Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 4
lượt xem 10
download
Một hệ thống chính trị đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng hoạt động kinh tế thị trường với chính sách hợp lí, mềm dẻo, mở cửa để hội nhập, các hoạt động đối ngoại mở rộng, đa phương, song phương từng bước tham gia vào các diễn đàn kinh tế lớn, mở rộng quan hệ ngoại giao, từ đó thiết lập các mối quan hệ hàng hoá thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Nhờ đó mà chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định mà trước hết là chúng ta đã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 4
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Một hệ thống chính trị đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng hoạt động kinh tế thị trường với chính sách hợp lí, mềm dẻo, mở cửa để hội nhập, các hoạt động đối ngoại mở rộng, đa phương, song phương từng bước tham gia vào các diễn đàn kinh tế lớn, mở rộng quan hệ ngoại giao, từ đó thiết lập các mối quan hệ hàng hoá thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Nhờ đó mà chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định mà trước hết là chúng ta đã đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, cấm vận của các thế lực th ù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước trên chính trường và thương trường thế giới. Nước ta đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã và cuộc khủng hoảng khu vực gây nên, đồng thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Trong gần 20 năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế rõ rệt, một nền kinh tế thị trường đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã dần được hình thành và tiến từng bước tăng trưởng và phát triển. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh và toàn diện, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tăng GDP 4,8% 6,8% 6,8% 7,0% 7,2% 7,7% Bảng thể hiện tỉ lệ tăng tr ưởng kinh tế qua các năm. Như vậy là vào năm 2004, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao của khu vực, tăng khá cao với thời gian tr ước đó và cũng là mức cao nhất so với 6 năm trước đó. Đặc biệt là so với năm 1990 về giá trị GDP lớn gấp trên
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2,74 lần, về công nghiệp gấp gần 6,5 lần, về xuất khẩu gấp gần 10,8 lần. Thu nhập bình quân đầu người cũng nhờ thế mà tăng lên đáng kể, nếu năm……. là 100USD/năm thì đến năm 2004 đã đạt 400USD/người/năm. Kết quả nói trên có được là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang lại. Trong những năm qua cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng của khu vực nông lâm nghiệp – thuỷ sản đã giảm từ 38,74% năm xuống còn 21,76% năm 2004, tức là giảm trên 1,1% /năm. Trong khi đó tỉ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng đã tăng nhanh từ 22,67% năm 1990 lên 40,09% năm 2004, tức là tăng gần 1,2%/ năm. Tỉ trọng dịch vụ đạt đỉnh cao nhất vào năm 1999(44,06%) nhưng đã giảm 8 năm liền: năm 2003 chỉ còn 38%, năm 2004 đã tăng lên 38,15% - đã có dấu hiệu chặn được sút giảm tỉ trọng dịch vụ trong GDP. Bên cạnh đó, chúng ta từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, nhờ đó tạo được tư duy làm ăn mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tro ng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất v à chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh và phát triển, và thực tế sức cạnh tranh của họ cũng được nâng lên đáng kể. Một tư duy mới, một nếp làm ăn mới, lấy hiệu quả sản xuất và kinh doanh làm thước đo, một đội ngũ các doanh nghiệp năng động sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành. Hơn nữa chúng ta cũng đang từng bước tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận với những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử dụng đã tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Cùng với đó thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại. Đồng thời, các lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của đông đảo quần chúng nhân dân, phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội cho các vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số đã được quan tâm phát triển để từng bước đồng bộ với phát triển kinh tế. Cụ thể: mỗi năm có h ơn 1,2 triệu lao động mới có việc làm. Tỉ lệ hộ nghèo từ trên 30% giảm xuống còn 10%. Người có công với cách mạng, với đất nước được quan tâm, chăm sóc. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% giảm xuống 1,4%. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi lên 68,3 tuổi. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn. Nếu thời Pháp thuộc tỉ lệ dân số đi học mới chỉ đạt 2%, tiểu học l à 0,4%, số người học đại học không quá 1000 người, 95% dân số mù chữ. Thì gần 50 năm sau, năm 1999, chúng ta có 16.508.452 học sinh, số sinh viên là 401.666 người. Đặc biệt là năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành giáo dục phổ cập bậc tiểu học. Có được kết quả trên là do nhiều nguyên nhân. Trong đó một trong những nguyên nhân có vai trò quyết định đó là việc tăng ngân sách trong lĩnh vực giáo dục trong cơ cấu chi tiêu của chính phủ. Năm 1997, tỉ lệ ngân sách chi cho giáo dục chiếm 11,6% tống số chi ngân sách, năm 1998 là 11,86%, năm 1999 là 12,4%. Nhờ thế năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Các hoạt động văn hoá thông tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng, góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sống. Phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe phát triển, thành tích thi đấu thể thao trong nước và quốc tế được nâng lên. Việc xây dựng luật pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) tiếp tục được chăm lo, dân chủ xã hội được mở rộng. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố. Nhiều Nghị quyết Trung ương đã đề ra những chủ trương, giải pháp củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, một số chính sách và quy chế đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được thực hiện, lòng tin của nhân dân được củng cố. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước XHCN, các nước láng giềng, và các nước bạn truyền thống… Nhà nước đã thi hành một loạt các biện pháp để thúc đẩy tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 12 – 1987, nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Năm 1989, Việt Nam đã mở các cuộc đàm phán để nối lại quan hệ ngoại giao với Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, và đến tháng 10 – 1993 đã bình thường hoá quan hệ tín dụng với hai tổ chức tài chính, tiền tệ lớn nhất thế giới này. Tháng 7 – 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và từ ngày 1 – 1 – 1996 bắt đầu thực hiện cam kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tức là AFTA. Cũng tháng 7 – 1995, Việt Nam đã kí kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học, kĩ thuật và một số lĩnh vực khác với Cộng đồng Châu Âu,
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đồng thời bình thường hoá quan hệ với Mĩ. Tháng 3 – 1996, Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập ASEM. Tháng 11 – 1998, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của APEC. Tháng 7 – 2000, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký kết. Trước đó, từ cuối năm 1994, Nhà nước đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện đang trong quá trình đàm phán để được kết nạp vào tổ chức này. Ngoài ra, Việt Nam còn sẵn sàng mở rộng các cảng, cảnh quốc tế. Chính vì vậy, hiện nay nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được mở rộng. Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định quốc phòng và an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia. Sức mạnh tổn g hợp của nền quốc phòng toàn dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển đảo được phát huy. Tổ chức quân đội và công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới. Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế và công tác đối ngoại có tiến bộ. Vì vậy đã tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, chúng ta đã kết hợp khá tốt nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn và nhờ đó giúp chúng ta tiếp tục giữ vững, củng cố độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc. Thực hiện hội nhập thời gian qua cho thấy : Đảng ta và Nhà nước ta có đủ bản lĩnh khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, khai thác các lợi thế trên thị trường thế giới, bảo đảm sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Những yếu kém và hạn chế còn tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới III. Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để vượt qua tình trạng nước kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước xung quanh. Thực trạng kinh tế – xã hội vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chủ yếu là: Kinh tế tuy tăng khá nhưng vẫn chưa đạt nhịp độ tăng trưởng Đại hội 9 đề ra và vẫn chưa đạt mức tăng trưởng cao như những năm giữa thập niên 90. Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2002 2003 2004 Tăng GDP 8,7% 8,1% 8,8% 9,5% 9,3% 8,8% 7,0% 7,2% 7,7% Chỉ tiêu do Đại hội Đảng IX đề ra là đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm thời kì 5 năm 2001 – 2005 là 7,5%. Trong khi đó, năm 1995 có mức tăng trưởng GDP là 9,5% như vậy để đạt được chỉ tiêu của Đại hội IX thì năm 2005 phải đạt 19%, là một điều rất khó thực hiện đối với nước ta lúc này. Nền kinh tế kém hiệu qủa và sức cạnh tranh yếu. Tích luỹ nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế chưa được phát huy và sử dụng tốt. Thất thoát trong quản lý kinh tế còn rất nghiêm trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị tr ường, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lí. Vì vậy chưa tận dụng được lợi thế về ổn định chính trị – xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao (6,4%) và đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Trong giáo dục có
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại. Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí. Giáo dục và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số quá thấp. Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm lan rộng. Cùng với đó là tình trạng buông lỏng quản lý theo pháp luật. Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng. Nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế – xã hội. Hệ thống tài chính – ngân hàng còn yếu kém và thiếu lành mạnh. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng vi ên là rất nghiêm trọng. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến. Nhận thức của Đảng về một số các vấn đề quan trọng trong đ ường lối đổi mới chưa thống nhất cao nên đổi mới chưa đủ mạnh mẽ, cương quyết. Trong cán bộ đảng viên có những cách hiểu và cách làm không thống nhất về những vấn đề như: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chính sách về đất đai…Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng chưa tốt; kỉ luật, kỉ cương chưa nghiêm. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Công tác tư tưởng, công tác lí luận, công tác tổ chức, cán bộ có nhiều yếu kém, bất cập. Chưa làm rõ nội dung xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, chậm phát triển đồng bộ các loại thị tr ường. Có phần thiếu chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội Nhà báo Việt Nam với vấn đề đạo đức người làm báo trong cơ chế thị trường
6 p | 441 | 94
-
Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay
10 p | 253 | 71
-
Hội nhập - giao lưu văn hóa - cộng sinh văn hóa
8 p | 323 | 45
-
Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần XI”
20 p | 336 | 44
-
Một “hiện tượng” hiếm thấy trong lịch sử giáo dục Việt Nam
7 p | 147 | 27
-
Chủ đề 3: Các ngữ hệ chính trên thế giới và ở Việt Nam
24 p | 366 | 18
-
TÌNH CẢNH DO THÁI Ở CÁC NUỚC HỒI GIÁO
19 p | 96 | 16
-
Văn hoá tâm linh và nghệ thuật trong tranh Làng Sình xứ Huế.
12 p | 144 | 12
-
Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 1
7 p | 105 | 11
-
Sự phát triển của tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XIV - Nguyễn Hoài Văn
11 p | 111 | 10
-
100 câu hỏi chủ nghĩa cách mạng 3
7 p | 82 | 10
-
Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 2
7 p | 91 | 9
-
Bản lĩnh văn hóa Việt Nam trước đòi hỏi của dân tộc và thời đại
4 p | 116 | 8
-
Đổi mới và hội nhập quốc tế xu thế tất yếu của ngành Thông tin - Thư viện Việt Nam
17 p | 122 | 7
-
Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 3
7 p | 101 | 7
-
Xứ Đàng Trong năm 1621 – Phần 8
9 p | 68 | 6
-
Tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ
8 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn