intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xã Tượng Sơn - Lịch sử Đảng bộ và nhân dân (1930 - 2016): Phần 1

Chia sẻ: Xấu Xí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Xã Tượng Sơn - Lịch sử Đảng bộ và nhân dân (1930 - 2016) được biên soạn nhằm ghi lại những sự kiện và giai đoạn lịch sử Đảng bộ và nhân dân của xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tài liệu có nội dung gồm 7 chương và được chia thành 2 phần. Phần 1 sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các nội dung: Mảnh đất, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa; thời kỳ vận động thành lập các tổ chức và đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 – 1954);... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xã Tượng Sơn - Lịch sử Đảng bộ và nhân dân (1930 - 2016): Phần 1

  1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TƯỢNG SƠN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2017
  2. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN DƯƠNG KIM HỢI NGUYỄN VĂN THÌN TRẦN DANH PHẤN NGUYỄN NGỌC HOA DƯƠNG KIM HUY BAN BIÊN SOẠN Th.S DƯƠNG TRÍ THỨC - Chủ biên HOÀNG SAN DƯƠNG THỈ NGUYỄN ĐÌNH TRÂN DƯƠNG KIM HỠI NGUYỄN NGỌC HOA -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  3. LỜI NÓI ĐẦU Trải qua các thời kỳ lịch sử, xã Tượng Sơn đã có những thay đổi về tên gọi, địa giới hành chính. Vào khoảng thế kỷ thứ XII xã Tượng Sơn là một xứ đầm lầy, hoang vắng, đường sá đi lại rất khó khăn, cách trở; vì thế nơi đây trở thành nơi trú ẩn của một số người dân ở các tỉnh phía Bắc chạy loạn, chống binh dịch, hoặc bị chu di tam tộc. “Đất nghèo nuôi lớn những anh hùng”, nơi đây đã sinh thành, nuôi dưỡng những người con cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng trong chiến đấu chống giặc xâm lược, chống thiên tai, lũ lụt. Chính mảnh đất này đã nuôi dưỡng Đô đốc Tướng quân Nguyễn Phi Nghi, Quan tán Trần Đình Lãng, những người có công trong cuộc chiến giặc phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta; Võ tướng đô đốc Trần Danh Lập (sinh năm 1848) đỗ giải nguyên võ (năm 1876), năm 1879 ông được bổ nhiệm làm Đội trưởng phân võ tỉnh Nghệ An, Chánh đội trưởng (năm 1881) và Phó quản cơ sở Trung Uy ở tỉnh Bắc Ninh năm 1882; năm 1887 ông trở về quê tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, góp phần cùng nghĩa quân làm nên những trận đánh làm kẻ thù khiếp sợ… 5
  4. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Tượng Sơn cùng nhau đoàn kết đấu tranh, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chi bộ lãnh đạo nhân dân đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”, thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, xây dựng “Ba ngọn cờ hồng”, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong ba cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, con em Tượng Sơn luôn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ đánh giặc, không sợ gian khổ, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong số những người ra đi ấy có 97 người con vĩnh viễn nằm lại các chiến trường, 35 người trở về trên thân thể còn đầy thương tích, 9 bà mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Những người ở lại quê hương “tay cày, tay súng”, vừa đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, nuôi dưỡng sức dân, chi viện sức người sức của cho các chiến trường; vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ. Với tinh thần:“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng kẻ thù xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... Những phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của của Đảng bộ và nhân dân Tượng Sơn tiếp tục được tỏa sáng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đảng bộ Tượng Sơn năng động, sáng tạo vận dụng chủ trương, đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “Ðổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp”, Nghị định 64 “về giao đất nông nghiệp cho hộ gia 6
  5. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Đảng bộ, chính quyền vừa phát huy nội lực, kết hợp với tranh thủ các nguồn dự án, hỗ trợ cấp trên đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ đó hệ thống điện thắp sáng, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Đặc biệt thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (từ năm 2011), bộ mặt quê hương đã hoàn toàn thay đổi. Những con đường đất, ổ trâu, ổ gà lởm chởm về mùa hè, mùa đông lầy lội không còn nữa. Các tuyến đường đã được làm bằng bê tông rộng rãi, thông thoáng; Trụ sở làm việc của Đảng ủy, chính quyền, các trường học, Trạm y tế được xây dựng cao tầng, khang trang, hiện đại. Thu nhập đầu người bình quân của xã năm 2015 đạt 28,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,95%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên… Để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đáp ứng nguyện vọng của đảng viên và nhân dân xã nhà; đồng thời thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/08/2002 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Chỉ thị số 22- CT/TU ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Tỉnh uỷ về việc biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương và chỉ đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã đã chỉ đạo biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Tượng Sơn giai đoạn 1930 - 2016. Do thời gian các sự kiện xảy ra đã lâu, tài liệu hồ sơ lưu trữ của Đảng bộ xã những năm trước đây không được đầy đủ, vì vậy cuốn sách chắc không thể tránh khỏi thiếu sót. Ban biên tập mong bạn đọc tiếp tục đóng góp ý kiến, để cuốn sách ngày càng 7
  6. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) được đầy đủ và hoàn thiện hơn cho việc tái bản sau này. Những ý kiến đóng góp của quý vị xin gửi về Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà. Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy Thạch Hà, mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo Huyện ủy; cảm ơn các đồng chí cán bộ lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã tham gia đóng góp ý kiến vào bản thảo, cung cấp thông tin tư liệu để chúng tôi hoàn thành cuốn sách. BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ XÃ TƯỢNG SƠN 8
  7. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) CHƯƠNG I MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Tượng Sơn 1. Vị trí và quá trình hình thành Xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh ở vị trí có tọa độ 18°20′42″ vĩ độ Bắc, 105°56′7″ kinh Đông, diện tích tự nhiên khoảng 8 km2, chu vi khoảng 16 km. Phía Bắc tiếp giáp xã Thạch Hưng (thành phố Hà Tĩnh) và xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà); phía Nam tiếp giáp xã Thạch Thắng (huyện Thạch Hà) và xã Thạch Bình (thành phố Hà Tĩnh); phía Đông tiếp giáp với xã Thạch Lạc và xã Thạch Thắng; phía Tây tiếp giáp với phường Đại Nài và phường Văn Yên (thành phố Hà Tĩnh). Toàn bộ phía Bắc và phía Tây xã tiếp giáp với thành phố Hà Tĩnh, được ngăn cách bởi con sông Ngàn Mọ (đoạn chảy qua địa bàn xã thường gọi là sông Hoàng Hà(1)). Xã Tượng Sơn cách thị trấn Thạch Hà khoảng 9 km (thị trấn ở phía Bắc xã). Ngày trước, xã Hoàng Hà nói chung và xã Tượng Sơn nói riêng là xứ đầm lầy, hoang vắng, đường sá đi lại khó khăn, cách (1). Hoàng có nghĩa là màu vàng, hà là sông. Nước trên dòng sông thường có màu vàng nên gọi là sông Hoàng Hà 9
