Viêm não tự miễn kháng thể thụ thể NMDA biểu hiện không điển hình giống động kinh cục bộ: Một báo cáo trường hợp lâm sàng
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh một trường hợp viêm não tự miễn tự kháng thể kháng thụ thể NMDA có biểu hiện không điển hình và giống động kinh cục bộ trong giai đoạn sớm tại khoa Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm não tự miễn kháng thể thụ thể NMDA biểu hiện không điển hình giống động kinh cục bộ: Một báo cáo trường hợp lâm sàng
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 VIÊM NÃO TỰ MIỄN KHÁNG THỂ THỤ THỂ NMDA BIỂU HIỆN KHÔNG ĐIỂN HÌNH GIỐNG ĐỘNG KINH CỤC BỘ: MỘT BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Bùi Hiếu Anh1,2, Nguyễn Thanh Mai1,2, Phạm Hải Uyên2 TÓM TẮT 2 hồi phục hoàn toàn về rối loạn cảm xúc-hành vi Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận và vận động với thang điểm CASE sau điều trị là lâm sàng và diễn tiến bệnh một trường hợp viêm 0 điểm. não tự miễn tự kháng thể kháng thụ thể NMDA Kết luận: Báo cáo ca lâm sàng này đóng góp có biểu hiện không điển hình và giống động kinh các hiểu biết về triệu chứng lâm sàng không điển cục bộ trong giai đoạn sớm tại khoa Thần kinh hình với biểu hiện chủ đạo là co giật và các cận bệnh viện Nhi Đồng 2. lâm sàng trong viêm não tự miễn thụ thể NMDA Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: ở trẻ em. Báo cáo ca lâm sàng. Từ khóa: Viêm não tự miễn, kháng thể thụ Kết quả: Bệnh nhân nam 10 tuổi khỏe mạnh thể NMDA, động kinh cục bộ trước đây có diễn tiến bệnh chia thành 2 đợt bệnh cách nhau 3 tuần. Đợt đầu đặc trưng bởi co giật SUMMARY tính chất cục bộ toàn thể hóa. Kết quả MRI não ANTI NMDAR ENCEPHALITIS bình thường. Điện não đồ ghi nhận các hoạt động MIMICKING FOCAL EPILEPSY: A nhọn đối pha vùng thái dương trái không điển CASE REPORT hình. Bệnh nhân được chẩn đoán động kinh cục Objective: To describe the clinical bộ và điều trị với Oxcarbazepine tuy nhiên đáp manifestation and disease course of an atypical ứng không hoàn toàn. Đợt thứ 2 bệnh nhân có case diagnosed with NMDA receptor những cơn gồng toàn thân, mắt đứng tròng và encephalitis at Neurology Department of mất ý thức kèm với rối loạn cảm xúc và loạn Children Hospital 2. động kiểu nhai miệng không tự chủ. Khám thần Methods: a case report. kinh không ghi nhận dấu thần kinh định vị. Dùng Results: A previously healthy 10-year-old kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang xác định được có presented with symptoms over 2 periods. During tự kháng thể kháng thụ thể NMDA trong dịch the first period, the patient presented with não tủy. Bệnh nhân được đánh giá thang điểm multiple focal seizures without cognitive- CASE là 2 điểm và điều trị với liệu pháp miễn behavioral and movement disorders. The brain dịch gồm Methylprednisolone liều cao và thuốc magnetic resonance imaging (MRI) results were chống động kinh Oxcarbazepine. Sau đợt điều trị, normal. Electroencephalography (EEG) recorded bệnh nhân kiểm soát được các cơn con giật và nonspecific focal findings on the left temporal region. The patient was treated with 1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch oxcarbazepine but the seizures were partially controlled. After 3 weeks, the patient developed 2 Bệnh viện Nhi Đồng 2 another type of seizure with impaired awareness Chịu trách nhiệm chính: Bùi Hiếu Anh and orofacial dyskinesia, associated with ĐT: 0382620804 emotional-behavioral disorder. Antibodies Email: anhbh@pnt.edu.vn against N-methyl D-aspartate (NMDA) were Ngày nhận bài: 10/6/2024 detected in the cerebrospinal fluid using an Ngày phản biện khoa học: 17/6/2024 indirect fluorescent antibody test. The CASE Ngày duyệt bài: 27/6/2024 score of severity at the time of diagnosis was 2 11
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 points. This patient was treated with trong giai đoạn mạn tính thấp dưới 5%.3 Vì immunotherapy, including methylprednisolone, lý do trên nên trong phân loại mới của Liên and antiepileptic drugs, such as oxcarbazepine. đoàn chống động kinh quốc tế (ILAE) năm The seizures were controlled, and the cognitive- 2020 phân biệt 2 khái niệm riêng biệt là co behavioral disorder was completely resolved giật triệu chứng cấp thứ phát do viêm não tự with a CASE score of 0. miễn (acute symptomatic seizures secondary Conclusion: This case report contributes to to autoimmune encephalitis) và động kinh the understanding of the disease’s atypical manifestation with predominant seizures, liên quan tự miễn (autoimmune-associated response to the immunotherapy in NMDA epilepsy).4 Khái niệm sau tuân thủ theo định receptor encephalitis. nghĩa của bệnh động kinh là một bệnh não Keywords: Autoimmune encephalitis, mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng nguy NMDAR antibody, focal epilepsy cơ kéo dài xuất hiện các cơn co giật không yếu tố kích gợi tái phát, dù tình trạng viêm I. GIỚI THIỆU do các cơ chế tự miễn đã ổn định. Mốc thời Viêm não tự miễn qua trung gian kháng gian chính xác phân định hai chẩn đoán này thể (Antibody-mediated encephalitis) được hiện vẫn chưa được sáng tỏ. Trong thực hành định nghĩa là một nhóm bệnh có các tự lâm sàng, bệnh cảnh viêm não NMDAR có kháng thể có đích tấn công là các thụ thể bề thể biểu hiện không điển hình với các triệu mặt của tế bào thần kinh và gây ra những rối chứng rối loạn tâm thần kinh kín đáo trong loạn nhận thức và hành vi. Viêm não tự miễn giai đoạn sớm của bệnh và chỉ có triệu chứng càng ngày càng được nhận ra có tầm quan co giật là chủ đạo. Điều này làm trì hoãn trọng và là một nguyên nhân điều trị được chẩn đoán và điều trị các liệu pháp miễn dịch của viêm não bán cấp. Chẩn đoán sớm và không kịp thời để cải thiện tiên lượng bệnh. điều trị kịp thời viêm não tự miễn bằng các Chúng tôi báo cáo một trường hợp viêm não liệu pháp miễn dịch có ý nghĩa quan trọng vì NMDAR biểu hiện chủ yếu là co giật với các tiên lượng hồi phục tốt. Do đó việc phân loại triệu chứng tâm thần kinh tối thiểu và kín rõ ràng các thể lâm sàng hiếm gặp của viêm đáo, minh họa cho sự đa dạng của phổ bệnh não tự miễn có ý nghĩa quan trọng trong việc này và so sánh các phát hiện từ các trường nhận ra sớm và giảm thiểu bệnh tật và tử hợp đã được công bố trong y văn. Hơn nữa, vong do nhóm bệnh lý này. Trong các loại chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy sự viêm não tự miễn, viêm não kháng thể thụ hiệu quả cắt cơn co giật sau khi điều trị bằng thể N-methyl-D-aspartate (NMDA receptor - liệu pháp miễn dịch dù trước đó không đáp NMDAR) là thể thường gặp nhất và được ứng các thuốc chống động kinh. Cùng với định nghĩa rõ ràng với các triệu chứng lâm các kết quả được báo cáo trong các trường sàng và bất thường cận lâm sàng đặc trưng hợp khác, điều này nhấn mạnh tầm quan qua các nghiên cứu lớn hàng trăm bệnh trọng của việc theo dõi diễn tiến các trường nhân.1 Trong viêm não NMDAR, 75% bệnh hợp được chẩn đoán động kinh mới khởi nhân biểu hiện có co giật và thường là triệu phát trong vòng 3 tháng về các biểu hiện chứng đầu tiên ở trẻ em và nam trẻ.2 Tuy tỷ triệu chứng tâm thần kinh hoặc loạn động và lệ co giật cao trong giai đoạn tiến triển của đáp ứng với các thuốc chống động kinh để có viêm não, thường diễn tiến cấp hoặc bán cấp thể sớm đặt chẩn đoán phân biệt với viêm (dưới 3 tháng) nhưng tiên lượng lâu dài não tự miễn và xét nghiệm các kháng thể tương đối tốt với tỷ lệ hồi phục hoàn toàn lên kháng các kháng nguyên bề mặt tế bào thần đến 85% và nguy cơ xuất hiện động kinh kinh đặc biệt NMDAR. 12
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 II. TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG được chứng kiến và mô tả bởi bác sĩ tại khoa Bệnh nhân H. T. K. nam, 10 tuổi tiền căn Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 2). Bệnh khoẻ mạnh trước đây, phát triển tâm thần vận nhân được xét nghiệm máu, chụp CT Scan sọ động bình thường, trước khi khởi phát bệnh não, chụp MRI não và đo điện não đồ. Kết học lớp 5, học lực giỏi. Diễn tiến bệnh được quả xét nghiệm máu ban đầu, CT scan sọ não chia thành 2 đợt: và MRI não không ghi nhận bất thường. Kết Đợt 1 quả điện não đồ lúc thức ghi nhận hoạt động Bệnh khởi phát cấp tính trong vòng 1 nền đối xứng nhưng kém tạo nhịp alpha trội tuần với 3 cơn co giật cách nhau trên 24 giờ phía sau, không ghi nhận các hoạt động không kèm sốt, kiểu cơn co cứng co giật toàn phóng điện dạng động kinh điển hình, sóng thể, kèm trợn mắt và mất ý thức trong cơn, chậm khu trú hoặc kiểu bất thường delta cơn kéo dài khoảng 5 phút. Sau cơn tỉnh, brush. Có các hoạt động kịch phát, dạng không yếu liệt tay chân. Giữa các cơn bệnh nhọn đối pha, cục bộ, trội ở vùng thái dương nhân vẫn sinh hoạt bình thường, không rối trái (T5) không điển hình động kinh, có các loạn tri giác, không rối loạn tính tình, không sóng chậm đối pha ở vùng trung tâm (Cz) lúc rối loạn giấc ngủ; hành vi, trí nhớ và cảm xúc thức. (Hình 2). Dựa trên biểu hiện lâm sàng phù hợp. Trong quá trình bệnh, không ghi và kết quả điện não đồ và hình ảnh MRI não, nhận các dấu hiệu định vị ổ nhiễm trùng. bệnh nhân được chẩn đoán Động kinh cục bộ Bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện địa thái dương trái và khởi trị với thuốc chống phương với chẩn đoán sơ bộ Động kinh, động kinh Oxcarbazepine. được xử trí cắt cơn co giật sau đó chuyển Diễn tiến bệnh nhân không lên cơn co viện bệnh viện Nhi Đồng 2. Diễn tiến vẫn giật sau khi được điều trị với thuốc chống còn cơn co giật trong ngày đầu nhập viện, động kinh. Sau 5 ngày theo dõi nội trú không cơn khởi phát cục bộ xoay đầu mắt sang bên có cơn, bệnh nhân được xuất viện với chẩn trái, tiến triển thành cơn co cứng co giật hai đoán Động kinh cục bộ thái dương bán cầu bên kèm trợn mắt và mất ý thức trong cơn, trái, tiếp tục điều trị ngoại trú với thuốc cơn kéo dài khoảng 3 phút. Sau cơn tỉnh, chống động kinh Oxcarbazepine. không yếu liệt tay chân (biểu hiện co giật Hình 1. Hình ảnh MRI não của bệnh nhân cho thấy không có bất thường tăng tín hiệu trên phim coronal FLAIR (A) và axial T2 (B) 13
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 A B Hình 2. Điện não đồ trong đợt bệnh đầu tiên cho thấy các sóng nhọn đối pha ở T5 (mũi tên cam) ở chuyển đạo lưỡng cực dọc (A) và sóng nhọn ở T5 (mũi tên cam), sóng chậm đối pha ở Cz (mũi tên xanh) ở chuyển đạo lưỡng cực ngang (B) 14
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Đợt 2 không ghi nhận liệt dây thần kinh sọ, sức cơ Sau 3 tuần kể từ cơn co giật đầu tiên, tứ chi hai bên 5/5, trương lực cơ tứ chi khá, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mới là phản xạ gân cơ tứ chi 2+, dấu tháp âm tính, những cơn mắt đứng tròng, tay chân duỗi, dấu tiểu não âm tính và dấu màng não âm kèm tím môi và mất ý thức trong cơn, cơn tính. Bệnh nhân được chỉ định chọc dò thắt kéo dài khoảng 2 – 3 phút; sau cơn tỉnh lại và lưng và đo lại điện não đồ. Kết quả điện não quấy khóc. Cơn do mẹ chứng kiến và có đồ lúc thức lần 2 ghi nhận vẫn còn các hoạt quay video cơn sau đó bệnh nhân tái khám động nhọn vùng thái dương trái, chưa ghi tại phòng khám Thần kinh, được đánh giá lại nhận hoạt động kịch phát dạng động kinh, cơn bởi bác sĩ chuyên khoa qua video cơn. hoạt động nền kém tạo nhịp alpha trội phía Bệnh nhân được chỉnh liều tăng dần thuốc sau (Hình 3). Kết quả dịch não tuỷ có 25 tế chống động kinh Oxcabazepine từ 8,8 bào bạch cầu/mm3 (với 100% bạch cầu đơn mg/kg/ngày lên 17 mg/kg/ngày. Diễn tiến nhân); lactate 1,4 mmol/L, đạm 0,3 g/L và bệnh nhân vẫn còn những cơn với tính chất đường 3,7 mmol/L trong giới hạn bình tương tự; kèm bắt đầu xuất hiện triệu chứng thường. Các xét nghiệm vi sinh dịch não tủy khó ngủ, rối loạn cảm xúc biểu hiện hay như cấy tìm vi trùng, PCR Herpes Simplex khóc cười vô cớ, dễ cáu gắt tức giận, có Virus 1 và 2 và huyết thanh chẩn đoán viêm những cơn loạn động miệng kiểu nhai miệng não Nhật Bản đều âm tính. Xét nghiệm dịch không tự chủ với tần suất ngày càng tăng não tuỷ tìm 6 kháng thể gây viêm não tự dần. Khám thần kinh thời điểm này ghi nhận miễn bằng phương pháp miễn dịch huỳnh trạng thái tâm thần kinh ngoài cơn: GCS 15 quang gián tiếp (Indirect Immuno – điểm (E4V5M6); hành vi, nhận thức, cảm xúc Fluorescence test - IIFT) với bộ EuroImmun phù hợp tuổi; không rối loạn ngôn ngữ IIFT kits: Autoimmune Encephalitis Mosaic nhưng trẻ ít nói hơn bình thường; trí nhớ gần 7 gồm GABA – RB1/B2, LGI1, CASPR2, và trí nhớ xa không giảm; khả năng tính toán DPPX, AMPA – R1/R2 và NMDAR ghi giảm nhẹ. Khám thấy bệnh nhân có những nhận có tự kháng thể kháng thụ thể NMDA cơn loạn động kiểu nhai miệng. Ngoài ra dương tính (Hình 4). 15
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 Hình 3. Điện não đồ trong đợt bệnh thứ hai cho thấy các sóng nhọn đối pha ở T5 (mũi tên cam) ở chuyển đạo lưỡng cực dọc (A) và sóng nhọn ở T5 (mũi tên cam) ở chuyển đạo lưỡng cực ngang (B) Bệnh nhân được chẩn đoán xác định được đánh giá mức độ nặng dựa trên biểu Viêm não tự miễn tự kháng thể kháng thụ thể hiện lâm sàng là nhẹ - trung bình. Do đó, NMDA dương tính. Đánh giá mức độ nặng bệnh nhân được chỉ định điều trị với của bệnh dựa trên thang điểm CASE Methylprednisolon liều 30 mg/kg/ngày trong (Clinical Assessment Scale in Autoimmune 5 ngày và giữ nguyên liều thuốc chống động Encephalitis Score) trên bệnh nhân: co giật kinh oxcabazepine. Sau 5 ngày đánh giá lại kiểm soát được (1đ), không rối loạn trí nhớ lâm sàng bệnh nhân tri giác tỉnh táo, hết cơn (0đ), không có triệu chứng tâm thần (0đ), loạn động miệng, giảm rối loạn giấc ngủ, không rối loạn tri giác (0đ), không rối loạn giảm rối loạn cảm xúc, không có cơn co giật. ngôn ngữ (0đ), loạn động miệng (1đ), dáng Bệnh nhân điều trị tiếp theo với Prednisone đi bình thường, không thất điều (0đ), không uống liều 2 mg/kg/ngày trong 1 tuần sau đó rối loạn chức năng thân não (0đ), không yếu giảm dần liều Prednisone và tiếp tục duy trì liệt chi (0đ). Với tổng điểm là 2đ, bệnh nhân liều thuốc chống động kinh oxcabazepine. 16
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Hình 4. Kết quả miễn dịch huỳnh quang gián tiếp cho thấy dương tính với kháng thể NMDAR và âm tính với các kháng thể GABABR, DPPX, LGI1, AMPAR và CASPR2 III. BÀN LUẬN giật trong viêm não NMDAR có yếu tố kích VNTM càng ngày càng được chẩn đoán gợi bởi cơ chế tự miễn đặc hiệu và có thể nhiều hơn ở trẻ em và trở thành một nguyên điều trị được nên chẩn đoán động kinh gây ra nhân quan trọng gây viêm não bên cạnh các cơn co giật này trong giai đoạn cấp hoặc nguyên nhân nhiễm trùng. Viêm não bán cấp là chưa hợp lý.3 Một nghiên cứu gợi NMDAR là nguyên nhân thường gặp nhất ý các bệnh nhân viêm não NMDAR nên của viêm não tự miễn và đặc trưng bởi các được theo dõi kéo dài tối thiểu 1 năm trước triệu chứng tâm thần, co giật, dấu hiệu ngoại khi chẩn đoán động kinh được cân nhắc ở tháp, suy giảm mức độ ý thức và rối loạn những bệnh nhân vẫn còn co giật hoặc dùng thần kinh thực vật. Rối loạn này ảnh hưởng thuốc chống động kinh.3 Sự theo dõi kéo dài tất cả các độ tuổi nhưng tỉ lệ cao hơn ở nữ trẻ này chỉ ra rằng phần lớn bệnh nhân sẽ hồi có hoặc không có u quái.1 phục co giật sau khi viêm não đã ổn định. Triệu chứng biểu hiện thường gặp trong Trong một báo cáo hàng loạt trường hợp viêm não NMDAR ở trẻ em là co giật.2,5 gồm 75 bệnh nhân, 43 (57%) xuất hiện một Khoảng 70% bệnh nhân có triệu chứng co trong các kiểu cơn sau: cơn co cứng-co giật giật,2 với tần suất thay đổi từ 57% đến 82% (79%), cơn cục bộ (74%) kèm suy giảm nhận tùy thuộc các báo cáo khác nhau.5,6 Vì co thức (42%) hoặc không suy giảm nhận thức 17
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 31 NĂM 2024 (55%), trạng thái động kinh (35%) và trạng điển hình).7,8 Trong trường hợp lâm sàng thái động kinh kháng trị (21%).6 Trong 43 chúng tôi báo cáo, trong đợt 1 bệnh nhân bệnh nhân này, 39 (91%) còn sống và 5 không thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán của (12%) bị tái phát với biểu hiện co giật, tất cả Cellucci 2020 chi với triệu chứng co giật (1/6 đều hết cơn sau thời gian theo dõi trung vị 31 tiêu chuẩn lâm sàng) nhưng trong đợt thứ 2 tháng. Chỉ 3 (8%) trong 39 bệnh nhân vẫn bệnh nhân xuất hiện thêm các triệu chứng dùng thuốc chống động kinh ở lần cuối theo tâm thần như rối loạn cảm xúc-hành vi và rối dõi. Co giật ổn cơn do liệu pháp miễn dịch loạn vận động (3/6 tiêu chuẩn lâm sàng) kèm trong 47% và thuốc chống động kinh trong với tăng bạch cầu DNT 25 tế bào và tìm thấy 16%; còn lại thì vẫn không rõ nguyên nhân, kháng thể thụ thể NMDA trong dịch não tủy có thể do sự phối hợp liệu pháp miễn dịch và nên thỏa tiêu chuẩn xác định. Mặc dù bệnh thuốc chống động kinh hoặc tự giới hạn. nhân của chúng tôi có tự kháng thể NMDAR Valproate, levetiracetam, carbamazepine có dương tính