intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Wijngaarden, Jan; Sheldon, Shaeffer

Chia sẻ: Anh Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

111
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại dịch AIDS ở Châu Á và Thái Bình Dương được coi là đang ở giai đoạn phôi thai. Trong cả khu vực Châu Á và Thái Bình Dương số người mới nhiễm bệnh năm 2004 là gần 1,2 triệu. Nó đưa tổng số người nhiễm HIV lên khoảng 8,2 triệu. Số người lớn ở Nam và Đông Nam Á là khoảng 0,6% và ở Đông Á và Thái Bình Dương là 0,1% - thấp hơn nhiều so với mức nhiễm bệnh ở các nước vùng ven sa mạc XAHARA....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Wijngaarden, Jan; Sheldon, Shaeffer

  1. HIV/AIDS ÔÛ CHAÂU AÙ: QUYEÀN CON NGÖÔØI VAØ NGAØNH GIAÙO DUÏC HIV/AIDS & GIAÙO DUÏC Tham Luaän Soá II
  2. Wijngaarden, Jan; Sheldon, Shaeffer HIV/AIDS ở châu Á: Quyền Con người và Ngành Giáo dục: HIV/AIDS & giáo dục / Tác giả: Jan Wijngaarden và Sheldon Shaeffer. Bangkok: UNESCO Bangkok, 2005. 10 tr. (Tham luận, số 2) 1. HIV/AIDS. 2. Quyền con người. 3. AIDS (Bệnh). 4. Quyền được đi học. 5. Tiếp cận với Giáo dục . 6. Kỳ thị trong giáo dục. 7. Châu Á và Thái bình dương. I. Tựa đề. (Nhiều kỳ). ISBN 92-9223-063-8 © UNESCO 2005 Do Cơ quan Giáo dục Châu Á và Thái bình dương của UNESCO xuất bản P.O. Box 967, Prakanong Post Office Bangkok 10110. Thailand In tại Thái lan Cách trình bày tư liệu và những tên gọi dùng trong suốt ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về mức độ hợp pháp của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào, cũng như biên giới hay ranh giới của chúng. HIV/AIDS/05/OS/360-300
  3. Đ ại dịch AIDS ở châu Á và Thái bình dương được coi là đang ở giai đoạn phôi thai. Trong cả khu vực châu Á và Thái bình dương số người mới nhiễm bệnh năm 2004 là gần 1.2 triệu. Nó đưa tổng số người nhiễm HIV lên khoảng 8.2 triệu. Số người lớn ở Nam và Đông Nam Á là khoảng 0.6%, và ở Đông Á và Thái bình dương là 0.1% - thấp hơn nhiều so với mức nhiễm bệnh ở các nước vùng ven sa mạc Xa ha ra (UNAIDS 2004). 1 Tuy nhiên nhìn lên bức tranh vĩ mô, ta không thể thấy được tình hình ở một số nhóm dân cư hay khu vực nhỏ nơi nạn dịch này đã lấn sâu hơn nhiều. Từ năm 1993, nạn dịch đã bao trùm đến trên 4% lính mới trong quân đội Thái, sau đó người ta bắt đầu can thiệp và con số này giảm mạnh xuống còn 0.5% năm 2003 (MOPH 2005). Trong số gái mãi dâm ở Căm pu chia có đến hơn 28% mắc bệnh (WHO 2005) và trên 2% số phụ nữ có thai bị nhiễm HIV ở một số vùng thuộc Ấn độ, Trung Quốc và ở Miến điện, Căm pu chia và Thái lan (UNAIDS 2003). Mức lây nhiễm trên 1% trong số phụ nữ có thai trong toàn quốc gia là một trong những tiêu chuẩn để UNAIDS coi là nạn dịch đã ‘lan tràn’ chứ không còn ‘cục bộ’ nữa. (UNAIDS và WHO 2000) UNAIDS ước lượng có khoảng trên một nửa số người mới nhiễm HIV là lớp trẻ (15-24 tuổi) – hay là trên 7,000 người nhiễm hàng ngày trên thế giới (UNAIDS 2004). Do số người lớn đã có con bị bệnh và chết ngày càng tăng, và số trẻ vị thành niên mắc bệnh cũng tăng, ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với trẻ em và lớp trẻ cũng ngày càng lớn (Wijngaarden và Shaeffer 2002). Bài báo này sẽ xét kỹ hơn về tác động của dịch HIV/AIDS đối với giáo dục từ góc độ quyền con người. Do không có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của AIDS đối với giáo dục được thực hiện ở khu vực châu Á-Thái bình dương, chưa nói gì đến góc độ quyền con người, bài báo này đưa ra khuôn khổ khái niệm để đánh giá tác động của HIV/AIDS đối với quyền con người và ngành giáo dục, và bàn về phương hướng đối phó trong tương lai dựa trên mô hình khái niệm đã trình bày trong các ấn bản đã công bố (Shaeffer 1994; Kelly 2000; Wijngaarden và Shaeffer 2002; Tomasevski 2003). Nói ngắn gọn, quyền con người được bàn đến cả về việc tiếp cận và nhu cầu giáo dục của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, và cũng như mặt cung cấp và chất lượng giáo dục, vai trò của nhà trường và các vấn đề về quản lý. Mọi nghiên cứu là cơ sở cho khuôn khổ khái niệm được bàn trong bài báo này đều được thực hiện ở châu Phi do chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của AIDS đối với giáo dục ở châu Á. Những nghiên cứu ít ỏi hiện có về tác động tập trung chủ yếu vào những thay đổi vĩ mô về kinh tế (Bunna và Myers 1999; Bloom và Godwin 1997; Godwin 1997; Viravaidya và đồng sự 1992). Mục đích chính của những nghiên cứu đó dường như là để hỗ trợ các nỗ lực đưa lý lẽ nhằm thuyết phục các nhà hoạch định chính sách đưa AIDS vào chương trình của họ. Tuy vậy một số nghiên cứu (đa số là của các Tổ chức Phi chính phủ - NGO) đã xét đến ảnh hưởng của AIDS ở tầm vi mô (Wijngaarden và Shaeffer 2002). 1 Các thống kê đã được cập nhật sau lần trình bày đầu tiên của bài báo này dựa trên dữ liệu mới nhất của UNAIDS
  4. Phần cuối của bài báo sẽ chỉ ra sự vận động tương hỗ giữa quyền con người, HIV/AIDS và ngành giáo dục, và vạch ra cách có thể huy động ngành giáo dục vào việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh có HIV/ AIDS. HIV/AIDS Đe dọa Quyền Con người trong Ngành Giáo dục như thế nào Quan hệ giữa giáo dục và AIDS rất phức tạp: Là nhân tố chính trong việc phát triển nguồn nhân lực – qua việc dạy chữ và số, truyền thụ những kiến thức và kỹ năng tồn tại cơ bản, và đào tạo hướng nghiệp, cao đẳng, đại học và nghiệp vụ – hệ thống giáo dục phải chịu cả gánh nặng đặc biệt do ảnh hưởng của AIDS, cả trách nhiệm đặc biệt đối phó với ảnh hưởng của nó (Shaeffer 1994, tr. 8). Shaeffer chỉ ra 3 vấn đề để tranh luận: thứ nhất, những thay đổi cần thiết trong hệ thống giáo dục để truyền thông điệp về đại dịch (kể cả các thông điệp về quyền con người) một cách hiệu quả; thứ hai, làm sao để đối phó với những ảnh hưởng trực tiếp của AIDS đối với chính hệ thống giáo dục (kể cả những vi phạm về quyền con người hoặc những thiếu sót về luật pháp hay chính sách để bảo vệ những người sống chung với HIV/AIDS); và thứ ba là đối sách lâu dài của hệ thống giáo dục trước những ảnh hưởng đó (Shaeffer 1994, tr. 9). Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất, đặc biệt là vùng ven Xa ha ra châu Phi, ảnh hưởng của dịch AIDS đối với ngành giáo dục rất nghiêm trọng. Ảnh hưởng này có thể phân tích ở nhiều mức khác nhau (Shaeffer 1994). Các tiêu đề sau đây sẽ xem xét các mức phân tích khác nhau này và mô tả những hậu quả về quyền con người ở mỗi mức đó. Việc tiếp cận và Nhu cầu Giáo dục HIV/AIDS có ảnh hưởng đến việc tiếp cận với và nhu cầu giáo dục. Trẻ nhiễm HIV (ngay cả khi chưa có triệu chứng ốm) và những em bị ảnh hưởng bởi AIDS có thể bị từ chối quyền tiếp cận với giáo dục và không cho đến trường do nỗi sợ và sự sỉ nhục ngay trong trường và ở cộng đồng bên ngoài (Malikaew 2002). Đặc biệt là khi cộng đồng đó lần đầu bị tác động bởi nạn dịch, ngày càng nhiều người ốm, và nỗi sợ và nhục nhã dâng cao. Tác động này thường suy giảm dần khi AIDS là một bệnh và gây đau ốm và chết chóc ngày càng trở nên quen thuộc. Khi đã nhiều gia đình bị ảnh hưởng, AIDS sẽ không còn là ngoại lệ và vì thế ít là nỗi nhục về đạo đức nữa. Đôi khi việc đi học của trẻ bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bị chính cha mẹ hạn chế hơn là cộng đồng – khi đó nhu cầu giáo dục của gia đình giảm bớt (tuy bản thân đứa trẻ có thể vẫn rất muốn đến trường). Trẻ có thể bị bắt bỏ học để chăm sóc người nhà bị ốm hoặc để kiếm thêm thu nhập mất đi do người làm ra nó đổ bệnh, hoặc các em tự mất động cơ đi học do hoàn cảnh gia đình quá nặng nề, hay do (sợ) bị bạn bè trêu chọc bắt nạt. Tác động này tăng lên khi càng có nhiều người trong cộng đồng bị AIDS. Nhu cầu giáo dục của gia đình bị ảnh hưởng cũng có thể giảm do sự bêu riếu (có thật hoặc mặc cảm) và kỳ thị của cộng đồng xung quanh (Wijngaarden 2001). Sự bêu riếu và kỳ thị liên quan đến sự dè bỉu về đạo đức và nỗi sợ HIV/AIDS trong cộng đồng cũng có thể dẫn đến việc giáo viên hay lãnh đạo nhà trường có HIV dương tính có thể bị mất quyền làm việc. HIV/AIDS & Giáo dục 2
  5. Cung cấp Giáo dục HIV/AIDS còn tác động đến việc cung cấp giáo dục. Các giáo viên và lãnh đạo ốm và chết, không thể đào tạo đủ giáo viên và lãnh đạo kịp thay thế họ; hoặc môi trường xã hội bêu xấu và kỳ thị dẫn đến việc giáo viên mắc bệnh nghỉ việc quá sớm. Các tác động này xuất hiện khi nạn dịch đã tung hoành, và cho đến nay mới chỉ xảy ra phổ biến ở châu Phi. Cung cấp giáo dục còn bị đe dọa nhiều hơn nếu các giáo viên không có được liệu pháp kháng vi rút tự sao, làm cho ốm đau và chết chóc tăng vọt. Như vậy quyền của người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc chữa trị liên quan trực tiếp đến quyền được đi học của trẻ em – trì hoãn chữa trị cho giáo viên có HIV dương tính đe dọa tới việc cung cấp giáo dục. Thêm nghèo đói trong gia đình và cộng đồng cũng dẫn tới giảm đóng góp tài chính cho nhà trường, và điều đó cũng ảnh hưởng tới cung cấp giáo dục. Tóm lại, giảm cung cấp giáo dục có thể dẫn đến việc trẻ em mất quyền được đi học, và việc cung cấp giáo dục có thể bị tiếp tục đe dọa nếu nghèo đói, dốt nát, nhục nhã và kỳ thị không cho các giáo viên có HIV dương tính làm công việc của họ. Chất lượng Giáo dục Chất lượng giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Nhà trường phải đủ khả năng cung cấp giáo dục hữu ích riêng cho trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi AIDS, trong đó nhiều em đã mồ côi, bỏ học sớm, và sẽ gặp khó khăn đặc biệt khi gia nhập thị trường lao động. Điều đó càng đúng với trẻ em thuộc nhóm dân du cư, gồm cả các dân tộc thiểu số (Calouette 2002). Giáo viên và học sinh dễ bị thương tổn và mất động cơ giảng dạy hay học tập, khiến cả quá trình dạy và học trên lớp cũng thay đổi theo (Yoktri 1999). Thích nghi và đổi mới giáo trình là chiến lược nền tảng để giảm thiểu sự nhục nhã và kỳ thị đối với người lớn và trẻ em nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bảo vệ quyền đi học, làm việc, bảo mật, quyền được chăm sóc và chữa trị của từng cá nhân cũng là tối cần thiết. Vai trò của Nhà trường Vai trò của giáo dục trong cộng đồng cũng thay đổi, khi đòi hỏi đối với nó ngày càng nhiều và đa dạng (Shaeffer 1994; Kelly 2000; Coombe 2001; IIEP 2001). Nhà trường phải đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hoạt động giáo dục nhằm giảm thiểu sự nhục nhã và kỳ thị đối với những người sống chung với HIV/AIDS trong cộng đồng, như đã được chứng minh trong dự án đối sách đa ngành dựa trên cộng đồng ở Huyện Sampatong, Bắc Thái lan (Devine 2001). Các giáo viên và lãnh đạo nhà trường (cũng như sư sãi và những người có uy tín Quyền Con người và Ngành Giáo dục trong cộng đồng) có thể đóng vai trò chính thuyết phục mọi người rằng sống bên những người bị HIV hoặc AIDS là an toàn, rằng những người đó đáng được chăm sóc và hỗ trợ, và họ có những quyền con người cơ bản (kể cả quyền được học hành) cần được đảm bảo (Devine 2002). 3
  6. Các vấn đề Quản lý và Tài chính Khi nạn dịch lấn tới, nó sẽ tác động tới cơ quan hỗ trợ đài thọ cho giáo dục, cả ở cấp quốc gia và cấp cộng đồng, cũng như tác động tới quản lý và hoạch định giáo dục (Shaeffer 1994; Kelly 2000; Coombe 2001). Đến nay ở hầu hết các nước trên thế giới, đa số sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật đều dành cho bộ y tế để chống lại nạn dịch – dù nhiều người nay đã tán thành là phải coi HIV/AIDS trước hết là một vấn đề của sự phát triển chỉ có thể phòng tránh được qua thay đổi hành vi, và do đó, phải thông qua giáo dục. Bởi đa số hành vi đều có tính xã hội, và vì nhiều thanh thiếu niên đang đi học còn chưa có hoạt động tình dục và không có HIV dương tính, ngành giáo dục có tiềm năng rất lớn để đem lại cho các em kiến thức, giá trị, kỹ năng và hành vi lành mạnh nhằm bảo vệ các em khỏi nhiễm HIV và và bệnh truyền nhiễm qua tình dục (STI) hay có thai vô ý thức. Tuy nhiên chi phí quản lý và hoạch định để huy động ngành giáo dục phát huy tiềm năng này là rất lớn – và mặc dù các ngân quỹ để chống HIV/AIDS có tăng lên, phần lớn các khoản này vẫn nằm ngoài tầm với của các bộ giáo dục. Thêm vào đó, vì ở một số cộng đồng ảnh hưởng của AIDS gia tăng, và các gia đình ngày càng thiếu tiền trả học phí cho con cái họ. Làm sao để Huy động Ngành Giáo dục Bảo vệ Quyền Con người trong Bối cảnh có HIV/AIDS Quyết tâm thư của UNGASS chống HIV/AIDS nói rằng: Thực hiện đầy đủ quyền con người cho tất cả là yếu tố quyết định trong đối sách toàn cầu chống HIV/AIDS, cả trong việc phòng ngừa, chăm sóc, trợ giúp và chữa trị. Nó làm giảm yếu điểm trước HIV/AIDS và ngăn chặn sự bêu riếu và kỳ thị những người sống chung với HIV/AIDS, hoặc đang bị nó đe dọa. (Tuyên bố của UNGASS, đoạn 16, 2001) Khó có thể cường điệu vai trò của ngành giáo dục trong việc thực hiện quyền con người – không chỉ của những người đang dạy hoặc đang học trong hệ thống giáo dục, mà cả nhiều tầng lớp trong xã hội. Mục này sẽ xét việc làm sao ngành giáo dục có thể củng cố việc đảm bảo quyền con người, và sau đó sẽ xét từ góc độ của HIV/AIDS. Trong bài tổng quan sắc sảo của mình về quyền con người và giáo dục (Không được đi học: Cái giá và các phương thuốc, 2003) và sổ tay giáo dục dựa trên quyền được UNESCO hỗ trợ (2004), Katharina Tomasevski đã phân tích những cam kết của các chính phủ đã được thực hiện như thế nào qua việc phê duyệt các nghị định về quyền con người đã buộc họ phải hành động trong lĩnh vực giáo dục theo mô hình bốn A của bà: Tính lợi ích gồm hai nghĩa vụ khác nhau của chính phủ: quyền được đi học với tư cách là quyền lợi dân sự và chính trị đòi hỏi nhà nước phải cho phép thành lập các trường tôn trọng quyền tự do học hành, trong khi quyền đi học với tư cách là quyền lợi xã hội và kinh tế nó đòi hỏi nhà nước phải đảm bảo một nền giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi trẻ em ở tuổi đến trường. Với tư cách là quyền về văn hóa nó đòi hỏi sự tôn trọng tính đa dạng, nhất là đối với các dân tộc thiểu số. Sự tiếp cận nghĩa là nhà nước phải đảm bảo mọi trẻ em ở tuổi bắt buộc đi học đều có thể đến trường (nhưng không nhất thiết đối với cấp hai hoặc cao hơn). Hơn thế nữa phải miễn phí giáo dục bắt buộc. Quyền được học phải được thực hiện từng bước, đảm bảo nền giáo dục bắt buộc miễn phí bao phủ tất cả càng sớm càng tốt, và hỗ trợ việc học tiếp lên cao khi hoàn cảnh cho phép. HIV/AIDS & Giáo dục 4
  7. Tính chấp nhận được yêu cầu đảm bảo tối thiểu về chất lượng giáo dục, như sức khỏe và sự an toàn hoặc các yêu cầu chuyên môn đối với giáo viên, nhưng còn vượt xa hơn thế. Những đảm bảo này phải do nhà nước đặt ra, kiểm soát và thực thi trong khắp ngành giáo dục, dù là trường công hay tư nhân. Tính chất này được mở rộng đáng kể nhờ sự phát triển của luật quốc tế về quyền con người; ví dụ, quyền của người thiểu số và bản địa ưu tiên về ngôn ngữ giảng dạy. Việc trẻ em trở thành đối tượng của quyền được hưởng giáo dục và quyền trong việc học hành đã mở rộng ranh giới của tính chấp nhận được về nội dung của giáo trình giảng dạy và sách giáo khoa, là thứ luôn được xem xét và đổi mới theo tiêu chuẩn về quyền con người. Tính thích ứng đòi hỏi nhà trường phải thích ứng với trẻ em, lấy lợi ích của từng em theo Nghị định về Quyền của Trẻ em làm thước đo chuẩn. Thay đổi này là nhằm đảo ngược xu thế bắt trẻ phải thích nghi với những gì nhà trường đem lại cho các em. Bởi quyền con người không thể chia được, tính thích ứng đòi hỏi bảo tồn mọi quyền con người trong phạm vi giáo dục cũng như nâng cao quyền con người thông qua giáo dục. (Trích từ Tomasevski 2004, 8-10) Không khó hình dung bốn A bị ảnh hưởng như thế nào khi một nước bị nạn dịch HIV/AIDS. Tomasevski tiếp tục mô tả các yêu cầu của quyền con người mà mỗi A dẫn đến trong một bảng. Trong bảng dưới đây chúng tôi thêm vào các hậu quả của HIV/AIDS trong mỗi thành phần . TÍNH LỢI ÍCH Nghĩa vụ phải đảm bảo giáo dục miễn phí bắt buộc cho mọi trẻ em ở lứa tuổi nhất định trong cả nước, ít nhất là cho đến tuổi đi làm. HIV/AIDS khiến trẻ không b ao giờ được đến trường hoặc bỏ học sớm, hoặc làm cho việc học hành mất ý nghĩa, khiến cho việc hoàn thành nghĩa vụ này càng thêm khó khăn. SỰ TIẾP CẬN Nghĩa vụ loại bỏ việc đuổi học vì những lý do kỳ thị (chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc, điều kiện kinh tế, sự ra đời, địa vị xã hội, địa vị thiểu số hay bản xứ, tàn tật) đã bị quốc tế cấm. Cần cấm cả kỳ thị người nhiễm HIV hoặc có người nhà bị nhiễm. Nghĩa vụ loại trừ sự kỳ thị chủng tộc và giới tính bằng cách đảm bảo mọi quyền con người như nhau trên thực tế chứ không phải chỉ về hình thức. Phải loại trừ cả sự bêu riếu và kỳ thị đối với trẻ em nhiễm HIV hoặc có người nhà bị nhiễm. CHẤP NHẬN ĐƯỢC Nghĩa vụ đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về giáo dục, kể cả ngôn ngữ, nội dung và phương pháp giảng dạy, và đảm bảo tiêu chuẩn này ở mọi cơ sở giáo dục. HIV/ AIDS dẫn đến những yêu cầu mới trong tất cả các lĩnh vực đó. Nâng cao chất lượng giáo dục nghĩa là đảm bảo toàn bộ quá trình giảng dạy tuân thủ mọi quyền con người. Điều đó đặc biệt đúng với những trẻ em bị kỳ thị, bêu riếu, cấm đến trường hoặc bắt buộc bỏ học vì HIV/ AIDS. Quyền Con người và Ngành Giáo dục TÍNH THÍCH ỨNG Nghĩa vụ tạo và đảm bảo chế độ giáo dục cho trẻ không được đến trường chính quy (ví dụ như trẻ di tản hoặc tị nạn, trẻ em mất tự do, hay trẻ phải làm việc) – và phải bao gồm cả trẻ bị ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV/AIDS. Nghĩa vụ làm cho giáo dục thích ứng với lợi ích tốt nhất của từng em, nhất là những trẻ tàn tật, hay trẻ em thiểu số hoặc bản xứ, và trẻ bị ảnh hưởng và nhiễm HIV/AIDS. Nghĩa vụ lấy tính không chia cắt được của quyền con người làm kim chỉ nam để đề cao tất cả các quyền con người qua giáo dục, như quyền được kết hôn và lập gia đình, hoặc quyền tự do không thể buộc làm việc hay bị bóc lột khi còn nhỏ. (Trích từ: Tomasevski 2004, tr. 11, do tác giả chỉnh lý) 5
  8. Tuyên ngôn của UNGASS đòi hỏi các Chính phủ phải: Đến năm 2003, ban hành, củng cố hoặc thực thi (…) các biện pháp loại bỏ mọi hình thức kỳ thị người sống chung với HIV/AIDS và những người thuộc các nhóm dễ thương tổn, đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ mọi quyền con người và các quyền tự do cơ bản, nhất là đảm bảo cho họ được hưởng nền (…) giáo dục (…) đồng thời tôn trọng quyền bảo mật cá nhân, và đề ra chiến lược đấu tranh chống lại sự bêu riếu và kỳ thị trong xã hội liên quan đến đại dịch này. (Tuyên ngôn của UNGASS, đoạn 58, 2001) Có một số cách làm khả thi để ngành giáo dục có thể giúp các Chính phủ làm tròn cam kết này. Quyền Đi học của Trẻ em Ngành giáo dục phải đảm bảo việc đến trường của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hoặc của trẻ thuộc các nhóm dễ thương tổn khác (ví dụ như các dân tộc thiểu số). Thực hiện quyền này này có thể phải: 1. Ra các đạo luật đảm bảo cho trẻ em bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS có thể đi học và ở lại trường. 2. Soạn thảo các hướng dẫn và quy định về đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hoặc với các nhóm dễ thương tổn khác trong lớp học. 3. Ủng hộ và huấn luyện các hiệu trưởng nhà trường để họ hiểu và thực thi các quy định này. 4. Khuyến khích sự hợp tác đa ngành ở cấp cộng đồng bằng cách liên kết nhà trường với nhà chùa / nhà thờ / trạm xá / bệnh viện và các cấp lãnh đạo cộng đồng. Quyền các Nhà Giáo được Tiếp tục Làm việc Ngành giáo dục cần thích nghi và thực hiện quy chế hành nghề ILO quy định và hướng dẫn việc đảm bảo quyền của nhân viên nhà trường được nhận làm việc. Việc thực thi quyền này bị cản trở bởi nỗi sợ hãi của mọi người đối với người bị nhiễm / bị ảnh hưởng, thường dựa trên giả định sai lầm về tính dễ lây của HIV. Đối với các giáo viên còn có thêm một khó khăn khác là xung khắc trong nhận thức chung giữa phẩm chất xấu thường được gán cho căn bệnh HIV/AIDS và tiêu chuẩn đạo đức cao mọi người mong đợi ở nhà giáo – cụ thể là gương mẫu cho cả cộng đồng. Quyền được Bảo mật Điều quan trọng không chỉ ở chỗ quyền bảo mật được đảm bảo bằng chính sách, luật pháp và các hướng dẫn, mà còn ở chỗ giáo viên và lãnh đạo nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của nó. Ở nhiều nước (kể cả Philippines và Căm pu chia), quyền được bảo mật có trong luật pháp; tuy nhiên ở cấp tỉnh hoặc huyện, các quan chức thường không biết đến nó, cũng không hiểu sự cần thiết phải duy trì bảo mật và giấu tên người ở các trung tâm xét nghiệm và cố vấn (VCT), nhà trường và những nơi công cộng khác. Quyền có Giáo trình Không bêu xấu và Dịch vụ Hỗ trợ HIV/AIDS & Giáo dục Không nhà trường nào nên tỏ ra thù địch với học sinh bị ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV/AIDS. Học sinh con em các gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thể tự nhận ra mình trong những điều được học. Như bước đầu tiên, điều quan trọng là phải tránh sự bêu xấu và kỳ thị trong giáo trình nhà trường. Trong các cộng đồng có HIV/AIDS cần phải nêu được tấm gương tốt ở trường học – tập trung vào lòng khoan dung, sự chấp nhận, chăm sóc và tình 6
  9. thương đối với người phải sống chung với HIV/AIDS, và vào việc thực hiện những quyền con người cơ bản của họ. Ở những nơi bệnh đã phổ biến (mới chỉ có ở châu Phi), cũng cần phải dạy học sinh cách chăm sóc sơ đẳng và giúp đỡ họ hàng các em bị nhiễm HIV ở nhà. Quyền của Thanh thiếu niên được học về HIV/AIDS và về Cách tự Bảo vệ Bản thân Thanh thiếu niên phải có cơ hội học hỏi về HIV/AIDS – kể cả làm thế nào để duy trì sức khỏe tình dục và tái tạo của các em và người bạn đời (trong tương lai). Ở đa số các nước, cha mẹ và thầy cô cảm thấy xấu hổ khi nói đến chủ đề này công khai với thanh thiếu niên, và ở một số nước vì lý do đạo đức và tôn giáo người ta phản đối mạnh việc dạy thanh thiếu niên về HIV/AIDS và giới tính. Ngay cả ở những nước việc dạy thanh thiếu niên về HIV/AIDS và giới tính đã quen thuộc, vẫn có những bất đồng về việc ở lứa tuổi nào thì các em ‘sẵn sàng’ để học điều đó. Mối lo chung ở người lớn là dạy thanh thiếu niên về giới tính sẽ dẫn các em đến chỗ có hoạt động tình dục quá sớm – ví dụ, người ta cho là trẻ em thường bắt chước và thử những việc được bàn ở lớp. UNAIDS đã xem xét lại các nghiên cứu về quan hệ giữa việc giảng dạy giới tính và sự bắt đầu hành vi tình dục ở thanh niên, và thấy không hề có ảnh hưởng đó. Hơn thế nữa trong một số nghiên cứu có biểu hiện là giáo dục giới tính thậm chí còn trì hoãn sự bắt đầu quan hệ giới tính ở lớp trẻ (UNAIDS 2001). Chỉ riêng việc có cả một mạng lưới trường học ở khắp nước – và do đó ‘cử tọa bắt buộc’ là hầu hết thanh thiếu u niên, chí ít là ở các trường phổ thông cơ sở và trung học cơ sở, ngành giáo dục có vị trí chiến lược quan trọng nhất để đem lại cho thanh thiếu niên thông tin và kỹ năng có thể giúp các em tự bảo vệ bản thân tránh HIV/AIDS, STI và có thai vô ý thức. Ngoài sự phản đối của phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách về đạo đức nói trên thách thức thực tế chủ yếu là phải tìm cách dạy học sinh về HIV/AIDS và tình dục trong môi trường lớp học, tránh sự hổ thẹn thường gặp (cả ở một số giáo viên và cả ở một số học sinh) – có thể bằng cách thử nghiệm các phương pháp tập trung nhiều hơn vào người học, như tranh luận có điều khiển, hay sắm vai, trong đó giáo viên có thể đóng vai người nhắc vở sau cánh gà và học sinh học điều căn bản nhất ở bạn mình. Ở các thành phố, còn có thể thử nhiều cách khác trong đó phần mềm tương tác và các công cụ khác dựa trên ICT có thể đem lại các bài học thanh thiếu niên cần để tự bảo vệ bản thân tránh HIV/AIDS, STI và có thai vô ý thức. Kết luận Có một số quan hệ giữa ngành giáo dục, quyền con người và HIV/AIDS. Thứ nhất, trẻ em và người lớn nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi AIDS thường bị từ chối quyền được học hành hoặc quyền được làm việc trong ngành giáo dục. Thứ hai, việc cung cấp và chất lượng giáo dục bị đại dịch đe dọa. Thứ ba, có những vấn đề quan trọng về giáo trình cần được ngành giáo dục giải quyết khi nạn dịch lấn tới. Thứ tư, nạn dịch có những hậu quả về tài chính và quản lý liên quan đến việc đảm bảo quyền con người. Và thứ năm, ở những vùng bị ảnh hưởng nặng, nhà trường cần thay đổi và đảm đương thêm nhiều vai trò mới trong cộng đồng, đòi hỏi làm công tác hoạch định và tập huấn. Quyền Con người và Ngành Giáo dục Ngành giáo dục cần hành động để thực thi và đảm bảo quyền được học hành của trẻ em và người lớn nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi AIDS, thực thi quyền làm việc của giáo viên và nhân viên nhà trường nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi AIDS, thực thi quyền được chăm sóc và hỗ trợ của người bị HIV/AIDS, và đảm bảo sự bảo mật trong bối cảnh nhà trường. 7
  10. Quan trọng nhất là phải nhận thức được tiềm năng của ngành giáo dục trong việc thực thi quyền của thanh thiếu niên được có thông tin và kỹ năng có thể giúp họ phòng tránh lây nhiễm HIV. Tiềm năng đó sẽ được tăng cường bằng cách tiếp cận dựa trên quyền và chuyển trọng tâm chính trong chương trình phòng chống (kể cả ngăn ngừa sự bêu riếu và kỳ thị những người nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV) từ ngành y tế sang ngành giáo dục. HIV/AIDS & Giáo dục 8
  11. Tư liệu tham khảo Bloom, D. và Godwin, P. (bt.). Nền Kinh tế có HIV/AIDS: Trường hợp của Nam và Đông Nam Á. Delhi: Oxford University Press, 1997. Bunna, S. và Myers, C. “Ước lượng Tác động King tế của AIDS ở Căm pu chia.” UNDP, 1999. Caouette, T. Ước mơ Nhỏ Ngoài Tầm Với: Cuộc sống của Thanh thiếu niên Di cư Dọc theo Biên giới Trung Quốc, Miến điện và Thái lan. London: Hãy cứu trẻ em (Anh), 2002. Coombe, C. “Xét lại Một số Nhận thức của Chúng ta về HIV/AIDS và Giáo dục.” Bài viết cho cuộc họp Phát triển Cộng đồng Nam Phi về HIV/AIDS và Giáo dục, Đại học Pretoria, Khoa Giáo dục, 26-28 tháng 2 năm 2001. Coombe, C. “Giảm nhẹ Tác động của HIV/AIDS đối với Cung, Cầu và Chất lượng Giáo dục: Tổng quan Toàn cầu.” Bài viết cho Trung tâm Nghiên cứu Innocenti của UNICEF , Florence, Italy, 2001. Devine, S. Một cách Tiếp cận Đa ngành tới Dịch vụ Hoạch định cho Trẻ mồ côi vì AIDS, Huyện Sanpatong, Chiang Mai [Thailand]. Bangkok: UNICEF, 2001. Godwin, P. (bt.). Nạn dịch HIV/AIDS ở châu Á và Thái bình dương: Các vấn đề của các Nhà Hoạch định Chính sách – 2 Hậu quả Kinh tế-Xã hội của Đại dịch này. Ấn độ: UNDP Delhi, 1997. Viện Hoạch định Giáo dục Quốc tế/UNESCO. “Tác động của HIV/AIDS đối với Tổ chức các Hệ thống Giáo dục.” Báo cáo trên Diễn đàn Tranh luận Học viện Ảo của IIEP, 15 tháng 10 – 9 tháng 11, 2001, Paris. Kelly, M. Hoạch định Giáo dục trong bối cảnh HIV/AIDS. Chùm bài về Cơ sở Của Dịch vụ Hoạch định Giáo dục #66. Paris: Viện Hoạch định Giáo dục Quốc tế/UNESCO, 2000a. Kelly, M. Nơi Giáo dục và AIDS gặp nhau. Harare: UNESCO, 2000b. Kelly, M. “Lấy Giáo dục để Chiến thắng AIDS.” Tham luận viết cho cuộc Tư vấn Thứ nhất ở vùng Caribê về HIV/AIDS và Giáo dục. Jamaica, July 2002. Malikaew, S. “Sao Tôi lại Không Đi Cùng được?” Bangkok Post. 17 Tháng 9, 2002, Mục Outlook, tr. 3. Bộ Y tế. Tình hình HIV/AIDS ở Thái lan. http://www.aidsthai.org/aidsenglish/situtation_03.html. [Tháng 7, 2005]. Shaeffer, S. Tác động của AIDS đối với Giáo dục:Điểm lại sách báo và Kinh nghiệm. Paris: Ban Giáo dục Phòng ngừa của UNESCO, 1994. Quyền Con người và Ngành Giáo dục Tomasevski, K. Không được đi học: Cái giá và các Phương thuốc. London: Zed Books, 2003. Tomasevski, K. Sổ tay Giáo dục Dựa trên Quyền: Nói một cách Dễ hiểu về Đòi hỏi Toàn cầu về Quyền Con người. Bangkok: UNESCO Ban Giáo dục khu vực châu Á và Thái bình dương, 2004. UNAIDS và WHO. Điều tra Thế hệ Thứ hai về HIV: Thập kỷ Sắp tới. Geneva: WHO, 2000. UNAIDS. Thanh Thiếu niên trong một Thế giới có AIDS. Geneva: UNAIDS, 2001. UNAIDS. Thông tin mới về Dịch AIDS Tháng 12 2004. Geneva: UNAIDS, 2004. 9
  12. UN. UNGASS Quyết tâm thư chống HIV/AIDS. New York: UN, 2001. Viravaidya, M., Obremsky, S.A., và Myers, C. Ảnh hưởng Kinh tế của AIDS đối với Thailand. Chùm bài Tư liệu 4, Đại học Harvard Trường Sức khỏe Công cộng,1992. Wijngaarden, J. “Ý tưởng, Thái độ và Hành vi Tìm cách Chữa trị ở các Bệnh nhân AIDS và Lao ở Phnom Penh, Căm pu chia.” Sức khỏe Gia đình Quốc tế /IMPACT, 2001. Wijngaarden, J. and Shaeffer, S. “Ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với Trẻ em và Lớp trẻ Châu Á: Điểm lại các Nghiên cứu và Chắt lọc các Hậu quả đối với Ngành Giáo dục.” Bài báo viết cho hội thảo về Dự báo Tác động của AIDS đối với Ngành Giáo dục tại Đông Nam Châu Á, 12-14 tháng 12 năm 2002, Bangkok, Thailand. WHO. Sơ lược Tổng quan Cả Nước về Tăng cường Chữa trị HIV/AIDS ở Căm pu chia. http://www.who.int/3by5/support/june2005_khm.pdf [Tháng 8, 2005]. Yoktri, M. “AIDS… Ảnh hưởng Đối với Trẻ em ở Thái lan.” Do Prue Borthwick dịch từ tiếng Thái (UNICEF), Trại trẻ Vieng Ping, Chiang Mai, 1999. HIV/AIDS & Giáo dục 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2