  8. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) trở. Vì thế vào khoảng thế kỷ thứ XII, một số người dân ở các tỉnh phía Bắc chạy loạn, chống binh dịch, một số bị chu di tam tộc chạy trốn vùng đất này, từ đó sinh cơ lập nghiệp, dần dần phát triển trở thành dân số của xã. Tiếp sau đó có một số người ở Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Hà tiếp tục vào lập nghiệp. Sau đó, một số người ở xã Yên Định, Nam Trị tiếp tục sang sinh sống, dân cư đông dần. Từ khi thành lập xã Hoàng Hà thuộc tổng Hạ Nhất, Hoàng Hà là một xã lớn nhất trong 10 xã của tổng Hạ Nhất. Các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh người tiền sử đã từng sống trên đất Thạch Hà từ trên 4000 năm. Theo gia phả các dòng họ lớn thì tổ tiên lớp người hiện nay đến đây sớm nhất là từ cuối Trần, đầu triều đại nhà Lê (thế kỷ XIII đến XV). Hiện nay có 9 họ tộc chủ yếu: Nguyễn, Trần, Hoàng, Lê, Dương, Hồ, Đinh, Võ, Bùi... Trong đó họ Trần, họ Nguyễn là những họ đến đây sinh sống đầu tiên, đến nay mỗi họ tộc có trên 30 đời. Xã Tượng Sơn và xã Thạch Thắng hiện nay, trước cách mạng tháng 8 năm 1945 gọi là xã Hoàng Hà. Xã Hoàng Hà được chia thành 9 thôn: Bái Nội, Bái Ngoại, Thành Công, Thái Thịnh (thuộc xã Thạch Thắng, ngày nay gọi là vùng Tứ Thượng); các thôn: Thượng Phú, Sâm Lộc, Hà Thanh, Phú Sơn, Yên Định thuộc xã Tượng Sơn (hiện nay gọi là vùng Ngụ Hạ). Ngoài ra có một xã Giang Xá sống xen cư. Nhân dân xã Giang Xá sống ở đây chỉ có một nhiệm vụ thu thuế, thu sưu, còn ruộng đất do xã Hoàng Hà quản lý. Thực hiện chủ trương của cấp trên xóa bỏ chính quyền cấp làng, cấp tổng, thành lập chính chính quyền cấp xã, tháng 12 năm 1945 một số làng, xã của tổng Hạ Nhất được cắt ra để thành lập các xã mới. Ba xã: Hoàng Hà, Giang 10
  9. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) Xá(1), Hoà Thắng được hợp nhất lại thành xã mới, đặt tên là xã Hoàng Thắng. Được sự đồng ý của cấp trên, phiên họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân xã năm 1946 quyết định đổi tên xã Hoàng Thắng thành xã Tượng Sơn. Tượng có nghĩa là voi, sơn là núi. Núi ở xã Hoàng Thắng có hình trông tựa con voi, vì vậy nên gọi là xã Tượng Sơn. Tháng 8 năm 1954, sau khi thực hiện chủ trương giảm tô, Tượng Sơn được chia thành hai xã: Thạch Tượng và Thạch Thắng. Theo đường cắt ngang từ cống Nhà Bà đi về phía Nam; phía Bắc và Phía Tây lấy sông Hà làm biên giới. Tháng 2 năm 1972, theo đề nghị của Viện Sử học và Bộ Văn hoá, Chính phủ đã đồng ý xã Thạch Tượng được mang tên cũ là Tượng Sơn cho đến nay. 2. Điều kiện tự nhiên Hoàng Hà là xã thuộc đồng bằng, nơi đây có 4 hòn núi đá, ngày nay gọi là Rú Ngói, Rú Mồ, Rú Săng, Rú Nước. Theo truyền thuyết kể lại rằng, nơi đây trước kia là một bãi biển, bốn hòn núi ấy là bốn hòn đảo, bây giờ nếu đào xuống tầng đất 1-2 mét, sẽ gặp một lớp vỏ sỏ, vỏ hàu, vỏ hến. Qua nhiều lần biến động địa chất, vùng bãi biển này thành một vùng đầm lầy, dần dần được sự bồi đắp của phù sa từ cao xuống thấp, trở thành đất trồng trọt. Ruộng đồng trước đây chủ yếu là ruộng bậc thang, đồng trũng, đất trồng trọt không được bao nhiêu. Theo dư địa chí huyện Thạch Hà thì các ngọn núi trên được gọi chung là núi núi Hà Thanh, núi nằm ở làng Phú Sơn. Mạch núi khởi nguồn từ dãy núi Nhật Lệ, đến đây đột khởi lên các ngọn nhỏ. Sau này thì dân bản địa gọi đây là núi Tượng, vì có hình thù giống con voi, do đó tên xã cũng được gọi là Tượng Sơn. (1). Theo Dư địa chí Thạch Hà gọi là Dương Xá 11
  10. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) Gọi là núi Tượng, nhưng ba ngọn ấy thực chất cũng tương tự như những ngọn đồi. Trên núi ít có cây gỗ, phần lớn là sim mua và các loại cây thông thường khác. Núi được cấu tạo chủ yếu bằng đất sạn, đá cơm - loại đá giòn dễ đập vỡ. Bởi vậy, dân ở đây cũng quen gọi những ngọn núi này là rú Đất. Do tác động của thiên nhiên và con người (khai thác đất đá về làm đường sá, vườn tược, sân nhà) nay núi đã mòn đi quá nhiều. Những hình thù mà thiên nhiên ban tặng như voi, như hổ, như rùa, như tháp bút... không còn. Hiện nay, núi Tượng chỉ còn lại một vài mỏm đất, mọi người khó tưởng tượng được rằng, nơi đây đã từng là những hòn núi đẹp, đã từng có một “Hà Thanh sơn” đi vào văn chương và lịch sử. Dòng sông Ngàn Mọ bắt nguồn từ vùng núi Đá Bạc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên, khi đến địa phận xã Phất Não (xã Thạch Bình hiện nay) uốn thành hình vòng cung ôm lấy toàn bộ phía Tây (bắt đầu từ xã Thạch Bình) và phía Bắc của xã, sau đó đi qua một số xã rồi đổ ra Cửa Sót xã Thạch Kim. Về mùa mưa, dòng sông chứa đầy phù sa nước đục ngầu, trông từ xa có màu vàng. Vào mùa hạ, ánh nắng mặt trời chiếu vào dòng sông dập dờn sóng nước, tạo nên màu vàng lấp lánh, vì thế nên gọi là Hoàng Hà. Dòng sông này tạo thành đường giao thông thuỷ quan trọng trước đây cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời góp phần điều hòa khí hậu tại địa bàn. Tuy nhiên, về mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, gây ra cảnh ngập lũ và thiệt hại cho nhân dân. Do sự tàn phá của nước thuỷ triều, lũ lụt, gây nên sạt lở đất đai, để lại những chỗ sâu tạo thành vực, chỗ nông tạo thành đầm. Thời kỳ ấy trên địa hình xã Hoàng Hà có những vực sâu: Vực Đình, Vực Chùa, Vực Đầu, Bàu Sanh. Ngày nay bằng công sức lao động của con người, đã 12
  11. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) cải tạo những vùng đầm lầy thành đất trồng trọt. Để bảo vệ cánh đồng không bị xâm nhập mặn lúc triều cường, xã được đầu tư xây dựng 4 con đê ngăn mặn, dài khoảng 12 km. Về giao thông, trước năm 1945 xã chỉ có một con đường chính, gọi là đường 54(1), từ tỉnh lỵ đi Đò Hà đến chợ Đạu (giáp với đê N9), nay gọi là Tỉnh lộ 27. Điểm đầu là cầu Đò Hà (xã Tượng Sơn), điểm cuối là bãi biển xã Thạch Văn, dài 10,3 km; đoạn đi qua địa bàn xã có chiều dài 2,8 km. Đường có 3 cầu chính, gồm: cầu Đò Hà qua sông Rào Cái, cầu Nhà Bà là ranh giới giữa xã Tượng Sơn và xã Thạch Thắng và cầu Đạo là ranh giới giữa xã Thạch Thắng - Thạch Văn. Người dân trong xã muốn đi lên tỉnh lỵ phải qua một đò ngang gọi là Đò Hà. Vào năm 1976 Nhà nước đã đầu tư xây dựng cầu Đò Hà bằng cáp treo, việc đi lại của nhân dân thuận tiện hơn trước. Đến năm 1991 cáp treo bị hỏng, cầu được đầu tư xây dựng bằng bê tông cốt thép. Đường qua lại trong nông thôn chật hẹp, chưa được hình thành quy cũ. Từ năm 2011, thực hiện chủ trương của Chính phủ, cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, hệ thống các tuyến đường giao thông của xã và liên xã được mở rộng, nâng cấp. II. Tình hình chính trị kinh tế – xã hội dưới thời kỳ đô hộ của đế quốc và phong kiến đến tháng 8 năm 1945. 1. Tình hình chính trị Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, công khai xâm lược nước ta. Triều đình Nhà Nguyễn buộc phải đầu hàng. Từ một xã hội phong kiến, (1). Nhân dân hay gọi là Đường Quan, đi từ tỉnh lỵ qua xã Hoàng Hà, xuống xã Ngu Xá (nay là xã Thạch Văn). 13
  12. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hà Tĩnh thuộc xứ Trung Kỳ, do thực dân Pháp và chính quyền Nam triều cai quản. Ở huyện có tri huyện, ở tổng có chánh tổng, phó chánh tổng, chánh phó tổng đoàn. Ở xã có lý trưởng, dưới lý trưởng có ngũ hương: hương lý (phó lý trưởng), hương kiểm, hương bộ, hương dịch và hương mục làm mọi công việc phục vụ cho chúng như: tuần tra, canh gác, thu thuế, bắt phu… Ngoài ra còn có Hội đồng hương biểu, Hội đồng tộc biểu, Hội đồng hào mục, Hội đồng lý dịch do Lý trưởng đứng đầu. Những bọn quan lại, chức sắc hào cường là những tổ chức kìm hãm và ức hiếp nhân dân. Đối với xã Hoàng Hà đã có nhiều đời lý trưởng. Đến triều đại cuối cùng của niên hiệu Bảo Đại là lý trưởng Nguyễn Văn Quý. Người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến không được hưởng một tý gì về quyền lợi chính trị. Giới cầm quyền chế độ thực dân đã biến dân ta thành những người chỉ biết tuân thủ, bảo đi đâu, làm gì phải tuân theo. Nếu có người nào đó chống đối lại, chúng đánh đập tàn nhẫn, còn bị ghép vào tội bất tuân hương chính và có thể bị truy tố tội thượng phạm pháp, hoặc bị vu cáo làm loạn. Để tăng cường củng cố địa vị, bọn cường hào địa chủ cấu kết với đế quốc, tăng cường các quyền lực hành chính và tôn giáo nhằm đàn áp bóc lột nhân dân ta. Chúng tìm đủ mọi hình thức mua bán chức tước, mặc sức hoành hành áp bức nhân dân. Người cao tuổi trong làng cũng được hình thành hai hội: Hội lão quan và hội lão dân. Hội lão quan là những người cao tuổi giàu có, chức sắc, hào lý; Hội lão dân là của những người đói khổ, không được học hành, mù chữ. Hội lão dân phải làm 14
  13. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) những việc do hội lão quan sai bảo những lúc tế tự, hội họp. Nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, ngoài khoản sưu cao, thuế nặng, còn phải đi lao động công ích, như đắp đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Người dân chỉ biết lao động, không được hưởng một quyền lợi gì. Tất cả gánh nặng phu phen, tạp dịch gì đều đổ lên đầu người nông dân. Bên cạnh đó nạn bắt phu, bắt lính diễn ra thường xuyên, nhất là những năm 1914-1918, thực dân Pháp mở đường quốc lộ số 7, số 8 đi sang Lào và mở đường sắt xuyên Việt, chúng ồ ạt bắt phu đi làm đường. Rất nhiều người ra đi mãi không trở về, phần chết do ốm đau, bệnh tật nơi chốn rừng thiêng nước độc; có người chết do lao động quá vất vả, ăn uống khổ sở, lại còn bị đánh đập tàn nhẫn. 2. Tình hình sản xuất nông nghiệp: Nhân dân Tượng Sơn thuần tuý sản xuất nông nghiệp, nhưng địa hình của xã ba bề nước mặn bao vây, 2/3 diện tích bị nhiễm nước mặn, nhiễm phèn; như vùng đập Vệnh 39 mẫu, Đòng Đòng, Sác Su ở làng Phú Sơn 25 mẫu, đập Bến Giang 38 mẫu, đập Hà 30 mẫu, một số diện tích bị bạc màu, bậc thang, bị úng, hết mưa bị hạn. Mặt khác diện tích phân bổ không đều theo dân cư, vùng Bái Nội, Bái Ngoại, bình quân đầu người cao hơn vùng Ngụ Hạ. Diện tích đất sản xuất chủ yếu nằm vào nhà giàu, tầng lớp trung lưu, nhà chung, ruộng công điền, công thổ. Còn thành phần trung nông lớp dưới và bần nông ruộng rất ít, bình quân mỗi hộ chỉ có từ 1-1,5 sào. Nhưng người nông dân do không có tài sản gì đáng giá hơn vài sào ruộng, nên khi gia đình có công việc gì phải đem ruộng ra cầm cố, đến lúc lãi mẹ đẻ lãi con không trả được phải bán ruộng, quanh năm cày thuê, cuốc mướn cho những gia đình giàu có thuộc tầng lớp trung 15
  14. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) lưu. Tượng Sơn là một xã chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết, bão lũ hàng năm phá huỷ đê điều làm cho nước mặn dâng lên, có năm bị thất bát hoàn toàn, bỏ công lao động sản xuất mà không có thu hoạch. Việc sản xuất mang tính chất độc canh, một năm sản xuất hai vụ lúa, bình quân chỉ đạt năng suất 25-30 kg/sào. Khoai lang đã bị thoái hoá giống, chỉ đạt từ 90-100 kg/sào. Đàn gia súc, gia cầm không phát triển. Những gia đình địa chủ, phú nông, mới có trâu bò, còn nông dân không có trâu bò cày, làm đất sản xuất bằng cuốc, hoặc làm công đổi cho địa chủ, phú nông. Người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho cho trời, nhưng cuộc sống quanh năm vất vả, cơm không đủ ăn, áo không có mặc. 3. Đời sống văn hóa – xã hội Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để trị, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Trường học rất ít, do đó chỉ con nhà giàu mới được học. Mỗi tổng gồm năm, sáu xã chỉ có một hay hai trường yếu lược, mỗi trường 2 hoặc ba lớp, dạy trình độ tương đương lớp 1 và lớp 2 hiện nay (gọi là lớp tư và lớp năm). Gần 90 năm