Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long<br />
Đối mặt nguy cơ “kép”<br />
Đồng bằng sông Cửu Long- vựa lúa của cả nước, được đánh giá là một trong<br />
những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Khu vực này<br />
đang phải đối mặt với viễn cảnh vựa lúa... không còn lúa, đất đồng bằng không<br />
còn phù sa, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất liền vì biến đổi khí hậu<br />
và thủy điện từ thượng nguồn sông Mekong.<br />
Từ biến đổi khí hậu<br />
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và Đồng bằng sông Cửu Long<br />
là nơi sản xuất lúa gạo hàng đầu. Tuy nhiên, lợi thế nông nghiệp này có thể sẽ không<br />
còn trong một ngày không xa. Số liệu khí tượng thủy văn và các kết quả đánh giá<br />
tính dễ bị tổn thương của Bộ Tài nguyên Môi trường, Đại học Chulalongkorn (Thái<br />
Lan), Đại học Cần Thơ, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Ngân hàng Thế giới đã<br />
cảnh báo rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Đồng bằng sông Cửu Long là rất<br />
nghiêm trọng.<br />
Theo số liệu ghi nhận của Đại học<br />
Cần Thơ, trong quá khứ, lưu lượng<br />
thấp nhất vào mùa khô của sông Cửu<br />
Long là 2.500m3/s thì hiện nay chỉ<br />
còn khoảng 1.600m3/s. Điều này<br />
khiến việc rửa mặn tự nhiên giảm và<br />
độ mặn tăng, trở ngại cho sản xuất<br />
nông nghiệp, thủy sản và cung cấp<br />
nước sạch và ảnh hưởng đến sản xuất<br />
ĐBSCL - vựa lúa với vai trò đảm bảo an công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, kết<br />
ninh lương thực cho cả nước đang đối mặt quả nghiên cứu mô hình dự báo ngập<br />
trước nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu của Viện Khoa học Thủy lợi miền<br />
và thủy điện. Ảnh: TRẦN ANH THẮNG Nam và Đại học Cần Thơ cho thấy,<br />
vào các tháng 9-10-11 mực nước tại<br />
Cần Thơ có thể tăng 50cm nếu mực nước biển dâng thêm 30cm, và tăng 1,2m nếu<br />
mực nước biển dâng thêm 100cm. Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu<br />
Long và khu vực này được chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu<br />
đánh giá là vùng dễ bị tác động nặng nề của bão và gió lốc do nằm trên địa hình bằng<br />
phẳng.<br />
<br />
Theo nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới thì nhiệt độ của Cần<br />
Thơ đến năm 2070 sẽ tăng khoảng 2,5 độ so với năm 1970. Lượng mưa có thể chỉ<br />
gia tăng nhẹ nhưng thay đổi sâu sắc như mưa sẽ tập trung trong thời gian ngắn hơn<br />
và khô hạn sẽ kéo dài hơn, ảnh hưởng bất lợi đến ngập lụt đô thị và sản xuất nông<br />
nghiệp.<br />
Theo Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường tài nguyên Cần Thơ Kỷ Quang<br />
Vinh: Qua các kịch bản ngập sâu từ các đơn vị nghiên cứu nói trên, mức độ ảnh<br />
hưởng đến sản xuất lúa vào năm 2050 như sau: Vụ đông-xuân giảm sản lượng từ<br />
50,7-100%; vụ hè - thu giảm sản lượng từ 6% đến 71%; vụ thu - đông giảm sản<br />
lượng 100%. Không chỉ thế, cây ăn trái và nghề nuôi thủy sản nếu không bao đê sẽ<br />
bị ngập hoàn toàn. Thậm chí, nếu có đê cao 1,2m so với mặt đất tại chỗ thì có hơn<br />
60% diện tích ao bị ngập; ao có đê bao cao 1,5m thì diện tích bị ngập là dưới 20%.<br />
Điều đáng lo này sẽ đến rõ hơn vào năm 2020-2050.<br />
Số liệu thực tế đã thống kê và số liệu mô hình dự báo đều cho thấy nhiệt độ trung<br />
bình của Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao trong quá khứ, hiện tại và tương lai.<br />
Nó đồng nghĩa với nhiệt độ, độ ẩm, nước, đất và mọi vật dụng có liên quan không<br />
khí sẽ bị tăng theo làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người. Các bệnh<br />
nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông thường tăng rất nhanh. Còn những lĩnh vực liên<br />
quan khác như năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch,<br />
thương mại,.. chi phí sẽ tăng thêm cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận<br />
hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu. Điều này tạo một sức ép rất lớn cho vựa<br />
lúa của cả nước và an ninh lương thực quốc gia.<br />
Đến thủy điện<br />
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, thành viên nhóm Dự án quốc tế nghiên cứu sông<br />
Mekong cho rằng có ba nguyên nhân sẽ khiến câu chuyện dân sinh và môi trường ở<br />
Đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa: Sai lầm quy hoạch, biến đổi khí hậu và thủy<br />
điện trên dòng Mekong. “Chúng ta nói tới phát triển kinh tế, nói tới bảo vệ môi<br />
trường nhưng tôi cho rằng câu chuyện lớn nhất chính là vựa lúa cả nước mà đói thì<br />
cả nước sẽ đói. Sai lầm về quy hoạch có thể khắc phục ngay bằng chính sách, biến<br />
đổi khí hậu có thể thích nghi từ từ bằng các mô hình phù hợp còn thủy điện trên sông<br />
Mekong thì Việt Nam phải lên tiếng phản đối cùng các nước ở hạ nguồn, các tổ chức<br />
bảo vệ môi trường trong nước và quốc tế ngay từ bây giờ” - Thạc sĩ Nguyễn Hữu<br />
Thiện nói.<br />
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh cho biết: Sông<br />
Mekong bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan,<br />
<br />
Campuchia, Việt Nam trước khi đổ ra biển, hiện nay trên dòng sông này đang có 7<br />
đập thủy điện lớn đã xây và 31 đập thủy điện khác sắp được xây. Khi toàn bộ đập<br />
thủy điện này thành hình thì không chỉ nhiều loài cá sinh sản ngược dòng bị tuyệt<br />
chủng mà sản lượng lúa cũng giảm nhanh chóng cùng với việc hệ sinh thái biến đổi<br />
tiêu cực.<br />
Đồng tình với ý kiến này, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Hùng<br />
cho biết: Suốt 25 năm công tác tại Vườn Tràm Chim, lần đầu tiên ông chứng kiến<br />
sự bất thường về lượng nước lưu chuyển và tốc độ lên xuống của dòng nước trong<br />
năm 2014. “Bằng kinh nghiệm cá nhân tôi thấy sản lượng cá ở đây so với ngày đầu<br />
tôi về công tác đã giảm 90%. Cá giảm thì chim ăn cá cũng giảm và cả những hệ sinh<br />
thái gắn với nước cũng suy thoái và chỉ có người dân là bị ảnh hưởng”- ông Nguyễn<br />
Văn Hùng nói.<br />
Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Hùng cũng bày tỏ: “Hệ sinh thái<br />
Đồng bằng sông Cửu Long cần có nước đều đặn để phát triển, nước về chậm 1-2<br />
ngày cũng đã xuất hiện các biến đổi. Giờ có thêm thủy điện thượng nguồn tôi lo<br />
nông dân sẽ điêu đứng, các loài chim, cá, thú quý hiếm sẽ tuyệt diệt”.<br />
MAI QUỐC ẤN (TTXVN)<br />
<br />