trong dịch não tủy và hiện tượng hiệu quả tương tự nhau dù carbamazepine ít viêm thần kinh với bằng chứng tăng bạch cầu tác dụng phụ hơn.6 DNT nhưng lại dựa trên biểu hiện lâm sàng Vì các lý do trên nên trong phân loại mới không thường gặp là các triệu chứng giống của Liên đoàn chống động kinh quốc tế động kinh cục bộ. Chẩn đoán bị chậm trễ do (ILAE) năm 2020 phân biệt 2 khái niệm biểu hiệu lâm sàng chỉ gồm các cơn co giật riêng biệt là co giật triệu chứng cấp thứ phát trong giai đoạn sớm của bệnh. Trường hợp do viêm não tự miễn (acute symptomatic lâm sàng này nhấn mạnh tầm quan trọng seizures secondary to autoimmune trong việc theo dõi các bệnh nhân được chẩn encephalitis) và động kinh liên quan tự miễn đoán động kinh mới khởi phát, trong đó chú (autoimmune-associated epilepsy).4 Tuy ý đáp ứng với điều trị thuốc chống động nhiên trong những trường hợp biểu hiện kinh, sự xuất hiện các triệu chứng khác cũng không điển hình chỉ với triệu chứng co giật như sự thay đổi trạng thái tâm thần kinh của trong giai đoạn đầu của bệnh thì sự phân biệt bệnh nhân. giữa co giật triệu chứng do VNTM và co giật không yếu tố kích gợi trong bệnh động kinh. IV. KẾT LUẬN Có những yếu tố giúp cảnh báo co giật triệu Viêm não NMDAR dù là thể thường gặp chứng cấp do VNTM do có ý nghĩa điều trị nhất của viêm não tự miễn do kháng thể đặc hiệu gồm diễn tiến bệnh cấp tính hoặc kháng bề mặt tế bào thần kinh, đặc biệt ở trẻ bán cấp dưới 3 tháng; co giật nhiều cơn, cơn em nhưng lại có một phổ kiểu hình đa dạng chùm hoặc trạng thái động kinh kém đáp ứng từ điển hình với các triệu chứng tâm thần với các thuốc chống co giật thông thường; có kinh đến chỉ biểu hiện co giật là chủ đạo. các triệu chứng khác của viêm não tự miễn Biểu hiện lâm sàng của viêm não NMDAR theo tiêu chuẩn Cellucci năm 2020 gồm thay đa dạng gây khó khăn trong việc chẩn đoán, đổi trạng thái tâm thần/mức độ nhận thức, đặc biệt gây nhầm lẫn với bệnh động kinh dấu thần kinh định vị, khó khăn nhận thức, trong giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu duy trì thoái triển cấp, rối loạn vận động và triệu mức độ nghi ngờ cao ở các trẻ mới khởi phát chứng tâm thần (các dấu hiệu này có thể xuất động kinh trong 3 tháng với nhiều cơn co hiện sau co giật và biểu hiện kín đáo, không giật và không đáp ứng với điều trị thuốc 18
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 540 - THÁNG 7 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 chống động kinh và theo dõi sát diễn tiến sự 4. Steriade C, Britton J, Dale RC, et al. Acute xuất hiện các dấu hiệu kín đáo của rối loạn symptomatic seizures secondary to nhận thức, hành vi và vận động giúp chẩn autoimmune encephalitis and autoimmune- đoán sớm và điều trị kịp thời với các liệu associated epilepsy: Conceptual definitions. pháp miễn dịch có ý nghĩa cải thiện kết quả. Epilepsia. Jul 2020;61(7):1341-1351. doi: Báo cáo ca lâm sàng này đóng góp các hiểu 10.1111/epi.16571 biết về triệu chứng lâm sàng và cận lâm 5. Liu X, Yan B, Wang R, et al. Seizure sàng, cũng như đáp ứng điều trị trong viêm outcomes in patients with anti-NMDAR não NMDAR với triệu chứng chính là co giật encephalitis: A follow-up study. Epilepsia. ở trẻ em. Dec 2017;58(12): 2104-2111. doi:10.1111/ epi.13929 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. de Bruijn M, van Sonderen A, van 1. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et Coevorden-Hameete MH, et al. Evaluation al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case of seizure treatment in anti-LGI1, anti- series and analysis of the effects of NMDAR, and anti-GABA(B)R encephalitis. antibodies. Lancet Neurol. Dec Neurology. May 7 2019; 92(19):e2185- 2008;7(12):1091-8. doi:10.1016/S1474- e2196. doi:10.1212/ WNL. 4422(08)70224-2 0000000000007475 2. Titulaer MJ, McCracken L, Gabilondo I, 7. Cellucci T, Van Mater H, Graus F, et al. et al. Treatment and prognostic factors for Clinical approach to the diagnosis of long-term outcome in patients with anti- autoimmune encephalitis in the pediatric NMDA receptor encephalitis: an patient. Neurol Neuroimmunol observational cohort study. Lancet Neurol. Neuroinflamm. Mar 2020;7(2) doi:10.1212/ Feb 2013;12(2):157-65. doi:10.1016/S1474- NXI.0000000000000663 4422(12)70310-1 8. Korff CM, Dale RC. The Immune System 3. Geis C, Planaguma J, Carreno M, Graus in Pediatric Seizures and Epilepsies. F, Dalmau J. Autoimmune seizures and Pediatrics. Sep 2017;140(3)doi:10.1542/ epilepsy. J Clin Invest. Mar 1 2019; peds.2016-3534 129(3):926-940. doi:10.1172/JCI125178 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm gan mạn tính tự miễn
7 p | 114 | 13
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục điều trị viêm não tự miễn kháng LGI1
9 p | 21 | 5
-
Một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm não tự miễn kháng thể kháng thụ thể NMDA
4 p | 8 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não kháng thụ thể N-methy-D-aspartate ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 p | 12 | 3
-
Viêm não tự miễn do tự kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (anti-NMDAR) kích hoạt bởi viêm não do Herpes simplex virus: Báo cáo ca lâm sàng điều trị thành công
6 p | 24 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm não tự miễn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
8 p | 9 | 3
-
Một số đặc điểm lâm sàng viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate
4 p | 10 | 3
-
Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate
4 p | 13 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não kháng thụ thể NMDA ở trẻ em
4 p | 24 | 3
-
Một số đặc điểm dịch tễ viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai năm 2023
4 p | 3 | 2
-
So sánh đặc điểm dịch tễ viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate và các viêm não khác tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai năm 2023
4 p | 3 | 2
-
Mối liên quan giữa một số triệu chứng tâm thần với kết quả điều trị viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate
4 p | 10 | 2
-
Kết quả điều trị của corticosteroid trong bệnh lý viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 5 | 2
-
Đặc điểm điều trị thay huyết tương ở trẻ viêm não tự miễn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
6 p | 6 | 2
-
Xác định tỷ lệ kháng thể kháng thụ thể NMDA, AMPAR1/R2, GABABR, LGI1, CASPR2 trên bệnh nhi viêm não tự miễn
6 p | 7 | 2
-
Nhân trường hợp viêm não tự miễn kháng thụ thể NMDA có liên quan đến u quái buồng trứng
5 p | 2 | 2
-
Mối liên quan giữa điện não đồ và lâm sàng ở bệnh nhân viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate tại Trung tâm thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn