T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DỰ BÁO CỦA SỐ NOÃN ĐỐI VỚI<br />
HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG SỚM<br />
TRONG THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM<br />
Nguyễn Xuân Hợi*; Phạm Thị Tân*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định giá trị dự báo của số noãn đối với mức độ hội chứng quá kích buồng<br />
trứng (QKBT) sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến<br />
cứu trên 2.100 bệnh nhân (BN) hút noãn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 - 2015<br />
đến 9 - 2015. Kết quả: giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nhẹ là 13 noãn; độ nhạy 77%; độ đặc<br />
hiệu 82%, nguy cơ QKBT sớm mức độ nhẹ cao gấp 15,9 lần. Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ<br />
trung bình 16 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 85%, nguy cơ QKBT sớm mức độ trung bình cao<br />
gấp 25,0 lần. Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nặng 18 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 82%,<br />
nguy cơ QKBT sớm mức độ nặng cao gấp 22,7 lần. Kết luận: số noãn có giá trị cao dự báo hội<br />
chứng QKBT sớm và mức độ trong thụ tinh trong ống nghiệm.<br />
* Từ khóa: Hội chứng quá kích buồng trứng; Số noãn; Thụ tinh trong ống nghiệm.<br />
<br />
Defining Oocyte Number Cut-off for Predicting Early Ovarian<br />
Hyperstimulation Syndrome in In Vitro Fertilization<br />
Summary<br />
Objectives: To define oocyte number cut-off for predicting early ovarian hyperstimulation<br />
syndrome (OHSS) in IVF. Subjects and methods: There was a prospective study, including<br />
2,100 IVF/ICSI patients at the National Hospital of Obstetrics and Gynecology from Jan, 2015 to<br />
September, 2015. Results: Cut-off value of oocyte number for predicting mild OHSS was 13.<br />
Sensitivity was 77% and specificity was 82%. The risk of OHSS was 15.9 folds higher at this<br />
cut-off. Cut-off value of oocyte number for predicting moderate OHSS was 16. The sensitivity<br />
was 82% and specificity was 85%. The risk of OHSS was 25 folds higher at this cut-off. Cut-off<br />
value of oocyte number for predicting severe OHSS was 18. Sensitivity was 82% and specificity<br />
was 82%. The risk of OHSS was 22.7 folds higher at this cut-off. Conclusions: Oocyte number is<br />
a good predictor for early ovarian hyperstimulation syndrome and its grades in IVF.<br />
* Key words: Ovarian hyperstimulation syndrome; Oocyte number; IVF.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kích thích buồng trứng là một giai đoạn<br />
quan trọng của thụ tinh trong ống nghiệm.<br />
Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm nhất<br />
của kích thích buồng trứng là hội chứng<br />
QKBT. Hội chứng QKBT là tình trạng đáp<br />
<br />
ứng quá mức của buồng trứng với thuốc<br />
kích thích, biểu hiện là hiện tượng thoát<br />
dịch cấp tính ra khỏi lòng mạch vào<br />
khoang thứ 3 của cơ thể, kèm theo buồng<br />
trứng to lên với tần suất khoảng 25% các<br />
trường hợp kích thích buồng trứng thụ<br />
tinh trong ống nghiệm [1].<br />
<br />
* Bệnh viện Sản Trung ương<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Xuân Hợi (doctorhoi@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/07/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2016<br />
<br />
44<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
Để phòng ngừa hội chứng QKBT, trên<br />
