intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vô khuẩn ngoại khoa (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

316
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vô khuẩn là một nguyên tắc, một chế độ hàng đầu của ngành Y tế nói chung và của ngành ngoại khoa nói riêng, nó có ý nghĩa thành bại trong công tác ngoại khoa. Vô khuẩn trong ngoại khoa được đặt ra sau khi người ta tìm ra vi khuẩn và nhận thấy vai trò gây bệnh của chúng đối với cơ thể sau khi chúng xâm nhập được qua vết thương, vết mổ. Thuật ngữ vô khuẩn bao hàm hai lĩnh vực: + Tiệt trùng (stevilisatio) là các biện pháp tiêu diệt mọi hình thái của vi khuẩn bao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vô khuẩn ngoại khoa (Kỳ 1)

  1. Vô khuẩn ngoại khoa (Kỳ 1) Vô khuẩn là một nguyên tắc, một chế độ hàng đầu của ngành Y tế nói chung và của ngành ngoại khoa nói riêng, nó có ý nghĩa thành bại trong công tác ngoại khoa. Vô khuẩn trong ngoại khoa được đặt ra sau khi người ta tìm ra vi khuẩn và nhận thấy vai trò gây bệnh của chúng đối với cơ thể sau khi chúng xâm nhập được qua vết thương, vết mổ. Thuật ngữ vô khuẩn bao hàm hai lĩnh vực: + Tiệt trùng (stevilisatio) là các biện pháp tiêu diệt mọi hình thái của vi khuẩn bao gồm cả nha bào. + Khử trùng (desinfectio) là chỉ tiêu diệt vi khuẩn ở dạng thực vật. Khử trùng, tiệt trùng là tạo nên một môi trường vô khuẩn, ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm cho các tổ chức của cơ thể không bị nhiễm khuẩn. Nên nhớ rằng: ngay bàn tay của phẫu thuật viên, da của người bệnh sau khi
  2. đã sát trùng để mổ cũng không phải là vô khuẩn. Để khắc phục những vấn đề này phẫu thuật viên phải đeo găng mổ và tại vùng mổ của bệnh nhân người ta trải săng và dán ofsite. Với các phương tiện sử dụng trong phẫu thuật để đảm bảo vô trùng tuyệt đối người ta phải ứng dụng các phương pháp lý, hoá để tiệt trùng. 1. Các tác nhân được sử dụng để tiệt trùng, khử trùng. 1.1. Các dung dịch hoá chất: Hoá chất để tiệt khuẩn ít có hiệu quả vì không có hoá chất nào có thể cùng một lúc diệt tất cả các vi sinh vật. Nó có thể diệt vài loài vi sinh vật này nhưng lại không thể diệt được các loại vi sinh vật khác. Tính hữu hiệu của hoá chất phụ thuộc vào nồng độ, bề mặt của dụng cụ cần được sát khuẩn có sạch hay không, thời gian tiếp xúc với dụng cụ có đủ hay không. Các hoá chất thường được sử dụng để khử khuẩn trong ngoại khoa gồm: + Cồn (alcol): có tác dụng duy trì sự khử khuẩn của một vật sau khi vật đó đã được khử khuẩn bằng phương pháp khác, nó còn được dùng để sát khuẩn trên da vì ít gây hại ở da. Thời gian khử khuẩn cần thiết của cồn là 20 phút, nồng độ sử dụng sát khuẩn là 700. Bất lợi của cồn là: không diệt được bào tử, làm khô da, không làm mất tác dụng của độc tố, làm hỏng dụng cụ bằng chất dẻo, làm han gỉ dụng cụ sắt, không tẩy được dầu mỡ, tác dụng của cồn giảm đi khi bị bốc hơi hoặc pha loãng.
  3. + Dung dịch iốt (iod): Người ta pha dung dịch cồn iod dùng để sát khuẩn là 2% iod trong cồn 700. Với loại cồn iod này sẽ bị khô chậm lại và không làm cháy da. Thời gian khử khuẩn là 15 - 20 phút. Bất lợi: nó có thể gây kích ứng da, nếu đậm độ đặc có thể gây cháy da; có thể làm mất màu và ăn mòn kim loại. + Dung dịch oxy già (eau oxygene): có tác dụng tốt với các vi khuẩn yếm khí, được sử dụng để rửa các vết thương nhiễm bẩn khi gặp các vết bẩn, máu, mủ dung dịch sẽ sủi bọt, nó còn có tác dụng cầm máu vì làm co đầu các mao mạch nhỏ. Không được dùng dung oxy già cho các vết thương đang lên tổ chức hạt. + Các hợp chất amoni - NH4: Các hợp chất amoni NH4 dùng để khử khuẩn các dụng cụ kim loại nhọn sắc, dụng cụ bằng chất dẻo. Bất lợi của dung dịch này là không diệt được nha bào, không có tác dụng khi dụng cụ còn dính xà phòng, dầu mỡ. + Dung dịch Wescodyne: là dung dịch hữu hiệu để tiệt khuẩn vì nó có thể diệt được cả nha bào. Dung dịch này còn được sử dụng để khử khuẩn sàn và tường phòng mổ. + Dung dịch Cidex: có màu vàng, được sử dụng để khử trùng dụng cụ mổ, đặc biệt là các dụng cụ mổ nội soi. + Các hợp chất có clo:
  4. Dung dịch sodium hypochlorite là dung dịch nước vôi trong có clo dùng để tẩy uế chất thải có nhiễm khuẩn. 2. Tiệt trùng bằng nhiệt độ cao. Tiệt trùng bằng nhiệt độ cao có 2 cách là hơi nóng khô và nóng ẩm. + Hơi nóng khô: - Đốt dụng cụ sắt bằng cồn: phương pháp này ít được sử dụng vì sẽ làm hỏng dụng cụ nhưng nó có ưu điểm là tiệt trùng hoàn hảo và nhanh chóng. - Tủ sấy khô: đó là một cái tủ bằng thép có hình khối hộp chữ nhật, vỏ dày có lớp cách nhiệt và chịu được áp lực. Hệ thống cánh tủ có lớp gioăng cao su chịu nhiệt, phía trên tủ có nhiệt kế, có rơle nhiệt, đồng hồ đo thời gian và công tắc điện. Trong lòng tủ có các ngăn để xếp dụng cụ, phía đáy tủ là hệ thống bếp điện và quạt gió. Khi bật công tắc điện, các bếp điện hoạt động, hệ thống quạt đưa hơi nóng vào lòng tủ. Khi sức nóng trong lòng tủ đạt được mức quy định (160 - 1800C) thì rơle nhiệt tự động ngắt bếp điện. Khi nhiệt độ hạ dưới mức quy định thì rơle tự động đóng và bếp điện lại hoạt động. Khi đủ thời gian duy trì thì tủ được tắt. + Hơi nóng ẩm:
  5. - Phương pháp đun sôi: phương pháp này do nhiệt độ không cao (1000C) nên một số nha bào không bị diệt, nên không thể tiệt trùng một cách tuyệt đối được, do đó trước khi luộc dụng cụ mổ phải rửa sạch rồi ngâm vào dung dịch hoá chất ít nhất 15 - 20 phút rồi mới đem luộc. Nói chung đây chỉ là một giải pháp tình thế trong điều kiện thiếu thốn về phương tiện phẫu thuật hay trong ngoại khoa dã chiến. - Phương pháp chõ sôi: đó là nguyên lý hoạt động của các nồi hấp dã chiến được quân đội các nước áp dụng trong điều kiện chiến tranh. Cấu tạo của nồi hấp dã chiến như một chõ sôi: ngăn dưới đổ nước, ngăn trên xếp dụng cụ. Thành nồi hấp là nhôm hay thép dày, chịu được lực, vung có ốc vặn chặt vào thành nồi, trên vung có van xả hơi, đun bằng củi. Ưu điểm của loại này là có thể đưa được nhiệt độ lên cao trên 1000C, có thể diệt được cả nha bào. Nhược điểm là khó khống chế được nhiệt độ, hấp được ít dụng cụ, ô nhiễm môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2