đô hộ nước ta, đến năm 1944 cả huyện Thạch Hà chỉ có một trường tiểu học từ lớp nhì trở xuống (tương đương lớp ba hiện nay) và 13 trường sơ học liên hương, một trường tiểu học tư, một trường sơ học tư và 14 lớp học gia đình. Do không có trường lớp, nhân dân không có điều kiện để đi học, nên trước cách mạng tháng 8 năm 1945 hơn 95% người dân mù chữ. Người biết chữ cũng chỉ ở trình độ yếu lược. Một số gia đình có điều kiện nuôi thầy dạy cho con tại nhà. Các thầy dạy cho con em vừa học chữ Nho, vừa học chữ Quốc ngữ và học chữ Pháp. Từ năm 1918 -1944 các 16
  15. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) lớp học của các thầy đồ, ông cử được mở ở các làng. Năm 1921 thầy giáo Kê ở làng Hà Thanh mở một lớp dạy tư tại đình Thượng Phú, hàng năm có từ 10 đến 15 học sinh theo học. Tiếp sau thầy Kê là thầy Hoàn, thầy Trân. Học sinh chỉ học xong chương trình lớp nhì (tương đương lớp ba hiện nay), sau đó hầu hết không có điều kiện học lên. Năm 1927, trước sự đấu tranh của nhân dân, đòi mở lớp dạy chữ quốc ngữ, chính quyền thực dân phong kiến huy động nhân dân đóng góp, xây dựng một trường hai gian tại xứ Đồng Quan, đặt tên là Hoàng Hà Tổng trường. Đến năm 1936 đổi tên thành trường Tổng Hoàng Hà. Trường đặt dưới sự quản lý của thực dân Pháp, có quan đốc học để quản lý chương trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Chương trình học đơn điệu, kiến thức không toàn diện. Đa số học sinh biết đọc biết viết rồi nghỉ học. Số ít có điều kiện theo học Trường Tiểu học Pháp Việt. Từ năm 1940-1944 xã có 12 người thi đậu yếu lược, 5 người có trình độ Prime, 2 người đậu tú tài. Đến năm 1945 xã có 270 người biết chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Về y tế, suốt thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta, cả tỉnh chỉ có một bệnh viện, mỗi huyện có một trạm phát thuốc, nhưng thuốc men rất khan hiếm và rất đắt, chỉ có nhà giàu mới đủ tiền mua. Nhân dân đau ốm hầu như không có thuốc để chữa bệnh, gia đình nào có điều kiện cũng chỉ có tiền để cắt vài thang thuốc bắc. Bên cạnh đó do trình độ dân trí rất thấp, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng, ngủ không có màn ngăn muỗi, đa số nhân dân không biết vệ sinh phòng bệnh... nên ốm đau, mắc bệnh và chết chóc xảy ra thường xuyên. Mỗi khi có bệnh truyền nhiễm như: ỉa chảy, bệnh sưởi, đậu mùa trẻ em, ho 17
  16. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) gà, do không có thuốc men điều trị và phòng dịch, nên rất dễ lây lan ra cộng đồng và gây chết người hàng loạt. Năm 1941 có 30 người trong xã bị chết do bị bệnh ỉa chảy. Giếng nước sử dụng sinh hoạt của nhân dân chủ yếu là giếng đất, thường được đào ngoài đồng. Gọi là giếng, nhưng như chiếc ao ngày nay. Một số gia đình giàu có mới đào giếng riêng, xây bằng đá. Toàn xã có 25 giếng bằng đất, 18 giếng xây đá, nhưng về mùa hè hầu hết bị cạn nước, người dân không có nước sử dụng. Do sử dụng chung nguồn nước, hơn nữa không biết cách phòng trừ, nên khi có các dịch bệnh rất dễ lây lan. Việc đi lại, vận chuyển của người dân trước đây chủ yếu là đi bộ và sử dụng quang, gánh. Một số hộ sống ven sông di chuyển bằng thuyền. Các phương tiện giao thông hầu như không có, đến năm 1945 toàn xã chỉ có 2 chiếc xe đạp. Mê tín dị đoan cũng là một tệ nạn của xã hội cũ. Một số gia đình khi trong nhà có người bị ốm, mời thầy cúng về làm lễ cúng tế, nhờ thần thánh ủng hộ. Làm như thế bệnh tình chẳng khỏi mà lại thêm tốn kém tiền thuê thầy cúng. Cuộc sống lam lũ của người dân dưới xã hội phong kiến hầu như phó mặc cho trời đất, vì vậy nhân dân thường tin vào các vị thần phù trì, bảo hộ, che chở để họ khỏe mạnh, mưa thuận, gió hòa làm ăn yên ổn. Từ đó mặc dù đời sống đời sống cực khổ, cái ăn, cái mặc không có, nhưng họ vẫn đóng góp xây dựng đền chùa, miếu mạo. Theo thống kê trước đây toàn xã có 52 đền, chùa, miếu lớn nhỏ. Hiện nay vẫn còn: đền Cao Các ở thôn Thượng Phú, thờ Cao các Mạc Sơn; đền Tam Tòa - Tứ Vị thờ Lý Nhật Quang, Tứ vị đại càn quốc gia Nam hải; đền Nhất, nhị Lang Long, thở Nhất Lang, Nhị Lang Long Vương, Song 18
  17. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) đồng Ngọc Nữ; đền Văn Miếu Hoàng Hà thôn Thượng Phú, thờ Khổng Thánh, Tiến sỹ Nguyễn Hoằng Nghĩa. Từ năm 1945 về trước, hàng năm nhân dân trong làng phải đóng góp để cúng tế đền, chùa. Thường có các lễ tế: Kỳ Phúc (tháng 6), Khai Hạ (mồng 7 tháng giêng), tế Tết Nguyên Đán, tế đinh (tháng 2), tế Khổng Tử, tế Bụt sinh (mồng 8 tháng 4) tế Phật ở chùa, tế rằm tháng giêng, rằm tháng 7 ở chùa, tế đoan ngọ (mồng 5 tháng 5)… Mỗi lần tế lễ như thế, nhân dân phải đóng góp: xôi thịt, mổ trâu, bò, lợn, gà, dê, tế lễ ăn uống linh đình. Vì thế làm cho người nông dân đã nghèo lại càng nghèo thêm. Dưới xã hội thực dân phong kiến, nam nữ không được tự do yêu đương, việc xây dựng gia đình là do cha mẹ định đoạt, con phải phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ. “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, hai gia đình có “môn đăng hộ đối” thì mới làm thông gia với nhau. Xã hội phong kiến trọng nam kinh nữ. Người phụ nữ chỉ biết nội trợ trong gia đình, không được tham gia các công việc xã hội, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”(1). Đàn ông muốn lấy bao nhiêu vợ cũng được, nhưng phụ nữ thì “bất sự nhị phu” “phu xướng phụ tòng”. Nghĩa là người phụ nữ không được lấy hai chồng và phải nghe lời chồng, dù lời đó là sai trái. Chồng có quyền bỏ vợ, nhưng vợ thì không được bỏ chồng. Người phụ nữ không được hưởng quyền công dân ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Vấn đề ma chay rất phiền phức. Khi cha mẹ chết, con cái phải sắm sửa cỗ bàn linh đình để mời làng, họ hàng, phe, giáp ăn uống trước và sau khi đưa đám. Từ khi chết đến hết hai năm đủ tang, đủ phục phải cúng tế nhiều lần. Thủ tục cúng rất rườm rà. (1). Tại gia đình tuân theo bố, khi lấy chồng tuân theo chồng, khi chồng chết phải ở với con trai thờ chồng, không được tái giá như ngày nay. 19
  18. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) Những tệ nạn xã hội như: cờ, bạc, rượu chè, nghiện hút dưới xã hội thực dân phong kiến không bị cấm. Mục đích của chúng là làm cho nhân dân ta mê muội trong rượu chè, cờ bạc, nghiện hút mà quên đi nhiệm vụ đấu tranh đòi quyền lợi cuộc sống, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của chúng. Đời sống nhân dân Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đa số ruộng đất nằm trong tay địa chủ, nhà chung; trung nông lớp trên có một số ít. Trung nông lớp dưới và bần nông không có ruộng, quanh năm cày cấy ruộng thuê. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) thực dân Pháp ra sức vơ vét, bóc lột các nước thuộc địa ở Đông Dương. Chúng thi hành chính sách sưu thuế rất nặng nề. Nạn sưu cao, thuế nặng làm cho đời sống nhân dân dưới chế độ thực dân phong kiến vô cùng cực khổ. Dã man nhất là khoản thuế thân. Đây là khoản thuế đánh vào đầu người. Những người đàn ông từ 18 tuổi đến 60 tuổi hàng năm phải nộp sưu. Mỗi năm hạng cao nhất phải đóng 3,6 đồng/người, số tiền này tương đương với gần 3 tạ thóc. Nếu ai không có tiền nộp sẽ bị cùm, kẹp, đánh đập. Vì vậy quanh năm cả gia đình đi ở, hay làm thuê phải đem toàn bộ thóc bán nộp thuế sưu cho cha hay con trai trong gia đình cũng không đủ. Đau khổ, tàn nhẫn nhất là có người đã chết, nhưng đến kỳ thu thuế vẫn phải nộp, năm mất mùa cũng thu như năm được mùa, không có chế độ miễn, giảm thuế. Địa chủ bóc lột tô chính và tô phụ. Người nông dân cày ruộng rẹ của địa chủ, đến mùa thu hoạch họ thu một nửa hoa lợi của ruộng, gọi là tô chính. Cuối năm âm lịch tá điền phải còn phải đi tết và mừng tuổi cho chủ ruộng (gọi là tô phụ). Được 20
  19. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) mùa thì tô chính tăng lên, nhưng mất mùa không được giảm. Ngoài nạp sưu thuế, tô tức, người dân còn phải nộp làm cỗ làng, khe giáp để cúng tế các ngày lễ của làng trong năm tại chùa, đình, miếu mạo. Vì thế cứ hết mùa là trong nhà hết lúa. Cuộc sống người dân hết sức cùng cực, ăn thì rau má, khoai lang trừ bữa, mặc thì dùng vỏ cây che thân. Do đói rét nên sản sinh ra nhiều bệnh tật, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Nạn đói năm 1945 xã có 142 người chết đói, vùng Ngụ Hạ có 15 người, Tứ Thượng 127 người. Toàn huyện có hơn 5000 người chết đói. Nhiều người bỏ quê đi tìm cuộc sống nơi khác. Từ năm 1938-1944 có 52 người trên địa bàn xã rời bỏ quê hương đi sang Lào, Thái Lan để tìm đường sinh sống. Có 8 người đã chết trên đường đi. Sự truyền đạo vào Tượng Sơn cũng khá sớm. Theo người xưa kể lại, vào trước năm 1800 có gia đình ông Tràng Tổng từ Kẻ Nhím (giáo xứ An Nhiên) sang định cư tại xóm Chùa (họ Hòa Yên ngày nay) vừa dạy học, vừa nuôi vịt. Từ gia đình đầu tiên ấy, dần dần có nhiều người theo học đạo và hình thành nên họ đạo Kẻ Cường thuộc giáo xứ Kẻ Đông. Năm 1880 cha Nguyên quản xứ Kẻ Đông nhận thấy giáo dân vùng Kẻ Cường ngày càng đông số và các họ kế cận đó cũng đang lớn mạnh, về khoảng cách cũng khá xa xứ mẹ Kẻ Đông, đi lại khó khăn nên cha đã trình Bề trên Giáo phận xin tách lập một giáo xứ mới với tên gọi là giáo xứ Kẻ Cường gồm các họ đạo Kẻ Cường, Thu Chỉ, Làng Khe, Kẻ Ngo (Tân Thành), Tĩnh Giang, Văn Định, Văn Yên. Năm 1934, xứ đạo Kẻ Cường chính thức được đổi tên thành giáo xứ Hòa Thắng. Giáo xứ Hòa Thắng nằm trên địa bàn hành chính của hai xã Thạch Thắng và Tượng Sơn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 1942, Giáo hạt xây dựng một nhà thờ ở xóm Hoà Mỹ. Dân số giáo xứ ngày càng tăng, năm 21
  20. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TƯỢNG SƠN (1930 - 2016) 1991 là 530 người, năm 2015 là 1.818 người với 05 giáo họ là Hòa Thắng (trị sở), Hòa Lạc, Hòa Yên, Hòa Khánh và Hòa Bình. Năm 2009 khánh thành ngôi nhà thờ giáo xứ hiện nay(1) (sau 05 năm xây dựng). Tiếp đó, vào năm 2014 giáo xứ mở rộng khuôn viên nhà xứ, hoàn thiện tượng đài Đức Mẹ La Vang, xây dựng nhà máy nước sạch phục vụ nước uống cho bà con trong vùng, lập thư viện tạo kho tư liệu cho các bạn trẻ trong giáo xứ tham khảo, nghiên cứu. Cuối năm 2014, ngôi nhà xứ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bên cạnh cơ sở vật chất, đời sống tâm linh nơi đây cũng đang kiện toàn từng ngày với nhiều hội đoàn tông đồ được thành lập như Gia đình Thánh Tâm, Thiếu nhi Thánh Thể. Chế độ thực dân phong kiến có nhiều thủ đoạn thâm độc khác nhau, nhất là chính sách chia rẽ khối đoàn kết lương - giáo. Đặc biệt năm 1954, chúng đưa tin chúa đã di chuyển vào Nam, ai ở lại miền Bắc sẽ bị Mỹ ném bom nguyên tử hủy diệt. Người nào không đi chúng đến tận gia đình khống chế, cưỡng ép. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, từ trước đến nay nhân dân lương, giáo Tượng Sơn đều đoàn kết xây dựng quê hương ngày một đi lên. II. Phong trào yêu nước của nhân dân Tượng Sơn trước ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 1. Hưởng ứng chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi(2), Phan (1). Sáng ngày 11/7/2010, giáo xứ Hòa Thắng đã long trọng tổ chức ngày cao điểm tuần chầu đền tạ Thánh Thể, vinh dự được đón Thị trưởng Công giáo người Pháp đến chung vui, nhân chuyến ngài công tác tại tỉnh Hà Tĩnh. (2). Tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 (tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu) tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1