intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viết kịch bản phim như thế nào?

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.553
lượt xem
393
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, việc viết một kịch bản dễ dàng hơn rất nhiều so với thời máy đánh chữ Lanier. Nhờ những tiến bộ trong phần mềm viết kịch bản, bạn có thể dùng thời gian, đáng lẽ dành cho học cách viết theo đúng khuôn mẫu Hollywood, để chăm chút cho cốt truyện, trau chuốt lời thoại hoặc cấu trúc của nó. Có nguời cho rằng viết kịch không bằng việc sáng tác một tiểu thuyết lớn nhưng nó không hề dễ hơn. Dù thế nào, việc sản xuất ra một bộ phim cũng là một quá trình hợp tác,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viết kịch bản phim như thế nào?

  1. Viết kịch bản phim như thế nào? Ngày nay, việc viết một kịch bản dễ dàng hơn rất nhiều so với thời máy đánh chữ Lanier. Nhờ những tiến bộ trong phần mềm viết kịch bản, bạn có thể dùng thời gian, đáng lẽ dành cho học cách viết theo đúng khuôn mẫu Hollywood, để chăm chút cho cốt truyện, trau chuốt lời thoại hoặc cấu trúc của nó. Có nguời cho rằng viết kịch không bằng việc sáng tác một tiểu thuyết lớn nhưng nó không hề dễ hơn. Dù thế nào, việc sản xuất ra một bộ phim cũng là một quá trình hợp tác, đòi hỏi những người tham gia viết phải tạo ra một văn bản, có khuôn mẫu, độ dài, chú giải nhất định, gọi là kịch bản. Tài liệu này sẽ giúp bạn làm quen với khuôn mẫu kịch bản, những quy ước, quy luật cần biết. Bạn có thể sẽ gặp những từ như “đừng”, “tránh”, “… trừ khi bạn là đạo diễn”, tốt nhất, hãy ghi nhớ lấy chúng. Khi đã quen với việc viết kịch bản, bạn sẽ hiểu tại sao nhưng khuôn khổ của văn bản này không cho phép giải thích sâu hơn. Học viết kịch bản bao gồm rất nhiều yếu tố, song tôi hy vọng những thông tin cơ bản dưới đây sẽ là tạo đà cho ước muốn của bạn, bao gồm những thông tin giúp tác phẩm của bạn được đọc. Mong rằng nó sẽ được dựng thành phim. Phim luôn có những trở ngại, XUNG ĐỘT. Đây chính là trọng tâm của một bộ phim. Ai đó muốn một thứ gì, nhưng người và vật cứ chắn ngang đường của người này khi anh ta cố đạt mục tiêu đặt ra. Đôi lúc, trở ngại này xảy ra đối với cả người hùng và nhân vật phản diện và mục đích cuối cùng đều quan trọng với cả hai bên, như trong phim Jingle All the Way. Arnold Schwarzenegger và Sinbad giành giật với nhau một món quà giáng sinh cho cậu con trai. Cả hai đều không được phép thua cuộc. Trở ngại và xung đột có thể được thể hiện dưới dạng vật
  2. chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, chúng phải hiện diện trong câu chuyện của bạn, nếu không, bạn chẳng có chuyện nào cả. Hầu hết các câu chuyện hay, nhân vật chính cũng mang trong mình một xung đột nội tâm, những thứ thuộc về tâm trí, tinh thần của họ, chỉ có thể được giải quyết trước thời điểm cô/anh ấy đạt được kết quả - tức là mục tiêu vật chất của câu chuyện. Một số người gọi con quỷ nội tâm này là “ma” trong khi những người khác gọi đó là “vết thương”. Bạn cũng cần có móc câu. Đây là một thuật ngữ trong khi viết bài hát, nó mô tả thứ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hollywood gọi đó là hướng tới đông đảo khán giả. Nói đơn giản hơn là “giả sử”. Ví dụ trong phim Galaxy Quest, một ý tưởng có thể đưa ra là: giả sử những diễn viên trong đoàn làm một bộ phim khoa học giả tưởng đang tạm thời ngừng quay, tuy vậy họ vẫn nổi tiếng, bị cuốn vào cuộc chiến không gian với người ngoài hành tinh, những người tin rằng phim của họ là tư liệu về cuộc sống ngoài trái đất?”. Một giả định tốt sẽ khiến kịch bản của bạn nổi bật hơn. Đó là lý do tại sao khán giả sẵn sàng hy sinh sự thoải mái ở nhà và ném tiền họ khó nhọc kiếm được để đi xem ngoài rạp. Hollywood chú ý tới các thể loại phim. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng quan tâm đặc biệt tới một số loại phim nhất định, vì vậy, bạn hãy tiếp cận họ bằng những thứ mà họ có thể cho là ý tưởng thú vị. Những kịch bản thành công thường mang một dáng vẻ mới nhưng người ta vẫn xác định được thể loại của nó. Bạn biết rõ điều gì khiến ý tưởng của mình trở thành độc nhất nhưng bạn có thể nhanh chóng diễn tả nó cho người khác được không? Liệu đó có phải là một câu chuyện hãi hùng, tiết tấu nhanh, tình cảm hài hước hay phiêu lưu hành động? Bạn cần giới thiệu tác phẩm của mình như một người trong cuộc. Do số lượng các kịch bản đem đi duyệt khá lớn, nên BẤT CỨ ĐIỀU GÌ khiến tác phẩm của bạn khác lạ, nó sẽ lọt vào vòng sau. Nếu bạn không hiểu được trò chơi, sẽ không có ai chơi cùng bạn. Biên kịch phải bám sát những quy ước, bao gồm những thứ như số trang, font chữ dù đó mới chỉ là bước đầu. Bạn nên làm theo
  3. những quy ước đó trừ khi bạn rất giàu và có ý định chi tiền để sản xuất và đạo diễn bộ phim của mình. Tuy nhiên, kể cả như vậy, những người bạn sẽ làm việc cùng cũng cần những thứ theo chuẩn mực có sẵn. Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh). Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ. Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này. 2. Các vị trí khác trong nhóm quay phim Nhà quay phim ( Camera Operator ) Đạo diễn hình ảnh có phải là nhà quay phim không?
  4. Câu trả lời là "phải". Trong những đoàn làm phim nhỏ, Đạo diễn hình ảnh vẫn hay đảm nhận việc ghi hình. Nhưng nhà quay phim không phải lúc nào cũng là Đạo diễn hình ảnh. Nhà quay phim thường sử dụng ánh sáng từ các hướng khác nhau để quay cận cảnh mặt diễn viên. Đôi lúc trong những cảnh nhiều máy quay phim ở các góc độ, họ không sử dụng ánh đèn nào cả. Nhà quay phim điều khiển máy quay, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các đoạn phim đã thực hiện: ánh sáng, góc nhìn, hình ảnh và sự diễn đạt âm thanh. Họ cần nắm rõ cấu tạo của máy quay và thường giải quyết những vấn đề kỹ thuật xảy ra trong suốt quá trình làm phim. Đạo diễn hình ảnh thì thạo sử dụng ánh sáng với nhiều kiểu và độ nhoè khác nhau. Trong những cảnh hoành tráng, đạo diễn hình ảnh thường quản lý nhiều nhà quay phim lo riêng về các chuyển động của máy quay. Sự khác biệt giữa hai chức danh, ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật, còn nằm ở khoản lương họ nhận được. Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có thêm: + Trợ lý quay phim thứ nhất ( Focus Fuller ) - thay ống kính, giữ máy quay hoạt động theo đúng chế độ, giữ nguyên mục tiêu khi máy quay chuyển động, đánh dấu vị trí diễn viên đứng và đo khoảng cách từ vật thể đến ống kính. + Trợ lý quay phim thứ hai ( Clap Boy)- chuẩn bị đạo cụ cho Trợ lý thứ nhất, thay phim, điền vào bản báo cáo hoạt động và sử dụng clapperboard ở đầu hay cuối mỗi phân cảnh. Phụ trách ánh sáng ( Gaffer ) Vai trò của người phụ trách ánh sáng ảnh hưởng mật thiết đến sự thành công của một bộ phim. Nói cho cùng, tất cả những công việc sản xuất như phông màn, đạo cụ, tài năng, và quay phim đều phải dựa vào ánh sáng mới nổi bật được.
  5. Ánh sáng ẩu dễ làm hư một tác phẩm nghệ thuật, và ngược lại, ánh sáng đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị một bộ phim bình thường. Phụ trách ánh sáng quản lý độ sáng, màu sắc, độ tương phản, nguồn sáng và tính tự nhiên của ánh sáng. Họ cũng thường là người quản lý điện đóm, bảo đảm đủ năng lượng cho các độ sáng ở mọi cảnh quay. Trong những cảnh rộng, họ thường có thợ điện và vài người thợ lắp ráp giúp những việc tay chân cần thiết cho các yêu cầu điện đóm. Nhờ đó người phụ trách có thể rảnh rang lo ánh sáng, cụ thể là thiết kế, sắp đặt, và điều khiển những thiết bị ánh sáng và dàn đèn. Kinh nghiệm và phong cách là những yếu tố cần thiết để chọn một người quản lý ánh sáng. Kinh nghiệm rất quan trọng. Lo ánh sáng cho một góc quay hay nhiều góc quay cùng một lúc là những chuyện rất khác nhau. Nhiều người phụ trách ánh sáng đã vô cùng lúng túng khi tìm cách lên đèn cho một cảnh sử dụng nhiều máy quay ở các góc độ, nhất là khi họ đã quen với kiểu quay một máy. Nói về phong cách, đó là khả năng ghi nhớ bối cảnh của một bộ phim. Ví dụ trong một bộ phim khung cảnh đồng quê, phụ trách ánh sáng cần chú ý hạn chế kiểu ánh sáng thành thị màu mè. Phụ trách ánh sáng phối hợp chặt chẽ với Đạo diễn hình ảnh để cùng làm tôn lên phong cách nghệ thuật của một bộ phim. Họ thường đứng ở vị trí thứ ba, sau Đạo diễn, Đạo diễn hình ảnh ( và nhà quay phim, nếu có ). Có câu chuyện kể rằng khi một vị đạo diễn hình ảnh nổi tiếng và đáng kính được các sinh viên hỏi điều gì quan trọng nhất họ có thể làm để nâng cao chất lượng hình ảnh, ông đã trả lời: “Hãy thuê người phụ trách ánh sáng tốt nhất có thể, thậm chí chia một phần lương của mình cho anh ta”. Trợ lý ánh sáng ( Best Boy ) Trong những đoàn làm phim lớn sẽ có trợ lý ánh sáng. Trợ lý làm việc chủ yếu với đạo diễn hình ảnh và là cánh tay phải của người phụ trách ánh sáng. Công
  6. việc chủ yếu của họ là bảo đảm điện năng, chăm lo cho nhóm quay phim, lắp đặt thiết bị, quản lý công việc giấy tờ, và thuê thêm người nếu có những cảnh quay lớn phức tạp. Đôi lúc khi quản lý ánh sáng quá bận, người trợ lý này phải luôn luôn sẵn sàng để phụ việc hoặc làm thay người phụ trách ánh sáng. Một khi Đạo diễn hình ảnh và phụ trách ánh sáng đã hội ý xong, công việc của trợ lý ánh sáng là lên đèn ở độ sáng và mờ cần thiết để phối hợp với tốc độ phim, tương phản, thiết bị lọc sáng, ống kính, và loại phim. Thường những bóng đèn họ sử dụng là những bóng đèn lớn ( 12,000 W đến 36,000 W ) và cần khá nhiều điện năng. Vài loại bóng đèn họ sử dụng được thiết kế đặc biệt chỉ dùng để bắt chước ánh sáng ngày ( đèn HMI ) hoặc đêm ( đèn Tungsten ). Họ cũng có những loại keo để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau và làm ánh sáng nhạt hơn. Hậu đài ( Grips ) + Key Grip: Quản lý các nhân viên hậu đài. Đồng thời đây cũng là người tháp tùng và mang theo đầy đủ đồ nghề cho nhà quay phim đến những địa điểm quay. + Second Company Grip: Đặt hàng dụng cụ cần thiết cho công việc hậu đài ở mỗi phim. + Crane/ Dolly Grip: Người thiết kế đường ray máy quay, điều khiển tay cẩu máy quay hoặc lo phần "chân" của các máy quay, như cây chống, cây dù đủ cỡ... + Construction Grip: Dựng/ tháo phông màn, dựng dàn đèn, bảo trì phông cảnh. + Company Grips: Giúp việc lặt vặt cần thiết khi dựng cảnh. 3. Một số kỹ thuật quay phim
  7. Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan… Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau. Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan. Trong cảnh quay góc cao máy quay nhìn xuống sự vật. Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh. Trong phim của Murnau The Last Laugh, diễn viên Emil Jannings thường được quay từ trên xuống sau sự sụp đổ của ông, trong khi trước đó các cảnh miêu tả ông như là một ông gác cổng kiêu hãnh thường được quay ở góc thấp. Trong cảnh quay góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh
  8. và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật. Sự sắp đặt máy quay góc thấp chiếm ưu thế trong phim Citizen Kane của Orson Welles để làm nổi bật sự to lớn phi thường của ông trùm báo chí. Để chấp nhận việc thường xuyên sử dụng kiểu quay này, Welles đã phải xây dựng phim trường toàn là trần nhà. Chính sự có mặt khắp nơi của trần nhà ở cảnh nền đã tạo nên một trong những nét đặc trưng khác thường của Citizen Kane. Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và hành động trong phim. Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua bao nhiêu thập kỷ làm phim. Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.
  9. Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay chính thức. Đạo diễn hình ảnh trong trường hợp này khá quan trọng trong việc quyết định chuyển động máy, ví dụ sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại. Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không cần dùng chân chống. Kiểu quay này bắt nguồn từ nhà quay phim thời sự và được sử dụng rộng rãi trong các phim tài liệu và những nhà làm phim tiên phong. Đầu những năm 60’ việc sử dụng máy quay phim cầm tay trong việc sản xuất phim điện ảnh ngày càng tăng, vừa tiện lợi vừa đạt được cảm giác thật hơn trong một số cảnh quay. Ánh sáng Một thành phần không thể thiếu trong kỹ thuật quay là ánh sáng. Ánh sáng nhân tạo không chỉ làm tăng cường độ nét của cảnh quay mà còn tạo nên các hiệu ứng hình ảnh, đặc biệt là trong những cảnh cần làm nổi bật cảm xúc của nhân vật. Vì vậy việc sử dụng ánh sáng thế nào cho hợp lý, cường độ sáng, màu sắc, hướng, chất lượng nguồn là rất cần thiết trong kỹ thuật và nghệ thuật quay phim. Trong bộ phim Barry Lyndon (1975), đạo diễn Stanley Kubrick đã tiến một bước đột phá khi thực hiện một số cảnh quay chỉ bằng nguồn sáng của chính bối cảnh để tạo nên các cảnh quay mang màu sắc mới lạ. Tuy vậy việc này không phổ biến vì rất khó tạo nguồn sáng đủ cho các cảnh quay chỉ bằng các vật chiếu sáng của bối cảnh. Ánh sáng là chất liệu đầu tiên của việc thu hình, là nguyên tắc kỹ thuật – bảo đảm đúng sáng chẳng hạn – nhưng cùng lúc cũng là nơi biểu hiện tâm hồn,
  10. phong cách của quay phim: người ưa tương phản, kẻ ưa mượt mà, kẻ sáng trưng, người lung linh mờ ảo. Hiệu quả đặc biệt và thấy rõ ràng nhất trong phim “Mùa Len Trâu” của Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Cảnh sông nước buổi bình minh, sông nước buổi chiều và cảnh đêm xuống. Ánh sáng trong phim tạo cho người xem trở về với miền quê của Việt Nam, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mùa nước nổi. Tất cả những hiệu quả đó tuỳ thuộc cách đặt sáng, độ nhạy của phim, chế độ in tráng. Nhưng trên hết, tuỳ thuộc cảm quan người cầm máy. người quay phim kĩ tính luôn phác hoạ sơ đồ đặt sáng trước khi quay, dù mọi toan tính có thể lệch do khách quan thay đổi. Hiệu quả trong Điện ảnh rất mênh mông, đó là ánh sáng thẳng: khi nguồn sáng chính chiếu trực diện vào đối thể. Với ánh sáng này hình ảnh sẽ rõ rệt nhưng không cho hình khối. Đây là cách chiếu sángđơn giản, an toàn, chân phương nhất. nhưng ít nghệ thuật nhất. Sáng ngược: khi nguồn sáng chính nằm sau lưng đối thể, cách chiếu sáng cho độ tương phản rất cao, chi tiết đối thể không rõ, nhưng nổi bật hình khối nhờ các viền sáng ngược. Sáng ven: Là nguồn sáng trung dung giữa 2 cách chiếu sáng kể trên. Sáng ven được dùng nhiều trong Điện ảnh bởi nó cho cảm giác mọng mượt, vừa nổi khối, vừa thấy rõ chi tiết Kỹ thuật in, tráng Với kiểu quay truyền thống, việc in tráng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các phim âm bản để cho ra các phim dương bản có chất lượng tốt nhất. Kỹ thuật xử lý buồng tối cũng có thể giúp tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt. Tuy vậy nó có nhược điểm là đạo diễn phải chờ phim dương bản (dailies), thường là chỉ có sau 1 ngày, để kiểm tra chất lượng của buổi quay trước đó. Còn với việc sử dụng máy quay kĩ thuật số, đạo diễn có thể xem trực tiếp kết quả của các cảnh quay và việc áp dụng thêm các kỹ xảo cũng dễ dàng hơn nhiều. Lựa chọn tốc độ khung hình
  11. Tốc độ khung hình hay tốc độ thay đổi khung hình (frame rate) là một trong những đại lượng cơ bản của kỹ thuật điện ảnh, đó là số khung hình xuất hiện trước mắt khán giả trong một đơn vị thời gian với tốc độ quay ổn định. Trong các rạp chiếu phim, tốc độ chuẩn là 24 hình trên giây (24 fps). Với truyền hình hệ NTSC (ở Mỹ) tốc độ này là 30 fps, còn ở châu Âu sử dụng hệ PAL thì tốc độ là 25 fps. Thông thường tốc độ này được giữ chuẩn, tuy vậy khi muốn tạo nên những hiệu ứng hình ảnh do tốc độ quay, người ta thường thay đổi tốc độ quay (tức là thay đổi tốc độ khung hình). Ví dụ với kĩ thuật quay chậm (time-lapse) sử dụng cho các những cảnh ít thay đổi trong thời gian dài như hoa nở, tốc độ quay được giảm xuống 1 hình trên phút (tương đương 1/60 fps) để sau 4 tiếng người ta có 240 hình, tức là tương đương cảnh hoa nở trong vòng 4 tiếng được thu gọn trong 10 giây. Trong các bộ phim hành động, để đặc tả các cảnh chiến đấu người ta thường dùng kĩ thuật quay nhanh, tăng tốc độ khung hình để kéo dài các pha hành động có thời gian rất ngắn. Bộ phim Ma trận (The Matrix, 1999) còn đưa kĩ thuật này lên một mức cao hơn nữa khi sử dụng các tốc độ khung hình khác nhau cho các góc quay khác nhau của cùng một cảnh quay để tạo nên những cảnh chiến đấu mang tính cách mạng trong phim hành động Mỹ. Ma trận đã giành Giải Oscar Kỹ xảo xuất sắc nhất một phần là nhờ vào sáng tạo đột phá này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2