intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm phế quản mạn tính - Tuổi càng cao, bệnh càng nặng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'viêm phế quản mạn tính - tuổi càng cao, bệnh càng nặng', y tế - sức khoẻ, sức khỏe người cao tuổi phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm phế quản mạn tính - Tuổi càng cao, bệnh càng nặng

  1. Viêm phế quản mạn tính - Tuổi càng cao, bệnh càng nặng Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi. Đôi khi viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng kết hợp với nhau hình thành bệnh phế quản - phổi tắc nghẽn không đặc hiệu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ 4 trên thế giới với khoảng 50 triệu người mắc và 3 triệu người chết hàng năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những người trên 40 tuổi là 5,2% (miền Bắc) và có khoảng 4 triệu người trong nước mắc bệnh này. Vì sao bị viêm phổi mạn tính? Viêm phế quản mạn tính là hiện tượng viêm toàn bộ phế quản gây ho và khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và kéo dài trong 2 năm liên tiếp mà không phải do một bệnh hô hấp nào khác gây nên như áp-xe phổi, lao phổi, giãn phế quản... Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể, sức khoẻ nói chung bị sa
  2. sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như nghiện thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như gù vẹo cột sống... Hệ lụy của viêm phế quản mạn tính Trong bệnh viêm phế quản mạn tính thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhày hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh viêm phế quản mạn tính là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi
  3. (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho 5 - 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài gây ho càng nhiều, đờm càng ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng), khối lượng đờm do ho, khạc ra trong 1 ngày có khi lên tới 10ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho càng ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên, bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ở giai đoạn muộn hơn của viêm phế quản mạn tính thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ cảm thấy nặng ngực, dần dần khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể, do đó người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ...). Viêm phế quản mạn tính thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. Viêm phế quản mạn tính lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thuỳ và phân thuỳ). Nếu hiện tượng viêm
  4. nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại viêm phế quản mạn tính lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). Viêm phế quản mạn tính thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%), thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây hội chứng tắc nghẽn thở ra (syndrome obstructif expiratoire) dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở người cao tuổi. Khám thực thể, khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt. Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị viêm phế quản mạn tính); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; PaO2 và PaCO2 giảm (khi đo khí trong máu). Xquang có thể thấy mạng lưới phế - huyết quản tăng đậm. Để không bị mắc viêm phế quản mạn tính Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện
  5. dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng, tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt. Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm, không để bệnh trở thành mạn tính. Cần tập thể dục thường xuyên để điều hoà nhịp thở như hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao phải tuỳ theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2