intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vốn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trước cuộc cách mạng 4.0

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung làm rõ về vốn nhân lực, phản ánh thực trạng và đưa ra đề xuất cải thiện, nâng cao vốn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – ngành công nghiệp được coi là điểm sáng kinh tế của nước ta những năm gần đây nhưng cũng là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cách mạng 4.0. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vốn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trước cuộc cách mạng 4.0

  1. VỐN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ThS. Nguyễn Thị Hồng1- ThS. Nguyễn Thị Cẩm Nhung2 Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ kéo theo sự biến đổi của nhân loại cả về quy mô, phạm vi và độ phức tạp của nó. Trong một số lĩnh vực, theo dự báo, với sự xuất hiện của robot, số lượng người cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Đó là một thách thức không hề nhỏ đặt ra đối với nguồn nhân lực ở nước ta. Bài viết tập trung làm rõ về vốn nhân lực, phản ánh thực trạng và đưa ra đề xuất cải thiện, nâng cao vốn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – ngành công nghiệp được coi là điểm sáng kinh tế của nước ta những năm gần đây nhưng cũng là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc cách mạng 4.0. Từ khóa: Vốn nhân lực; chế biến, chế tạo; cách mạng 4.0 Abstract: Globalization and international integration are vital trends of the times. The industrial revolution 4.0 will entail the transformation of humanity both in term of scale, sphere and complexity. In some areas, according to the forecast, with the appearance of robots, the number of employees will be only one tenth compared to today.This is not small challenge for human resources in our country. The article focuses on clarifying human capital, reflecting the situation and making suggestions to improve and enhance human capital in the processing and manufacturing industry - the industry is considered to be the economic bright spot of the country in recent years, but also is the industry most affected by the 4th industrial revolution. Keywords: human capital; processing and manufacturing; revolution 4.0. 1. VÀI NÉT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hiện nay, thế giới đang phát triển mạnh mẽ cuộc cách mạng với nền tảng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0). Có rất nhiều tổ chức đã sử dụng các công nghệ khác nhau và tạo ra những giá trị khác nhau. Những đột phá khoa học và công nghệ mới dường như là vô hạn, diễn ra trên rất nhiều phương diện khác nhau và ở nhiều nơi khác nhau. Về bản chất, cách mạnh công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của khoa học và công nghệ, do đó, cuộc cách mạng này có những đặc điểm cơ bản sau: • Hệ thống sản xuất điều khiển - vật lý (CPPS): là sự hợp nhất giữa thế giới vật lý và thế giới ảo, là nền tảng cho việc xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày nay. CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc với nhau, được tổ chức như mạng xã hội. Đơn giản chỉ cần cấp địa chỉ mạng, chúng sẽ tạo liên kết IT với các thành phần cơ - điện tử, sau đó giao tiếp với nhau thông qua hạ tầng mạng. 1 Email:hong174ulsa@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 2 Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội
  2. 538 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 • Internet kết nối vạn vật (IoT) - là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là “thiết bị kết nối” và “thiết bị thông minh”), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu • Internet của các dịch vụ (IoS) - là công nghệ blockchain thế hệ tiếp theo, cung cấp mạng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hệ sinh thái hướng dịch vụ. Nền tảng IoS không chỉ cung cấp cho người dùng một cách hoàn toàn phi tập trung để trao đổi các dịch vụ trực tuyến và hàng hóa kỹ thuật số, mà còn cho phép các nhà phát triển triển khai các ứng dụng công nghệ quy mô lớn với khả năng hỗ trợ số lượng lớn người dùng • Internet của dữ liệu (IoD) - trong trường hợp này, dữ liệu được quản lý và chia sẻ bằng công nghệ Internet. Điều này là do hệ thống vật lý điện tử đang tạo ra dữ liệu lớn, có sự phát triển của một nền văn hóa an ninh và an toàn toàn diện. Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó làm thay đổi sâu, rộng toàn bộ các hoạt động của tổ chức. Quy mô của cuộc cách mạng 4.0 là sự đột phá về công nghệ đồng thời diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tương tác thúc đẩy lẫn nhau, với tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người, đồng thời thách thức chúng ta về vai trò thực sự của con người. 2. VỐN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA 2.1. Vốn nhân lực Vốn nhân lực được coi là quan trọng cho sự thành công của các tổ chức trong giai đoạn hiện nay. Với người sử dụng lao động, vốn nhân lực được đánh giá cao khi mức độ đầu tư và phát triển vốn nhân lực gắn liền với khả năng tăng năng suất lao động. Với người lao động, vốn nhân lực rất được coi trọng vì đầu tư cho vốn nhân lực được coi là một phương cách hiệu quả để gia tăng thu nhập trong tương lai. Vốn nhân lực được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo các góc độ khác nhau, tuy nhiên đều xuất phát chung từ một lý thuyết được gọi là “lý thuyết vốn con người”. Theo Sveiby (1997), vốn nhân lực bao gồm ba thành phần chủ yếu: vốn bản năng, vốn cơ cấu và vốn quan hệ. Nguồn nhân lực đại diện cho nhân tố con người trong tổ chức là sự kết hợp trí thông minh, kỹ năng và chuyên môn mang lại cho tổ chức các giá trị đặc biệt (Bontis 1998). Các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất của tổ chức vì nó là nguồn sáng tạo, là sự đổi mới, thay đổi và cải tiến. Richard Blundell và cộng sự (1999) đề cập đến khái niệm vốn con người “... xuất phát từ sự công nhận rằng quyết định đầu tư vào vốn con người của một cá nhân hoặc doanh nghiệp (nghĩa là đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhiều hơn) tương tự như các quyết định về đầu tư sản xuất cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp đó” . Theo các tác giả, nguồn vốn con người có thể được chia thành ba thành phần: (1) “khả năng sớm”, có thể thu được hoặc bẩm sinh; (2) kiến thức thu được thông qua giáo dục chính quy; và (3) kỹ năng, năng lực và kiến thức chuyên môn đã đạt được và phát triển trong suốt quá trình làm nghề.
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 539 Bảng 1.1. Định nghĩa vốn con người của một số nhà nghiên cứu STT Tác giả Định nghĩa 1 Ulrich (1997) Là năng lực thực hiện công việc của cá nhân 2 Gableta (1998) Là yếu tố gắn bó không thể tách rời với các đặc tính về thể chất, tinh thần, trí tuệ cũng như đạo đức của cá nhân con người. 3 Dross (1999) Bao gồm kiến ​​thức và kỹ năng thu được trong quá trình học tập và thực hành chuyên môn 4 Sajkiewicz (1999) Là yếu tố liên kết thường xuyên với tổ chức và sứ mệnh của tổ chức đó, được đặc trưng bởi kỹ năng hợp tác, sáng tạo, thái độ. Chúng tạo thành động cơ và trái tim của tổ chức, mà không có nó, tổ chức không thể phát triển được. 5 Bontis (2002) Bao gồm trí tuệ, kỹ năng và kiến ​​thức chuyên môn mang lại cho tổ chức đặc tính riêng của tổ chức đó 6 Grodzicki (2003) Bao gồm kiến thức, kỹ năng và khả năng của cá nhân đem lại giá trị cho tổ chức 7 Pocztowski (2003) Là những đặc điểm chung và đặc trưng cụ thể được thể hiện trong nhân viên, đem lại giá trị cho cá nhân và tổ chức 8 Baron, Armstrong Bao gồm kiến thức, kỹ năng, cơ hội và khả năng tiềm ẩn để phát triển và đổi (2008) mới trong công việc của người lao động 9 OECD (2012) Kiến thức, kỹ năng, năng lực và các thuộc khác tạo điều kiện cho các giá trị phúc lợi cá nhân, xã hội và kinh tế 10 Miciuła (2015) Là các giá trị vốn có trong bản chất của con người, không thể tạo thành giá trị mà không có kiến thức và kỹ năng, kỹ năng xã hội, thái độ và hành vi hướng tới tổ chức (động cơ và cam kết) Như vậy, có thể thấy rằng,vốn nhân lực được tiếp cận theo nhiều tiêu chuẩn, thang đo khác nhau. Từ việc tổng hợp quan điểm của các nhà nghiên cứu, tác giả đồng quan điểm về vốn nhân lực của Miciula (2015) và cho rằng vốn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải có là kiến thức (đặc biệt có kiến thức, trình độ về khoa học công nghệ), ngoại ngữ, kỹ năng và thái độ, hành vi, tác phong làm việc chuyên nghiệp. 2.2. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là một trong các ngành kinh tế được phân loại theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là là một bộ phận trong khu vực thứ hai của một nền kinh tế, bao gồm các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng cũng như sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực này thường sử dụng các sản phẩm của khu vực sơ khai (hay khu vực thứ nhất của nền kinh tế) làm đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm công nghệ tiêu dùng. Khu vực chế tạo có thể phân thành hai tiểu khu vực là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ (vi.wikipedia.org). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các ngành công nghiệp và là điểm sáng kinh tế năm 2018. Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung cả năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10% so với năm trước. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng
  4. 540 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 chung của toàn ngành với mức tăng 12% (mặc dù thấp hơn mức tăng 14% của năm 2017 nhưng vẫn cao hơn mức tăng của các năm 2012-2016); ngành sản xuất và phân phối điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư với mức tăng 10%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 2% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm 11%). (Tổng cục thống kê, 2018) Bảng 2. Một số chỉ số phản ánh tình hình hoạt động ngành chế biến, chế tạo Đơn vị: % STT Chỉ số Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 1 Chỉ số sử dụng lao động 103,5 105,4 102,8 2 Chỉ số sản xuất công nghiệp 111,2 114,5 112,3 3 Chỉ số tiêu thụ 108,4 108 112,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê các năm 2016, 2017, 2018 Được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp tiềm năng của quốc gia, tuy nhiên, với sự tác động của CMCN 4.0, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu cũng như đóng góp của ngành trong tăng trưởng kinh tế của nước ta thời gian tới. Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay, chiếm tỷ trọng lớn là các ngành chế biến thực phẩm (luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ ở mức trên 17%), tiếp theo ngành sản xuất điện tử, máy vi tính và thiết bị viễn thông (trên 12%). Ngoài ra, phải kể đến các ngành như dệt may (8,12%), thiết bị giao thông (4,85%), máy tính và điện tử (3,54%), v.v… Các ngành công nghiệp công nghệ thấp tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm chế biến, chế tạo ở Việt Nam, trong khi con số này của toàn cầu chỉ là 18% (Tổng cục Thống kê, 2018). Những ngành công nghiệp này đều sử dụng nhiều lao động hoặc sản xuất sản phẩm cuối cùng có giá trị gia tăng thấp, dẫn đến sự tăng trưởng chậm về giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đây là một trong những cản trở lớn đối với phát triển công nghiệp khi Việt Nam cần từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Với xu hướng siêu tự động hóa và sự tham gia của các robot thông minh, thế hệ mới, có khả năng tùy chỉnh cao, CMCN 4.0 sẽ có những tác động lớn trong việc thay đổi mô hình tổ chức sản xuất của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam trong thời gian tới. Do vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về năng lực đầu tư, đổi mới hoạt động sản xuất và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường sẽ có thể dẫn tới xu hướng suy giảm đáng kể. CMCN 4.0 sẽ có tác động cụ thể lên ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo xu hướng sau: - Các ngành công nghiệp với công nghệ thấp: Đặc trưng của các ngành công nghiệp với công nghệ thấp là sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày…Những ngành này, năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào trình độ, năng lực của người lao động. Hay nói cách khác, lao động có tác động lớn hơn công nghệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0, đây sẽ là một trong những thách thức lớn, khi lao động được dần thay thế bằng robot và các nhà máy thông minh. Do đó, yếu tố quan trọng trong thời gian tới là tập trung dần vào cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng lao động.
