TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 83-90<br />
<br />
XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA GEN KHÁNG RẦY NÂU (NILARPAVATA<br />
LUGENS STAL) Ở MỘT SỐ GIỐNG LÚA (ORYZA SATIVA L.)<br />
Phạm Thị Thanh Mai2, Nguyễn Thị Như Ý1, Hoàng Thi Kim Hồng1<br />
1<br />
2<br />
<br />
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng<br />
<br />
Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử STS BpE18-3 liên kết<br />
với gen bph1, chỉ thị KAM4 liên kết với gen bph2 và chỉ thị RG457 liên kết với gen bph10<br />
để xác định sự hiện diện của 3 gen bph1, bph2 và bph10 trong các giống lúa IRRI 352, BG<br />
367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước. Đây là những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu,<br />
đã được Trung tâm Tài nguyên Thực vật, viện Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội, đánh giá và<br />
xếp loại về khả năng kháng rầy. Các giống lúa này được đưa về trồng ở Thừa Thiên Huế<br />
vào vụ Hè Thu năm 2010, thông qua việc theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh<br />
giá một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và phẩm chất, chúng tôi tiến hành thăm dò sự<br />
hiện diện của các gen kháng rầy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống IRRI 352, BG<br />
367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước đều có sự diện diện của gen bph1. Ba giống IRRI<br />
352, BG 367-2, Lốc Nước có sự hiện diện của gen bph2. Giống BG 367-2 có sự hiện diện<br />
của gen bph 10. Bốn giống lúa này là nguồn vật liệu quan trọng trong việc phát triển và lai<br />
tạo các giống lúa kháng rầy nâu, có năng suất cao ở Thừa Thiên Huế.<br />
Từ khóa: chỉ thị phân tử, gen kháng rầy nâu, lúa kháng rầy, quần thể rầy nâu.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong số các loại côn trùng hại lúa thì rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là loại<br />
sâu hại nguy hiểm nhất (Murai và cộng sự, 2003), (Jena và cộng sự, 2010). Miền Trung<br />
Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng trong những năm gần đây, diện tích<br />
trồng lúa đã bị thu hẹp lại, trong khi đó dịch bệnh hại lúa, nhất là dịch rầy bùng phát<br />
làm giảm đáng kể năng suất lúa thu hoạch, gây thiệt hại nhiều cho người nông dân. Do<br />
vậy, việc chọn tạo được các giống lúa mang gen kháng rầy và có khả năng kháng bền<br />
vững với quần thể rầy nâu là một trong những hướng nghiên cứu hiện nay rất được quan<br />
tâm. Phương pháp chọn giống lúa kháng rầy nâu thông qua chỉ thị phân tử liên kết với<br />
gen kháng rầy là một kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, vô cùng thuận lợi cho các nhà<br />
chọn giống (Nguyễn Thị Lang, 2005) .<br />
Chỉ thị phân tử liên kết chặt chẽ với các gen sẽ được sử dụng để chọn lọc cá thể<br />
ngay ở giai đoạn sớm mà không phải phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Chọn giống<br />
dưới sự hỗ trợ của MAS (chọn giống nhờ marker phân tử) rất có hiệu quả trong tạo<br />
83<br />
<br />
Xác định sự hiện diện của gen kháng rầy nâu…<br />
<br />
84<br />
<br />
giống lúa kháng bệnh bạc lá và kháng rầy nâu, cà chua chịu bệnh nấm sương, đậu tương<br />
kháng được sâu đục quả… Kỹ thuật chỉ thị phân tử đảm bảo cho các nhà chọn tạo giống<br />
nhận diện chính xác các gen liên quan ở bất cứ bộ phận nào của cây ở giai đoạn sớm mà<br />
không bị chi phối bởi điều kiện môi trường và thời gian tạo giống rút ngắn xuống 2-3<br />
năm (Lê Thị Muội, Đinh Thị Phòng, 2004). Hiện nay, có nhiều giống cây trồng mới có<br />
mang gen kháng sâu bệnh đã được nhận diện bằng phương pháp chỉ thị phân tử (Huang<br />
và cộng sự, 1997), (Zheng và cộng sự, 1995)<br />
Ishii và đồng tác giả (1994) đã thiết lập bản đồ RFLP và xác định gen bph10<br />
kháng biotype 2 và 3, định vị trên nhiễm sắc thể 12 liên kết với RG457. Cặp primer<br />
được thiết kế từ RG457 (chỉ thị STS) đã phát hiện được gen kháng rầy nâu bph10 với<br />
khoảng cách di truyền 1,7cM trên quần thể lúa hoang Oryza australiensis và các dòng<br />
con lai (Lang và cộng sự, 1999).<br />
Nhóm nghiên cứu Kim và đồng tác giả (2005) đã sử dụng các dòng lúa kháng<br />
rầy nâu để xác định chỉ thị phân tử đối với gen kháng rầy nâu biotype 1. Dựa trên 520<br />
primer RAPD, các tác giả đã thiết kế được chỉ thị STS BpE 18-3 liên kết với gen kháng<br />
rầy nâu bph1, khoảng cách di truyền là 3.9 cM (Kim và cộng sự, 2005). Dựa trên các<br />
chỉ thị AFLP, Murai và đồng tác giả (2001) đã thiết kế marker STS KAM4 liên kết chặt<br />
với gen bph2. Kết quả nghiên cứu này hứa hẹn khả năng ứng dụng của chỉ thị STS trong<br />
phương thức chọn giống nhờ marker phân tử.<br />
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bốn giống lúa được đánh giá khả năng<br />
kháng rầy dựa vào kiểu hình, bao gồm: IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc<br />
Nước. Đây là những giống lúa lai tạo từ các nguồn khác nhau do Trung tâm Tài nguyên<br />
Thực vật, Viện Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội cung cấp. Điểm kháng rầy ở bảng 1 đã<br />
được đánh giá và phân cấp dựa trên tiêu chuẩn IRRI (IRRI, 1996).<br />
Bảng 1. Các giống lúa dùng làm nguyên liệu nghiên cứu<br />
<br />
Kí hiệu<br />
<br />
Tên giống<br />
<br />
Nguồn nhập<br />
<br />
Điểm kháng rầy<br />
<br />
L1<br />
<br />
IRRI 352<br />
<br />
Nghĩa Hưng, Nam Định<br />
<br />
1<br />
<br />
L3<br />
<br />
BG 367-2<br />
<br />
IRRI<br />
<br />
1<br />
<br />
L25<br />
<br />
Sài Đường Kiến An<br />
<br />
IRRI<br />
<br />
3<br />
<br />
L27<br />
<br />
Lốc Nước<br />
<br />
IRRI<br />
<br />
3<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Tách chiết DNA tổng số của lúa<br />
Tách chiết DNA tổng số được thực hiện theo phương pháp Kang và cs (2003).<br />
<br />
PHẠM THỊ THANH MAI, NGUYỄN THỊ NHƯ Ý, HOÀNG THI KIM HỒNG<br />
<br />
85<br />
<br />
Lá mạ non (0,5-1 g) của cây lúa sau khi gieo 20 ngày, được nghiền thành bột mịn trong<br />
dung dịch nitơ lỏng, sau đó cho vào ống eppendorf (khoảng 2/3 thể tích ống). Bổ sung<br />
500 µL đệm chiết DNA (100 mM Tris-HCl, 500 mM NaCl, 50 mM EDTA) và 20%<br />
