thể kèm Bismuth Không rõ Phác đồ bộ 3 hoặc Nội soi lần 2 và điều trị kháng sinh phác đồ nối tiếp theo kháng sinh đồ đồ ban đầu Hoặc PPI - AMO - MET 14 ngày (AMO liều cao), có thể kèm Bismuth PPI: Proton - pump inhibitor, AMO: Amoxicillin, CLA: Clarithromycin, MET: Metronidazole. 133
  9. Liều chuẩn thuốc trong phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori Liều Khoảng cân Liều tối Loại thuốc sáng nặng (kg) (mg) (mg) PPI: - Omeprazole 15-24 20 20 - Esomeprazole 25-34 30 30 - Rabeprazole > 35 40 40 Amoxicillin 15-24 500 500 25-34 750 750 > 35 1.000 1.000 Clarithromycin 15-24 250 250 25-34 500 250 > 35 500 500 Metronidazole 15-24 250 250 25-34 500 250 > 35 500 500 PPIs: có thể chọn một trong cách PPI Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole tùy khả năng trẻ nuốt được nguyên viên hay không, kiểu hình CYP2C19. - Bismuth subsalicylate: + < 10 tuổi: 262 mg x 4 lần/ngày. + > 10 tuổi: 524 mg x 4 lần/ngày. - Bismuth subcitrate: 8 mg/kg/ngày chia 4 lần. Amoxicillin liều cao: Khoảng cân nặng Liều sáng (mg) Liều tối (mg) (kg) 15-24 750 750 25-34 1.000 1.000 > 35 1.500 1.500 134
  10. Những lưu ý khi dùng thuốc - Tất cả các thuốc nên được sử dụng hai lần một ngày. - PPI uống trước ăn ít nhất 30 phút, thuốc uống nguyên viên để tránh sự phá hủy của acid dạ dày. Nếu phải sử dụng liều nhỏ, cần chọn những chế phẩm có thể chia nhỏ liều (thuốc có công nghệ vi nang kháng acid cho từng phân tử thuốc). - Kháng sinh uống ngay sau ăn. Trong phác đồ có bismuth, bismuth uống sau ăn 01 giờ. Chiến lược thay thế sau thất bại tiệt trừ: - Cần đánh giá kỹ các yếu tố gây thất bại tiệt trừ Helicobacter pylori trước khi bắt đầu phác đồ lần 2: + Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhi. + Chất lượng chế phẩm thuốc. + Vai trò PPI. - Tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, kháng sinh sử dụng trong phác đồ tiệt trừ lần đầu, sự nhạy cảm với các KS còn lại để lựa chọn phác đồ tiệt trừ lần 2. Theo dõi sau tiệt trừ Helicobacter pylori: - Để chứng minh tiệt trừ thành công, cần làm xét nghiệm hơi thở hoặc kháng nguyên Helicobacter pylori phân kiểm tra sau khi ngưng kháng sinh ít nhất 04 tuần, ngưng PPI ít nhất 02 tuần. - Nếu trẻ có loét dạ dày tá tràng, để chứng minh lành ổ loét cần nội soi kiểm tra. Dấu hiệu cần tái khám ngay: - Xuất huyết tiêu hóa trên: ói máu, tiêu phân đen. 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2