intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm xương khớp - Một bệnh phổ biến

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

101
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm khớp là một trong các bệnh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở Mỹ. Mặc dù viêm khớp thường được coi là một bệnh, nhưng thực ra không phải. Có hơn 100 dạng viêm khớp. Viêm xương khớp, đôi khi được gọi là viên khớp thoái hóa, bệnh khớp thoái hóa hoặc thoái hóa xương khớp là dạng hay gặp nhất của viêm khớp. Khoảng 70 triệu người Mỹ bị viêm khớp hoặc có các triệu chứng khớp mạn tính khoảng 1/3 số người lớn. Viêm xương khớp hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm xương khớp - Một bệnh phổ biến

  1. Viêm xương khớp Viêm khớp là một trong các bệnh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở Mỹ. Mặc dù viêm khớp thường được coi là một bệnh, nhưng thực ra không phải. Có hơn 100 dạng viêm khớp. Viêm xương khớp, đôi khi được gọi là viên khớp thoái hóa, bệnh khớp thoái hóa hoặc thoái hóa xương khớp là dạng hay gặp nhất của viêm khớp. Khoảng 70 triệu người Mỹ bị viêm khớp hoặc có các triệu chứng khớp mạn tính khoảng 1/3 số người lớn. Viêm xương khớp hay gặp nhất ở phụ nữ và người lớn trên 45 tuổi. Bệnh có thể tác động tới bất kỳ khớp nào trên cơ thể bạn, bao gồm các khớp ngón tay, háng, đầu gối, thắt lưng và bàn chân. Ban đầu bệnh thường chỉ tấn công một khớp. Nhưng nếu ngón tay của bạn bị ảnh hưởng, nhiều khớp ở bàn tay có thể bị viê m. Vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm xương khớp, nhưng các cách điều trị hiện tại đã tiến xa so với vài năm trước. Ngoài ra, nghiên cứu gần
  2. đây cho thấy có một cách điều trị viêm khớp hiệu quả nữa đó chính là bạn. Bạn sống với căn bệnh viêm khớp tốt đến mức nào tùy thuộc vào hành động và thái độ của bạn. Nếu bạn tích cực điều trị, bạn có thể kiểm soát tốt triệu chứng đau. Dấu hiệu và triệu chứng Nếu bạn bị viêm xương khớp, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau: Đau khớp trong hoặc sau khi vận động  Khó chịu ở khớp trước hoặc trong khi thay đổi thời tiết  Sưng và cứng khớp, nhất là sau khi vận động  Khối xương ở các khớp giữa và đầu ngón tay hoặc gốc ngón cái  Độ linh hoạt của khớp giảm  Đau cấp tính trong viêm xương khớp giai đoạn sớm thường hết dần trong vòng 1 năm, nhưng đau có thể tái phát nếu bạn cử động khớp viêm quá nhiều.
  3. Trừ khi bạn bị tổn thương hoặc tỳ đè bất thường lên khớp, hiếm khi viêm xương khớp tác động tới khớp hàm, vai, khuỷu tay, cổ tay và mắt cá chân của bạn. Các vùng bệnh thường xảy ra bao gồm: Ngón tay. Những bướu xương có thể to lên ở các khớp ngón  tay, tạo thành dạng mấu. Ban đầu, khớp có thể hơi nề, đau hoặc cứng. Sau 1- 2 năm, đau thường giảm, để lại những bướu xương ảnh hưởng tới vận động của khớp ở đầu ngón tay. Những bướu này thường có tính chất gia đình và xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Xương sống. Thoái hóa dần dần đĩa đệm giữa các đốt sống có  thể gây đau và cứng lưng và cổ. Các khớp mang trọng lượng có thể. Những phần cơ thể mang  phần lớn trọng lượng cơ thể bạn như khớp háng, khớp gối và bàn chân dễ bị viêm xương khớp nhất. Vì sụn thoái hóa dần dần trong nhiều năm, bạn có thể bị đau mạn tính hoặc khó chịu ở các mức độ khác nhau khi bạn đứng và đi. Cũng có thể xuất hiện sưng, nhất là ở khớp gối. Nguyên nhân Với viêm xương khớp, vấn đề nằm ở sụn, là phần đệm ở đầu các xương trong khớp. Theo thời gian, sụn bị thoái hóa và bề mặt trơn nhẵn trở
  4. nên xù xì. Cuối cùng, nếu sụn bị mòn hoàn toàn, các đầu xương sẽ bị cọ sát vào nhau làm cho đầu xương bị tổn thương và khớp bị đau. Một số nhà khoa học cho rằng tổn thương sụn có thể là do stress cơ học gây sự mất cân bằng các enzym giải phóng từ tế bào sụn hoặc từ màng khớp. Khi cân bằng, các enzym này cho phép phá hủy và tái tạo sụn tự nhiên. Nhưng quá nhiều enzym có thể làm cho sụn khớp bị phá hủy nhanh hơn là tái tạo. Vẫn còn chưa rõ nguyên nhân chính xác c ủa sự mất cân bằng enzym này. Cơ thể thường phục hồi tổn thương, nhưng s ự phục hồi có thể không đầy đủ, dẫn đến tăng sinh xương mới trên xương hiện có, tạo ra các bướu xương gồ lên, có thể nhìn thấy rõ nhất ở bàn tay và bàn chân. Mỗi một bước trong các bước của quá trình hồi phục này đều gây đau. Đau và sưng nề trên các bướu xương có thể rõ nhất trong giai đoạn sớm của bệnh và ít rõ hơn về sau. Viêm xương khớp thường xảy ra ở cổ và thắt lưng. Khớp háng và khớp gối cũng thường bị ảnh hưởng vì chúng phải nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể. Bạn có thể bị đau mạn tính hoặc khó chịu ở các mức độ khác nhau khi bạn đứng hoặc đi bộ. Cũng có thể xuất hiện s ưng, nhất là ở khớp gối.
  5. Các yếu tố nguy cơ Vẫn còn chưa rõ nguyên nhân chính xác c ủa viêm xương khớp, nhưng các yếu tố sau làm tăng nguy cơ của bạn: Từ 45 tuổi  Giới nữ  Bị một số bệnh di truyền, bao gồm khuyết sụn và khớp biến  dạng Bị tổn thương khớp do lao động thể lực hoặc thể thao  Béo phì  Bị các bệnh thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của  sụn, như viêm khớp dạng thấp, nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh Paget, bệnh gút hoặc giả gút. Khi nào cần đi khám bệnh Nếu bạn bị sưng hoặc cứng khớp kéo dài trên 2 tuần, hãy đến khám bác sĩ. Nếu xác định bạn bị viêm xương khớp, bác sĩ có thể cùng với bạn lập ra kế hoạch điều trị. Cũng nên đi khám nếu bạn bị những tác dụng phụ của
  6. thuốc điều trị viêm khớp, như buồn nôn, khó chịu trong bụng, phân đen, táo bón hoặc ngủ gà. Sàng lọc và chẩn đoán Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể khám thực thể, xét nghiệm máu và làm một số kỹ thuật hình ảnh khác. Xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ những týp viêm khớp đặc biệt. Cũng có thể rút dịch khớp để phân tích. Các kỹ thuật hình ảnh được dùng gồm chụp X-quang, scan xương, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp khớp - chụp sau khi tiêm thuốc cản quang vào khớp. Kỹ thuật hình ảnh có thể cho thấy gai xương hoặc mòn sụn, chỉ ra bệnh viêm xương khớp. Biến chứng Biến chứng chủ yếu của viêm xương khớp là đau. Mức độ đau có thể rất khác nhau, từ khó chịu nhẹ tới tàn phế. Mặc dù viêm khớp không hết, với nhiều người đau cấp trong viêm xương khớp giai đoạn đầu thường giảm trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, đau có thể tái phát nếu bạn cử động khớp bị đau quá nhiều. bác sĩ của bạn có thể giúp bạn xác định cách điều chỉnh hoạt động của bạn để làm giảm căng ở các khớp này. Người có khớp bị viêm
  7. xương khớp có triệu chứngnặng có thể cần phẫu thuật thay khớp để giảm đau. Điều trị Mặc dù chưa có cách chữa khỏi viêm xương khớp, song các biện pháp điều trị giảm đau và duy trì cử động khớp đã được cải thiện trong những năm gần đây. Hội Bệnh thấp Mỹ khuyên kết hợp các biện pháp điều trị bao gồm thuốc, tự chăm sóc, lý liệu pháp và liệu pháp nghề nghiệp. Nhưng ở một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật. Thuốc Thuốc được dùng để điều trị đau và viêm nhẹ do viêm xương khớp. Các thuốc này bao gồm cả thuốc dùng tại chỗ và thuốc dùng đường uống. Các thuốc không cần kê đơn (OTC) có thể đủ để điều trị viêm xương khớp nhẹ, nhưng cũng có những loại thuốc kê đơn mạnh hơn. Thuốc giảm đau tại chỗ. Nhiều sản phẩm OTC khác nhau có  dưới dạng kem, gel, mỡ và thuốc xịt để giảm tạm thời đau do viêm khớp, giảm viêm hoặc cả hai. Các sản phẩm chứa thuốc giảm đau trolamin salicylat có Aspercrem và Sportsrem. Các sản phẩm chứa một hoặc nhiều thuốc kích thích giảm đau methyl salicylat, menthol và long não gồm
  8. Double Ice ArthriCare, Eucalyptamint, Icy Hot và ben-Gay. Capsaicin (Zostrix, Capzasin-P), là kem được làm từ hạtáơt, có thể giảm đau các khớp gần bề mặt da, như khớp ngón tay, khớp gối và khớp khuỷu. Acetaminophen. Acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác) là  một trong các thuốc giảm đau an toàn nhất. Thuốc có hiệu quả ở những người bị viêm xương khớp có đau từ nhẹ tới vừa. D ùng liều acetaminophen cao hơn liều khuyến nghị có thể gây tổn thương gan, nhất là khi bạn uống từ 3 cốc rượu/ngày. Acetaminophen cũng có thể tác động tới những thuốc khác bạn đang dùng, vì vậy phải thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc. Thuốc chống viêm phi steroid (NSAID). Các thuốc NSAID tác  dụng theo 2 cách. Chúng làm giảm đau (như trong viêm xương khớp và đau cơ), và chống viêm (như trong viêm khớp dạng thấp). NSAID có nhiều loại, từ các thuốc không kê đơn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc khác), ketoprofen (Actron, Orudis) và naproxen natri (Aleve) tới các loại mạnh hơn và liều cao hơn theo đơn. Tất cả các NSAID đều có nguy cơ gây tác dụng phụ tăng khi dùng liều cao kéo dài. Các tác dụng phụ có thể gồm ù tai, loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa, tổn thương thận, suy tim, giữ nước và những thay đổi về nhận thức.
  9. Thuốc ức chế COX-2. Được coi là có hiệu quả trong việc giảm  đau và viêm như các NSAID khác, các thuốc ức chế COX-2 – celecoxib (Celebrex) và rofecoxib (Vioxx) – không có tác dụng phụ làm tổn thương dạ dày nhưng đắt tiền hơn nhiều. Các tác dụng phụ có thể gồm giữ nước, khiến suy tim nặng hơn. Một số báo cáo cho thấy các thuốc ức chế COX-2 có thể làm tăng nguy cơ bị cơn đau tim, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đột qụy. Các thuốc giảm đau khác. Một số thuốc có rất ít hoặc không có  tác dụng chống viêm nhưng có thể giảm đau với ít tác dụng phụ hơn NSAID. Các thuốc này bao gồm acetaminophen và tramadol (Ultram), là thuốc giảm đau trung ương được dùng theo đơn. Chúng có thể có hiệu quả giảm đau mà không gây loét và chảy máu dạ dày, nhưng tramadol có thể gây buồn nôn, táo bón và ngủ gà. Thuốc cũng gây co giật ở những người đang dùng các thuốc khác. Thuốc thường được dùng trong điều trị ngắn ngày đợt viêm cấp. Thuốc chống trầm cảm. Ngoài đặc tính chống trầm cảm, các  thuốc chống trầm cảm, nhất là các thuốc 3 vòng, có thể giúp giảm đau mạn tính. Thêm vào đó, 1/5 số người bị bệnh mạn tính và đau, như trong viêm khớp, cũng bị trầm cảm. Các thuốc chống trầm cảm có thể điều trị chứng