SDS; pH 7,5 vào mỗi ống eppendorf ở trên và ủ ở 65oC trong 30 phút. Mẫu được chiết 2<br />
lần với một thể tích tương đương của phenol và chloroform. Sau khi chiết DNA được<br />
kết tủa bằng 2 thể tích 100% ethanol lạnh. Rửa kết tủa DNA bằng 70% ethanol lạnh và<br />
làm khô mẫu bằng máy cô chân không (Modul 3180C, BioTron). Tiểu thể DNA được<br />
hòa tan trong 20 L nước cất vô trùng, sau đó xử lý bằng enzyme RNase để sử dụng cho<br />
các thí nghiệm về sau.<br />
Dung dịch DNA tổng số được kiểm tra nồng độ trên máy quang phổ<br />
(SmartSpec3000, BioRad) ở bước sóng λ260/280 nm. Chất lượng DNA được kiểm tra<br />
bằng điện di trên agarose gel 0,8% ở 100V. Đệm điện di được sử dụng là 1 TAE (0,04<br />
M Tris-acetate và 0,001 M EDTA). Nhuộm agarose gel 15 phút trong dung dịch<br />
ethidium bromide (EtBr) (0,5 g/L) và phân tích hình ảnh điện di bằng hệ thống Gel<br />
Documentation (BioRad).<br />
2.2.2. Phản ứng PCR<br />
Sử dụng cặp mồi BpE18-3 (F:5′-CGCTGCGAGAGTGTGACACT-3′; R:5′TTGGGTTACACGGGTTTGAC-3′) để xác định sự hiện diện của gen kháng rầy nâu<br />
bph1 ở các giống lúa nghiên cứu (Kim và cộng sự, 2005).<br />
Sử dụng cặp mồi KAM4 (F:5′-TAACTGGTGTTAGTGCGAATGC-3′, R:5′AATTCACGGCATGTGAAGCCCTAG-3′), để xác định sự hiện diện của gen kháng rầy<br />
nâu bph2 ở các giống lúa nghiên cứu (Murai và cộng sự, 2001).<br />
Sử dụng cặp mồi RG 457FL/RL (F: 5'-GCAGTGGCAGATGGGATCGT-3’, R:<br />
5'-GCTCCGAAATCCCAAGCGAT- 3'), để xác định sự hiện diện của gen kháng rầy<br />
nâu bph10 ở các giống lúa nghiên cứu (Lang và cộng sự, 1999).<br />
PCR được thực hiện trong tổng số 50 µL dung dịch phản ứng gồm 250 ng - 300<br />
ng DNA tổng số, 10 pmol mỗi loại mồi (mồi xuôi, mồi ngược), 2 Master mix<br />
(GoTaq® Green Master Mix 2, Promega). Phản ứng khuếch đại DNA được tiến hành<br />
trong máy luân nhiệt (iCyler, BioRad) theo quy trình sau: 95oC-5 phút; 30 chu kỳ:<br />
95oC-1 phút, 55oC đến 60oC-1 phút và 72oC-1 phút; 72oC-10 phút<br />
Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên agarose gel 1,5% ở 80V trong<br />
đệm 1TAE. Nhuộm agarose gel 15 phút trong dung dịch Ethidium bromide (EtBr; 0,5<br />
µg/mL) và quan sát hình ảnh điện di dưới ánh sáng tử ngoại bằng hệ thống Gel<br />
Documentation (BioRad).<br />
2.2.3. Phản ứng cắt bằng enzyme HinfI<br />
Thành phần phản ứng cắt bao gồm: 3,2 µl nước cất; 1,5 µl buffer (10X); 0,3 µl<br />
enzyme HinfI (10U/µl); 10 µl sản phẩm PCR.<br />
<br />
86<br />
<br />
Xác định sự hiện diện của gen kháng rầy nâu…<br />
<br />
Hỗn hợp trên được ủ ở 37oC trong 1,5h; sau đó ủ 4oC qua đêm.<br />
Điện di sản phẩm cắt trên agarose gel 1,5% ở 80V trong đệm 1TAE.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Tách chiết DNA tổng số của các giống lúa<br />
DNA tổng số được tách chiết từ 0,5-1 g lá mạ non được hòa tan trong 20 μL<br />
nước cất vô trùng. Nồng độ DNA tổng số được xác định bằng máy quang phổ<br />
(SmartSpec3000, BioRad) đạt từ 4 μg/μL đến 6 μg/μL. Độ tinh sạch của DNA được<br />
xác định ở bước sóng λ260/280 nm cho kết quả từ 1,80 đến 1,90. Chất lượng DNA tổng số<br />
còn được kiểm tra bằng điện di agarose gel 0,8%. Kết quả được trình bày ở hình 1.<br />
<br />
L1<br />
<br />
L3<br />
<br />
L25<br />
<br />
L27<br />
<br />
Hình 1. Kết quả tách chiết DNA tổng số của bốn giống lúa<br />
L1: IRRI 352; L3: BG 367-2; L25: Sài Đường Kiến An; L27: Lốc Nước<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy DNA tổng số không bị đứt gãy thành các đoạn nhỏ, sạch<br />
và đảm bảo chất lượng cho việc phân tích PCR trong các mẫu lúa cần nghiên cứu.<br />
3.2. Xác định sự hiện diện của gen bph1<br />
<br />
500 bp<br />
<br />
SM<br />
<br />
L1<br />
<br />
L3<br />
<br />
L25<br />
<br />
L27<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi BpE18-3<br />
SM: Chuẩn kích thước DNA (1kb DNA Ladder),<br />
L1: IRRI 352, L3: BG 367-2, L25: Sài Đường Kiến An, L27: Lốc Nước<br />
<br />
PHẠM THỊ THANH MAI, NGUYỄN THỊ NHƯ Ý, HOÀNG THI KIM HỒNG<br />
<br />
87<br />
<br />
Kết quả PCR với cặp mồi BpE18-3 được trình bày ở hình 2, từ kết quả này cho<br />
thấy tất cả các giống lúa nghiên cứu đều có băng DNA khuếch đại với kích thước<br />
khoảng 523 bp. Các băng DNA khá rõ chứng tỏ tính đặc hiệu cao của mồi. Theo báo<br />
cáo của Kim và cộng sự (2005), giống Samgangbyeo là giống lúa kháng rầy có mang<br />
gen kháng rầy nâu biotype 1, sản phẩm PCR với cặp mồi đặc hiệu BpE18-3 cho băng ở<br />
kích thước 523bp. Nagdongbyeo giống nhiễm rầy nâu, không có băng ở vị trí đó. Bước<br />
đầu chúng tôi có thể kết luận ở 4 giống lúa nghiên cứu là IRRI 352, BG 367-2, Sài<br />
Đường Kiến An, Lốc Nước đều có sự hiện diện của gen bph1.<br />
3.3. Xác định sự hiện diện của gen bph2<br />
<br />
250 bp<br />
<br />
SM<br />
<br />
L1 L3<br />
<br />
L25 L27<br />
<br />
Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi KAM4<br />
SM: Chuẩn kích thước DNA (1kb DNA Ladder),<br />
L1: IRRI 352, L3: BG 367-2, L25: Sài Đường Kiến An, L27: Lốc Nước<br />
<br />
Kết quả PCR với cặp mồi KAM4 trình bày ở hình 3 cho thấy giống Sài Đường<br />
Kiến An không có đoạn DNA được khuếch đại. Ba giống lúa còn lại xuất hiện băng<br />
DNA ở kích thước khoảng 300bp, theo nghiên cứu của Murai và cộng sự (2001) thì chỉ<br />
thị KAM4 liên kết chặt chẽ với gen bph2, băng đa hình được khuếch đại bởi cặp primer<br />
KAM4 sẽ cho kích thước 300bp, một số tác giả khác cũng đã sử dụng chỉ thị này trong<br />
việc xác định các giống lúa mang gen kháng rầy nâu (Sharma và cộng sự, 2004). Do<br />
vậy có thể kết luận ở 3 giống lúa nghiên cứu là IRRI 352, BG 367-2, Lốc Nước đều có<br />
sự hiện diện của gen bph2.<br />
3.4. Xác định sự hiện diện của gen bph10<br />
Cặp mồi RG457L/L được thiết kế từ chỉ thị RFLP RG457, được chúng tôi sử<br />
dụng để khuếch đại đoạn chỉ thị liên kết với gen bph10 trong các giống lúa nghiên cứu.<br />
Sau khi điện di kết quả PCR với cặp mồi RG457FL/RL và kết quả cắt sản phẩm<br />
PCR bằng enzyme HinfI, chúng tôi thu được kết quả như hình 4 và hình 5. Ở hình 4,<br />
bốn giống lúa đều có sản phẩm PCR với kích thước xấp xỉ nhau khoảng gần 750bp. Tuy<br />
<br />