y văn đã có nhiều nghiên cứu, các tác giả<br />
đưa ra những yếu tố dự báo nguy cơ QKBT<br />
như tuổi, giá trị FSH, AMH, AFC, nồng độ<br />
inhibin, tiền sử QKBT ở chu kỳ thụ tinh<br />
ống nghiệm trước, giá trị estradiol, số nang<br />
trứng ngày tiêm hCG, số noãn chọc hút<br />
được [2]… Trong y văn và trên thực tế<br />
lâm sàng, nồng độ estradiol và số noãn<br />
có vai trò quan trọng để phát hiện BN có<br />
nguy cơ phát triển hội chứng QKBT [3],<br />
đây là những yếu tố dự báo cần được<br />
nghiên cứu để áp dụng lâm sàng. Vì vậy,<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục<br />
tiêu: Xác định giá trị dự báo của số noãn<br />
với hội chứng QKBT sớm trong thụ tinh<br />
trong ống nghiệm.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
2.100 BN thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh<br />
viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 - 2015<br />
đến 9 - 2015, phù hợp với tiêu chuẩn lựa<br />
chọn và tiêu chuẩn loại trừ, đồng thuận<br />
tham gia vào nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được thực<br />
hiện thụ tinh ống nghiệm có hút noãn và<br />
chuyển phôi cùng chu kỳ hoặc đông phôi<br />
do nguy cơ QKBT.<br />
* Tiên chuẩn loại trừ: các trường hợp<br />
cho nhận noãn, hiến phôi, chuyển từ kích<br />
phóng noãn bơm tinh trùng vào buồng tử<br />
cung chuyển sang làm thụ tinh ống nghiệm<br />
do nguy cơ QKBT; không chuyển phôi vì<br />
nguyên nhân khác như niêm mạc tử cung<br />
mỏng, dính buồng tử cung, progesterone<br />
ngày tiêm hCG cao.<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br />
tả tiến cứu.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu: tính theo công thức<br />
tính cỡ mẫu nghiên cứu theo độ nhạy [4].<br />
<br />
z2: hằng số của phân phối chuẩn. Với<br />
α = 0,05. Giá trị z2 = 1,962.<br />
SN: độ nhạy mong muốn của nghiên<br />
cứu, giả thiết độ nhạy mong muốn là 0,8.<br />
W2: độ rộng của khoảng tin cậy 0,051.<br />
P: tỷ lệ QKBT. Theo Enskog và CS<br />
(1999) [5], tỷ lệ này là 11,4%.<br />
Từ công thức trên tính được cỡ mẫu<br />
nghiên cứu n = 2.054 đối tượng.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
BN được kích thích buồng trứng bằng<br />
3 phác đồ: phác đồ dài, phác đồ antagonist<br />
và phác đồ agonist. BN được theo dõi sự<br />
phát triển của nang noãn bằng siêu âm<br />
đo kích thước nang và định lượng hàm<br />
lượng E2. Khi có ít nhất 2 nang trứng có<br />
đường kính ≥ 18 mm trên siêu âm, tiêm<br />
hCG với hàm lượng: 10.000 đv; 6.500 đv;<br />
5.000 đv; 36 giờ sau tiêm hCG, tiến hành<br />
hút noãn và chuyển phôi 72 giờ sau hút<br />
noãn.<br />
BN có xuất hiện hội chứng QKBT trung<br />
bình hoặc nặng được đông phôi toàn bộ,<br />
BN QKBT nhẹ và không QKBT được<br />
chuyển phôi. Theo dõi BN chuyển phôi,<br />
đánh giá sự tiến triển của hội chứng QKBT<br />
sớm và sự xuất hiện của hội chứng QKBT<br />
muộn. Định lượng hàm lượng βhCG ngày<br />
14 sau chuyển phôi.<br />
Tiêu chuẩn phân loại mức độ QKBT<br />
theo Golan (1989) [6]: mức độ nhẹ: kích thước<br />
45<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
buồng trứng 5 - 10 cm, căng bụng, khó chịu,<br />
buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Mức độ trung bình:<br />
kích thước buồng trứng < 12 cm, triệu chứng,<br />
mức độ nhẹ + siêu âm có dịch cổ chướng,<br />
có thể cả dịch màng phổi, khó thở. Mức<br />
độ nặng: kích thước buồng trứng ≥ 12 cm,<br />
triệu chứng mức độ trung bình + cô đặc<br />
máu, tăng bạch cầu, thiểu niệu, tăng creatine<br />
máu, rối loạn chức năng gan.<br />
* Phân loại thời điểm QKBT theo Mathur<br />
(2000) [7]:<br />
QKBT sớm: khi triệu chứng xuất hiện<br />
trong vòng 9 ngày sau hút noãn, dạng này<br />
được kích hoạt bởi hCG để gây trưởng<br />
thành noãn giai đoạn cuối. QKBT muộn:<br />
khi triệu chứng khởi phát từ ngày thứ 10<br />
sau hút noãn, dạng này được kích hoạt<br />
do hCG rau thai.<br />
Xác định giá trị tiên lượng dựa vào độ<br />
nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường<br />
cong (AUC).<br />
* Đạo đức nghiên cứu: đây là nghiên<br />
cứu mô tả nên không can thiệp vào bất<br />
cứ quy trình điều trị nào. Nghiên cứu tuân<br />
thủ quy định và nguyên tắc chuẩn mực về<br />
đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN và kết quả kích thích<br />
buồng trứng.<br />
* Phân loại tuổi của đối tượng nghiên cứu:<br />
< 25 tuổi: 109 BN (5,2%); 25 - 29 tuổi:<br />
615 BN (29,3%); 30 - 34 tuổi: 768 BN<br />
(36,6%); 35 - 39 tuổi: 460 BN (21,9%);<br />
≥ 40 tuổi: 148 BN (7,0%).<br />
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên<br />
cứu là 31,9 ± 4,8. BN ít tuổi nhất 20, nhiều<br />
nhất 46 tuổi.<br />
46<br />
<br />
* Phác đồ kích thích buồng trứng:<br />
Phác đồ kích thích<br />
buồng trứng<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Phác đồ dài<br />
<br />
491<br />
<br />
23,4<br />
<br />
Phác đồ agonist<br />
<br />
897<br />
<br />
42,7<br />
<br />
Phác đồ antagonist<br />
<br />
712<br />
<br />
33,9<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2100<br />
<br />
100<br />
<br />
Có 3 phác đồ đang áp dụng tại Trung<br />
tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia, Bệnh viện<br />
Phụ sản Trung ương: phác đồ agonist<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (897 BN = 42,7%);<br />
sau đó là phác đồ antagonist (712 BN =<br />
33,9%), chiếm tỷ lệ thấp hơn phác đồ dài<br />
với 2491 BN (23,4%) trong tổng số chu kỳ<br />
thụ tinh trong ống nghiệm.<br />
* Phân loại và tỷ lệ QKBT sớm:<br />
Bảng 1:<br />
QKBT sớm<br />
Mức độ<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
(tổng số chu kỳ chọc trứng)<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
349<br />
<br />
18,8<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
191<br />
<br />
9,1<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
65<br />
<br />
3,1<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
605<br />
<br />
28,8<br />
<br />
Trong 2.100 đối tượng nghiên cứu,<br />
605 trường hợp có QKBT sớm chiếm 28,8%<br />
tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.<br />
Kết quả này tương tự nghiên cứu của<br />
Lê Thị Xiêm (2002) với tỷ lệ QKBT nhẹ<br />
14,4%; QKBT mức độ trung bình 4,5% và<br />
QKBT mức độ nặng 3%. Một số các tác<br />
giả khác đưa ra tỷ lệ QKBT thấp hơn, như<br />
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hợi (2012):<br />
tỷ lệ QKBT nhẹ 3,4%; trung bình 1,7% và<br />
nặng 1,7%. Nghiên cứu Enskog (1999)<br />
đưa ra tỷ lệ QKBT nhẹ và trung bình là<br />
7,2%; QKBT nặng 4,2%.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
2. Xác định giá trị dự báo của số noãn với hội chứng QKBT sớm.<br />
* Xác định liên quan của số noãn với hội chứng QKBT sớm:<br />
Bảng 2:<br />
Mức độ QKBT sớm<br />
<br />
n<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
349<br />
<br />
8,60 ± 4,17<br />
<br />
7<br />
<br />
48<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
191<br />
<br />
20,75 ± 6,40<br />
<br />
7<br />
<br />
39<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
65<br />
<br />
24,19 ± 8,26<br />
<br />
10<br />
<br />
48<br />
<br />
1396<br />
<br />
9,0 ± 4,4<br />
<br />
1<br />
<br />
30<br />
<br />
Không QKBT<br />
<br />
p<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Số noãn trung bình của nhóm QKBT sớm nhẹ là 8,60 ± 4,17. Cao hơn là nhóm<br />
QKBT sớm trung bình (20,75 ± 6,40), cao nhất là nhóm QKBT nặng (24,19 ± 8,26). So<br />
sánh giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 < 0,001. Như vậy, giá trị trung<br />
bình của E2 ngày hCG và số noãn tỷ lệ thuận với mức độ QKBT sớm trong thụ tinh<br />
trong ống nghiệm.<br />
* Xác định giá trị dự báo của số noãn với hội chứng QKBT sớm:<br />
Bảng 3: Ngưỡng giá trị số noãn dự báo nguy cơ QKBT sớm.<br />
Mức độ QKBT sớm<br />
<br />
n<br />
<br />
AUC<br />
<br />
Ngưỡng<br />
<br />
Độ nhạy<br />
<br />
Độ đặc hiệu<br />
<br />
OR<br />
<br />
95%CI<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
349<br />
<br />
0,895<br />
<br />
13<br />
<br />
77<br />
<br />
82<br />
<br />
15,9<br />
<br />
12,0 - 21,3<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
191<br />
<br />
0,905<br />
<br />
16<br />
<br />
82<br />
<br />
85<br />
<br />
25,0<br />
<br />
16,9 - 36,9<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
65<br />
<br />
0,906<br />
<br />
18<br />
<br />
82<br />
<br />
82<br />
<br />
22,7<br />
<br />
12,2 - 42,2<br />
<br />
Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nhẹ<br />
là 13 noãn; độ nhạy 77%; độ đặc hiệu 82%.<br />
Nguy cơ QKBT sớm mức độ nhẹ cao gấp<br />
15,9 lần.<br />
Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ trung<br />
bình 16 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu<br />
85%. Nguy cơ QKBT sớm mức độ trung<br />
bình cao gấp 25,0 lần.<br />
Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nặng<br />
18 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 82%.<br />
Nguy cơ QKBT sớm mức độ nặng cao gấp<br />
22,7 lần.<br />
Như vậy, ngưỡng giá trị số noãn tỷ lệ<br />
thuận với mức độ QKBT sớm. Kết quả của<br />
chúng tôi khẳng định vai trò của số noãn<br />
trong dự báo nguy cơ QKBT sớm. Kết hợp<br />
nồng độ E2 ngày hCG và số noãn giúp<br />
tiên lượng tốt hơn nguy cơ QKBT sớm.<br />
<br />
Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế<br />
giới chưa thấy đề cập đến giá trị tiên lượng<br />
của số noãn với mức độ QKBT sớm, các<br />
tác giả chỉ đưa ra giá trị dự báo trên nhóm<br />
QKBT sớm nặng, đây là một nhánh nhỏ<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Tiên lượng nguy cơ QKBT sớm mức<br />
độ nặng của chúng tôi với ngưỡng giá trị<br />
số noãn là 18.<br />
Một số tác giả như Moris (1995) đưa<br />
ra ngưỡng 25 noãn. Lê Thị Thu Hương<br />
(2008) nghiên cứu trên 116 trường hợp<br />
nhóm QKBT nhập viện cho thấy với điểm<br />
cắt 20 noãn, BN có số noãn ≥ 20 có nguy<br />
cơ QKBT cao gấp 57 lần những trường<br />
hợp < 20 noãn. Có sự khác biệt trong<br />
ngưỡng dự báo giá trị số noãn với hội<br />
chứng QKBT sớm mức độ trung bình<br />
47<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
và nặng, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu<br />
khác nhau.<br />
Các tác giả thường nghiên cứu về giá<br />
trị số nang trưởng thành để dự báo nguy<br />
cơ QKBT, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy<br />
đếm số nang trưởng thành phụ thuộc<br />
nhiều vào yếu tố chủ quan của người làm<br />
siêu âm và có sai số lớn. Số noãn khẳng<br />
định con số chính xác số lượng nang<br />
trưởng thành thực tế tại buồng trứng. Tuy<br />
nhiên, nghiên cứu số nang trưởng thành<br />
là bước tiên lượng sớm hơn nguy cơ<br />
QKBT khi chưa gây trưởng thành nang<br />
noãn. Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu<br />
giá trị số noãn góp phần giúp bác sỹ lâm<br />
sàng có thể tham khảo và cân nhắc nguy<br />
cơ QKBT khi đếm số nang trưởng thành<br />
vượt quá 16 nang, có phác đồ gây trưởng<br />
thành nang noãn phù hợp để giảm thiểu<br />
rủi ro QKBT.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 2.100 trường hợp thụ tinh<br />
trong ống nghiệm (từ tháng 1 đến tháng<br />
9 - 2015), chúng tôi rút ra được một số<br />
kết luận:<br />
- Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nhẹ<br />
là 13 noãn; độ nhạy 77%; độ đặc hiệu 82%.<br />
Nguy cơ QKBT sớm mức độ nhẹ cao gấp<br />
15,9 lần.<br />
- Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ<br />
trung bình 16 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc<br />
hiệu 85%. Nguy cơ QKBT sớm mức độ<br />
trung bình cao gấp 25,0 lần.<br />
- Giá trị dự báo QKBT sớm mức độ nặng<br />
18 noãn; độ nhạy 82%; độ đặc hiệu 82%.<br />
- Nguy cơ QKBT sớm mức độ nặng<br />
cao gấp 22,7 lần. Diện tích dưới đường<br />
cong AUC rất cao đối với cả 3 mức độ<br />
QKBT nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là<br />
0,89; 0,9 và 0,9.<br />
48<br />
<br />
Như vậy, số noãn có giá trị cao trong<br />
dự đoán hội chứng QKBT sớm trong thụ<br />
tinh trong ống nghiệm<br />
Lời cảm ơn<br />
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới toàn<br />
thể cán bộ nhân viên Trung tâm Hỗ trợ<br />
Sinh sản Quốc gia, Khoa Hồi sức Cấp cứu,<br />
Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã ủng hộ,<br />
giúp đỡ tạo điều kiện để chúng tôi hoàn<br />
thành nghiên cứu này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nikolaou D. và Templeton A. Early ovarian<br />
ageing. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol.<br />
2004, 113 (2), pp.126-133.<br />
2. Humaidan, Peter, Quartarolo, Jens, and<br />
Papanikolaou, Evangelos G. Preventing ovarian<br />
hyperstimulation syndrome: guidance for the<br />
clinician. Fertil Steril. 94 (2), pp.389-400.<br />
3. Aboulghar M. Prediction of ovarian<br />
hyperstimulation syndrome (OHSS). Estradiol<br />
level has an important role in the prediction of<br />
OHSS. Hum Reprod. 2003, 18 (6), pp.1140-1141.<br />
4. Jones SR, Carley S, and Harrison M. An<br />
introduction to power and sample size estimation.<br />
Emerg Med J. 2003, 20 (5), pp.453-458.<br />
5. Enskog A et al. Prospective study of the<br />
clinical and laboratory parameters of patients<br />
in whom ovarian hyperstimulation syndrome<br />
developed during controlled ovarian hyperstimulation<br />
for in vitro fertilization. Fertil Steril. 1999, 71 (5),<br />
pp.808-814.<br />
6. Golan A et al. Ovarian hyperstimulation<br />
syndrome: an update review. Obstet Gynecol<br />
Surv. 1989, 44 (6), pp.430-440.<br />
7. Mathur RS et al. Distinction between<br />
early and late ovarian hyperstimulation syndrome.<br />
Fertil Steril. 2000, 73 (5), pp.901-907.<br />
<br />