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 541 - Các ngành công nghiệp với trình độ công nghệ ở mức trung bình: điển hình như ngành sắt thép, xi măng, cao su, bao bì và các ngành công nghiệp khoáng sản phi kim loại. Đối với các ngành này, các quốc gia công nghiệp tập trung vào công nghệ trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn dựa vào tài nguyên, năng lượng nhưng chủ yếu là xuất khẩu tài nguyên thô (ở Việt Nam là xuất khẩu khoáng sản thô). Công nghệ, lao động và tài nguyên là các yếu tố cần tác động, đây là các ngành có thị trường phát triển mạnh và nhu cầu cao từ các nước phát triển. Dưới tác động của CMCN 4.0, yếu tố cần tập trung cải tiến đó là chất lượng lao động và cải tiến công nghệ cao. - Các ngành công nghiệp với trình độ công nghệ ở mức độ cao: Các quốc gia công nghiệp có lợi thế cao, với các quốc gia đang phát triển, bên cạnh công nghệ, yếu tố vốn và năng lượng cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, dưới tác động của CMCN 4.0, cần tập trung đầu tư phát triển KHCN, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiến tiến; dịch chuyển mạnh sang những ngành công nghiệp công nghệ cao; lựa chọn và tập trung xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, Việt Nam có lợi thế; giảm nhanh xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô. Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những cơ hội lớn cho nước ta để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra những thách thức lớn, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – nhóm ngành luôn được coi là sử dụng nhiều lao động và cần sử dụng công nghệ hiện đại. Do đó, việc phát triển vốn nhân lực trong nhóm ngành này trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết. 2.3. Một số yêu cầu về vốn nhân lực ngành công nghiệp chế biến chế tạo trước cuộc cách mạng 4.0 Những đột phá về công nghệ mới trong mọi lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, robot, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, kỹ thuật mới,...sẽ tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế. Muốn đáp ứng được sự thay đổi từng giây về công nghệ đó, vốn nhân lực nói chung, vốn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng cần phải bổ sung những yêu cầu mới: Về kiến thức: giỏi chuyên môn, giỏi tay nghề, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực có liên quan; nắm bắt được các quy định pháp luật của Nhà nước. Về kỹ năng: cần có kỹ năng tương tác, giỏi về khoa học công nghệ, có khả năng sử dụng thiết bị khoa học hiện đại; sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo; có đầy đủ các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; kỹ năng ứng xử và giao tiếp; phát triển năng lực xã hội... Đối với lao động quản lý, cần có tầm nhìn, định hướng đúng, liên kết mọi người cùng đồng thuận, có khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong công việc, có khả năng quản lý và lãnh đạo. Vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng quản lý vào quá trình quản lý nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất. Về thái độ, hành vi: trên cơ sở các quy định pháp luật của Nhà nước, các văn bản nội bộ của doanh nghiệp, người lao động cần tuân thủ đúng, nghiêm túc; bản lĩnh nghề nghiệp, chịu được áp lực công việc, tư duy sáng tạo; học hỏi cầu thị; có trách nhiệm và tinh thần tương trợ trong công việc; xác định động cơ làm việc đúng đắn để định hướng hành vi đúng đắn. Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, lao động ngành chế biến, chế tạo phải trang bị cho mình vốn nhân lực với những kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi một cách đẩy đủ và hiện đại để có thể cạnh tranh các vị trí việc làm, tránh bị đào thải.
  6. 542 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.4. Thực trạng vốn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Theo ông Nguyễn Văn Bình (2017) nhận định Việt Nam sẽ là nước chịu tác động rất mạnh mẽ bởi cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn được gọi là cách mạng 4.0, trong đó lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam được cho là có nguy cơ bị máy móc đào thải với tỷ lệ cao nhất khu vực ASEAN. Sẽ có 74% số lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, dễ bị thay thế do tự động hóa. Con số này cao hơn so với các nước trong khu vực như Philippines (54%), Thái Lan (58%) và Indonesia (67%). Một trong những lý do dẫn đến nhận định trên, đó chính là “vốn nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo”. Về kiến thức và kinh nghiệm Lao động trong ngành chế biến chế tạo chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2017), tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của ngành chế biến, chế tạo rất thấp (17,7%), giảm so với năm 2016 (17,9%). Năm 2016, Việt Nam có gần 5,4 triệu lao động trình độ cao, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ chiếm 9% (tỷ lệ này đối với các nước phát triển lên đến 40-60%). “Bản chất ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện không có hiệu suất cao, lao động sử dụng không thông qua đào tạo chuyên sâu, chủ yếu lao động lắp ráp, chế biến giản đơn ở những công đoạn có thể dùng máy móc thay thế”.(Nguyễn Văn Bình, 2017) Cơ cấu nguồn nhân lực ngành chế biến, chế tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa các ngành đào tạo. Nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật-công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp. Lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện, các lĩnh vực tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu hụt. Theo báo cáo lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê (2016), Việt Nam có gần 5,4 triệu lao động có trình độ kỹ năng cao, trong đó tập trung nhiều nhất trong ngành Giáo dục - Đào tạo (chiếm 30% số lao động trình độ cao, tỷ trọng lao động trình độ cao chiếm 88,4% lao động của ngành), hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng (chiếm 19%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (chiếm 8%). Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – là ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao, trong khi với các nước phát triển tỷ lệ này lên đến 40 – 60%. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 543 Về kỹ năng làm việc Nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (2016) cũng cho thấy, mức độ đáp ứng về kỹ năng do thay đổi công nghệ của lao động trong các doanh nghiệp điện tử và may rất thấp. Trừ kỹ năng an toàn và tuân thủ kỷ luật lao động có tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát đánh giá tốt và rất tốt về mức độ đáp ứng kỹ năng của lao động so với yêu cầu công nghệ mới khá cao (72% với ngành điện tử và 50% với ngành may mặc), các kỹ năng còn lại đều có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tốt/rất tốt là khá thấp, đặc biệt đối với ngành may mặc. (Đại học Ngoại Thương, 2018). Khả năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, thuyết trình hay chia sẻ kinh nghiệm và giao tiếp với cộng đồng, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế. Sự thích ứng của người lao động với công việc chưa cao, khả năng tiếp nhận, ứng dụng và sáng tạo tri thức của người lao động còn thấp. Sự thiếu hụt kỹ năng lao động và tay nghề trong một số ngành đang là đặc trưng của người lao động Việt Nam hiện nay, trong đó có nhân lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Về thái độ và hành vi Kỷ luật lao động, ý thức, tác phong công nghiệp của người lao động cũng còn thấp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, mang tác phong sản xuất nông nghiệp, chưa thực hiện đúng nội quy về giờ giấc và hành vi. Nhiều lao động chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Nhiều lao động chưa có động cơ làm việc. Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh cho biết: “Nhiều lao động thường đi làm không đúng giờ, có khi trễ đến nửa tiếng. Họ nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng lại có người bỏ ra ngoài để đi đâu đó. Để chấn chỉnh, công ty ban hành nội quy mới, không cho phép ra ngoài trong giờ làm việc. Công nhân không đồng tình đòi bỏ việc khi cho rằng doanh nghiệp quá khắt khe với người lao động”. Ông Wang Fu Tang, doanh nhân người Đài Loan đã thành lập Công ty Sản xuất sản phẩm mây tre mỹ nghệ xuất khẩu, tại khu công nghiệp Hiếu Thiện (Thuận Nam, Ninh Thuận). Qua hơn 7 năm hoạt động, bên cạnh những khó khăn về khâu tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu… công ty của ông còn phải thường xuyên đối mặt với tình trạng lao động thiếu tính kỷ luật. Ông Tang cho hay: “Trước đây, tổng số lao động của đơn vị gồm 70 người, tuy nhiên do tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn nên hiện giảm xuống chỉ còn lại 30 người, hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, nhưng chỉ có khoảng 16 người trong số đó là làm việc tương đối nghiêm túc. Số còn lại hễ có việc gia đình, ma chay, cưới hỏi, đến mùa vụ… là nghỉ luôn cả tuần không cần hỏi han, xin phép gì. Mỗi khi có hợp đồng gia công sản phẩm tôi lại lo công nhân tự ý bỏ việc, không chịu đi làm đều đặn, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, mất uy tín với khách hàng”. Với thực trạng vốn nhân lực như vậy, đây là thách thức không nhỏ đối với nền công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Để có thể đáp ứng yêu cầu về vốn nhân lực trong nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần có sự quan tâm đúng mức và thực hiện đồng bộ các chính sách từ các bên có liên quan mà cụ thể là Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo và bản thân người lao động.
  8. 544 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cần đổi mới phương pháp giáo dục và mục tiêu giáo dục, đặc biệt là bậc học sau Trung học phổ thông, kể cả Trung học chuyên nghiệp. Thay vì đào tạo theo chỉ tiêu, số lượng một cách chung chung, ngành giáo dục cần thực hiện một chiến lược đào tạo bắt kịp xu thế vừa thực tiễn vừa dự báo để đáp ứng được chất lượng nguồn nhân lực. Cần có đánh giá đầy đủ với các số liệu thực tế về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của người lao động trong phạm vi toàn quốc và doanh nghiệp để có được cái nhìn trung thực, khách quan về vốn nhân lực. Qua đó có những tham mưu chính xác, kịp thời để có những cơ chế, chính sách điều chỉnh hợp lý có tầm nhìn dài hạn về vấn đề nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ theo mô hình: Nhà trường – doanh nghiệp – người lao động. Dựa trên nhu cầu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhà trường tiến hành đào tạo theo “đơn đặt hàng” khi tuyển chọn, đào tạo phù hợp với năng lực, nhu cầu. Biện pháp này không được đi sau các biện pháp trên mà tiến hành ngay để đảm bảo nhu cầu cạnh tranh về nguồn nhân lực cũng như tạo giá trị doanh nghiệp thông qua đó nhân rộng mô hình cho các doanh nghiệp khác. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, công nghệ cao. Đây là điểm mấu chốt khi đa số các cơ sở đào tạo trong nước mới đáp ứng được một phần rất nhỏ đối với nhu cầu. Nếu thực hiện tốt biện pháp này ngay từ đầu sẽ tạo được những hiệu ứng “dây chuyền”: Người được tào tạo trước có thể trực tiếp hướng dẫn hoặc đào tạo cho nhân lực kế cận. Đây cũng là biện pháp mà các nước đang phát triển tương tự như nước ta trong khu vực đang áp dụng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Người lao động cũng cần cố gắng nỗ lực hơn để nâng cao trình độ và năng lực của bản thân. Người lao động nên đầu tư nghiêm túc vào vốn nhân lực thông qua quá trình đào tạo, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm; chủ động tiếp cận với công nghệ kỹ thuật số, cải thiện khả năng ngoại ngữ để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Với nhiều người, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng khoa học công nghệ máy móc dần dần thay thế con người. Tuy nhiên, cách mạng 4.0 không chỉ dừng lại ở đó, con người dùng máy móc thay thế con người, máy móc không điều khiển con người mà hoàn toàn ngược lại. Muốn làm được điều này, mỗi cá nhân cần trau dồi, rèn luyện bản thân, cải thiện vốn nhân lực với những kiến thức kỹ năng cần thiết, cần có thái độ và hành vi đúng mực. 4.0 là cuộc cách mạng mang tính đột phá, thể hiện sự năng động, linh hoạt. Trong cuộc cách mạng này không có chỗ cho sự ỉ lại hay thụ động mà đòi hỏi sự chủ động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Bình (2017), Báo cáo chi tiết về “Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Ban Kinh tế Trung Ương. 2. Đại học Ngoại Thương (2018), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” – Nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục quốc gia. 3. Tổng cục Thống kê (2016), Tình hình kinh tế xã hội năm 2016
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 545 4. Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. 5. Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018. 6. Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (2016), Nghiên cứu Xu hướng phân phối thu nhập và tiền lương ở Việt Nam, nhiệm vụ KHCN thuộc Bộ LĐTBXH. 7. http://vi.wikipedia.org Tiếng Anh 8. Miciuła I (2015), The Measurement of Human Capital Methods, Journal ofInternational Studies, vol. 8, no 1 9. Nick Bontis (1998), Intellectual capital: an exploratory study that develops measures and models, Management Decision, Vol. 36 Issue: 2, pp.63-76,  10. Richard Blundell et al(1999), Market Share, Market Value and Innovation in a Panel of British Manufacturing Firms, The Review of Economic Studies, Vol. 66, No. 3. (Jul., 1999), pp. 529-554. 11. Sveiby, K.E (1997), The New Organizational Wealth: Managing & Measuring Knowledge-based Assets, San Francisco: Berrett-Koehler Publisher.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2