Viêm mũi trẻ em – Những thông tin cần biết
lượt xem 5
download
Viêm mũi là một bệnh rất hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi kèm theo các triệu chứng như trẻ bị sốt nhẹ, bứt rứt, quấy khóc, kém ăn có khi còn nôn ói, tiêu chảy, trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong, có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm mũi trẻ em – Những thông tin cần biết
- Viêm mũi trẻ em – Những thông tin cần biết Viêm mũi là một bệnh rất hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi kèm theo các triệu chứng như trẻ bị sốt nhẹ, bứt rứt, quấy khóc, kém ăn có khi còn nôn ói, tiêu chảy, trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong, có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.
- Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ bị viêm mũi Viêm mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tháng tuổi. Khi trẻ hít không khí từ ngoài vào đến phổi, các tác nhân gây bệnh rất dễ đi vào theo, trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Viêm mũi chủ yếu do viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Nếu không được điều trị dứt điểm,bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…
- Những dấu hiêu, triệu chứng của viêm mũi trẻ em Trẻ nhỏ bị viêm mũi thường bị sốt và kèm theo bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy … Các triệu chứng này có thể kéo dài 2- 3 ngày, ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc nhầy mủ, một số trẻ bị ho. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày cần phải đề phòng với các biến chứng của viêm mũi. Vậy làm nào khi thấy trẻ bị viêm mũi? Khi trẻ bị viêm mũi, các mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối 0.9%, ngày 3-4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Mẹ nên dạy bé cách xì mũi đúng bằng cách bịt một bên, xì bên còn lại. Trẻ bị viêm mũi cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín …giúp trẻ nhanh hồi phục. Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ, cần hạ sốt bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ. Lau mát cho trẻ bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ. Chú ý cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước. Trường hợp trẻ đang bị viêm mũi bỗng thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng, trường hợp này cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ nơi gần nhất để trẻ được khám và điều trị. Có cách nào phòng ngừa bệnh viêm mũi cho trẻ không? Viêm mũi xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi, từ nóng sang lạnh đột ngột hoặc ngược lại. Vậy nên khi cho trẻ ra ngoài trong thời tiết này cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ, tránh cho gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ.
- Các mẹ chú ý vệ sinh thường xuyên nhà cửa, nơi ngủ của trẻ, dạy cho trẻ biết không nên dùng tay ngoáy mũi tránh gây tổn thương niêm mạc mũi. Có thể dùng nước ấm hoặc nước mũi vệ sinh, rửa mũi cho trẻ. Như vậy sẽ loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như : Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi các triệu chứng của viêm mũi kéo dài tren 7 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở, phải kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Viêm xoang ở trẻ em Đó là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, số trẻ bị viêm xoang đang ngày càng tăng. Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi, VA... Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng, với các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm. Bệnh nhân có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường tồn tại 5-7 ngày. Nếu tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến viêm xoang cấp: - Sốt trên 39 độ C. - Thở hôi. - Ho nhiều về ban đêm. - Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh.
- - Nhức đầu. - Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng. - Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp. Viêm xoang mạn là tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa; hoặc là tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên X-quang. Các triệu chứng thường không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng: - Sốt từng đợt, sốt không cao. - Đau họng tái phát. - Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm. - Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng. - Sưng vùng mặt. - Chảy máu cam. - Nhức đầu. - Ù tai, viêm tai giữa. - Nghẹt mũi không ngửi được mùi. Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc khám lâm sàng, có thể dùng X-quang, nội soi, CT- Scan, siêu âm, MRI. Các nguyên tắc điều trị viêm xoang là làm giảm triệu chứng, kiểm soát nhiễm trùng, điều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học và việc điều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và giá cả hợp lý. Với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, thuốc chống xung huyết mũi giúp thông thoáng các lỗ xoang, dùng corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang.
- Có thể dùng thuốc làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết, giúp lông chuyển hoạt động tốt hơn. Có thể điều trị bệnh nền như dị ứng, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản... Với viêm xoang mạn, phác đồ điều trị tương tự viêm xoang cấp. Chỉ định phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp sau: - Viêm xoang mạn không đáp ứng điều trị sau 4-6 tuần sử dụng kháng sinh tối đa. - Viêm xoang mạn tái phát nhiều hơn 6 lần trong năm. - Viêm xoang mạn kèm theo những bất thường cơ thể học. Mối nguy hại viêm xoang đối với trẻ 29-12-2010 Trời lạnh trẻ em rất dễ bị hắt hơi, sổ mũi…, nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang. Thời tiết thay đổi, sáng, tối trời trở lạnh, buổi trưa hanh khô… Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Những lúc giao mùa như thế này, đối tượng trẻ em thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang. Bệnh viêm xoang đối với người lớn đã khổ, nhưng đối với trẻ em còn đáng quan tâm hơn nhiều. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Viện Tai Mũi Họng TƯ chia sẻ, đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tùy thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu. Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước. Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tùy theo tình trạng viêm
- mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác. Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc… Làm bậc cha mẹ ai cũng lo lắng cho sức khỏe của con cái. Tuy nhiên không ít bà mẹ đã tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang cho trẻ. Song, các bác sĩ khuyến cáo, tự ý điều trị như vậy, không những không thuyên giảm bệnh, mà còn nặng hơn, bởi lẽ có thể gây kháng kháng sinh và một số thuốc không thể dành cho trẻ em. Mặt khác, với các thuốc giúp thông mũi, chống nghẹt mũi khi dùng cần cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức. Không tự ý sử dụng các thuốc này kéo dài mà không có ý kiến bác sĩ. Hiện nay, xu thế điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y khá phổ biến. Chú ý trong quá trình dùng thuốc nên kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn đi. Nên uống nhiều nước (2 lít nước/ ngày) và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C. Giai đoạn đầu có thể bị “công thuốc”, các triệu chứng có thể nặng lên ở một vài người. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn… Ngoài ra, theo PGS Dinh việc giữ gìn vệ sinh là khá cần thiết trong điều trị. Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách giữ sạch môi trường xung quanh, không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi và các chất ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường, vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên…. Biến chứng viêm xoang ở trẻ em 28-10-2010 Khi mới sinh ra trẻ đã có hai xoang là xoang hàm và xoang sàng. Các xoang khác phát triển theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do vi
- khuẩn, virut, vi sinh vật… Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề. Viêm phế quản mạn tính Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không ngạt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên nghĩ đến là lao nhưng xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện là lao. Tuy nhiên, khám tai mũi họng thấy mủ ở ngách giữa, Xquang thấy xoang mờ. Viêm họng mạn tính Bệnh nhân kêu đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Thường chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, Xquang xoang mờ. Nhức đầu Đau dây thần kinh sinh ba. Nhức đầu là một triệu chứng của viêm xoang nhưng nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Thường
- bệnh nhân kêu đau vùng trán lan ra sau gáy. Mỗi khi làm việc thì cơn nhức đầu tăng. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang. Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có viêm xoang sau. Trong viêm xoang cấp tính thị lực sụt rất nhanh sau đó vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn tính thì cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp. Khám mũi xoang ít thấy mủ, chỉ thấy ít dịch nhầy chảy từ khe trên ra vòm mũi họng. Viêm tấy ổ mắt – viêm mí mắt – viêm túi lệ Viêm tấy ổ mắt: Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt sưng nề thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó, mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa. Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Ổ áp-xe có thể khu trú ở mi trên (xoang trán, xoang sàng), ở mi dưới (xoang hàm). Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt. Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ.
- Triệu chứng biểu hiện là da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan đến mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và kêu đau nhức vùng mắt. Sau ba ngày hình thành ổ apxe rồi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm túi lệ mạn tính. Viêm tấy ổ mắt: Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân đau nhói trong ổ mắt. Mí mắt sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch hang, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu… Viêm cốt tủy Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời. Kháng sinh liều cao, phối hợp cho kết quả khả quan. Viêm màng não Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai… Viêm tắc tĩnh mạch hang Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn
- (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao. Áp-xe não, viêm não Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Thay đổi tính tình xuất hiện sớm. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện đầy đủ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết. ThS. Phạm Thị Bích Thủy (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRẺ BỊ VIÊM MŨI HỌNG
2 p | 307 | 54
-
Bệnh chảy máu cam ở trẻ em
2 p | 544 | 47
-
Thuốc trị viêm mũi dị ứng
5 p | 266 | 43
-
VIÊM MŨI Ở TRẺ CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM
2 p | 264 | 35
-
Phân biệt viêm mũi dị ứng với viêm xoang
5 p | 192 | 29
-
Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 4)
6 p | 149 | 25
-
Viêm màng não mủ ở trẻ em
2 p | 220 | 18
-
Các yêu tố ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em nên tránh
4 p | 121 | 14
-
Thuốc chữa viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em
5 p | 163 | 13
-
Chữa chàm ở trẻ em - Thuốc gì?
5 p | 144 | 10
-
Phòng và chữa bệnh hô hấp cho trẻ em
8 p | 139 | 10
-
Viêm mũi ở trẻ sơ sinh- Không thể xem thường
5 p | 85 | 7
-
Bệnh viêm màng não ở trẻ em
4 p | 203 | 6
-
Cẩn trọng với bệnh viêm xoang ở trẻ em
7 p | 79 | 3
-
Thực trạng viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông tại Công ty may X20 Tổng cục công nghiệp Quốc phòng
7 p | 4 | 2
-
Mô hình bệnh tai mũi họng ngoại trú ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nghiên cứu hồi cứu 2020-2023
5 p | 4 | 2
-
Một số nhận xét về u mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em (Nhân 11 trường hợp u mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em gặp ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM 2000-2005)
3 p | 76 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn