intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vỡ tử cung (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này tập trung vào biến chứng sản khoa nguy hiểm là vỡ tử cung và dọa vỡ tử cung. Chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại, nguyên nhân, và các triệu chứng của cả hai tình trạng này. Bài học sẽ hướng dẫn cách xử trí dọa vỡ và vỡ tử cung tại tuyến y tế cơ sở, cũng như các biện pháp dự phòng hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vỡ tử cung (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 93 VỠ TỬ CUNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được phân loại, nguyên nhân, triệu chứng của dọa vỡ và vỡ tử cung. 2. Mô tả được cách xử trí dọa vỡ và vỡ tử cung ở tuyến y tế cơ sở và cách dự phòng. NỘI DUNG Vỡ tử cung là một trong năm tai biến sản khoa rất nguy hiểm, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén và lúc chuyển dạ đẻ. 1. Định nghĩa và phân loại Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm dẫn đến tử vong mẹ và thai nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Về giải phẫu bệnh lý vỡ tử cung có 4 hình thái. 1.1. Vỡ tử cung hoàn toàn Tử cung bị xé rách từ niêm mạc, cơ, đến phúc mạc. Trong trường hợp này thường thai và rau bị đẩy vào trong ổ bụng. 1.2. Vỡ tử cung dưới phúc mạc( vỡ không hoàn toàn ) Chỉ có lớp niêm mạc và lớp cơ bị xé rách, phúc mạc đoạn dưới bị bong ra nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Trong trường hợp này thai và rau vẫn nằm trong tử cung, cơn co tử cung vẫn còn, đoạn dưới tử cung căng phồng nhưng ấn đau đặc biệt đau nhiều ở chỗ bị vỡ, thăm âm đạo có ít máu theo tay. 1.3. Vỡ tử cung phức tạp Ngoài vỡ tử cung hoàn toàn, tổn thương có thể kéo dài xuống âm đạo xé rách cùng đồ, xé rách bàng quang tạo nên một vết vỡ phức tạp. 1.4. Nứt sẹo mổ ở tử cung Thường do sẹo ở tử cung bị toác ra hoặc bị nứt một phần. Bờ vết rách không nham nhở và ít khi chảy máu. Tất cả những trường hợp vỡ tử cung trong khi chuyển dạ đều phải qua dấu hiệu doạ vỡ tử cung trừ trường hợp tử cung có vết sẹo mổ cũ. 2. Nguyên nhân - Khung chậu hẹp hay bất cân xứng giữa thai nhi và khung chậu, khối u tiền đạo. - Do thai: Ngôi trán, ngôi vai, não úng thuỷ, thai dính nhau trong sinh đôi, thai to. - Do nứt sẹo ở cơ tử cung: Sẹo mổ lấy thai, sẹo mổ bóc nhân xơ, sẹo cắt vách ngăn tử cung, sẹo cắt góc tử cung trong chửa ngoài tử cung. - Do dùng thuốc tăng co tử cung không đúng. - Do ấn đáy tử cung khi sản phụ rặn mà ngôi chưa lọt. - Do thủ thuật sản khoa: forceps cao, xoay thai (chỉ gặp ở bệnh viện). 3. Doạ vỡ tử cung 3.1. Triệu chứng - Sản phụ đau nhiều do cơn co tử cung mạnh và mau. - Tử cung co cứng, chiều cao tử cung cao hơn so với lúc chưa có dấu hiệu doạ vỡ vì đoạn dưới tử cung kéo dài và căng phồng, thắt ngẵng thành một vòng giữa đoạn 334
  2. dưới và thân tử cung gọi là vòng Bandl. Vòng Bandl lên cao, tử cung có hình quả bầu nậm. - Có thể sờ được hai dây chằng tròn căng như dây đàn do bề cao tử cung cao nhanh đột ngột. - Thai suy: Tim thai nhanh, chậm hoặc không đều. - Ngôi cao hoặc chưa lọt. 3.2. Xử trí 3.2.1.. Tuyến xã + Cho thuốc giảm co bóp tử cung: Papaverin 0,04g x 1-2 ống (TBT). + Tư vấn gửi đi tuyến trên ngay và có nhân viên y tế đi kèm. 3.2.2.Tuyến huyện + Cho thuốc giảm co bóp tử cung Papaverin 0,04g x 1-2 ống (TBT). + Nếu đủ điều kiện đẻ đường dưới thì làm Forceps + Nếu chưa đủ điều kiện thì mổ lấy thai. Chú ý: trường hợp giảm co bóp tử cung bằng papaverin mà cơn co tử cung vẫn dồn dập nguy cơ vỡ tử cung thì dùng Morphin 0,01g 01 ống tiêm bắp thịt. 4. Vỡ tử cung 4.1. Triệu chứng vỡ tử cung - Trước khi vỡ tử cung thường có dấu hiệu doạ vỡ tử cung trừ trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung thì không có dấu hiệu doa vỡ. Thai phụ đang đau dữ dội sau một cơn đau chói đột ngột rồi bớt đau dần. - Cơn co tử cung không còn. - Tim thai không còn. - Tử cung không còn hình trứng, không còn dấu hiệu vòng Bandl. - Bụng chướng, nắn bụng sản phụ đau. - Có phản ứng thành bụng. - Sờ thấy phần thai dưới da bụng. Chú ý: Nếu vỡ tử cung dưới phúc mạc khi hầu hết các thớ cơ bị rách, nhưng lớp phúc mạc vẫn còn nguyên. Vì vậy, một phần thai nhi không nằm trong ổ bụng, nắn bụng không thấy phần thai nhi. - Ra máu âm đạo. - Có dấu hiệu choáng: Nhợt nhạt, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh, huyết áp hạ. 4.2. Xử trí 4.2.1 Tuyến xã + Hồi sức chống choáng và chuyển tuyến trên ngay, nhất thiết phải có nhân viên y tế đi kèm. + Nếu tình trạng nặng phải mời tuyến trên đến hỗ trợ. 4.2.2. Tuyến huyện + Hồi sức chống choáng và mổ cấp cứu, xử trí vết rách tử cung (bảo tồn hoặc cắt tử cung). + Nếu tình trạng nặng: Chuyển lên tuyến tỉnh hoặc mời tuyến tỉnh đến hỗ trợ. 4.3. Dự phòng - Phải thực hiện tốt quản lý thai nghén để phát hiện các nguy cơ cao như: Khung chậu hẹp, u tiền đạo, bất tương ứng giữa thai và khung chậu, ngôi trán, ngôi ngang, có sẹo mổ cũ ở tử cung… cần phải gửi tuyến trên theo dõi và xử trí. - Cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, không đẻ dày, không đẻ nhiều. - Khi có thai phải đi khám định kỳ và thực hiện đúng lời khuyên của cán bộ y tế. 335
  3. - Theo dõi chuyển dạ cẩn thận, nhất là phải sử dụng biểu đồ chuyển dạ để phát hiện và xử trí sớm dấu hiệu doạ vỡ tử cung. - Đỡ đẻ đúng phương pháp, tuyệt đối không được đẩy bụng. - Chuẩn bị sẵn phương tiện vận chuyển và hồi sức cấp cứu. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày phân loại, nguyên nhân, triệu chứng của dọa vỡ và vỡ tử cung.? 2. Trình bày cách xử trí dọa vỡ và vỡ tử cung ở tuyến y tế cơ sở ? * Trả lời ngắn các câu từ 3 - 6 3. Vỡ tử cung được phân làm 4 hình thái: A ……. B……. C……. D……. 4. 6 nguyên nhân gây vỡ tử cung là: A ……. B……. C……. D ……. E……. G……. 5. Triệu chứng lâm sàng của doạ vỡ tử cung là: A ……. B……. C……. D ……. E……. 5. Xử trí doạ vỡ tử cung ở tuyến xã. A ……. B 336
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2