intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vườn quốc gia Xuân Sơn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

173
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khám phá núi rừng Xuân Sơn vào một ngày nắng trong veo giữa tháng 7 là một may mắn cho chúng tôi bởi ngay từ những đoạn đường vòng vèo qua các dãy núi, cảnh rừng Xuân Sơn đã hiện ra thật hùng vĩ. Xen giữa cảnh núi non trập trùng là những cánh đồng lúa nước xanh mượt, thẳng cánh có bay. Cảnh đẹp này không phải nơi núi rừng nào cũng có được. Tự hào cánh rừng vàng Xuân Sơn Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vườn quốc gia Xuân Sơn

  1. Vườn quốc gia Xuân Sơn Khám phá núi rừng Xuân Sơn vào một ngày nắng trong veo giữa tháng 7 là một may mắn cho chúng tôi bởi ngay từ những đoạn đường vòng vèo qua các dãy núi, cảnh rừng Xuân Sơn đã hiện ra thật hùng vĩ. Xen giữa cảnh núi non trập trùng là những cánh đồng lúa nước xanh mượt, thẳng cánh có bay. Cảnh đẹp này không phải nơi núi rừng nào cũng có được. Tự hào cánh rừng vàng Xuân Sơn Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 120km về phía Tây và cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 33km. Xuất phát điểm là một khu bảo tồn, tới năm 2002, VQG Xuân Sơn mới chính thức được thành lập. Anh Đinh Tấn Quyền, cán bộ VQG Xuân Sơn cho biết: “Xuân Sơn tự hào là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với tổng diện tích 15.048ha, chính vì vậy mà hệ động, thực vật ở đây vô cùng phong phú và độc đáo. Riêng về thực vật, VQG Xuân Sơn thống kê được 1.217 loài với 180 họ, trong đó có 40 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: kim giao, đinh, đẳng sâm, vù hương…” trồng rau, nuôi gà…Thấm thoát đã 20 năm ở rừng, Giám đốc Phạm Văn Long giờ đã thuộc từng cái hang, con suối, làm bạn với từng gia đình trong thôn xóm… Khó khăn là thế nhưng ai cũng có quyết tâm gây dựng Xuân Sơn trở thành một cánh rừng vàng giàu mạnh.
  2. Cho tới năm 2003, một năm sau khi VQG Xuân Sơn chính thức được thành lập, con đường nhựa nối từ quốc lộ 32 tới thẳng Xuân Sơn đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đời sống nơi đây. Giao thông thuận tiện đã giúp cho nhiều dự án đến với VQG Xuân Sơn hơn, tạo điều kiện nâng cao đời sống người dân. Tiêu biểu có dự án DANIDA (Phát triển kinh tế cho người dân sống trong vùng đệm của VQG), dự án AFAP (Nâng cao năng lực bảo tồn tại VQG Xuân Sơn và một số xã vùng đệm). Các dự án này đã làm thay đổi bộ mặt cuộc sống người dân nơi đây bằng việc giúp họ xây dựng những mô hình kinh tế thiết thực như: nuôi gà nhiều cựa, nuôi lợn lửng (lai giữa lợn rừng và lợn nhà), trồng rau sắng. Trước đây, những con gà nhiều cựa mà người dân Xuân Sơn vẫn hay gọi là gà chín cựa không được nhiều hộ gia đình chú ý hoặc chỉ để trao đổi đơn thuần giữa các hộ gia đình trong xóm. Kể từ khi có đường sá vào đến từng nhà, nhiều người ở những vùng khác và cả từ Hà Nội lên mua giống gà quý này, người dân mới tích cực nuôi và chăm sóc. Nhờ những mô hình kinh tế trên mà cuộc sống người dân đang ngày càng khởi sắc.
  3. Trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn hiện nay có 9 xóm thuộc 7 xã Minh Đài, Xuân Đài, Kim Thượng, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kiệt Sơn với tổng số 615 hộ, 2771 nhân khẩu, chủ yếu là người Dao và Mường. Dù sống trong rừng nhưng do được giáo dục nâng cao ý thức nên người dân đã bỏ hẳn tập quán đốt rừng làm rẫy mà chuyển sang trồng lúa nước, vừa đảm bảo mùa màng lại không phá hoại rừng xanh. Các lớp tập huấn cho bà con về ý thức trồng, bảo vệ rừng và xây dựng kinh tế mở diễn ra đều đặn hàng tháng và được bà con rất hưởng ứng. “Có được cuộc sống như ngày hôm nay, chúng tôi rất biết ơn các cán bộ trong Ban quản lý VQG Xuân Sơn. Nhờ có cán bộ mà chúng tôi không chặt phá rừng nữa lại biết làm kinh tế, con cái được đến trường”, anh Triệu Văn Kháng, ở xóm Cỏi, xóm xa nhất trong VQG Xuân Sơn cho biết. Nhà anh hiện giờ đang nuôi đàn vịt suối, gà nhiều cựa lên tới gần 200 con, mỗi năm cho thu nhập tới hàng chục triệu đồng. Giữ được rừng xanh đã khó nhưng làm sao để người dân không bị đói, đó là điều còn khó hơn. Giám đốc Phạm Văn Long nói: “Dù có làm việc gì, chúng tôi vẫn luôn tâm niệm rằng, dân no ấm thì rừng mới yên ổn”. Bởi vậy, có được cánh rừng yên bình như ngày hôm nay, các cán bộ VQG Xuân Sơn không chỉ là những người quản lý rừng tài giỏi mà họ còn là những người thầy, người bạn đã gieo được niềm tin vững chắc trong lòng người dân nơi đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2