YOMEDIA
ADSENSE
việt nam kho tàng dã sử: phần 2
45
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
phần 2 gồm các phần: dã sử về những người thuộc dân tộc thiểu số, một số thần tích,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: việt nam kho tàng dã sử: phần 2
Phần IV DÃ SỬ VỀ NHỮNG NGƯỜI<br />
THUỘC DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
<br />
KHU LIÊN<br />
(Thế kỷ II)<br />
Vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi của nước ta ngày nay, hồi đó (thế kỷ I) là huyện<br />
Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam. Quận này có năm huyện, Tượng Lâm là huyện xa<br />
nhất về phương nam. Cũng như hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, nhân dân Tượng Lâm sống<br />
dưới sự thống trị của nhà Hán.<br />
Cư dân huyện Tượng Lâm lúc này mới có những bộ lạc, gọi là bộ lạc Dừa (tiếng phạn:<br />
Narikela Vamsa), thuộc giống Anh-đô-nê-diêng, quen với nghề săn bắn, đánh cá và nông<br />
nghiệp dùng cuốc, đời sống còn thấp kém, bị bọn quan lại thống trị nhà Hán đàn áp và bóc<br />
lột nặng nề. Vì vậy, cùng với Giao Chỉ, Cửu Chân, dân chúng ở Nhật Nam khi có cơ hội là<br />
nổi dậy chống chính quyền đô hộ.<br />
Vào những năm thuộc niên hiệu Sơ Bình (190 - 193) đời vua Hán Linh đế, một anh hùng<br />
ở huyện này đã đ phất cờ khởi nghĩa, giết viên huyện lệnh và lập quốc gia riêng. Người ấy<br />
có tên là Khu-liên (Khu Liên là phiên âm tiếng địa phương ra chữ Hán. Có người đoán<br />
Khu không phải là họ, mà do chuyển âm từ tiếng Kurung, có nghĩa là tộc trưởng, vua).<br />
Quốc gia mới lập này, được sử sách gọi là nước Lâm Ấp. Nước Lâm Ấp dần dần cường<br />
thịnh, mở rộng địa giới chiếm cả quận Nhật Nam phía bắc và kéo vào tận Bình Định, Phan<br />
Rang hiện nay. Đó là nước Chiêm Thành.<br />
Khu Liên làm vua Lâm Ấp được ít lâu, không có con. Cháu là Phạm Hùng lên thay, tiếp<br />
tục xây dựng cơ đồ, không chịu thuộc quyền cai trị của nhà Hán nữa.<br />
Phụ lục:<br />
…Người Chàm cổ ở nhà sàn, cửa nói chung quay về hướng Bắc. Họ cũng phát triển nghề<br />
cá, đóng gạch nung vôi phục vụ cho các công trình xây dựng thành quách cung điện. Từ<br />
thế kỷ IV, dưới thời các vua Phạm Phật, Phạm Văn, việc xây dựng được đẩy mạnh. Đây là<br />
quang cảnh kinh đô Champa thế kỷ V ở Trà Kiệu (Quảng Nam): “Thành có chu vi 8 dặm<br />
100 bộ, khoảng 4 - 5 km). Lũy xây dựng cao 2 trượng (khoảng 6m) trên lũy xây tường<br />
gạch cao 1 trượng (3m), mở những lỗ vuông, trên gạch lát ván, trên ván làm gác, trên gác<br />
có nhà, trên nhà lại dựng lầu; lầu cao sáu bảy trượng (18 - 20m) thấp là 4, 5 trượng (12 15 m), mái bay cao vút hình đuôi diều, đón gió quét mây, cao ngất trời. Trong thành lại có<br />
thành nhỏ, chu vi 320 bộ (500 - 600m).<br />
- Nhà lợp ngói không mở cửa về phía nam. Hai đầu là nhà dài, sống nóc chạy theo chiều<br />
nam bắc - Điện ngoảnh về phương đông, mái nhà cao ngất như hình đuôi diều, đá xanh,<br />
thềm đỏ, rui cột vuông tròn… Tường vách màu xanh sáng sủa, nhà vách quanh co, cửa là<br />
Song tia… có hơn 50 khu nhà, liên hồi tiếp nóc, thềm mái nối nhau…”.<br />
Từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ VI, ở khu vực Mỹ Sơn (Quảng Nam) người Chàm xây dựng<br />
nhiều đền tháp. Đấy là khu vực trung tâm của nước Cham Pa. Những đền tháp cao vút,<br />
nhiều tầng với những vòm cuốn hài hòa, có những phù điêu trang trí khéo léo mềm mại<br />
chạm trên gạch cứng. Phù điêu chạm những người nhảy múa, thổi sáo, đánh trống cơm.<br />
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, là thời kỳ phồn vinh của điêu khắc Cham pa. Công trình kiến<br />
<br />
trúc nào cũng có nhiều bức chạm trang trí. Đền tháp có nhiều tượng thần bằng vàng, bằng<br />
đá, những phù điêu chạm các vũ nữ, nhạc công: đấy là hình ảnh những cô gái Chàm xinh<br />
đẹp, mềm mại với những đồ trang sức dân tộc. Chính nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc<br />
Chàm đã có ảnh hưởng tốt đến điêu khắc Việt thời Lý…<br />
Năm 736, nhà sư nhạc sĩ Chàm là Phật Triệt đã đến Nhật Bản, đã chỉ huy dàn nhạc ở Na ra<br />
và dạy cho người Nhật 8 loại vũ Chàm, trong đó có “Khúc nhạc muôn thu”, là một vở vũ<br />
nhạc đặc biệt của Chămpa. Vũ nữ Chàm múa rất dẻo, đẹp, theo tiếng nhạc trong khi các<br />
nhạc công chơi nhị, sáo, trống cơm, tù và, chũm chọe, tì bà, thụ cầm… “Vũ khúc Tây<br />
thiên” cũng là một vở vũ nhạc nổi tiếng của Chăm pa đã được phổ biến ở Thăng Long thế<br />
kỷ XI - XII. Điệu múa quạt của nữ, điệu múa lửa của nam, thường múa trong dịp cúng lễ.<br />
<br />
PHẠM VĂN<br />
(Thế kỷ IV)<br />
Sau khi Khu Liên mất, không có con, các cháu lên thay xây dựng cơ đồ nước Lâm Ấp.<br />
Trải qua nhiều đời, đ̍n thế kỷ IV, thì xuất hiện một nhân vật kiệt hiệt. Người đó là Phạm<br />
Văn. (Tên Phạm Văn cũng là phiên âm địa phương ra chữ Hán, chứ không phải là họ<br />
Phạm. Có người đoán là phiên âm Varman, các vua Chàm thường có tên như Indravarman,<br />
Harivarman v.v…)<br />
Xuất thân là một người nô bộc, được vua Lâm Ấp là Phạm Dật hồi cuối thế kỷ III tin<br />
dùng, Phạm Văn đã giúp Phạm Dật xây dựng thành trì, tổ chức lực lượng quân sự, khiến<br />
cho nước Lâm Ấp được cường thịnh. Bản thân Phạm Văn cũng được nhân dân mến phục.<br />
Năm 331, Phạm Dật chết không có con nối ngôi, Phạm Văn đã lên làm vua. Ông có chí<br />
hùng mạnh, rắp tâm mở mang lãnh thổ của mình. Sẵn có quân đội hùng hậu, ông tiến đánh<br />
các nước chung quanh, đánh đâu cũng thắng. Ở phía nam, ông lấn đến sát biên giới nước<br />
Phù Nam (Khoảng Nha Trang ngày nay). Ở phía Bắc ông tiến ra quận Nhật Nam. Nhân<br />
dân ở đây cũng bị khổ sở vì sự thống trị của nhà Hán nên ủng hộ ông để xây dựng thành<br />
một cộng đồng thống nhất. Phạm Văn còn đem quân ra đánh cả vùng Cửu Đức (Hà Tĩnh,<br />
Nghệ An), Cửu Chân (Thanh Hóa) lúc này cũng thuộc quyền thống trị của nhà Hán. Ông<br />
thu được nhiều thắng lợi rồi mới rút quân về (344).<br />
Ba năm sau (347), Phạm Văn lại cất quân ra đánh chiếm cả quận Nhật Nam, bắt giết tên<br />
thái thú nhà Hán là Hạ Hầu Lâm, rồi còn xâm phạm cả phía Bắc. Nhà Hán sai tướng từ<br />
Giao Châu vào cũng bị thua, phải rút về Cửu Chân. Phạm Văn đòi lấy dãy Hoành Sơn ở<br />
phía bắc Nhật Nam làm biên giới.<br />
Phạm Văn mất năm 349, bị thương sau một trận đánh. Con ông là Phạm Phật nối ngôi.<br />
Các vua đời sau vẫn phải liên tục tranh chấp với quân nhà Hán.<br />
(Nhiều tập sử Trung Quốc có chép cả truyền thuyết về Phạm Văn: “Văn làm đầy tớ của<br />
Phạm Trĩ,… đi chăn dê trong núi, bắt được hai con cá, đem về giấu để ăn riêng. Chủ hỏi,<br />
Văn sợ, phải nói dối đó là viên đá mài. Chủ đến chỗ để cá thì thấy là hai hòn đá thật. Văn<br />
lấy làm lạ, đem đá vào núi r thành hai thanh gươm lên khấn trời: Trời đã cho cá biến thành<br />
đá, đá lại thành sắt nên gươm. Xin cho gươm chém vỡ đá. Chém được là thiêng, tôi sẽ<br />
được làm vua; chém không được là không thiêng nữa. Quả nhiên, gươm giáng xuống đá<br />
<br />
vỡ tan. Nhờ thế mà thu phục được dân chúng).<br />
<br />
TRẦN QUÝ<br />
(Thế kỉ X)<br />
Trần Quý cùng với em là Trần Kiên, đều là con ông Trần Triệu, người ở châu Thanh Lâm,<br />
tỉnh Cao Bằng, sống vào thời kỳ Thập nhị sứ quân ở nước ta.<br />
Hai ông đều nổi tiếng là người biết thuốc, có kinh nghiệm trừ được rắn độc. Dân chúng<br />
trong bản cũng cho là các ông có tài trừ được tà ma, trị được những giống ác điểu giúp cho<br />
mọi người yên ổn làm ăn. Vì vậy khi các ông mất, họ lập đền thờ. Đền thờ Trần Quý gọi<br />
là đền Đống Lân, thờ Trần Kiên gọi là đền Cây Cộng, đều thuộc xã Vu Truyền. Ông Trần<br />
Triệu cũng được thờ ở đền Đốc Hằng thuộc xã Cù Sơn. Triều đình cũng phong thần cho<br />
hai ông tôn hiệu là Đống Lân đại Vương, Cây Cộng đại Vương.<br />
Sách Cao Bằng thực lục có thuật nhiều chi tiết hoang đường để chứng tỏ tài năng đặc biệt<br />
của các nhân vật trên. Ông Trần Triệu vì lấy được vợ tiên nên hai con trai mới có nhiề<br />
phép lạ, trừng trị được rắn độc và chim yêu quái là hóa thân của một mụ phù thủy gớm<br />
guốc, gọi là Bà Trần v.v…<br />
<br />
MA HA MAY A<br />
(Thế kỉ XI)<br />
Mahamaya người Chiêm Thành. Cha ông có tên là Bối Đà, làm quan dưới triều Tiền Lê,<br />
rất giỏi chữ Phạn. Biết ông cũng là người tài giỏi, vua Lê Đại Hành thường cho mời đến<br />
hỏi han, nhưng ông chỉ chắp tay cúi đầu không trả lời. Vua cố gặng thì ông đáp: bần tăng<br />
chỉ là một nhà sư tầm thường đến độ ở chùa Quan Ái. Chùa này ở thôn Cổ Miệt, hương<br />
Đào Gia, nơi Mahamaya tu đạo.<br />
Lê Đại Hành đã có lúc bất bình, không cho ông ở chùa Quan Ái nữa, mà bắt về chùa Vạn<br />
Tuế ở hoàng thành (Hoa Lư). Đến đời nhà Lý (1029), ông được một vị quan xin cho về trụ<br />
trì ở chùa Khai Thiên phủ Thái bình. Năm 1033 ông xin vào châu Hoan (Nghệ Tĩnh),<br />
không rõ về sau như thế nào.<br />
<br />
MỊ<br />
(Thế kỉ XI)<br />
Năm 1044, vua Lý Thái Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, tiến vào đến kinh đô Phật<br />
Thê (Vijaya, cũng gọi là Đồ Bàn, ở tỉnh Bình Định ngày nay). Vua Chiêm là Sạ Đẩu bị<br />
giết.<br />
Khi đem quân về nước đến phủ Trường Yên, vua Lý sai gọi người vợ của Sạ Đẩu tên là<br />
Mị Ê sang hầu. Mị Ê không chịu, ngầm lấy chăn quấn vào mình, nhảy xuống sông chết.<br />
<br />
Vua Lý cảm phục, khen là trinh tiết.<br />
Sự việc này được chính thức ghi vào Đại Việt sử ký toàn thư. Không có điều kiện để tra<br />
cứu tiểu sử của Mị Ê và cũng không biết tên thật (tiếng Chăm) của nàng là gì.<br />
u thiện trinh liệt chân mãnh phu nhân:<br />
Phu nhân không rõ họ gì, người nước Chiêm Thành, tên là Mi Ê, vợ vua Chiêm Thành là<br />
Sạ Đẩu.<br />
Triều vua Thái Tông nhà Lý, Sạ Đẩu không triều cống, thất lễ phiên thần, vua Thái Tông<br />
thân hành đem quân nam chinh. Sạ Đẩu bày tượng trận ở Đông Bố Chính, dần dần bị<br />
Vương sư đánh phá. Sạ Đẩu tử trận, các cung phi thê thiếp của Sạ Đẩu bị bắt sống đem về.<br />
Thuyền về đến sông Lý Nhân, vua nghe phu nhân có sắc đẹp mới mật sai quan trung sứ<br />
vời phu nhân đến chầu thuyền ngự.<br />
Phu nhân không giấu được sự phẫn uất, chối từ rằng:<br />
- Vợ hầu mường mọi, y phục xấu xí, ngôn ngữ quê mùa, không giống các bậc phi tần<br />
Trung Hoa, nay quốc phá phu vong, chỉ nguyện có chết là thỏa lòng, nếu áp bức hợp hoan<br />
sợ ô uế long thể.<br />
Rồi phu nhân một lấy tấm chăn quấn kín mình lại, nguyện phó tính mạng cho dòng sông.<br />
Một tiếng đánh ầm, hình bóng mỹ nhân đã cuốn theo dòng nước mất tích.<br />
Thái Tông kinh dị, tự hối và cho người cấp cứu nhưng không kịp nữa. Chỗ ấy về sau, mỗi<br />
khi đêm vắng sông êm, trăng thanh sao sáng, thường nghe có tiếng đàn bà khóc than. Dân<br />
trong thôn lấy làm lạ, mới làm đơn xin lập đền thờ tự; từ đấy không nghe có tiếng than<br />
khóc nữa.<br />
Sau vua Thái Tông ngự đến sông Lý Nhân, thuyền chèo giữa dòng thì trông thấy trên bờ<br />
có đền thờ. Vua lấy làm lạ mới hỏi tả hữu, tả hữu đem chuyện phu nhân tâu cho vua nghe.<br />
Vua ngồi lặng thinh hồi lâu mới bảo rằng:<br />
- Không ngờ man nữ lại có bậc u trinh như thế, quả là một hạng gái phi thường, thế nào<br />
cũng có báo trẫm.<br />
Đêm ấy đã canh ba, trời gần sáng, thốt nhiên nghe một trận gió thơm, khí lạnh buốt người,<br />
thấy một người đàn bà vừa lạy vừa khóc rằng:<br />
- Thiếp nghe đạo đàn bà là tòng nhất nhi chung. Tiên quốc vương của thiếp tuy chẳng dám<br />
cùng bệ hạ tranh xung, nhưng cũng là một bậc nam tử, một phương kỳ tài. Thiếp được lạm<br />
dự khăn lược, ân ái thao vinh, bất hạnh quốc phá phu vong, thiếp đêm ngày thê thương chỉ<br />
lo đồ báo, nhưng quần thoa yếu ớt, biết tính làm sao? May nhờ hồng ân bệ hạ sai sứ đưa<br />
thiếp xuống tuyền đài cùng chồng hội diện, sở nguyện của thiếp được thỏa mãn rồi, còn có<br />
linh gì mà dám đến đây đường đột?<br />
Nói đoạn biến mất. Vua thất kinh tỉnh dậy, thì là một giấc chiêm bao. Vua truyền đem lễ<br />
vật và rượu đến đền cúng tạ, phong Hiệp Chính nương. Về sau xa gần cầu đảo, đều có linh<br />
ứng.<br />
Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Hiánh Hựu Thiện phu nhân, năm thứ tư thêm<br />
hai chữ Trinh Liệt. Năm Hưng Long 21, gia phong hai chữ Chân Mãnh, đến nay vẫn còn<br />
những sự, càng thấy linh ứng vậy.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn