intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 2 - Nguyễn Tấn Bình

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 2 Hoạt động doanh nghiệp và các báo cáo tài chính cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu hoạt động doanh nghiệp và tổng quát các báo cáo tài chính; Tổng quát nguyên lý kế toán: Chi tiết bảng cân đối; Chi tiết báo cáo thu nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị tài chính: Bài 2 - Nguyễn Tấn Bình

  1. Bài giảng 2 Quản trị tài chính Hoạt động doanh nghiệp và các báo cáo tài chính Nguyễn Tấn Bình 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 1 Nội dung bài này:  Giới thiệu hoạt động doanh nghiệp và tổng quát các báo cáo tài chính  Tổng quát nguyên lý kế toán:  Chi tiết bảng cân đối  Chi tiết báo cáo thu nhập 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 2
  2. Phần I Giới thiệu tổng quát hoạt động doanh nghiệp và các báo cáo tài chính 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 3 Mục tiêu và hoạt động doanh nghiệp 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 4
  3. Tổng quát mục tiêu và hoạt động doanh nghiệp Mục tiêu, chiến lược • Giàu có hơn • Sản phẩm, thị trường doanh nghiệp Đầu tư Huy động vốn (ngắn, dài hạn) (ngắn, dài hạn) TÀI SẢN NỢ + VỐN CHỦ Kinh doanh LÃI, LỖ 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 5 HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP Bất kể cơ chế kinh tế - chính trị, ngôn ngữ và biên giới quốc gia, loại hình sở hữu, lĩnh vực kinh doanh và quy mô tổ chức lớn nhỏ ra sao, các doanh nghiệp, thậm chí quốc gia và mỗi gia đình, cá nhân đều có 03 hoạt động giống hệt như nhau: • Hoạt động đầu tư • Hoạt động tài chính (huy động vốn) • Hoạt động kinh doanh 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 6
  4. HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP (tiếp) Liên hệ 03 câu hỏi khởi nghiệp: • Đầu tư cái gì, ra sao? • Lấy tiền ở đâu để đầu tư? • Làm thế nào để “giàu có” hơn? 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 7 Hoạt động đầu tư (Investing activity) (i) Đầu tư tài sản dài hạn: •Mua sắm tài sản cố định để sản xuất, kinh doanh •Mua bán chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lãi •Cho vay, hùn vốn, liên doanh và đầu tư tài chính dài hạn khác. (ii) Đầu tư tài sản ngắn hạn: •Tồn quỹ tiền mặt (do duy trì thanh khoản) •Khoản phải thu (do bán chịu) •Hàng tồn kho (do dự trữ) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 8
  5. Hoạt động tài chính (Financing activity) Bao gồm: •Huy động vốn chủ sở hữu (tùy vào loại hình sở hữu) • Rút vốn, chi trả cổ tức •Huy động vốn đi vay • Hoàn trả nợ vay • Lãi vay thì sao? 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 9 Hoạt động kinh doanh (Operating activity) Những hoạt động thường xuyên: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận, với mục tiêu “giàu có hơn” cho vốn chủ sở hữu (thể hiện ở lợi nhuận giữ lại): • Hoạt động sản xuất, chế biến • Hoạt động mua bán, trao đổi • Hoạt động cung ứng dịch vụ, tư vấn 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 10
  6. HAI CÂU HỎI Bất kỳ đối tượng nào có liên quan đến doanh nghiệp (có quyền lợi hay có trách nhiệm) thảy đều muốn biết hai thông tin cơ bản: (1) Tình hình tài chính hiện tại ra sao? (2) Kết quả kinh doanh thời gian qua như thế nào? Thảo luận: • Những ai liên quan đến doanh nghiệp? • Muốn biết thông tin để làm gì? 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 11 VÀ CÂU TRẢ LỜI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP THỂ HIỆN QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 12
  7. Giới thiệu các báo cáo tài chính (Introduction to Financial Statements) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 13 Hoạt động đầu tư và Hoạt động tài chính thể hiện kết quả trên Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN HUY ĐỘNG VỐN -Tài sản ngắn hạn: -Nợ phải trả:  Tiền mặt  Mua chịu  Khoản phải thu  Vay mượn  Hàng tồn kho -Vốn chủ: -Tài sản dài hạn  Vốn góp -Đầu tư dài hạn  Lợi nhuận giữ lại HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 14
  8. Hoạt động kinh doanh thể hiện kết quả trên Báo cáo thu nhập Doanh thu: (-) Giá vốn hàng bán (chi phí hàng đã bán) (=) Lợi nhuận gộp (-) Chi phí kinh doanh (bán hàng, quản lý) (=) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) (-) Chi phí lãi vay (=) Lợi nhuận trước thuế (-) Thuế thu nhập (=) Lợi nhuận ròng (-) Chia cổ tức (=) Lợi nhuận giữ lại HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 15 Quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập Bảng cân đối Bảng cân đối kế toán kế toán (31/12/2016) (31/12/2017) Kết quả kinh doanh Các lưu ý: •Lợi nhuận từ các hoạt động trên báo cáo thu nhập sẽ làm tăng (nếu lãi) hoặc làm giảm (nếu lỗ) lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế toán. •Vì lợi nhuận giữ lại (là vốn của chủ sở hữu) = Doanh thu – Chi phí Nên có thể nói:  Doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu  Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 16
  9. Dòng ngân lưu (dòng tiền mặt thu vào, chi ra) thể hiện kết quả trên Báo cáo ngân lưu DÒNG THU VÀO DÒNG CHI RA (cash in flows) (cash out flows) Hoạt động Bán hàng hóa, Mua hàng hóa, kinh doanh dịch vụ dịch vụ Hoạt động Bán thanh lý Mua sắm đầu tư tài sản cố định tài sản cố định Hoạt động Huy động vốn Trả cổ tức, trả tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) vốn, trả lãi 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 17 Tóm tắt dạng đẳng thức các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU (thể hiện tình hình tài chính tại một thời điểm nhất định, ví dụ: ngày 31/12/2014) Báo cáo thu nhập: DOANH THU - CHI PHÍ = LỢI NHUẬN (thể hiện kết quả kinh doanh của một thời kỳ, ví dụ: năm 2014) Báo cáo ngân lưu (dòng tiền): DÒNG TIỀN VÀO – DÒNG TIỀN RA = DÒNG TIỀN RÒNG (thể hiện dòng ngân lưu của một thời kỳ, ví dụ: năm 2014) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 18
  10. Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của nhà quản trị (hay là các hạn chế của chúng khi sử dụng trong phân tích, đánh giá tình hình hoạt động) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 19 Hạn chế của bảng cân đối kế toán • Giá trị trên bảng cân đối kế toán là giá trị sổ sách (BV: book value) • Bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình đã qua, trong khi các nhà quản trị lại hướng đến tương lai. • Giá trị trên bảng cân đối là tại thời điểm (không cho biết dòng chảy nguồn lực trong hoạt động đầu tư, hoạt động huy động vốn trong suốt một thời kỳ, cũng không cho biết tiền từ đâu đến và tiền đã đi về đâu [nguồn tạo ra tiền và cách sử dụng tiền]) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 20
  11. Hạn chế của báo cáo thu nhập • Doanh thu và chi phí được ghi nhận theo nguyên tắc “kế toán thực tế phát sinh” (accrual) và nguyên tắc phù hợp (matching), do đó không cho biết dòng tiền mặt thu vào, chi ra trong kỳ. • Lợi nhuận báo cáo có thể bị bóp méo (thổi phồng hoặc che dấu) bởi các nguyên tắc và quan điểm của kế toán. • Thảo luận về: • Phương pháp kế toán hàng tồn kho, khấu hao, phân bổ chi phí • Hiểu cho đúng vai trò của chi phí khấu hao 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 21 Hạn chế của báo cáo thu nhập (tiếp) • Doanh nghiệp có lãi nhưng không có tiền, và ngược lại • Doanh nghiệp có lãi nhưng không có gì đảm bảo rằng nó không bị phá sản nếu không đủ tiền để trả lương, trả nợ khi đáo hạn hoặc để tái sản xuất • Vấn đề “lãi giả, lỗ thật” và ngược lại • Một số trường hợp điển hình: – Enron – Ngân hàng thương mại Việt Nam 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 22
  12. Thảo luận thêm về Giá trị sổ sách Giá trị sổ sách (book value) thường xa rời với: •Giá trị thanh lý (liquidation value) •Giá trị thay thế hiện tại (replacement value) •Giá trị thị trường (MV: market value) •Giá trị đang hoạt động (going - concern value) Một vài thảo luận: • Giá một chiếc laptop của văn phòng công ty • Giá một phần mềm IT • Giá cây cầu Phú Mỹ Tp.HCM • Giá Bệnh viện Bình Dân; Trường Đại học HB, AG 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 23 Phần II Tổng quát NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 24
  13. Tổng quát nguyên lý kế toán Chi tiết bảng cân đối kế toán 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 25 Nội dung phần này  Cấu trúc bảng cân đối kế toán  Tài sản (thể hiện hoạt động đầu tư)  Nợ và Vốn chủ (thể hiện hoạt động tài chính)  Triết lý về tính thanh khoản (liquidity)  Ngắn hạn và dài hạn  Khái niệm vốn lưu động (working capital)  Đẳng thức kế toán  Đẳng thức căn bản  Các tác động đến đẳng thức kế toán  Giao dịch kế toán  Phân tích (nhận diện) các giao dịch (transaction)  Tham khảo tổng quát về quy trình kế toán 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 26
  14. Cấu trúc bảng cân đối kế toán 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 27 Bảng cân đối kế toán • Bảng cân đối kế toán (Balance sheet) chỉ ra tình hình tài chính của một đơn vị tại một thời điểm cụ thể. – Bảng cân đối kế toán cũng gọi là: báo cáo hiện trạng/tình hình tài chính, bảng cân đối tài sản, bảng đối chiếu, bảng cân bằng. • Phía bên trái (hoặc bên trên) liệt kê các Tài sản • Phía bên phải (hoặc bên dưới) liệt kê Nợ phải trả và Vốn chủ 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 28
  15. Bảng cân đối kế toán Công ty Cửu Long, ngày 31/12 TÀI SẢN 2013 2014 NỢ VÀ VỐN CHỦ 2013 2014 Tiền mặt 200 2 Vay ngân hàng 250 130 Khoản phải thu 100 458 Khoản phải trả 152 140 Hàng tồn kho 220 550 Cộng nợ ngắn hạn 402 270 Cộng tài sản ngắn hạn 520 1.010 Nợ dài hạn - - Tài sản cố định: Vốn chủ sở hữu: Nguyên giá (giá gốc) 1.000 970 Vốn góp 800 1.028 Khấu hao tích lũy (80) (120) Lợi nhuận giữ lại 238 562 Giá trị ròng 920 850 Cộng vốn chủ 1.038 1.590 Tổng tài sản 1.440 1.860 Tổng Nợ và Vốn chủ 1.440 1.860 (Báo cáo tài chính Công ty Cửu Long sẽ được sử dụng xuyên suốt trong các phần tiếp theo) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 29 Triết lý về tính thanh khoản Bảng cân đối kế toán được trình bày theo trình tự “tính thanh khoản giảm dần” NTB1 – Một tài sản có tính thanh khoản là tài sản dễ dàng biến thành tiền mặt (liquid assets). – Một khoản nợ có tính thanh khoản là khoản nợ được ưu tiên thanh toán trước (liquid liability). Thảo luận: • Thế nào là một chứng khoán không có tính thanh khoản? • Tại sao bất động sản có tính thanh khoản thấp? • Các ngân hàng thiếu tính thanh khoản nghĩa là gì? 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 30
  16. Slide 30 NTB1 "Tính thanh khoản giảm dần" được áp dụng trong Hệ thống kế toán Mỹ và các nước giống Mỹ, trong đó có Việt Nam; Hệ thống kế toán một số nước châu Âu thì ngược lại. NGUYEN TAN BINH, 12/12/2008
  17. Triết lý về tính thanh khoản (tiếp) Tính thanh khoản cũng là sự khác biệt giữa một công ty đại chúng (public company) và công ty chưa niêm yết – Cổ phiếu của công ty đại chúng đã được mang ra “chợ”, nơi tấp nập người mua kẻ bán – Như vậy, tính thanh khoản sẽ là “một tài sản” cộng thêm vào khi định giá doanh nghiệp? 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 31 Triết lý về tính thanh khoản (tiếp) Tính thanh khoản cũng là sự khác biệt giữa các công ty có và không có tài sản để bán (thanh lý) – Công ty bất động sản Sài Gòn khi thanh lý phá sản có 80 nền biệt thự ở An Phú Đông. – Công ty phần mềm SPFT khi phá sản có một số kỹ sư tài năng. Xét trên khía cạnh thanh khoản này, bạn sẽ chọn mua cổ phiếu nào trong 2 cổ phiếu dưới đây với mục đích đầu tư (giá ngày 03/7/20xx): • VNM – Công ty sữa Việt Nam (40.900 đồng) • FSI – Công ty chứng khoán F (29.000 đồng) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 32
  18. Ngắn hạn và dài hạn Do vậy, theo triết lý thanh khoản, trình bày thứ tự trên bảng cân đối kế toán sẽ là ngắn hạn trước, dài hạn sau – Tài sản ngắn hạn (Current assets) là những tài sản có thể chuyển thành tiền trong vòng thời gian 1 năm – Tài sản ngắn hạn gồm: Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho – Nợ ngắn hạn (Current liabilities) là những khoản nợ phải trả trong vòng thời gian 1 năm. – Những gì còn lại là dài hạn – “Phần nợ dài hạn đến hạn trả” là nợ ngắn hạn. 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 33 Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động (working capital) là vốn đáp ứng, duy trì các hoạt động hàng ngày Tiền mặt Thu nợ Khoản phải thu Bán chịu Sản xuất Hàng tồn kho Bán thu tiền Đầu tư Khấu hao Tài sản cố định 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 34
  19. Khái niệm vốn lưu động (tiếp) Tiền mặt Thu nợ Khoản phải thu Bán chịu Sản xuất Hàng tồn kho Bán thu tiền Đầu tư Khấu hao Tài sản cố định Từ tiền mặt chuyển thành hàng tồn kho (do sản xuất hoặc mua), bán chịu cho khách hàng trở thành khoản phải thu, khi thu nợ chuyển về lại thành tiền mặt. – Đó là một chu kỳ kinh doanh (operating cycle) hoặc một vòng chu chuyển vốn lưu động (working capital cycle) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 35 Khái niệm vốn lưu động (tiếp) Tuy nhiên, nếu mua hàng hóa/nguyên vật liệu thiếu nợ người bán, tiền lương chưa thanh toán cho nhân viên, thuế chưa nộp, tức là những yếu tố đầu vào chưa chi trả tiền mặt thì sao? •Vốn lưu động sẽ loại trừ những khoản “mượn tạm” này. Công thức: •Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn – Hãy chứng minh công thức này bằng cách “chuyển vế”, “đổi dấu” từ đẳng thức kế toán căn bản: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 36
  20. Đẳng thức kế toán (Accounting equation) 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 37 Đẳng thức kế toán Đẳng thức căn bản: Tài sản = Nợ + Vốn chủ Hoặc: Vốn chủ = Tài sản - Nợ Hoặc: Nợ = Tài sản – Vốn chủ 1/18/2016 Nguyễn Tấn Bình 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2