intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vốn lưu động và cân bằng tài chính

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

406
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cân bằng tài chính là là kết quả từ việc đối chiếu tính thanh khoản của những tài sản xác định các luồng thu về trong tương lai và tính tới hạn của những khoản nợ xác định các luồng chi ra trong tương lai. Nói cách khác, cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự điều hoà giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn. Vì vậy các số liệu về ngân quỹ và sự thay đổi ngân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vốn lưu động và cân bằng tài chính

  1. Vốn lưu động và cân bằng tài chính Cân bằng tài chính là là kết quả từ việc đối chiếu tính thanh khoản của những tài sản xác định các luồng thu về trong tương lai và tính tới hạn của những khoản nợ xác định các luồng chi ra trong tương lai. Nói cách khác, cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự điều hoà giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn. Vì vậy các số liệu về ngân quỹ và sự thay đổi ngân quỹ không thể chỉ báo chính xác các điều kiện cân bằng tài chính.
  2. Xét về tổng thể, việc nắm giữ các tài sản dài hạn có tính thanh khoản thấp đòi hỏi nắm giữ các nguồn vốn lâu dài. Chính từ nhận định này mà nguyên tắc truyền thống của cân bằng tài chính là các tài sản cố định phải được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sử hữu và vốn vay). Theo nguyên tắc này, cân bằng được duy trì bằng sự bù đắp của các luồng tiền (tương ứng với khấu hao tài sản cố định) với các khoản trả nợ (vốn và lãi) hàng năm. Tính ổn định của tài sản cũng như nguồn vốn không những đảm bảo sự cân bằng nhất thời mà còn duy trì được sự cân bằng về dài hạn. Phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định được gọi là vốn lưu động, tạo thành một biên an toàn cho cân bằng tài chính. Tuy nhiên, khả năng tài trợ cho tài sản cố định chưa đủ để đảm bảo cân bằng tài chính. Các tài sản lưu động khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng làm một phần nguồn vốn trở nên bất động nằm trong giá trị tồn kho và các khoản phải thu. Chênh lệch của tổng các khoản này với tổng các khoản phải trả tạo thành nhu cầu về vốn lưu động (sẽ được đề cập trong bài viết sau), luôn thay đổi theo nhịp độ sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có được cân bằng tài chính khi vốn lưu động đủ khả năng bù đắp cho nhu cầu này. Vốn lưu động, từ đó, được coi là một chỉ báo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai. Vốn lưu động cũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính dài hạn và ngắn hạn vì vậy mà việc tính toán chính xác vốn lưu động cũng tuỳ thuộc vào quan niệm của từng doanh nghiệp. Vốn lưu động được tính = Vốn dài hạn – Tài sản cố định (1) hoặc Vốn lưu động được tính = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn (2) Còn có thể đánh giá vốn lưu động thông qua tỷ lệ giữa: Vốn dài hạn / Tài sản cố định = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
  3. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 (>1), vốn lưu động có giá giá trị dương và ngược lại. Vốn lưu động chủ sở hữu là một phần của tổng vốn lưu động tạo nên bởi nguồn vốn chủ sở hữu sau khi thực hiện chia lợi nhuận cuối kỳ. Có thể tính thêm vốn lưu động chủ sở hữu qua phương trình: Tài sản cố định + Tài sản lưu động = Vốn chủ sở hữu + Vốn lưu động chủ sở hữu + Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn Vốn lưu động chủ sở hữu chứng tỏ mọi tài sản cố định đều đã được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, đây là hình ảnh của việc các khoản đầu tư có độ rủi ro cao (dàn hạn) phải được tài trợ các cổ đông, hay người góp vốn, những người trên lý thuyết đóng vai trò chấp nhận rủi ro.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2