Xác định thành phần các ion hòa tan trong nước trong bụi tổng bụi lơ lửng tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Bài viết Xác định thành phần các ion hòa tan trong nước trong bụi tổng bụi lơ lửng tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp những thông tin cần thiết về thành phần WSIs trong bụi ở HCMC, là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về bụi ở thành phố này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định thành phần các ion hòa tan trong nước trong bụi tổng bụi lơ lửng tại thành phố Hồ Chí Minh
- XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÁC ION HÒA TAN TRONG NƯỚC TRONG BỤI TỔNG BỤI LƠ LỬNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Duy Đạt, Nguyễn Minh Đức Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM Tóm tắt Trong nghiên cứu này mẫu tổng bụi lơ lửng (TSP) được lấy tại Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa khô và mùa mưa năm 2021 bằng máy lấy mẫu thể tích lớn, nhằm mục đích xác định thành phần các ion hòa tan trong nước, từ đó dự đoán nguồn gốc của TSP. Các anion (SO42-, NO3-, Cl-) và cation (K+, Na+, Ca2+, Mg2+) được phân tích bằng máy sắc ký ion. Kết quả cho thấy nồng độ TSP trong mùa khô (64.4 ± 22.3 µg/m3) cao hơn mùa mưa (42.2 ± 12.8 µg/m3) một cách rõ rệt (p NO3- > Ca2+ > K+ > Na+ > NH4+ > Mg2+ > Cl- vào mùa khô. Tuy nhiên vào mùa mưa tỉ lệ này có một sự thay đổi nhỏ với nồng độ SO42- > NO3- > Ca2+ > Na+ > K+ > Mg2+ > Cl- > NH4+. Kết quả cũng cho thấy các ion đặc trưng cho bụi thứ cấp (SO42-, NO3-) và công trình xây dựng (Ca2+) và đốt sinh khối (K+) chiếm chủ yếu. Trong các ion được phân tích, các ion đại diện cho nguồn thứ cấp (SO42-, NO3-, NH4+) chiếm 73.8 % vào mùa khô và 73.0 % vào mùa mưa. Tổng nồng độ các ion hòa tan trong nước chiếm 18.8 % khối lượng TSP vào mùa khô và 20.9 % vào mùa mưa. Kết quả phân tích nguồn sơ bộ cho thấy rằng, nguồn gốc chủ yếu của bụi TSP thu được là hoạt động của con người và phản ứng thứ cấp trong khí quyển. Từ khóa: TSP; Ion hòa tan trong nước; Nguồn gốc bụi; Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract Determination of the composition of water soluble ions and total suspended particles in Ho Chi Minh City In this study, the total suspended particles (TSP) were collected in Ho Chi Minh City during the dry season and the rainy season in 2021 by a high-volume sampler with the aim to the levels of water-soluble ions (WSIs) and predict the sources of the TSP collected. Anions (SO42-, NO3-, Cl-) and cations (K+, Na+, Ca2+, Mg2+) were analyzed by ion chromatography. The results showed that the concentration of TSP in the dry season (64.4 ± 22.3 µg/m3) was significantly higher than in the rainy season (42.2 ± 12.8 µg/m3) (p < 0.05). Concentration of WSIs in decreasing order in dry season was SO42- > NO3- > Ca2+ > K+ > Na+ > NH4+ > Mg2+ > Cl-, while that in rainy season was SO42- > NO3- > Ca2+ > Na+ > K+ > Mg2+ > Cl- > NH4+. The results also showed that ions characterize for secondary aerosol (SO42-, NO3-), construction works (Ca2+), and biomass burning (K+) account for the majority. Three secondary ions (SO42-, NO3-, NH4+) accounted for 73.8 % in the dry season and 73.0 % in the rainy season. The total concentration of WSIs accounted for 18.8 % of the TSP mass in the dry season and 20.9 % in the rainy season. Preliminary source analysis results showed that the main source of TSP collected is human activities and secondary aerosol. Keywords: TSP; Water-soluble ions; Source of aerosol; Ho Chi Minh City. 1. Mở đầu Ô nhiễm không khí đang là một vấn đề nghiêm trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Thành phố Hồ Chí Minh (HCMC) và Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư với nhiều phương tiện giao thông và khu công nghiệp dẫn đến chất lượng không khí xấu đi trong những năm gần đây. Số ngày có nồng độ bụi PM2.5 và PM10 vượt tiêu chuẩn ở 568 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- HCMC và Hà Nội tăng trong năm gần đây [1]. Tiếp xúc với bụi mịn gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, và các ảnh hưởng sức khỏe khác. Do đó, giảm thiểu ô nhiễm không khí là một nhu cầu cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu. Các ion hòa tan trong nước (water soluble ions - WSIs) được báo cáo là thành phần chính của bụi mịn, chiếm lên đến 60 - 70 % hàm lượng bụi mịn [2]. Thành phần của bụi có liên quan mật thiết đến nguồn gốc phát sinh của bụi. Ví dụ, bụi phát sinh từ biển có các thành phần Na+, Cl-; trong khi bụi có nguồn gốc từ đốt sinh khối có thành phần đặt trưng là K+. Bụi từ các công trình xây dựng có thành phần đặc trưng của Ca2+, Mg2+. Bụi được hình thành từ các phản ứng thứ cấp trong khí quyển thường có các thành phần SO42-, NO3-, NH4+ [3]. Do đó, nghiên cứu về thành phần WSIs sẽ cho ta thấy được tính chất chung của bụi và từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của bụi mịn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nhiều nghiên cứu về thành phần WSIs trong bụi thu được ở các thành phố lớn ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các ion hòa tan trong nước phổ biến sẽ được phân tích trong bụi tổng (TSP) được lấy từ không khí xung quanh ở TP. HCM với các mục đích như sau: (1) Xác định thành phần các ion hòa tan trong nước có trong bụi TSP; (2) Đánh giá sự thay đổi thành phần các ion trong bụi TSP trong mùa khô và mùa mưa ở TP. HCM; (3) Bước đầu phân tích nguồn gốc của bụi TSP thu được. Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về thành phần WSIs trong bụi ở HCMC, là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về bụi ở thành phố này. 2. Phương pháp nghiên cứu Mẫu TSP được lấy tại lầu 5, tòa nhà trung tâm của Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. HCM, đây là nơi giao nhau giữa các trục giao thông chính của thành phố Thủ Đức (Hình 1). Mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu thể tích lớn (PS1, USA) với lưu lượng 225 L/phút. Thời gian lấy mẫu là 24 h với tổng thể tích mỗi mẫu khoảng 300 m3. Bụi được lấy trên giấy lọc sợi thạch anh (đường kính 110 mm, Whatman) đã được cân trong phòng cân trong điều kiện ổn định (25 0C, độ ẩm 40 %). Trong quá trình lấy mẫu, các thông số khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió được ghi nhận. Thời gian lấy mẫu từ 05/3/2021 đến 08/4/2021 vào mùa khô và 14/4/2021 đến 04/5/2021 cho mùa mưa. Hình 1: Vị trí lấy mẫu TSP Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 569 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Sau khi lấy mẫu, giấy lọc chứa bụi được để ổn định trong phòng cân, và cân đến khi khối lượng ổn định để tính toán nồng độ TSP. Mẫu bụi được trích trong 30 mL nước khử ion, trong bể siêu âm. Sau khi trích, mẫu được lọc qua màng lọc có kích thước 0.2 m (Whatman) trước khi phân tích thành phần các ion bằng máy sắc ký ion (Dionex, ICs-3000) với tốc độ dòng là 1 mL/ phút. Các anion gồm SO42-, NO3-, Cl- được phân tích với pha động là KOH 34 mM, cột AS4A-SC IC (Dionex) và bộ triệt nền CERS 4 mm có dòng triệt nền là 99 mA. Trong khi các cation gồm K+, Na+, Ca2+, Mg2+, NH4+ được phân tích với pha động là H2SO4 10 mM, cột CS12A IC (Dionex) và bộ triệt dòng AERS 4 mm có dòng triệt nền là 75 mA. 3. Kết quả, thảo luận 3.1. Nồng độ bụi và các ion hòa tan trong nước Kết quả cho thấy thấy không có sự khác biệt về thống kê về nhiệt độ giữa các lần lấy mẫu, nhiệt độ nằm trong khoảng từ 23 - 35 0C vào cả mùa khô và mùa mưa. Nhiêt độ trung bình của mùa khô là 29,4 0C, mùa mưa là 28,5 0C. Độ ẩm có sự khác nhau giữa 2 mùa, mùa khô, độ ẩm trong không khí vào khoảng 31 - 90 % trung bình là 65,2 %, vào mùa mưa độ ẩm tăng cao hơn vào khoảng 50 - 90 %, trung bình là 78,4 %. Gió Đông Bắc là hướng gió chính vào mùa khô. Vào mùa mưa gió hướng Tây Nam là hướng gió chính tại TP. HCM với tốc độ gió cả 2 mùa vào khoảng 1 - 4 m/s. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm 88,2 % lượng mưa toàn thời gian lấy mẫu. Nồng độ TSP vào mùa khô (64,4 ± 22,3 µg/m3) cao hơn so với mùa mưa (42,2 ± 12,8 µg/ m3), p < 0,05. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do vào mùa mưa, các cơn mưa đã rửa trôi một phần bụi bẩn trong không khí làm cho nồng độ bụi giảm xuống. Nồng độ này cũng thấp hơn so với nồng độ bụi tại Xi’an, Trung Quốc (31,4 - 577 µg/m3) theo nghiên cứu của Zhang và các cộng sự [4]. Tuy nhiên nồng độ TSP đo được trong nghiên cứu này lại cao hơn so với Yokohama, Nhật Bản (19,7 - 50,3 µg/m3) [5]. Bảng 1 cho thấy sự khác biệt về nồng độ các WSIs vào mùa khô và mùa mưa, có thể dễ dàng nhận thấy các ion chiếm ưu thế bao gồm SO42-, NO3- và Ca2+ và K+, nồng độ % của chúng được sắp xếp theo thứ tự SO42- (mùa khô: 4,63 ± 1,60 µg/m3; mùa mưa: 3,44 ± 0,7 µg/m3) > NO3- (mùa khô: 4,13 ± 1,34 µg/m3; mùa mưa: 2,86 ± 0,58 µg/m3) > Ca2+ (mùa khô: 1,25 ± 0,40 µg/m3; mùa mưa: 1,24 ± 0,14 µg/m3) > Na+ (mùa khô: 0,81 ± 0,26 µg/m3; mùa mưa: 0,38 ± 0,22 µg/m3). Trong đó SO42-, NO3- và NH4+ là các ion đặc trưng cho aerosol thứ cấp chiếm phần lớn tổng nồng độ các ion. Nhìn chung nồng độ của các ion trên đều thấp hơn so với một số nghiên cứu ở các thành phố khác vào mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 6) ở Trung Quốc (được thể hiện trong Bảng 2). Nồng độ % của các ion chiếm 18.8 % khối lượng TSP vào mùa khô và 20,9 % vào mùa mưa. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với nồng độ % của các ion trong PM2.5: 45,56 - 51,27 % vào mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 6) tại Xiamen, Trung Quốc [6]. Bảng 1. Nồng độ TSP và WSIs vào mùa khô và mùa mưa Mùa khô µg/m3 Mùa mưa µg/m3 Thành phần Mean Median Min Max Mean Median Min Max TSP 64,4 ± 23,3 52,5 42,1 100,6 42,2 ± 12,8 42,2 23,2 57,7 Cl- 0,18 ± 0,04 0,14 0,13 0,24 0,18 ± 0,05 0,06 0,04 0,14 SO42- 4,63 ± 1,60 4,02 3,08 7,50 3,34 ± 0,76 3,61 2,25 4,22 NO3- 4,13 ± 1,34 4,19 2,50 6,69 2,86 ± 0,58 2,97 2,15 3,43 Ca2+ 1,25 ± 0,40 1,21 0,74 1,77 1,24 ± 0,14 1,19 1,11 1,47 Mg2+ 0,21 ± 0,09 0,21 0,09 0,32 0,13 ± 0,04 0,13 0,09 0,20 K+ 0,71 ± 0,45 0,35 0,31 1,53 0,52 ± 0,12 0,56 0,28 0,62 NH4+ 0,15 ± 0,09 0,13 0,05 0,30 0,14 ± 0,09 0,12 0,06 0,27 Na+ 0,81 ± 0,26 0,75 0,51 1,27 0,38 ± 0,22 0,37 0,06 0,69 570 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Bảng 2. So sánh nồng độ SO42-, NO3- và NH4+ tại TP. HCM và các thành phố khác Vị trí Ion Nồng độ trung bình Tài liệu tham khảo SO42- 4,63 Nghiên cứu này TP. Hồ Chí Minh NO3- 4,13 NH4+ 0,15 SO42- 21,2 Xi’an NO3- 9,6 [4] NH4+ 4,7 SO42- 13,5 Beijing NO3- 11,9 [7] NH4+ 6,5 SO42- 11,7 Shanghai NO3- 9,1 [8] NH4+ 4,1 SO42- 11,9 [9] Quindao NO3- 3,4 NH4+ 5,8 3.2. Phân bố nồng độ WSIs Hình 2 cho ta sự tương quan giữa nồng độ các ion và tổng khối lượng bụi. Nhìn chung khi nồng độ bụi tăng, nồng độ các ion cũng tăng theo, với hệ số tương quan (correlation) là 0,82. Tổng nồng độ các ion nằm trong khoảng từ 7,71 - 18,8 µg/m3 vào mùa khô và 7,13 - 10,0 µg/m3 và mùa mưa tương ứng với tổng nồng độ bụi vào mùa khô và mùa mưa lần lượt trong khoảng 42,1 - 100 µg/m3 và 23,2 - 57,7 µg/m3. Tổng nồng độ các ion trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu tại Ulsan, Hàn Quốc với tổng nồng độ các ion là 0,17 - 9,86 µg/m3 trên nồng độ bụi là 1,84 - 47,2 µg/m3 [10] và thấp hơn so nghiên cứu tại Chhattisgarh, Ấn độ với nồng độ các ion và nồng độ bụi lần lượt nằm trong khoảng 1,11 - 41,9 µg/m3 và 2,67 - 263 µg/m3 [11]. Hình 2: Sự thay đổi nồng độ của các ion hòa tan trong nước vào mùa khô và mùa mưa Hình 3 cho ta thấy nồng độ % các ion vào mùa khô (từ 05/3 - 8/4) và mùa mưa (từ 14/4 - 4/5). Nồng độ của các ion được sắp xếp theo thứ tự SO42- > NO3- > Ca2+ > K+ > Na+ > NH4+ > Mg2+ > Cl- vào mùa khô. Tuy nhiên vào mùa mưa tỉ lệ này có một sự thay đổi nhỏ với nồng độ SO42- > NO3- > Ca2+ > Na+ > K+ > Mg2+ > Cl- > NH4+. Trong cả 2 mùa, 2 ion SO42-, NO3- chiếm tỷ lệ cao trong tổng nồng độ WSIs. Với tổng nồng độ của 3 ion thứ cấp là SO42-, NO3-, NH4+ là 73,8 % vào mùa khô và Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 571 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- 73,0 % vào mùa mưa, điều này tương tự với nghiên cứu tại đồng bằng sông Yangtze [12] và nghiên cứu tại Xi’an, Trung Quốc [4]. Vào mùa khô SO42- là ion có sự đóng góp lớn nhất (33,0 - 41,9 %) sau đó là NO3- (27,9 - 41,3 %), Ca2+ (8,47 - 11,6 %), K+ (3,03 - 11,1 %) tương tự như vậy Na+, Mg2+, NH4+, Cl- đóng góp ít nhất vào tổng nồng độ các ion và lần lượt chiếm 4,29 - 9,95 %; 0,81 - 2,68 %; 0,26 - 2,1 %; 1,03 - 2,09 %. Vào mùa mưa SO42- vẫn là ion đóng góp lớn nhất (31,6 - 45,7 %) sau đó lần lượt là NO3- (23,3 - 37,4 %), Ca2+ (12,5 - 16,0 %), K+ (3,84 - 8,3 %) và cuối cùng là các ion Na+, Mg2+, NH4+, Cl- tương ứng với 0,86 - 9,66 %; 1,26 - 2,17 %; 0,76 - 2,9 %; 0,42 - 1,56 %. Hình 3: Sự thay đổi về nồng độ khối lượng của các ion hòa tan trong nước vào mùa khô và mùa mưa (a: mùa khô; b: mùa mưa) 3.3. Nguồn gốc WSIs Kết quả hệ số tương quan giữa nồng độ TSP và nồng độ WSIs được thể hiện trong Bảng 3. Nhìn chung nồng độ WSIs đều có mối liên hệ mật thiết đối với nồng độ TSP. Cl- và Na+ có hệ số tương quan rất cao (0,81), nghĩa là phần lớn 2 ion trên sẽ tồn tại dưới dạng muối NaCl. Ngoài ra SO42- có hệ số tương quan cao với các cation kim loại, vì nồng độ SO42- rất cao nên sẽ tồn tại ở dưới nhiều dạng muối khác nhau. Tuy nhiên đa phần SO42- sẽ tồn tại ở dạng CaSO4, điều này phụ hợp với vị trí lấy mẫu trong khu vực có nhiều công trình đang xây dựng. Tương tự với NO3- cũng có hệ số tương quan rất lớn với các cation, tuy nhiên hệ số tương quan giữa NO3- và NH4+ là rất bé (0,28) điều này phù hợp với nhận định NH4NO3 không ổn định trong điều kiện độ ẩm tương đối thấp và nhiệt độ cao [13] vì đa phần các mẫu đều được được lấy ở nhiệt độ trung bình là 29,4 0C và độ ẩm trung bình là 60 %. Bảng 3. Hệ số tương quan giữa TSP và WSIs Cl- SO42- NO3- Ca2+ Mg2+ K+ NH4+ Na+ TSP Cl- 1 SO42- 0,727 1 NO3- 0,549 0,771 1 Ca2+ 0,283 0,734 0,745 1 Mg2+ 0,738 0,708 0,729 0,543 1 K+ 0,402 0,645 0,613 0,830 0,643 1 NH4+ 0,353 0,711 0,282 0,468 0,230 0,256 1 Na+ 0,812 0,692 0,593 0,344 0,763 0,474 0,258 1 TSP 0,681 0,712 0,722 0,734 0,827 0,895 0,262 0,613 1 572 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Ngoài ra việc phân biệt các thành phần có nguồn gốc muối biển (ss) và không có nguồn gốc muối biển (nss) là điều cần thiết cho các nghiên cứu về nguồn gốc của ion. Các thành phần không có nguồn gốc từ muối biển được tính theo các công thức sau [4]: (1) (2) (3) (4) Bảng 4. Kết quả thành phần ion không có nguồn gốc từ muối biển. µg/m3 nss - SO42- nss - Ca2+ nss - Mg2+ nss - K+ Mùa nắng 4,42 ± 1,46 1,22 ± 0,37 0,117 ± 0,064 0,678 ± 0,425 Mùa mưa 3,34 ± 0,71 1,22 ± 0,13 0,086 ± 0,035 0,508 ± 0,108 Hình 4: Truy