  10. trầm cảm và mất ngủ đi kèm. Các thuốc chống trầm cảm hay được dùng nhất trong điều trị viêm khớp là amitriptylin (Elavil, Endep), desipramin (Nopramin, Pertofran), imipramin (Tofranil, Norfranil) và nortriptylin (Pamelor, Aventyl). Thuốc tiêm trong khớp. Đôi khi, bác sĩ có thể gợi ý tiêm  corticosteroid vào khớp, có thể giảm đau tới 4-6 tháng. Hoặc Hylan G-F20 (Synvisc) và hyaluronat (Hyalgan) có thể được tiêm vào khớp gối, nhưng cần tiêm hằng tuần trong 3-5 tuần, tùy thuộc vào chế phẩm. Hiệu quả giảm đau thường đạt được chậm hơn với các thuốc tiêm này so với corticosteroid, nhưng tác dụng lại kéo dài hơn. Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác Trong những năm gần đây, phẫu thuật thay khớp trở thành cách điều trị ngoại quan trọng nhất đối với viêm khớp. Trong phẫu thuật hay khớp, phẫu thuật viên lấy bỏ khớp bị tổn thương và thay bằng khớp giả làm từ chất dẻo hoặc kim loại. Khớp háng là khớp hay được thay nhất. Nhưng hiện nay có thể được thay khớp gối, vai, khuỷu tay, ngón tay hoặc cổ chân.
  11. Thay khớp thành công nhất ở các khớp lớn như khớp háng và khớp gối. Nó có thể giúp bạn trở lại lối sống hoạt động, không bị đau. Ở các khớp bàn tay nhỏ hơn, nó có thể cải thiện biểu hiện và sự thoải mái nhưng không cải thiện rõ rệt khả năng cử động của khớp. Các kỹ thuật phẫu thuật khác lấy bỏ các mảnh vỡ của xương hoặc sụn có thể gây đau hoặc gây các triệu chứng c ơ học như "cứng". Thủ thuật này thường được thực hiện bằng nội soi, một ống nhỏ đ ược đưa vào trong khớp, qua đó phẫu thuật viên thao tác. Một nghiên cứu được đăng vào tháng 7/2002 trên Tạp chí New England Journal of Medicine đã đánh giá một số loại thủ thuật nội soi khớp ở những người bị viêm xương khớp gối. Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về giảm đau hoặc cải thiện chức năng sau 2 năm phẫu thuật ở những người phẫu thuật nội soi khớp và những người làm thủ thuật giả placebo. Phần lớn số người trong nghiên cứu này là nam giới. Cần nghiên cứu thêm trên nữ giới để đánh giá tốt hơn kết quả của nghiên cứu này. Phẫu thuật viên cũng có thể đặt lại xương để sửa chữa thương tổn. Và họ có thể đóng cứng vĩnh viễn các xương ở khớp để làm tăng độ vững và giảm đau. Các khớp được đóng cứng, như khớp cổ chân, sau đó có thể mang được trọng lượng cơ thể mà không đau, nhưng không còn độ linh hoạt.
  12. Thoái hóa sụn dần dần xảy ra trong viêm xương khớp là lý do hay gặp nhất để mổ thay khớp háng. Thay khớp nhận tạo loại bỏ được đau và hồi phục gần như bình thường. Phẫu thuật thay khớp gối có thể chỉnh sửa tổn thương do viêm xương khớp và các bệnh viêm khác. Khớp nhân tạo có chỏm hợp kim cho xương đùi và xương chày… Tự chăm sóc May mắn là nhiều khó chịu do viêm xương khớp có thể giảm đi nhờ lối sống lành mạnh và các kỹ thuật tự chăm sóc đơn giản, như sau: Tập luyện thường xuyên. Các kiểu tập luyện khác nhau đạt được  các mục đích khác nhau. Trước tiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ và sau đó bắt đầu một chương trình tập luyện thường xuyên theo nhu cầu riêng của bạn. Các bài tập sức mạnh cơ có thể được khuyến nghị để giúp hỗ trợ khớp bị viêm. Nếu bạn có thể đi bộ, đi bộ là bài tập khởi đầu tốt. Nếu bạn không thể đi bộ, thử đạp xe tại chỗ không có sức cản hoặc tập tay hay tập cánh tay. Tập luyện dưới nước là một lựa chọn khác, và nhiều câu lạc bộ sức khỏe có các bể bơi dành cho các lớp. Nếu bạn không tới bể bơi được, thái cực quyền có thể là sự lựa chọn tốt. Nó cho ta sức mạnh, một loạt bài tập cử động và các kỹ thuật thư giãn, và có thể cải thiện sự thăng bằng. Hằng ngày vận động từng khớp hết tầm cũng rất tốt. Khi bạn cử động, hãy duy trì nhịp chậm, đều đặn.
  13. Không làm mạnh hoặc đột ngột. Cũng không nín thở, vì điều này có thể làm cho cơ mất oxy tạm thời và mỏi cơ. Giữ tư thế đúng khi tập luyện. Tránh tập các khớp sưng, bị tổn thương hoặc viêm nặng. Nếu bạn thấy đau khớp mới, hãy ngừng tập. Cơn đau khớp mới kéo dài trên 2 giờ sau khi tập luyện có nghĩa là do bạn tập khớp đó quá mức. Nếu đau kéo dài trong vài ngày, hãy gọi điện cho bác sĩ. Kiểm soát cân nặng. Thừa cân khiến các khớp ở lưng, háng, gối  và bàn chân là những nơi thường hay bị đau do viêm khớp phải làm việc vất vả hơn. Thừa cân cũng làm cho phẫu thuật khớp khó hơn và có nhiều nguy cơ hơn. Ăn chế độ ăn lành mạnh. Chế độ ăn lành mạnh nhấn mạnh đến  hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và duy trì sức khỏe chung, cho phép bạn đối phó với bệnh viêm khớp tốt hơn. Tuy nhiên, không có chế độ ăn đặc biệt có hiệu quả điều trị viêm khớp. Chưa chứng minh được rằng ăn một loại thực phẩm cụ thể nào đó sẽ làm cho đau hoặc viêm khớp đỡ đi hoặc nặng lên. Chườm nóng. Nóng làm giảm đau, giãn cơ và làm tăng lưu  lượng máu của vùng đó. Bạn có thể thấy nó rất có ích trước khi tập luyện. Một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để chườm nóng là tắm bằng
  14. vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước nóng trong 15 phút. Những lựa chọn khác là túi chườm nóng. Nếu da của bạn có cảm giác kém hoặc nếu bạn có tuần hoàn kém, không dùng liệu pháp làm nóng. Chọn giày dép phù hợp. Đi giầy ôm chân nâng đỡ tốt là rất  quan trọng nếu bạn bị viêm khớp ở các khớp chịu sức nặng cơ thể hoặc ở lưng. Chườm lạnh trong những đợt viêm cấp. Lạnh có thể làm giảm  cảm giác đau trong một hai ngày đầu. Lạnh cũng có tác dụng làm tê và giảm co thắt cơ. Không dùng điều trị lạnh nếu bạn có tuần hoàn kém hoặc tê bì. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn. Thôi miên, tưởng tượng có  hướng dẫn, thở sâu và thư giãn cơ có thể được dùng để kiểm soát đau. Dùng các thuốc như đã được khuyến nghị. Bằng cách dùng  thường xuyên thay vì đợi cho tới khi đau, bạn sẽ giảm được mức độ khó chịu. Kỹ năng đối phó
  15. Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày và chất lượng sống nói chung. Do đó, thực hiện các chiến lược đối phó với bệnh là rất quan trọng. Bạn có thể cân nhắc các chiến lược dưới đây: Giữ thái độ lạc quan. Cùng với bác sĩ lập kế hoạch điều trị bệnh  viêm khớp. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy có trách nhiệm với bệnh của mình. Các nghiên cứu cho thấy người kiểm soát được việc điều trị và chủ động điều trị viêm khớp sẽ ít đau hơn và có chức năng tốt hơn. Dùng thiết bị trợ giúp. Khớp gối đau có thể cần nẹp để trợ giúp.  Bạn cũng có thể chọn cách dùng gậy chống để giảm trọng lượng cơ thể dồn lên khớp khi đi bộ. Nên dùng gậy ở tay đối diện với khớp bị đau. Nếu tay của bạn bị đau, có nhiều dụng cụ và đồ dùng trợ giúp khác có thể giúp bạn duy trì lối sống hoạt động. Hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để có thông tin về những dụng cụ giúp ích cho bạn nhất. Biết những hạn chế của m ình. Hãy nghỉ ngơi khi mệt mỏi.  Viêm khớp có thể làm cho bạn mệt mỏi và yếu cơ - một sự kiệt sức khiến bạn phải rất cố gắng mới làm được bất cư việc gì. Nghỉ ngơi hoặc một giấc ngủ ngắn không gây trở ngại cho giấc ngủ đêm có thể có ích.
  16. Tránh những hoạt động cầm nắm làm căng các khớp ngón tay.  Thí dụ, thay vì túi xách tay, hãy chọn loại túi có dây đeo vai. Dùng nước nóng làm lỏng nắp chai và dùng lực của lòng bàn tay để mở, hoặc dùng cái mở nắp chai. Không được vặn hoặc dùng các khớp một cách thô bạo. Phân trọng lượng đồ vật lên nhiều khớp. Thí dụ, dùng cả 2 tay  để nhấc một chiếc nồi nặng. Thử dùng gậy hoặc nạng đi bộ. -Nghỉ ngơi theo định kỳ để thư giãn và duỗi.  Giữ tư thế đúng. Tư thể không đúng khiến trọng lượng phân bố  không đều và có thể gây căng dây chằng và cơ. Cách dễ nhất để cải thiện tư thế của bạn là đi bộ. Càng đi bộ nhanh, cơ càng phải làm việc nhiều hơn để giúp bạn giữ đúng tư thế. Nhiều người thấy rằng bơi cũng giúp cải thiện tư thế. Dùng các cơ khỏe nhất và ưu tiên các khớp lớn. Không đẩy để  mở cửa kính nặng. Hãy tựa vào nó. Để nhấc đồ vật, gấp khớp gối và ngồi xổm trong khi giữ cho lưng thẳng. Điều trị bổ sung và thay thế
  17. Vì nhiều phương pháp bổ sung chưa được các nhà khoa học nghiên cứu rộng rãi bằng các phương pháp chính thống, nên rất khó khăn đánh giá hiệu quả và độ an toàn của chúng. Và với nhiều khoản tài trợ nghiên cứu đến từ các công ty dược phẩm, một số phương pháp “công nghệ thấp”, không truyền thống để điều trị các bệnh như bệnh viêm khớp có thể không được các nhà khoa học chú ý một cách xứng đáng. Với những lý do này, nhiều bác sĩ Tây y không biết đầy đủ về các phương pháp này để chứng thực chúng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các biện pháp điều trị bổ sung có thể giữ một vai trò trong điều trị và xử lý một số bệnh. Các dạng điều trị bổ sung và thay thế phổ biến trong viêm xương khớp bao gồm: Châm cứu  Đồ trang sức bằng đồng  Liệu pháp vi lượng đồng căn  Từ trường  Các nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng tích cực của các chất bổ sung dinh dưỡng như glucosamin và chondroitin sulfat đối với viêm xương
  18. khớp. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để so sánh glucosamin, chondroitin sulfat, hỗn hợp cả 2 chất, thuốc chống viêm phi steroid và placebo ở người bị viêm xương khớp. Không nên dùng glucosamin nếu bạn bị dị ứng với động vật có vỏ. Glucosamin cũng có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu nếu bạn bị đái đường. Chondroitin sulfat có thể ảnh hưởng tới nồng độ warfarin (Coumadin, Panwarfin) trong máu khi bạn d ùng những thuốc này. Hãy cẩn thận khi cân nhắc các liệu pháp thay thế. Nhiều liệu pháp rất đắt và một số có thể có hại. Trước khi dùng bất cứ chế phẩm bổ sung nào, hãy hỏi bác sĩ về các nguy cơ, nhất là khi bạn đang dùng các thuốc khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0