intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viết một đơn xin việc thành công cho vị trí nhân viên kinh doanh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

884
lượt xem
188
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn thành thạo kỹ năng chào bán sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp của mình, vậy thì tại sao bạn lại thấy khó khăn khi giới thiệu mình thông qua đơn xin việc? Bạn thành thạo kỹ năng chào bán sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp của mình, vậy thì tại sao bạn lại thấy khó khăn khi giới thiệu mình thông qua đơn xin việc? Đừng lo lắng, bởi vì bạn có thể biến đơn xin việc thành một công cụ tiếp thị hữu hiệu. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viết một đơn xin việc thành công cho vị trí nhân viên kinh doanh

  1. Viết một đơn xin việc thành công cho vị trí nhân viên kinh doanh Bạn thành thạo kỹ năng chào bán sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp của mình, vậy thì tại sao bạn lại thấy khó khăn khi giới thiệu mình thông qua đơn xin việc? Bạn thành thạo kỹ năng chào bán sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp của mình, vậy thì tại sao bạn lại thấy khó khăn khi giới thiệu mình thông qua đơn xin việc? Đừng lo lắng, bởi vì bạn có thể biến đơn xin việc thành một công cụ tiếp thị hữu hiệu. Mở đầu bằng một lời “rao hàng” ấn tượng trong phần Tóm tắt Đơn xin việc cho vị trí nhân viên kinh doanh cần chú trọng đến kết quả, nhấn mạnh bạn đã đóng góp như thế nào cho những phần mấu chốt trong doanh nghiệp? Bắt đầu bằng cách viết phần tóm tắt nghề nghiệp làm nổi bật khả năng kinh doanh của bạn và có giá trị đối với người sử dụng lao động trong tương lai. Liệt kê thêm
  2. những lý do chính tại sao họ nên mời bạn đến phỏng vấn, đồng thời giới thiệu rõ ràng lĩnh vực chuyên môn và kiến thức chuyên ngành của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn nộp đơn cho vị trí trình dược viên, những cụm từ chính đó cũng như kiến thức hỗ trợ của bạn cũng cần được đưa vào đơn xin việc. Đây là phần lý tưởng để trình bày động cơ, năng lực và sự nhiệt tình vốn dĩ rất quan trọng đối với nghề bán hàng. Biến phần Mô tả công việc của bạn thành bảng Thành tích hoạt động Đưa ra bảng thành tích kinh doanh của bạn trong phần kinh nghiệm làm việc là rất quan trọng. Đối với mỗi chức vụ/công ty, viết một đoạn văn ngắn mô tả trách nhiệm của bạn (như phụ trách phạm vi thị trường, ngân sách, giám sát...). Sau đó đưa ra một danh sách gạch đầu dòng những thành tích nổi bật của bạn; đảm bảo những thông tin này bao gồm các số liệu cụ thể và rõ nghĩa đối với những người ở ngoài công ty. Để tăng sức thuyết phục cho bảng thành tích của mình, bạn không chỉ đưa ra kết quả làm việc mà còn trình bày bạn đạt được những kết quả xuất sắc này như thế nào. Bạn hãy xem qua một số câu mô tả thành tích có tác động mạnh: Xây dựng phòng kinh doanh từ con số không, vạch ra kế hoạch chiến lược mang lại doanh thu 1 triệu đô-la từ việc kinh doanh phần mềm và tư vấn chỉ trong một năm. Duy trì mức tăng doanh thu mặc dù thị trường đang sụt giảm với sức cạnh tranh khốc liệt. Nuôi dưỡng mối quan hệ với bạn hàng trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, tái thành lập công ty, sản phẩm và dịch vụ cũng như phát hiện nhu cầu mới của khách hàng.
  3. Đạt được sự công nhận 100% của bạn hàng gồm chín khách hàng sản xuất chất bán dẫn, mà trước đây từng phàn nàn khâu dịch vụ khách hàng của công ty. Xác định vấn đề và làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành để lấy lại lòng tin của họ và phát triển các giải pháp hai bên cùng có lợi. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn suy nghĩ về các thành tích của mình: - Công ty của bạn đã được lợi gì từ năng lực bán hàng của bạn? - Biểu hiện trong công việc của bạn so với đồng nghiệp như thế nào? - Doanh số cụ thể bạn đạt được là bao nhiêu (viết ra số tiền cụ thể nếu thông tin ấy không cần bảo mật, còn không thì ghi con số phần trăm). - Bạn đạt được hạn ngạch hoặc các mục tiêu kinh doanh khác tốt đến mức nào? - Bạn có nhận được giải thưởng bán hàng nào không? - Bạn có nhận được phần thưởng là phân khu thị trường mới nhờ vào biểu hiện trong công việc của mình không? - Bạn có giành được khách hàng khó tính nào không? Bạn có cứu vãn được một mối hàng có nguy cơ bị mất không? - Bạn có tham gia phát triển sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới ra thị trường không? - Bạn có vượt qua thử thách nghiêm trọng nào chưa, như bán hàng trong điều kiện thị trường khó khăn, vượt qua phản cảm ban đầu hoặc xâm nhập vào thị trường mới? - Bạn có lập ra một chương trình huấn luyện bán hàng hoặc hướng dẫn các chuyên viên bán hàng khác tiến bộ trong công việc?
  4. - Sự tận tâm của bạn đối với dịch vụ khách hàng, quá trình thực hiện giao dịch và hỗ trợ hoàn hảo đối với khách hàng có dẫn đến các mối hàng lâu dài hoặc thêm nhiều khách hàng được giới thiệu đến không? - Bạn có điều khiển các cuộc đàm phán hợp đồng mang lại những thỏa thuận làm ăn có lợi cho công ty không? - Bạn có đàm phán với nhà bán lẻ hoặc nhà cung cấp để đảm bảo được giá ưu đãi? - Bạn đã từng viết bài cho các ấn phẩm trong ngành hoặc nói chuyện tại sự kiện hoặc hội nghị nào chưa? - Bạn có phục vụ trong một ủy ban hoặc hội đồng, hoặc tham gia vào dự án đặc biệt nào không? Yếu tố bảo mật Luôn nhớ rằng nhiều công ty coi chiến lược bán hàng và kết quả kinh doanh là thông tin cần bảo mật. Nguy cơ các đối thủ cạnh tranh phát hiện chiến lược mang đến thành công cho công ty là có thật, do vậy bạn cần chắc rằng mình đã không đưa vào bất cứ thông tin nào mà công ty cũ cũng như công ty hiện tại của bạn cần bảo mật. Lẽ đương nhiên bạn có thể đưa vào thông tin được công bố rộng rãi cho công chúng (ví dụ như các số liệu trong bản báo cáo hàng năm hoặc trên trang web của công ty). Những cụm từ then chốt/từ chuyên môn Đại diện kinh doanh, chuyên viên kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh khu vực, phó giám đốc kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, giám đốc bộ phận chăm sóc khách hàng, nhân viên phòng kinh doanh, kỹ sư kinh doanh, giám đốc phòng kinh doanh, giám đốc hỗ trợ kinh doanh, đại diện kinh
  5. doanh trong khu vực, giám đốc khu vực, giám đốc kênh bán hàng, đại diện nhà sản xuất, nhân viên kinh doanh phòng kỹ thuật, trình dược viên, nhân viên kinh doanh dược phẩm, giám đốc kinh doanh qua mạng, đại diện đầu tư, nhân viên kinh doanh ngành CNTT. Bán giải pháp, xây dựng mối quan hệ, bán hàng thông qua các mối quan hệ, quan hệ kinh doanh, dịch vụ khách hàng, quan hệ với khách hàng, mở rộng thị trường, bán hàng kèm tư vấn sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị sản phẩm, đàm phán và đúc kết, kinh doanh theo kênh, doanh nghiệp với doanh nghiệp/doanh nghiệp với khách hàng, thế hệ dẫn đầu, nhà sản xuất thiết bị chính thức, kỹ năng giao tiếp, phát triển mới trong kinh doanh, chào hàng, PowerPoint, đạt được và vượt quá hạn ngạch, bán hàng ra bên ngoài, bán hàng trong nội bộ, mở rộng kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2