Cho đến hôm nay, nhà văn lỗi lạc Vũ Trong Phụng ra đi đã 70 năm. Tác phẩm của ông vẫn được xuất bản, được ca tụng, nhưng cuộc đời ông và sáng tác của ông đến nay vẫn còn những điều bí ẩn…
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Vũ Trọng Phụng và những bí ẩn trong cuộc đời
- Vũ Trọng Phụng và những bí ẩn
trong cuộc đời
Cho đến hôm nay, nhà văn lỗi lạc Vũ Trong Phụng ra đi đã 70
năm. Tác phẩm của ông vẫn được xuất bản, được ca tụng,
nhưng cuộc đời ông và sáng tác của ông đến nay vẫn còn những
điều bí ẩn… Văn tài ông bắt nguồn từ đâu, những người tự nhận
là con trai nhà văn nổi tiếng này là ai, vì sao có chuyện ấy…?
- Chân dung nhà văn Vũ Trọng Phụng của họa sĩ Chóe Vâng! Vũ
Trọng Phụng sinh ra ở Hà Nội vào năm 1912, mới bảy tháng tuổi
thì cha mất, cảnh nhà nghèo khó, dù được người mẹ cố nuôi ăn
học nhưng đến sơ học Pháp Việt thì đành bỏ ngang. Vũ Trọng
Phụng bắt đầu đi làm để có tiền trang trải cho gia đình nuôi bà nội
già yếu, nuôi mẹ già mắt kém. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại hồi nhỏ
Vũ Trọng Phụng học cùng ở trường Hàng Vôi.
- Khi lớn lên, không thấy Phụng học nữa. ít sau nghe nói Phụng đi
làm kiếm sống. Lúc làm thư ký cho hãng buôn trên phố Tràng
Tiền bây giờ do mải tranh thủ viết báo mà Vũ Trọng Phụng bị
đuổi việc. Sau đó khi đi làm sắp chữ nhà in lại bị đuổi việc vì ông
mải mê theo đuổi việc viết lách. Từ đó chàng thanh niên hiền lành
mới 19 tuổi đã dấn bước vào nghề văn và nghề báo ở Hà Nội và
nổi lên như một văn hào khi tuổi vừa đôi mươi.
Không hiểu sao người trai ấy khi mới vừa qua tuổi thiếu niên đã
có thể viết nên những thiên tuyệt bút, cả phóng sự và tiểu thuyết.
Những bài phóng sự của Vũ Trọng Phụng đậm chất văn chương,
sâu sắc và mang tính hiện thực như chính cái xã hội nó mô tả.
Những phóng sự: Cạm bẫy người, Lấy tây, Lục xì, Làm đĩ… ông
viết bằng sự quan sát và qua câu chuyện của người khác, bản
thân ông không hề ăn chơi, hút sách, nghiện ngập, trai gái.
Không ai có thể hiểu nổi vì sao con người vốn giản dị, hiền lành
ấy lại có thể khuấy động văn đàn bằng những phóng sự, bằng
- những vở kịch và tiểu thuyết lừng lẫy thời đó như Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê, Dứt tình…. Người ta tìm đọc ông bởi những người
cần lao và cả những ông ký thầy phán, giới ăn trên ngồi trốc đều
như thấy mình trong ấy. Bản thân tác giả, cuộc đời quá ư nghèo
khổ và bị bạc đãi như vậy, nhưng điều tuyệt vời là ông không tha
hóa theo thời đại.
Nhà văn sống trong bấn bách cơm áo và suốt đời chỉ nghĩ về
cơm áo cho gia đình mà cuối cùng chết trong sự bần bạc, ốm
không thuốc thang, không tiền chạy chữa... Ngòi bút Vũ Trọng
Phụng hướng về những người bị chà đạp, bị bóc lột. Nhưng
không phải cứ có hoàn cảnh điển hình là có tác phẩm hay. Cái
khó hiểu ở đây là vì Vũ Trọng Phụng học hành dang dở, nỗi nhà
nỗi đời đều khốn khó, làm sao đủ sức để làm nên điều kỳ diệu ấy.
Chỉ có thể lý giải rằng thiên phú cho người trai ấy tố chất văn sĩ
có chút thiên tài, cộng với sự cần mẫn cóp nhặt vốn sống và một
trái tim nồng nàn yêu thương người cùng khổ… Vũ Trọng Phụng
- mới trở nên lỗi lạc đến thế. Thử hỏi có thanh niên nào chỉ cầm
bút viết tay, trong chưa đầy mười năm trời đã để lại cho thiên hạ
hàng chục cuốn sách mà là những cuốn sách văn chương hiện
thực xã hội tràn đầy cảnh xã hội bất công tàn bạo, coi rẻ nhân
phẩm con người. Lối văn ấy không lẫn với ai.
Chất hiện thực xã hội dưới ngòi bút Vũ Trọng Phụng hiện lên
sống động và sâu sắc. Chỉ có thể lý giải rằng hoàn cảnh xã hội
quá mức thối nát, con người tận cùng tha hóa, qua ngòi bút của
ông, bằng tài hoa và tâm trạng chính tác giả, đã đưa văn Vũ
Trọng Phụng đến đỉnh cao. Không có tố chất đó thì dù có sẵn đề
tài, chất liệu và tiền bạc nữa, cũng không thể có một nhà văn
chân chính, xuất sắc như Vũ Trọng Phụng của chúng ta...
Cuộc đời vốn quá khốn khó như vậy đến khi chết rồi mà vẫn
chưa yên. Không biết người đời có tham vọng gì nữa ở ông mà
có những người tự nhận mình là con trai Vũ Trọng Phụng (?) mà
là hai người khác nhau ở hai thời điểm khác nhau. Câu châm
- ngôn Hoài nghi tất cả không đúng với nhà văn Vũ Trọng Phụng,
bởi không ai thật thà giản dị và đức độ như ông…
Như điếu văn đọc tại lễ tang Vũ Trọng phụng: “Người vừa từ giã
chúng ta là một văn tài lỗi lạc, mà than ôi chỉ là một người bình dị,
một người cha đứng đắn, một người chồng đứng đắn hơn, một
người con rất hiếu, người của khuôn phép, của nền nếp…”. Vậy
thì làm sao có chuyện bí ẩn về gia đình như vậy? Người “con trai
Vũ Trọng Phụng” thứ nhất (tính theo ngày mạo nhận) là một gã
thanh niên Sài Gòn ăn chơi nghiện ngập. Theo nhà văn Vũ Bằng,
anh ta đã đi “cốc” không biết bao nhiêu người.
Lần gặp Vũ Bằng ấy, anh ta đã bị nhà văn vạch trần bộ mặt giả
dối lừa đảo bằng cái ngôn từ của kẻ ăn xin, làm động lòng trắc ẩn
của những bạn bè Vũ Trọng Phụng và độc giả yêu mến nhà văn.
Sau khi đi quyên góp bạn bè để giúp đỡ “ông con trai Vũ Trọng
Phụng” xong, chính Vũ Bằng đã vạch trần kẻ giả danh: “Thưa ông
con trai Vũ Trọng Phụng!
- Tôi xin nói thẳng cho ông biết, trước sự chứng kiến của bạn tôi
đây, ông là một thằng khốn nạn, một nghìn lần khốn nạn. Ở vào
một cái xã hội bịp bợm để có ăn không ai thèm cấm ông đi “bíp”,
đi “cốc” để có ăn có hút, nhưng ông khốn nạn là vì mặt mũi sáng
sủa, mà nghe giọng nói thì cũng ra vẻ người có học hành ông lại
phải giở cái hạ kế ra để mà đánh lừa người khác. Không bịp cách
gì được, ông lại tự nhận là con trai Vũ Trọng Phụng để cầu lấy
lòng thương của người quen và xin một chút từ tâm của những
người bạn cũ của Vũ Trọng Phụng hay những người đã đọc và
yêu văn Phụng…”.
Vũ Bằng viết: “Đáng thương thay Vũ Trọng Phụng… một người
như thế mà bị đời bóc lột đến tận xương tủy như thế mà đến khi
nhắm mắt tắt hơi rồi vẫn chưa yên, vẫn còn bị người ta đem tên
tuổi ra lợi dụng làm tiền nữa!…”.
Như vậy, từ thập kỷ 60 thế kỷ trước đã có người mạo nhận con
- trai nhà văn. Những tưởng chuyện ấy mãi mãi là chuyện tào lao
nhưng rồi gần đây từ bên… Mỹ có người đàn ông nhận mình là
con trai nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đem chuyện này hỏi ông
Nghiêm Xuân Sơn, người con rể của nhà văn hiện đang giữ phần
mộ và di sản bố vợ, ông Sơn bức xúc bày tỏ quan điểm: Không
thể đó là sự thật. Chuyện ông Vũ Trọng Khanh tự nhận là con trai
Vũ Trọng Phụng với những thông tin sai lệch, thậm chí tổn
thương đến hương hồn nhà văn khiến khó tin là có thật.
Ông Khanh đưa ra nhiều thông tin như vậy nhằm mục đích gì?
Tại sao bao nhiêu năm nay người con trai ấy không đoái hoài gì
đến mộ phần cha mình, không một lần hương khói, không tìm
kiếm nhận lại họ tộc?
Dư luận cho rằng có nhiều giả thiết đặt ra. Có thể chuyện ấy là có
thật, và có thể là mạo nhận vì những động cơ không trong sáng.
Mọi chuyện đang trong màn sương khói thời gian, cần có một
kiểm chứng làm sáng tỏ. Đừng để lịch sử mai này đặt lại nghi án
- về chuyện đời nhà văn chẳng ích gì chỉ làm đau thêm vong linh
người đã khuất.
Dư luận mong chờ sự phán xử cuối cùng. Có thể là một cuộc gặp
gỡ chứng minh để làm rõ sự thật… Cuộc đời của văn hào họ Vũ
đúng là vẫn còn những bí ẩn cần giải mã về khả năng văn
chương vô tiền khoáng hậu với kỷ lục viết và kỷ lục các tác phẩm
tuyệt bút. Và còn đây chuyện con cái gia đình. Ai là người hiểu rõ
ngọn ngành, hãy lên tiếng bảo vệ sự thật, để ở phía bên kia thế
giới linh hồn ông được thanh thản…