intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vitamin B ngừa gãy xương sau đột quỵ

Chia sẻ: Ha Thi Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Nguy cơ bị gãy xương hông ở bệnh nhân đột quỵ rất cao. Để phòng ngừa hiện tượng này, các nhà khoa học Nhật Bản khuyên bổ sung vitamin B12 và folate - một dạng vitamin B tan trong nước. “Những người bị đột quỵ nên uống vitamin B12 và folate đều đặn để phòng tránh gãy xương hông - một hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, tàn tật và sự tốn kém trong điều trị hơn tất cả những dạng gãy xương do chứng loãng xương cộng lại”, tiến sĩ Yoshihiro Sato đến từ Đại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vitamin B ngừa gãy xương sau đột quỵ

  1. Vitamin B ngừa gãy xương sau đột quỵ
  2. Nguy cơ bị gãy xương hông ở bệnh nhân đột quỵ rất cao. Để phòng ngừa hiện tượng này, các nhà khoa học Nhật Bản khuyên bổ sung vitamin B12 và folate - một dạng vitamin B tan trong nước. “Những người bị đột quỵ nên uống vitamin B12 và folate đều đặn để phòng tránh gãy xương hông - một hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, tàn tật và sự tốn kém trong điều trị hơn tất cả những dạng gãy xương do chứng loãng xương cộng lại”, tiến sĩ Yoshihiro Sato đến từ Đại học Hirosaki cho biết. Nguy cơ bị gãy xương hông sau khi bị đột quỵ cao gấp 2-4 lần so với bình thường. Tuy nhiên, nó có thể giảm tới 5 lần nếu bổ sung đầy đủ hai vi chất trên. Theo giải thích của Sato, vitamin B12 và folate có khả năng làm giảm lượng homocysteine - một amino axít tự nhiên. Quá nhiều homocysteine sẽ gây ra cả đột quỵ và gãy xương do chất này có thể làm hỏng cấu trúc vi thể của tổ chức xương.
  3. Thừa homocysteine sẽ trực tiếp phá vỡ liên kết chéo collagen - một phần quan trọng giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, nó còn liên quan đến các bệnh tim mạch, thần kinh - những căn bệnh làm tăng nguy cơ bị ngã và gãy xương hông. Trong nghiên cứu, người ta đã theo dõi 559 bệnh nhân đột quỵ 65 tuổi trở lên trong vòng 2 năm. Tất cả đều đã bị đột quỵ ít nhất một lần một năm trước khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, và không ai dùng những dược phẩm có ảnh hưởng đến sự biến dưỡng của xương. Các tình nguyện viên được ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm, một nhóm uống 5 milligram folate và 1.500 microgram vitamin B12 mỗi ngày, nhóm kia dùng giả dược. Sau 2 năm, lượng homocysteine ở nhóm dùng vitamin kết hợp giảm tới 38%. Chỉ có 6 người ở nhóm này bị gãy xương hông, trong khi nhóm giả dược là 27 người - gần gấp 5 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2