xuất luồng không khí đi qua các khu vực vào mùa mưa trước khi đến vị trí lấy mẫu. a) mùa khô b) mùa mưa Kết quả trình bày cho thấy nss-SO42- chiếm 96,1 % tổng nồng độ SO42- vào cả mùa khô cũng như mùa mưa. Điều này cho thấy, phần lớn SO42- được tạo ra là do các tác động của con người. Trong đó SO42- là chất ô nhiễm thứ cấp được hình thành thông qua các phản ứng hóa học của các Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 573 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- tiền chất ở thể khí như Dimethyl sulfide và SO2. Nồng độ SO42- tăng cao có nhiều khả năng là do bức xạ từ mặt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi SO2 từ khói xe và khí thải các khu công nghiệp thành SO42-. Vào mùa mưa nồng độ SO42- giảm đi đôi chút do mất đi một phần nhiệt từ bức xạ mặt trời. Tương tự như vậy nss-Ca2+, nss-K+, nss-Mg2+ cũng chiếm phần lớn trong tổng nồng độ của chúng và lần lượt chiếm 97,5 %, 95,8 % và 56,0 % vào mùa khô và chiếm 98,8 %; 97,3 %; 65,4 % vào mùa mưa. Điều này là hoàn toàn phụ hợp với sự ảnh hưởng của gió đến nồng độ của các ion. Vào mùa khô, hướng gió chính là Đông Bắc thổi vào, quãng đường từ biển vào đến địa điểm lấy mẫu gần hơn so với hướng gió Tây Nam mùa mưa. Để truy xuất nguồn gốc của các khối khí trước khi đến vị trí lấy mẫu, mô hình HYSPLIT transport and dispersion lấy từ cơ sở dữ liệu mở của NASA được sửa dụng. Nguồn gốc và đường đi của khối khí được truy ngược lại trong suốt thời gian lấy mẫu là 24 h cho mỗi lần lấy mẫu. Hình 3 cho thấy rằng đường đi của khối khí trước khi đến vị trí lấy mẫu ở 2 mùa là hoàn hoàn ngược nhau. Điều này giải thích 1 phần lý do cho sự khác nhau của đặc điểm bụi và WSIs trong mùa mưa và mùa khô. Nhìn vào Hình 4 ta có thể thấy được, hướng gió chính vào mùa khô là Đông Bắc, thổi từ biển vào đến đất liền. Tuy nhiên do đặc trưng địa lý của vị trí lấy mẫu, hầu hết khối khí từ biển không ảnh hướng đến nồng độ WSIs. Phần lớn khối khí có ảnh hưởng lớn (màu đỏ) đều nằm trong đất liền và độ cao dưới 500 m. Vào mùa mưa, gió Tây Nam là hướng gió chính, với vùng ảnh hưởng nhiều đến vị trí lấy mẫu vẫn nằm trong đất liền và độ cao của các khối khí đang phần dưới 500 m. Đều này giúp ta kết luận nguồn gốc của aerosol chủ yếu là từ hoạt động của con người trong khu vực lân cận và ít bị ảnh hường bởi những nguồn ở xa. 4. Kết luận Trong nghiên cứu này, thành phần 8 ion hòa tan trong nước có trong mẫu TSP được lấy tại TP.HCM đã được phân tích. Kết quả cho thấy các ion đặc trưng cho bụi thứ cấp (SO42-, NO3) và Ca2+ chiếm thành phần chủ yếu. Nồng độ % các ion hòa tan trong nước chiếm 18,8 % khối lượng TSP vào mùa khô và 20,9 % vào mùa mưa. Phân tích nguồn cũng cho thấy nguồn phát sinh chủ yếu của bụi TSP tại vị trí lấy mẫu chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động của con người (đốt sinh khối, công trình xây dựng) và các phản ứng thứ cấp trong khí quyển. Việc phân tích kỹ hơn, hoạt động nào chiếm vai trò quan trọng hay đóng góp chủ yếu vào nồng độ bụi cần được tiến hành khi phân tích đầy đủ các thành phần khác trong bụi. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã tạo điều kiện cho việc lấy mẫu và về trang thiết bị phân tích mẫu cho đề tài. Cảm ơn các sinh viên Phan Hoàng Long, Nguyễn Gia Phú, Phan Thị Như Ý, Nguyễn Ngọc Diễm My đã hỗ trợ lấy mẫu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyen Thi Anh Thu, Lars Blume (2017). Air Quality Report: Air quality in Vietnam in 2017. Green Innovation and Development Centre (GreenID). [2]. Ali-Mohamed, A. Y. (1991). Estimation of inorganic particulate matter in the atmosphere of Isa Town, Bahrain, by dry deposition. Atmospheric Environment. Part B. Urban Atmosphere, 25(3), 397 - 405. [3]. Mikušková-Čampulová, M.; Michálek, J.; Večeřa, Z. (2020). Characterization and Source Identification of Elements and Water-Soluble Ions in Submicrometre Aerosols in Brno and Šlapanice (Czech Republic). Atmosphere 11, 688. [4]. T. Zhang, J. J. Cao, X. X. Tie, Z. X. Shen, S. X. Liu, H. Ding, Y. M. Han, G. H. Wang, K. F. Ho, J. Qiang, W. T. Li (2011). Water-soluble ions in atmospheric aerosols measured in Xi’an, China: Seasonal variations and sources. Atmospheric Research 102, 110 - 119. 574 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- [5]. Khan, M. F., Hirano, K., & Masunaga, S. (2010). Quantifying the sources of hazardous elements of suspended particulate matter aerosol collected in Yokohama, Japan. Atmospheric Environment, 44(21 - 22), 2646 - 2657. [6]. Jinping Zhao; Fuwang Zhang; Ya Xu; Jinsheng Chen (2011). Characterization of water-soluble inorganic ions in size-segregated aerosols in coastal city, Xiamen. Atmospheric Research, 99(3 - 4), 0 - 562. [7] Wang, Y., Zhuang, G. S., Tang, A., Yuan, H., Sun, Y., Chen, S., Zheng, A. H. (2005). The ion chemistry and the source of PM 2.5 aerosol in Beijing. Atmos. Environ. 39, 3771 - 3784. [8]. Wang, Y., Zhuang, G. S., Zhang, X. Y., Huang, K., Xu, C., Tang, A., Chen, J. M., An, Z. S. (2006). The ion chemistry, seasonal cycle and sources of PM2.5 and TSP aerosol in Shanghai. Atmos. Environ. 40, 2935 - 2952. [9]. Hu, M., Ling, Y. H., Zhang, Y. H., Wang, M., Kim, Y. P., Moon, K. C. (2002). Seasonal variation of ionic species in fine particles at Qingdao, China. Atmos. Environ. 36, 5853 - 5859. [10]. Do, T. V., Vuong, Q. T., & Choi, S. D. (2021). Day–night variation and size distribution of water- soluble inorganic ions in particulate matter in Ulsan, South Korea. Atmospheric Research, 247, 105145. [11]. Deshmukh, D. K., Deb, M. K., Tsai, Y. I. and Mkoma, S. L. (2011). Water Soluble Ions in PM2.5 and PM1 Aerosols in Durg City, Chhattisgarh, India. Aerosol Air Qual. Res. 11: 696 - 708. [12]. Wang, H., Zhu, B., Shen, L., Xu, H., An, J., Xue, G., & Cao, J. (2015). Water-soluble ions in atmospheric aerosols measured in five sites in the Yangtze River Delta, China: Size-fractionated, seasonal variations and sources. Atmospheric Environment, 123, 370 - 379. [13]. Zhang, L., Vet, R., Wiebe, A., Mihele, C., Sukloff, B., Chan, E., Moran, M. D., Iqbal, S. (2008). Characterization of the size-segregated water-soluble inorganic ions at eight Canadian rural sites. Atmos. Chem. Phys. 8, 7133 - 7151. [14]. Keene, William C.; Pszenny, Alexander A. P.; Galloway, James N.; Hawley, Mark E. (1986). Sea- salt corrections and interpretation of constituent ratios in marine precipitation. Journal of Geophysical Research, 91(D6), 6647. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Mai Văn Tiến Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 575 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trinh Hóa phân tích Phần một - Lý thuyết hóa phân tích định tính
76 p | 1318 | 263
-
Phân tích môi trường - TS Nguyễn Văn Sức
209 p | 356 | 141
-
Xác Định Sắt Trong Nước Bằng Phương Pháp Phenantrolin
2 p | 882 | 115
-
Các phương pháp phân tích hoá học nước biển - Chương 3
31 p | 145 | 28
-
Chiết trắc quang xác định chất hoạt động bề mặt anion (LAS) với thuốc thử brilliant green và crystal violet
4 p | 137 | 13
-
Tối ưu hóa điều kiện tách và xác định các axit béo trong mỡ cá basa Việt Nam bằng phương pháp sắc ký khí ion hóa ngọn lửa
10 p | 121 | 11
-
Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dãy hợp chất chứa vòng 1,2,4- Triazole trên cơ sở anetole, safrole, eugenol tách từ tinh dầu thực vật
5 p | 105 | 7
-
Phương pháp định tính bằng ngọn lửa
4 p | 98 | 6
-
Xác định thành phần phức chất khi chiết Gadolini bằng Triphenylphotphin oxit - toluen từ môi trường Axit Clohyđric
3 p | 80 | 4
-
Nghiên cứu phản ứng Paal-Knorr sử dụng chất lỏng ion từ tính (Fe2O3@SiO2-IL-ZnxCly) làm xúc tác trong điều kiện hóa học xanh
8 p | 49 | 4
-
Ứng dụng kỹ thuật chiết điểm mù để xác định hàm lượng sắt trong mẫu nước bằng phương pháp quang phổ
11 p | 26 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các mảnh oxit, hydroxit neodymi đến sự xác định vết các tạp chất đất hiếm trong oxit neodymi tinh khiết bằng khối phổ tandem plasma cảm ứng (ICP – MS/MS)
12 p | 9 | 2
-
Ứng dụng graphen/poly(1,8-diaminonaphthalen) như màng bắt hiệu quả cho phép phân tích điện hóa xác định ion thủy ngân
6 p | 63 | 2
-
Xác định thành phần và một số tính chất hóa lý của dung dịch tẩy xạ RDS 2000
6 p | 52 | 2
-
Tổng hợp, xác định cấu trúc và thăm dò khả năng gây độc tế bào của các phức Cu(ii), Zn(ii) và Ni(ii) chứa 4 Dimethylaminobenzaldehyde N(4) – Morpholinylthiosemicarbazone
9 p | 47 | 1
-
Tách và xác định thành phần các polysaccharide tan trong nước từ rong nâu Sargassum crassifolium ở vịnh Nha Trang
6 p | 94 | 1
-
Ứng dụng vật liệu silica gel mang chất lỏng ion khung bis((trifluoromethyl)sulfonyl)amide làm pha tĩnh trong cột chiết pha rắn để phân tích kim loại nặng Cr3+, Ni2+, Mn2+, Cu2+ và Cd2+ trong nước
13 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn