intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cũng theo tinh thần đó, năm 1987 nước ta đã thông qua Luật đầu tư với nước ngoài với những quy định khá thông thoáng. Đại hội lần thứ VII họp vào tháng 6/1991 mở ra bước đột phá mới: thông qua Cương lĩnh của Đảng và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 10 năm, đồng thời đưa ra những đường lối đối ngoại mở rộng với khẩu hiệu: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 3

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com và giải pháp ứng phó với những tiêu cực của tình hình với nội dung chủ yếu là đẩy lùi chính sách bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với nước ta, mở rộng quan hệ quốc tế. Cũng theo tinh thần đó, năm 1987 nước ta đã thông qua Luật đầu tư với nước ngoài với những quy định khá thông thoáng. Đại hội lần thứ VII họp vào tháng 6/1991 mở ra bước đột phá mới: thông qua Cương lĩnh của Đảng và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 10 năm, đồng thời đưa ra những đường lối đối ngoại mở rộng với khẩu hiệu: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập phát triển”. Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá VII đã ra Nghị quyết về chính sách đối ngoại, trong đó nêu ra tư tưởng chỉ đạo là “giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo. Năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng nước ta có quan hệ”. Đồng thời nghị quyết cũng nêu ra bốn phương châm: bảo đảm lợi ích dân tộc, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại; nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; ưu tiên hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Đại hội lần thứ VIII họp tháng 6/1996 đã khẳng định chủ trương “xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII nêu nhiệm vụ “tích cực chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”, “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ”, “gia nhập
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA”. Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập 4. kinh tế quốc tế. Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 4.1. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình “mở cửa” nền kinh tế, đưa các doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh, quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có c ơ hội tích luỹ được những tiền đề, những điều kiện cho một trình độ phát triển mới. Trước hết chúng ta có cơ hội thu hút vốn, khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế từ bên ngoài và mở rộng thị trường để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tiếp đó hội nhập kinh tế tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, trong khu vực và toàn cầu. Tạo cơ hội giao lưu các nguồn lực của nước ta với các nước, bởi chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng nếu không hội nhập thì việc sử dụng trong nước sẽ bị lãng phí, kém hiệu quả. Thông qua hội nhập ta có thể xuất khẩu lao động qua hợp đồng gia công hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa có. Mặt khác, mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách, đổi mới xã hội, nhất là những cải cách về phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong n ước, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế để tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động quốc tế và mở rộng quá trình dân chủ hoá xã hội. Với một nền kinh tế yếu kém, nếu không tranh thủ
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com được những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại – dù là toàn cầu hoá đang do chủ nghĩa tư bản chi phối – thì chúng ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Chỉ riêng vấn đề “học hỏi” chủ nghĩa tư bản chứ chưa nói đến tranh thủ những nguồn lực, phương tiện vật chất cần thiết, đã là một tất yếu khách quan, một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển và đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng. Bởi vì như Lênin đã nói : “chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa t ư bản thu được” ( V.I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến bộ, M, 1977, tr334). Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập 4.2. Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh vô cùng phức tạp. Nó không chỉ đem đến cho chúng ta những cơ hội thuận lợi mà còn có cả những thách thức và khó khăn mới nảy sinh. Thách thức lớn nhất với nước ta là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển giữa ta với các n ước trong khu vực và trên thế giới còn rất xa. Học thuyết tự do mới về toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải mở toang cửa nền kinh tế đất nước, phải thực hiện triệt để tự do hoá thị trường bên trong và bên ngoài, phải thả nổi tiền tệ, phải t ư nhân hoá, phải giảm mạnh vai trò kiểm soát của Nhà nước theo hướng: “Nhà nước tối thiểu, thị trường tối đa”. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng các nước khác. Mà xu hướng tự do hoá thương mại quốc tế càng phát triển thì cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Điểm đặc biệt là ta phải cạnh tranh ngay từ đầu, trên tất cả các mặt trận, với những thế lực mạnh hơn nhiều về thực lực và trình độ. Tại diễn đàn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng nhiều lần
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhấn mạnh : “Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế thua kém nhiều nước xung quanh là điều bất lợi lớn nhất khi hội nhập kinh tế quốc tế” Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đứng tr ước yêu cầu phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư theo chiều sâu để nền kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta đứng trước khó khăn rất lớn trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách làm sao vừa bảo đảm cho đổi mới thành công, nền kinh tế phát triển bền vững; vừa phù hợp với cam kết quốc tế; lại có khả năng khắc phục những tiêu cực, rủi ro do hội nhập đem lại. Nhìn chung, nếu không vượt qua được những thách thức này, chúng ta không thể có chủ nghĩa xã hội trong thực tế. Mặt khác, toàn cầu hoá đang bị chủ nghĩa t ư bản chi phối trên các lĩnh vực : thị trường, khoa học – công nghệ và vốn. Các nước tư bản đang mưu toan ding những lợi thế này để gây sức ép đối với chúng ta. Thực tế này đe doạ tấn công vào chủ quyền quốc gia, là xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đe doạ sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tỉnh táo trong từng bước hội nhập, cần phân tích tính hai mặt của toàn cầu hoá để nhận thức đ ược những mặt, những xu hướng, những tác động, những quy luật vận động của nó. Trên cơ sở đó chủ động tìm ra con đường, cách thức biện pháp phù hợp trong từng bước hội nhập để tiếp tục con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta : 5. Từ những điều nói trên, chúng ta có thể khái quát và nhấn mạnh một số quan điểm chủ yếu cần quán triệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như sau : Thứ nhất chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ v à định hướng xã hội chủ
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” (Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – trang 120) Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực các thành phần kinh tế của toàn x• hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thứ ba, hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; đồng thời vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống t ư tưởng giản đơn, nôn nóng. Thứ tư, cần nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đ•i giành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Cuối cùng, cần kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng; thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” với nước ta. Phần 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Các bước đi của ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế I.
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Năm 1993, chúng ta khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB. IMF, WB đã hỗ trợ cho ta thông qua Chương trình tín dụng trung han; Chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAC) của WB và chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) của IMF. Nội dung đàm phán với các tổ chức này gắn bó mật thiết với những yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong quan hệ với các tổ chức này, chúng ta chỉ chấp nhận sự hỗ trợ tài chính nếu yêu cầu của họ không trái với đ ường lối chính sách của ta; có năm điều kiện họ đưa ra vi phạm chủ quyền và lợi ích của ta nên ta không nhận. Ngày 25/7/1995, nước ta đã chính thức gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Từ ngày 1/1/1996, chúng ta bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT) của AFTA. Cụ thể, khi tham gia vào AFTA, Việt Nam có nghĩa vụ giảm thuế suất xuống còn 0 – 5 % vào năm 2006 và sau đó tiếp tục giảm thuế xuống 0% vào năm 2015. Bên cạnh đó Việt Nam phải thực hiện lộ trình loại bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi thuế quan khác; xây dựng một danh mục biểu thuế quan chung ASEAN; xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan theo GATT/WTO và xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại. Ngoài ra chúng ta còn tham gia đàm phán hiệp định thương mại dịch vụ, tham gia chương trình hợp tác công nghiệp (AICO) và khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng như các chương trình hợp tác trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…của ASEAN. Tháng 3/1996 nước ta tham gia diễn đàn hợp tác á - âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Nội dung chủ yếu tập trung vào thuân lợi hoá thương mại, đầu tư và hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp á - âu. Cam kết về tự do hoá thương mại đầu tư chưa được đặt ra.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngày 15/6/1996, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - thái Bình Dương (APEC). Tháng 11/1998 đã được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này. APEC quyết định thực hiện hội nhập đầy đủ vào năm 2010 đối với thành viên là các nước phát triển và vào năm 2020 đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Tháng 12/1994, ta gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mười năm kể từ khi nộp đơn gia nhập tổ chức này, Viêt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định. Và mới đây, chúng ta vừa mới kết thúc phiên đàm phán đa phương thứ 10 tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Tại phiên họp này chúng ta đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của các nước thành viên, đặc biệt là Trung Quốc. Việt Nam hiện đang ở ngưỡng cửa chính thức bước vào ngôi nhà chung của đại gia đình 148 thành viên của Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Theo các chuyên gia nước ngoài để gia nhập WTO vào cuối năm nay tại Hội nghị các Bộ trưởng WTO ở Hồng Kông chúng ta phải cơ bản kết thúc đàm phán song phương và đa phương vào quãng tháng 6 – 7 trong đó có những đối tác rất lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, việc này thực hiện còn gặp nhiều khó khăn bởi vẫn còn nhiều đối tác nước ngoài muốn gây sức ép cho ta. Thế nên, đến giờ, thời hạn để ta gia nhập WTO vẫn là một câu hỏi lớn. Các kết quả bước đầu đạt được của nước ta trong tiến trình hội nhập II. Trước tình hình kinh tế thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế thế giới hiện đại. Việt Nam không thể tránh khỏi tầm ảnh hưởng của xu thế tất yếu này và cũng không muốn bị tụt lùi hơn nữa. Kết quả là sự thay đổi cơ chế, buộc Việt Nam phải bắt nhịp với sự phát triển của thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2