Xã hội học thế giới Xã hội học số 4 (48), 1994 107<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xã hội học và nền kinh tế thị trường<br />
<br />
HÀ TRIỆU PHÁT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N gành khoa học xã hội học ở Trung Quốc mới được khôi phục lại không lâu lại chịu thêm sự<br />
thách thức mới đó là sự công phá của nền kinh tế thị trường. Có quan điểm cho rằng ngành<br />
khoa học xã hội học này không thể sản xuất ra hiệu quả kinh tế thực tế được, nên đổi một số chuyên<br />
ngành của xã hội học thành "lao động vào nghề", "hành chính xã hội", "chính sách xã hội", “mối<br />
quan hệ chung", “phúc lợi xã hội", "đảm bảo xã hội" v.v... để có lợi cho sự tồn tại của ngành khoa<br />
học này. Thậm chí có người còn kiến nghị dứt khoát rằng nên đổi xã hội học thành xã hội học cải<br />
cách mở cửa. Dường như xã hội học lại gặp phải vận hạn có thể không tồn tại được.<br />
Xã hội học đã trở thành một ngành khoa học từ hơn 100 năm nay, đang được phát triển và củng<br />
cố ở các nước trên thế giới. Ngành khoa học này có khung lý luận khoa học, có phương pháp khoa<br />
học và đã có những cống hiến đối với xã hội loài người. Xã hội học ở Trung Quốc đã dừng lại hơn<br />
30 năm và lại mới được khôi phục hơn 10 năm nay. Một mặt Xã hội học cần phải hoàn thiện hơn<br />
cho kịp với những thành quả xã hội học thế giới trong giai đoạn giữa của hơn 30 năm qua, mặt khác<br />
lại phải nhanh chóng tiếp xúc với sự phát triển của xã hội học ngày nay, mà chúng ta thì còn thiếu<br />
sự lãnh đạo khoa học, có sức mạnh, hơn 10 năm nay, chỉ là bắt chước Mỹ một cách máy móc vụn<br />
vặt mà thôi, đồng thời nó cũng rất xa lạ đối với hệ thống xã hội học ở lục địa châu âu. Tóm lại, cả<br />
hệ thống khoa học được giới thiệu một cách không hoàn chỉnh đã làm cho ngành khoa học xã hội<br />
học sau khi đã khôi phục lại ở Trung Quốc khó có thể sẽ được phát triển một cách đầy đủ. Càng khó<br />
nói là có thể xây dựng được hệ thống xã hội học mang màu sắc Trung Quốc. Bởi vậy, hơi có gió<br />
thổi là cỏ đã bay, thì e rằng nó lại gặp phải sự chết yểu. Xã hội học Trung Quốc trong giai đoạn hiện<br />
thực của nó không phải không thích ứng với vấn đề hình thức, sự tồn tại, mà cần bắt đầu khởi động<br />
nó, thúc giục và mở mang nó như thế nào để làm cho nó trở thành một vấn đề khoa học độc lập, có<br />
một sức sống hoàn chỉnh một cách mạnh mẽ. Ngành khoa học xã hội học này đã khởi sắc thì không<br />
thể có cuộc đấu tranh sinh tồn về việc xã hội học có hay không nữa, mà việc phát triển của xã hội<br />
học là làm thế nào để sử dụng nó đang được nghiên cứu, thảo luận. Lấy các hệ thống giáo trình môn<br />
học của khoa xã hội học ở trường đại học từ khi đã được khôi phục ở Trung Quốc mà nói thì phần<br />
lớn đều chưa có quy hoạch về một giáo trình hoàn chỉnh. Song, trong sự dội vào của các loại<br />
nguyên nhân đã có sự biến đổi để mưu cầu sự sinh tồn. Giáo trình nghiên cứu khu xã làm một thí<br />
dụ. Ngược lại, ngày nay để thích ứng với nhu cầu thị trường đã bắt đầu có một bộ giáo trình về điều<br />
tra thị trường, quản lý xã hội của một số nhà kinh tế học phương Tây, thậm chí một số bộ giáo trình<br />
rất có tác dụng, như tổ chức lý luận. Những người dạy học chưa nghiền ngẫm qua bộ giáo trình này<br />
mà đã bước lên diễn đàn một cách tùy tiện v.v... Một hệ thống giáo trình, ngay nội dung của một bài<br />
vẫn chưa có sự chuẩn bị kỹ càng thì làm sao mà nói xã hội học không sử dụng được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
108 Xã hội học và nền kinh tê thị trường<br />
<br />
<br />
Xã hội học là một ngành khoa học vừa có lý luận, lại vừa có ứng dụng. Cơ cấu chuyên ngành<br />
của hệ thống giáo trình không thay đổi. Chúng ta nên dùng lý luận và phương pháp xã hội học, từ<br />
cấp sâu nhất để nghiên cứu thảo luận cơ chế kinh tế thị trường sôi động. Đó là vai trò trách nhiệm<br />
của xã hội học trong nền kinh tế thị trường.<br />
Nếu lấy việc nghiên cứu "sự tác động lẫn nhau của xã hội" trong lý luận xã hội học để giải thích<br />
hình thức tác động lẫn nhau thường thấy trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, hợp tác, xung<br />
đột và có cả sự vận động nhịp nhàng. Sự xuất hiện giữa người với người trong nền kinh tế thị<br />
trường là các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa bên mua và bên bán. Hai bên mua và bán trên thị<br />
trường phải đạt được việc giao dịch, trao đổi. Nhưng người mua muốn tiêu tiền ít nhất, người bán<br />
phải thu được giá cao nhất. Trao đổi là mục đích mong muốn chung của họ, đó là nhu cầu hợp tác.<br />
Đây là một loại hợp tác giữa những người tham gia vào mục tiêu đối kháng. Loại quan hệ này nếu<br />
được tăng cường sự hướng dẫn thì có thể phát triển theo khía cạnh có tính tốt đẹp được.<br />
Nếu sự tác động lẫn nhau giữa người với người trong nền kinh tế thị trường vẫn xung đột và<br />
không nhịp nhàng thì sẽ dẫn đến sự ngưng trệ lưu thông. Làm thế nào để giải quyết mối quan hệ tác<br />
động lẫn nhau giữa người với người, làm cho nền kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, lưu thông<br />
thông suốt? Cần tiến hành cuộc nghiên cứu sự tác động lẫn nhau trong xã hội về mặt xã hội học. Lại<br />
ví như trong sự khách quan của nền kinh tế phải bắt đầu một Sự loại bỏ lớn về mặt thị trường, như<br />
tăng thêm việc duyệt con dấu của mấy chục đơn vị là trái lại với điều này, là không lợi cho việc xây<br />
dựng và phát triển của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường phối hợp tác theo chiều ngang.<br />
Cuộc cải cách về cơ cấu tách rời giữa nhà nước và xí nghiệp trên thực tế là giảm bớt sự lãnh đạo<br />
trực tiếp tăng cường sự hợp tác theo chiều ngang. Đây cũng là chỗ quan trọng trong cuộc cải cách<br />
về cơ cấu của chúng ta. Đồng thời đây cũng lại là nội dung học tập của giáo trình lý luận tổ chức<br />
của xã hội học. Tổ chức lý luận của xã hội học có tác dụng chỉ đạo ở cấp độ cao. Nhà xã hội học<br />
Max Weber của Đức đã sáng tạo ra "chế độ cấp độ khoa học", trở thành chỗ dựa về cơ sở lý luận<br />
của nó. Có một số nước, thực tiễn lý luận này bị biến thành chủ nghĩa quan liêu. Trong nền kinh tế<br />
thị trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta kết hợp với thực tế xã hội Trung Quốc như thế nào, phát triển<br />
một tổ chức lý luận thích hợp với Trung Quốc để nâng cao hiệu quả sản xuất của nước ta và đẩy<br />
nhanh sự phát triển nền kinh từ thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tâng tốc độ<br />
phát triển nền kinh tế thị trường nước ta. Đây là một nhiệm vụ to lớn trước mắt của xã hội học<br />
Trung Quốc. Nền kinh tế thị trường cần có hiệu quả kinh tế cao, mà quản lý là phương tiện quan<br />
trọng để tăng hiệu quả kinh tế. Cái gọi là quản lý chẳng qua là tổ chức hợp lý về hành vi con người,<br />
mà nghiên cứu hành vi học chính là nhiệm vụ quan trọng của xã hội học. Một giáo trình xã hội học<br />
khác làm tăng hiệu quả kinh tế thị trường là "Xã hội học thời gian". Thời gian đúng là tiền bạc, đối<br />
với nền kinh tế thị trường nó vô cùng quan trọng. Bởi vì nền kinh tế thị trường không những nói tới<br />
việc cạnh tranh về chất lượng, mà còn coi trọng cạnh tranh về thời gian. Một loại sản phẩm mới có<br />
thể bán tháo sớm nhất trên thị trường mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế và thu nhập thu tốt hơn<br />
người sau. Hàng hóa lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế thị trường với thời gian càng ngắn thì hiệu<br />
quả kinh tế càng lớn. Điều đó rõ ràng và dễ nhìn thấy. Bởi vì nhân tố thời gian chiếm vị trí quan<br />
trọng nhất trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu sự khống chế, sử dụng quản lý phân phối<br />
hiệu quả của thời gian và những nghiên cứu xã hội học về quỹ thời gian cũng là một nội dung quan<br />
trọng của xã hội học, nó đã chiếm vị trí quan trọng trong giáo trình ở lục địa châu Âu.<br />
Đáng tiếc hơn là mười năm nay, những nghiên cứu ứng dụng của xã hội học ở nước ta hạn chế<br />
nhau ở các chuyên để hôn nhân, gia đình, thanh niên, người già, thành phố và<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Hà Triều Phát 109<br />
<br />
<br />
thị trấn nhỏ v.v... Chọn đề tài như vậy không thể không nói là chịu ảnh hưởng của những nghiên<br />
cứu vi mô của xã hội học Mỹ. Xã hội học cần tiến hành cải cách, đồng thời cũng cần mở rộng đi sâu<br />
vào giáo trình mới nhất của nước ngoài. Từ đó làm cho xã hội học Trung Quốc được trưởng thành<br />
và phát triển đầy đủ, làm cho các hệ thống giáo trình xã hội học được hoàn chỉnh lại và phong phú<br />
hẳn thêm.<br />
Sau khi nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa được xác lập, nền sản xuất phát triển ở mức độ<br />
lớn nhất đã định ra chế độ quản lý có hiệu quả cao. Sử dụng hợp lý sức lao động, nâng cao chất<br />
lượng lao động, giải quyết. vấn đề chờ việc và vào nghề, điều hòa sự thích ứng giữa cá nhân và xã<br />
hội, sắp xếp bố trí hợp lý cuộc cạnh tranh kinh tế xã hội chủ nghĩa và cạnh tranh xã hội v.v.. những<br />
điều này cần được xã hội học tiến hành đi sâu nghiên cứu trong mối quan hệ với nền sản xuất kinh<br />
tế thị trường, để từ những khía cạnh khoa học, nêu lên những biện pháp giải quyết làm cho nền kinh<br />
tế thị trường phát triển lành mạnh.<br />
<br />
<br />
Tạp chí “Nghiên cứu xã hội học” Kỳ số 3/1994,<br />
tr. 1 - 2 của Trung Quốc.<br />
Người dịch: NGUYỄN AN TÂM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />