YOMEDIA

ADSENSE
Xây dựng bầu không khí du lịch ghi nhận từ trải nghiệm thực tiễn ở Trung Quốc và bài học phát triển cộng đồng làm du lịch ở tỉnh Đắk Nông
10
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download

Bài viết được thực hiện từ những trải nghiệm, quan sát của cá nhân khi đến một số tỉnh thành của Trung Quốc, trong đó đề xuất: thuật ngữ và phương thức xây dựng “bầu không khí du lịch”; bổ sung góc nhìn thực tiễn về việc phát triển cộng đồng chung tay làm du lịch tại các địa phương ở Việt Nam; đồng thời rút ra một số bài học và khuyến nghị phát triển du lịch tại tỉnh Đắk Nông.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng bầu không khí du lịch ghi nhận từ trải nghiệm thực tiễn ở Trung Quốc và bài học phát triển cộng đồng làm du lịch ở tỉnh Đắk Nông
- Xây dựng “bầu không khí du lịch”: ghi nhận từ trải nghiệm thực tiễn ở Trung Quốc và bài học phát triển cộng đồng làm du lịch ở tỉnh Đắk Nông Nguyễn Thị Quỳnh Trang Tóm tắt Quảng bá quảng cáo là một chiến lược truyền thông quan trọng trong mọi lĩnh vực và trong kinh doanh du lịch lại càng phải được thúc đẩy mạnh mẽ nếu Việt Nam muốn “bứt phá” trên bản đồ du lịch quốc tế. Ngoài việc quảng cáo bền bỉ và thường xuyên đổi mới trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì không thể không lưu tâm đến việc xây dựng “bầu không khí du lịch” tại mỗi địa phương có tiềm năng du lịch lớn của Việt Nam. Bài viết được thực hiện từ những trải nghiệm, quan sát của cá nhân khi đến một số tỉnh thành của Trung Quốc, trong đó đề xuất: thuật ngữ và phương thức xây dựng “bầu không khí du lịch”; bổ sung góc nhìn thực tiễn về việc phát triển cộng đồng chung tay làm du lịch tại các địa phương ở Việt Nam; đồng thời rút ra một số bài học và khuyến nghị phát triển du lịch tại tỉnh Đắk Nông. Từ khóa: Đắk Nông, phát triển du lịch, cộng đồng làm du lịch, bầu không khí du lịch 1. Mở đầu Ngày 16/1/2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu “đến năm 2020, phấn đấu thu hút được 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD, tạo ra 4 triệu việc làm. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác” (Dẫn từ: https://thuvienphapluat.vn). Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết này, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã có chiến lược đấu tư khác nhau để thu hút khách du lịch như: thiết kể tuyến điểm, gia cố cảnh quan, xây dựng không gian du lịch, quy hoạch phát triển lễ hội, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch tại chỗ, định giá phù hợp…. Mọi nguồn lực đều được huy động tối đa để phát triển du lịch tại mỗi địa phương. Tuy nhiên, có một thực tế mà ngay cả những nơi được đánh giá là dẫn đầu về du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… còn thiếu hụt đó là khả năng kiến tạo “bầu không khí du lịch”, phát huy sự chung tay làm du lịch của toàn thể cộng đồng. Nếu chỉ xem phát triển du lịch là việc của Sở Văn hóa thể thao và du lịch, của các công ty lữ hành, của hệ thống nhà hàng – khách sạn, của nơi quản lí di tích – danh thắng… thì kinh doanh du lịch mãi vẫn nằm ngoài mối quan tâm của cộng đồng, không phát huy sức mạnh của nhân dân để quảng bá phát triển du lịch. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vượt trội suốt 3 thập kỉ qua. Diện tích trải rộng với nhiều dạng địa hình cùng bề dày trầm tích lịch sử phong phú, thắng cảnh diễm lệ … Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách trên thế giới. Trung Quốc làm du lịch vươn lên dẫn đầu thế giới là điều tất yếu.. Không thua kém về cảnh quan thiên phú nhưng nhiều tỉnh/ thành Việt nam vẫn chưa làm tốt phương thức xây dựng bầu không khí du lịch sôi nổi, vui vẻ, náo nhiệt cùng thiết kế các chương trình nghệ thuật tổng hợp và phát triển cộng đồng chung tay làm du lịch. Đây là những yếu tố còn thiếu hoặc làm chưa đồng bộ tại nhiều tỉnh/ thành Việt Nam, cần được các nhà quản lí du lịch Việt Nam nghiên cứu và bổ sung. Quảng cáo, quảng bá cho du lịch là hoạt động tất yếu để mời gọi du khách đến với từng địa phương. Trong thời đại công nghệ 4.0, dường như mọi thứ đã được phô diễn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đi đâu, tham quan gì, trải nghiệm ẩm thực gì… là những mối băn khoăn không khó để từng cá nhân tìm hiểu, cân nhắc và đặt chỗ cho mọi dịch vụ phù hợp với 374
- nhu cầu và khả năng khi đi du lịch. Các ứng dụng (di chuyển, định vị, đặt phòng khách sạn, đặt phương tiện giao thông, thanh toàn trực tuyến…) có độ phủ sóng toàn cầu đã giúp cho mỗi người có thể kiểm soát mọi việc trước khi “xách ba lô lên và đi”. Sự so sánh về tính thú vị của điểm đến và giá thành dường như không còn là trở ngại. Ở phân khúc du khách thu nhập khá và tốt thì độ chênh của giá thành không là yếu tố ưu tiên so với sức hấp dẫn của điểm đến. Vậy, để tạo được ấn tượng sâu sắc cho điểm đến du lịch, không chỉ cần đến cảnh quan danh thắng diễm lệ (thuộc về kiến tạo tự nhiên) tham quan ban ngày mà còn rất cần những trải nghiệm thú vị buổi đêm tại chỗ lưu trú (những hoạt động thuộc về sáng tạo của cộng đồng địa phương). Đây cũng là sự thử thách lớn cho những nhà quản lí, thiết kế và kinh doanh du lịch. 2. “Bầu không khí du lịch”: khái niệm và cơ chế hình thành 2.1 Khái niệm “bầu không khí” và “bầu không khí du lịch” Theo Đại từ điển tiếng Việt, bầu không khí được định nghĩa là: “1.Khí quyển. 2.Tinh thần chung bao trùm trong một hoàn cảnh nào đó” (Hoàng Phê, 2016, 65). Trong giới hạn hàm nghĩa mà tham luận hướng tới chính là nét nghĩa thứ 2, dù sinh sống, làm việc hay vãng lai, bầu không khí tại mỗi địa phương đều có ảnh hưởng rất lớn đến từng cá nhân, chi phối đến tâm trạng và cảm giác thoải mái của từng người, sự tích cực và nguồn năng lượng được thu nạp hoặc tái tạo. Quả thực, bầu không khí tuy không được sử dụng trực tiếp như thức ăn, nước uống nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cá nhân, đó là yếu tố đọng kết mang đến cảm giác an toàn hoặc bất an; vui vẻ hay tẻ nhạt; tích cực hoặc tiêu cực; sôi động hoặc u tịch. Nó được kiến tạo từ những quan điểm thiết chế xã hội, ý chí của người đứng đầu cộng đồng dân cư, truyền thống văn hóa, tổ chức hoạt động kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng… Thực tế cho thấy: hưởng thụ một bầu không khí vui vẻ, tích cực là xu hướng và mong muốn của hầu hết mọi người trong cuộc sống đầy áp lực và cạnh tranh hiện nay. “Bầu không khí du lịch” tuy chưa có một định nghĩa đích danh về nó song khi tìm hiểu các tư liệu, người viết tham luận ghi nhận một khái niệm gần nhất đó là “bầu không khí tâm lí xã hội trong hoạt động du lịch”. Bầu không khí tâm lý (Psychological atmosphere) là toàn bộ các trạng thái tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho một tập thể, nó ảnh hưởng rất mạnh đến các quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt động của tập thể đó. Từ tham chiếu định nghĩa, người viết bài xác định: bầu không khí du lịch chính là trạng thái tinh thần mà mỗi cá nhân được dẫn truyền, thụ hưởng từ cách thức tổ chức, thiết kế không gian du lịch tại địa phương; chịu ảnh hưởng từ tập quán, lối sống, văn hóa mà cộng đồng dân cư duy trì, thiết lập; chi phối đến cảm xúc và hành vi của khách du lịch khi lưu trú du lịch tại mỗi địa phương. Biển hiện của bầu không khí du lịch tích cực chính là cảm giác an toàn, vui vẻ và năng động mà nơi đó “bao bọc” lên tất cả mọi người. Nó được kiến tạo từ các hệ giữa các thành viên diễn ra một cách thoải mái, mọi người đều có cảm giác mình không bị giới hạn bởi một điều gì, mọi hoạt động của con người được diễn ra một cách tự do, kỷ luật không làm mọi người nơm nớp lo sợ khi thực hiện nhiệm vụ thì tập thể luôn có bầu không khí tâm lý tích cực. 2.2. Cơ chế hình thành bầu không khí du lịch tích cực Bên cạnh yếu tố cảnh quan và hệ thống di tích – danh thắng sẵn có, để thu hút du khách, kiến tạo bầu không khí du lịch vui vẻ, thoải mái và náo nhiệt đóng vai trò quyết định (đặc biệt là hoạt động vào buổi đêm). Việc hình thành bầu không khí du lịch là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố và cần một thời gian nhất định để hoàn thiện, duy trì. Theo nhìn nhận chủ quan của người viết bài, nó được cấu thành từ các yếu tố xếp theo thứ bậc như sau: 375
- Thứ nhất: hình thành từ các định hướng, quyết sách, cơ chế quản lí, hoạch định du lịch của chính quyền địa phương. Bộ máy quản lí chính quyền địa phương sẽ quyết định kiến tạo bầu không khí tại chỗ như thế nào, cho phép những thành phần nào sẽ hoạt động kinh doanh du lịch về đêm (ví dụ: biểu diễn nghệ thuật, lễ hội đường phố, ẩm thực, tạp kĩ, buôn bán hàng rong,...), giới hạn về không gian và thời gian tổ chức vui chơi giải trí, huy động lực lượng an ninh quốc phòng để đảm bảo trật tự địa phương… Đây là yếu tố quan trọng quyết định để bước đầu xây dựng bầu không khí du lịch. Thứ hai: sự đa dạng các hoạt động kinh tế địa phương (song hành cùng kinh doanh du lịch) quyết định sự hội tụ các thành phần dân cư, góp phần gia tăng mật độ dân số và tạo thêm sự sôi động hơn tại địa phương. Đây cũng là yếu tố cần thiết để gia tăng sự chi tiêu cho du lịch, sự thăm viếng của khách vãng lai, sự phát triển của các chuỗi cung ứng cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Thứ ba: thiết kế xây dựng các chương trình giải trí và nghệ thuật đa dạng, có đầu tư chuyên sâu và bền vững mang bản sắc địa phương. Các chương trình này cần có sự đóng góp của các thành phần nhân lực tại chỗ chứ không phải điều động từ nơi khác đến hỗ trợ vừa tiết kiệm chi phí dàn dựng vừa tạo công việc cho người lao động tại chỗ. Thứ tư: huy động toàn bộ cộng đồng chung tay làm du lịch tại chỗ và quản lí phân phối thu nhập cho từng hạng mục công việc nhằm tạo động lực, tạo tinh thần trách nhiệm đối với công việc/ từng vai trò từ đó sẽ đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 3. Trải nghiệm chính sách xây dựng “bầu không khí du lịch” tại Trung Quốc Thượng Hải – Tô Châu – Hàng Châu là một “tam giác tuyến điểm”, một cụm du lich trứ danh tại Trung Quốc, được chú trọng đầu tư phát triển du lịch từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Với sự cộng hưởng của phát triển kinh tế du lịch, Thượng Hải - thành phố lớn nhất Trung Quốc - đã từng bước bứt phá ngoạn mục vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu. Đây là nơi không có ưu thế về cảnh quan thiên tạo nhưng lại có chiến lược quy hoạch xây dựng để trở thành một thành phố công nghiệp với các tòa nhà “nhân tạo” chọc trời hết sức độc đáo và không trùng lặp mô hình thiết kế lẫn nhau. Tuy nhiên, chỉ cần di chuyển 180 km về phía Tây Bắc sẽ là điểm kết nối đến Hàng Châu – một thành phố có cảnh quan thiên tạo diễm lệ cùng nhiều danh thắng nổi tiếng từ xa xưa. Từ Hàng Châu di chuyển thêm 160km theo hướng đông nam sẽ đến với Tô Châu: thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Điểm đáng lưu ý chính là ngay khi đặt chân đến bất cứ vùng đất nào của Trung Quốc nói chung và Thượng Hải – Tô Châu – Hàng Châu nói riêng, khách du lịch nước ngoài sẽ được trải nghiệm bầu không khí du lịch thân thiện cụ thể như sau: - Cảm giác sạch sẽ, hiện đại và nhộn nhịp: chủ trương của chính quyền quản lí địa phương là tạo dựng một môi trường sạch đẹp tại tất cả các điểm công cộng và tham quan du lịch. Tuy không “bóng loáng” như Singapore nhưng tại thành phố công nghiệp Thượng Hải, vệ sinh và an ninh khá kỉ luật và được giám sát bởi hệ thống camera. Mặc dù có nhiều điểm tham quan phải trải nghiệm “trên bến dưới thuyền” tại Thượng Hải, Tô Châu song không có tình trạng chen lấn lộn xộn. Mua bán vé dịch vụ vào cổng hay giao thông đều tích hợp thông tin nhanh chóng, chính xác, nếu có nhầm lẫn, nhân viên tại chỗ sẽ xuất hiện và phân định xử lí kịp thời. Khách tham quan tuy nhộn nhịp nhưng không mất trật tự để mỗi người có thể nghe rõ phần trình bày của thuyết minh tại điểm. 376
- - Sự phối hợp nhịp nhàng, thân thiện của tất cả cư dân địa phương trong đáp ứng nhu cầu khách du lịch: với ý thức tự tôn rất cao về ngôn ngữ, tại các thành phố của Trung Hoa, biển hiệu bằng tiếng Anh không phổ biến; nhưng nếu không nhận diện được chữ Hán, du khách sẽ được cư dân địa phương tận tình chỉ dẫn về đường sá và phương tiện giao thông. Một số điểm tham quan khá nhộn nhịp tại Thượng Hải là chùa Ngọc Bụt, cầu Nam Phố, phố đi bộ Nam Kinh hoặc phố Đông (nơi tự do mua sắm), bất cứ ai thuộc về cư dân tại đây (người đi đường, người bán hàng, người phục vụ, người dân sống tại chỗ) đều có thể tận tình chỉ dẫn du khách để giải quyết những rắc rối của họ mà không đòi hỏi một khoản chi phí nào. Điều này đến từ chính sách quản lí và phân phối nguồn lợi từ du lịch của chính quyền: sẽ trích xuất chi phí đảm bảo vệ sinh đường phố, hỗ trợ tình trạng thất nghiệp, hỗ trợ người dân sinh sống tại chính địa chỉ tham quan để họ phối hợp và tuân thủ các cam kết đảm bảo bầu không khí an toàn, thân thiện. - Sự sôi động của các chương trình “city tour” và biểu diễn nghệ thuật: tham quan thành phố về đêm (city tour) bằng đường thủy tại sông Hoằng Phố và kênh rạch ở Tô Châu là những trải nghiệm thú vị cho du khách. Không gian phố phường lúc lên đèn ở Thượng Hải hoặc được thắp sáng bằng đèn lồng ở Tô Châu, Hàng Châu mang đến cảm giác lung linh, huyền ảo khiến mọi du khách quên hết thời gian và sẵn sàng hòa mình vào không khí vui vẻ nơi đây. Là một trong những nơi phát tích và đạt thành tựu rực rỡ của nhiều loại hình nghệ thuật trên thế giới, Trung Quốc sớm đầu tư xây dựng các chương trình nghệ thuật tổng hợp sống động và cuốn hút, huy động sự tham gia của những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng nhằm phục vụ du lịch tại từng địa phương. Những “show" biểu diển nghệ thuật tiêu biểu tại Tô Châu gồm: sân khấu lịch sử Châu Trang, nhạc kịch Côn khúc, Tô Châu bình đàn. Tại Hàng Châu có chương trình biểu diện nghệ thuật hàng đêm Ấn tượng Tây Hồ” gồm những truyền thuyết xa xưa được tái hiện trên sân khấu chìm 3cm dưới mặt hồ. Đặc sắc nhất chính là chương trình văn hóa - nghệ thuật “Tống Thành thiên cổ tình” nằm ngay giữa phim trường Tống Thành tái hiện giai thoại, điển tích nối tiếng nhất tại Hàng Châu được dàn dựng bởi đạo diễn Trương Nghệ Mưu có sự hỗ trợ của hiệu ứng ánh sáng 3D và laser hiện đại, thu hút hàng chục triệu du khách quốc tế. Không khí sôi động về đêm đã được hình thành từ các lễ hội đường phố, gian hàng ẩm thực và các chương trình đặc sắc được đầu tư bài bản, quy củ. Sự chi tiêu của du khách về đêm mang lại kết quả vượt trội trong thống kê doanh thu du lịch. - Hiệu ứng dư luận từ quần chúng địa phương: Điểm đặc sắc nhất của các chương trình nghệ thuật này và việc du ngoạn các thành phố về đêm đã được lãnh đạo địa phương Trung Quốc khuyến khích mọi người dân bản địa trải nghiệm với nhiều mức giá ưu đãi (thậm chí là miễn phí). Hơn thế, ngoài các nghệ sĩ chuyên nghiệp, đạo diễn các “show” nghệ thuật còn huấn luyện, hướng dẫn các diễn viên quần chúng/ mọi người dân có lòng yêu thích nghệ thuật tham gia để tạo nên “nguồn cung nhân lực” trọn vẹn, duy trì được chương trình bền bỉ, lâu dài. Tất cả mọi người đều có thể phục vụ được các hoạt động du lịch về đêm (sau quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, trang bị kiến thức đầy đủ). Mấu chốt của việc quảng bá du lịch nằm ở chính sách “thông minh” này. Bởi lẽ: khi và chỉ khi hòa mình vào mọi hoạt động chuẩn bị và cung ứng cho du lịch tại chỗ, mỗi thành viên của cộng đồng mới cỏ thể nắm vững nội dung cần thuyết minh tại từng điểm tham quan; thấu hiểu ý đồ nghệ thuật của từng nội dung biểu diễn nghệ thuật; chia sẻ trọn vẹn, chính xác các thông tin do nhà quản lí đề xuất. Chính cư dân địa phương là người sẽ trực tiếp trò chuyện cùng khách du lịch mỗi ngày và ở bất cứ nơi đâu, họ cũng là nhân tố mang đến cho du khách ấn tượng về sự hiếu khách và thân thiện chứ không hẳn là đội ngũ hướng dẫn viên. Đặc biệt, khi nói chuyện với cư dân tại Thượng Hải và Hàng Châu, người viết tham luận đã từng ngạc nhiên về mức độ hiểu biết của những người lao động bình dân về lịch sử - văn hóa 377
- lồng cài trong những chương trình nghệ thuật tổng hợp. Họ nói về Tống Thành thiên cổ tình một cách say sưa, hứng khởi, góp phần kích thích và dẫn dắt du khách nước ngoài tò mò, hiếu kì để rồi quyết định sẽ tới xem “show” diễn. Quảng cáo tại chỗ mang tính chất “truyền khẩu” truyền thống này có sức mạnh không thể xem thường. Có thể khẳng định bước vào thế kỉ XXI, Trung Quốc là quốc gia đi tiên phong tại châu Á trong đầu tư chuyên sâu, bài bản, phong phú và sáng tạo trong phát triển kinh tế du lịch tại từng địa phương. Không chỉ khai thác các thế mạnh sẵn có về cảnh quan và trầm tích lịch sử - văn hóa, nhiều tỉnh/ thành Trung Quốc chủ động kiến tạo bầu không khí du lịch sôi động và đặc sắc, đáp ưng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách cả ngày và đêm. Hơn thế, chính quyền và các nhà quản lí du lịch đã từng bước đưa nhân dân tham gia trực tiếp vào việc cung ứng du lịch tại chỗ bằng rất nhiều cách thức, cho họ cơ hội để kiếm tiền và cùng chung tay phát triển mảnh đất quê hương. Học hỏi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, nhiều tỉnh/ thành tại Việt Nam đã đầu tư các chương trình phố đi bộ hoặc đón tiếp du khách bằng không khí lễ hội náo nhiệt (Cao Bằng, Hà Nội, Lào Cai, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang….) thế nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế để có thể duy trì bầu không khí này ổn định, phong phú. 4. Bài học cộng đồng chung tay làm du lịch tại tỉnh Đăk Nông 4.1. Sơ lược tiềm năng du lịch tại Đăk Nông Được thành lập từ năm 2004, trên cơ sở chia tách một phẩn diện tích và dân số từ tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy và tổ chức chính quyền tỉnh Đắk Nông tuy còn phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn song đã nhanh chóng đề ra nhiều chính sách thiết thực đáp ứng kì vọng về mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương. Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm, thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các khu công nghiệp, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Nông chú trọng đến ưu thế sẵn có của địa phương để bứt phát bằng phát triển kinh tế du lịch. Khẳng định ưu thế du lịch tại nơi đây, nhà nghiên cứu Trần Thị Tuyết Mai nhấn mạnh: “Vị trí địa lý và thiên nhiên ban tặng cho Đắk Nông một kho tàng danh thắng thiên nhiên và di sản văn hóa hết sức độc đáo, đa dạng và phong phú. Đắk Nông có Công viên địa chất Krông Nô với diện tích trên 2.000 km2 có giá trị về địa chất, địa mạo, là điểm đến kích cầu du lịch; là nơi hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với nhiều hồ nước tuyệt đẹp như: hồ EaSnô, hồ Tây, hồ Tà Đùng cùng với hệ thống thác nước nổi tiếng như thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ, thác Đắk G’lun, thác Liêng Nung, thác Đắk Buk So, thác Lưu Ly” (Trần Thị Tuyết Mai, 2019). Hơn thế, với hơn 40 dân tộc cùng sinh sống tạo nên một cộng đồng dân cư phong phú đa dạng về sắc màu văn hóa, tỉnh Đắk Nông đã từng bước khôi phục 50 lễ hội truyền thồng độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, khôi phục nhiều di tích lịch sử giàu ý nghĩa (Bon Ba No, Ngục Đắk Mil, Bon cổ Buôn Buôr, Khu căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh 4, Di tích Đồi 722 nằm trong Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên). Với vị trí địa lí tiếp giáp biên giới Cambodia, Đăk Nông còn có thể thu hút lượng lớn du khách quốc tế từ 02 cửa khẩu quốc gia Bu Prăng và cửa khẩu Đắk Pơ. Trên cơ sở rất nhiều tiềm năng nêu trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XX, nhiệm kỉ 2020 - 2025 nhấn mạnh: “phát triển du lịch trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái dựa trên lợi thế về khí hậu và cảnh quan”, đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm: “phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông” (Tỉnh ủy Đắk Nông, 2021). Từ những 378
- sơ lược nêu trên, chúng ta tin tưởng Đắk Nông hoàn toàn có thể bứt phát phát triển nếu có chiến lược đầu tư phát triển du lịch đúng đắn. 4.2. Một số đề xuất xây dựng bầu không khí và phát triển cộng đồng làm du lịch tại Đắk Nông Để phát triển du lịch tại Đắk Nông, ngoài quy hoạch, tái tạo đầu tư cho cảnh quan và di tích danh thẳng, không thể không chú trọng kiến tạo bầu không khí du lịch, có chính sách huấn luyện và huy động cộng đồng chung tay cùng cung ứng du lịch. Từ trải nghiệm thực tiễn tại Trung Quốc, tác giả bài viết mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau: - Xác định đầu tư trọng điểm vào những thị xã, thị trấn có sức hút du lịch để phát triền hình thức phố đi bộ hoặc nơi tập trung vui chơi giải trí của cộng đồng địa phương. Do có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống, các địa điểm này cần thu hút cư dân bản địa tham gia vào nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: thi cây nêu truyền thống, đi cà kheo, nhảy bao bố, đẩy gậy, bịt mắt đánh trống, đánh chiêng, ngậm nước phun chai, thi bắt lươn trong chum, kéo co, bắn nỏ, phân loại đậu, thi giã gạo, nấu cơm nhanh, nấu canh thụt, canh bồi… Chính sự mới mẻ của trò chơi dân gian cùng hình ảnh cư dân bản địa sẽ là yếu tố độc đáo thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Trong quá trình huy động đồng bào tham gia kiến tạo bầu không khí hoạt náo, cần có sự chi trả phù hợp từ các nguồn thu du lịch để tạo động lực duy trì các hoạt động này. - Từ các cửa khẩu, lượng du khách quốc tế từ Cambodia cùng với khả năng kết nối giao thông thông suốt đến Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh; chính quyền Đắk Nông cần thiết kế các tuyến điểm mà trọng điểm vui chơi giải trí có thể đặt tại thành phố Gia Nghĩa, tạo nhiều hoạt động giải trí lành mạnh để khiến du khách lưu trú lại về đêm. Cần kiến tạo thêm những hoạt động trải nghiệm khám phá, tạo dựng hoạt cảnh sinh hoạt cộng đồng địa phương vào buổi đêm cùng vận động thể chất và khám phá kì thú như: cắm trại, đốt lửa trại, dựng mô hình buôn làng cùng hình thức kể chuyện tại các nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên; trình diễn âm nhạc và ca khúc mang hơi thở núi rừng hoang dã… - Di sản sử thi Ot N’Drông của đồng bào M’nông và dấu ấn của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên cần được các nhà sáng tạo nghệ thuật nghiên cứu để dàn dựng thành 01 chương trình biểu diễn văn hóa – nghệ thuật lồng ghép giới thiệu về tỉnh Đắk Nông. Đồng thời lựa chọn một địa chỉ để trình diễn hàng đêm vào khung giờ cố định, chẳng hạn địa điểm trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, có thể kết nối với Công viên địa chất toàn cầu và giới thiệu các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây. Hơn thế, học tập chiến lược xây dựng “bầu không khí du lịch” như Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu, chính quyền địa phương nên khuyến khích cộng đồng tại chỗ thưởng thức và thông hiểu ý đồ nghệ thuật của từng chương trình biểu diễn, thấm nhuần ý nghĩa của từng điểm tham quan để trở thành một “hướng dẫn viên” bản xứ và có thể giao tiếp, quảng bá cho du lịch quê hương. - Một trong những điểm mấu chốt của việc phát huy tính cộng đồng chung tay làm du lịch là chính quyền không xác định được “chủ thể” và “khách thể” của việc khai thác du lịch. Nếu nhà quản lí du lịch địa phương muốn “tận thu” lợi nhuận cho du lịch từ cộng đồng dân cư địa phương sẽ trở thành một rào cản rất lớn để thu hút người dân cùng chia sẻ và hỗ trợ phát triển du lịch. Đã từng có ý kiến phản ánh rằng: trong khi À ố Show được quảng bá cho mọi khách du lịch ngoại quốc thì dân chúng tại thành phố Hồ Chí Minh nỏi riêng và du khách từ các tỉnh thảnh khác phần lớn không hế biết đến chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn này từ Nhà 379
- hát thành phố Hồ Chí Minh. Thiếu nhiệt tình trong quảng bá cho dân chúng cùng giá vé quá cao khiến cho À ố Show và nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn khác tại thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Hội An… hoàn toàn xa lạ trong tâm thức của dân chúng Việt Nam. Các nhà quản lí và hoạch định du lịch tại Đắk Nông nghiên cứu: thay vì bán với mức giá quá cao cần thực hiện phân khúc giá cả tham quan tuyến điểm du lịch cho người dân, thậm chí là miễn phí, để mọi người có thể tiếp cận, thưởng thức và gián tiếp giới thiệu về chúng trong quá trình đón tiếp du khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam. 5. Kết luận Chiến lược xây dựng bầu không khí du lịch tại mỗi địa phương thực sự phải xuất phát từ thực tiễn và tiềm lực của mỗi tỉnh thành. Qua trải nghiệm của người viết tham luận tại Trung Quốc vào năm 2009 và 2018, có thể nhận thấy sự đầu tư của các nhà quản lí du lịch tại nhiều tỉnh thành như Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu để xây dựng nên bầu không khí thật thoải mái, vui vẻ cho khách vãng lai. Mục đích chung khi đi du lịch của hầu hết mọi người là để tìm kiếm niềm vui và phục hồi lại trạng thái tinh thần căng thẳng, mệt mỏi giữa bộn bề công việc và áp lực cạnh tranh. Nếu ở đâu mang đến nhiều niềm vui, cảm giác sảng khoái, thư giãn thì khả năng quay trở lại hoặc giới thiệu, lan tỏa cho người chưa từng đến sẽ cao hơn rất nhiều. Cộng đồng dân cư địa phương là nhân tố quan trọng tham gia kiến tạo “tinh thần chung bao trùm này”, là “kênh quảng bá” hiệu quả và chân thật nhất và góp phần làm nên bản sắc trong du lịch từng vùng/ miền. Phát triển du lịch ở từng tỉnh thành Việt Nam là căn cứ vào từng bối cảnh riêng biệt cùng khả năng cung ứng tại chỗ của cư dân địa phương. Sẽ không thể có một công thức chung cho tất cả. Tuy nhiên, nếu toàn bộ thể chế chính quyền cùng đầu tư trí lực, gắn kết, nhạy bén chuyển đổi và mạnh dạn thử nghiệm thì chắc chắn sẽ tim ra phương hướng phù hợp. Đắk Nông là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Hi vọng trong tương lai gần, với những kinh nghiệm thành công và hạn chế đúc kết từ cách làm du lịch của nhiều địa phương, du lịch tỉnh Đắk Nông sẽ vươn dậy mạnh mẽ và trở thành một điểm đến đặc sắc trong bản đồ du lịch Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Chính trị (2017). Nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. https://thuvienphapluat.vn/ Hoàng Phê (2016). Đại tử điển tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hoàng Văn Thanh (2020). Giáo trình Văn hóa du lịch. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. Nguyễn Minh Tuệ & Vũ Đình Hòa (2017). Địa lí du lịch – Cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam Tỉnh ủy Đắk Nông (2021). Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XII về phát triển du lịch. http://dukccq.daknong.gov.vn/ Trần Thị Thu Hà (2005). Giáo trình Tâm lý học kinh doanh du lịch. NXB Hà Nội. Trần Thị Tuyết Mai (2019). Tiềm năng và một số giải pháp để du lịch tỉnh Đắk Nông phát triển. https://www.tapchicongsan.org.vn/ Vũ Thế Bình. (2021). Non nước Việt Nam – sách hướng dẫn du lịch. NXB Thế giới. Hà Nội. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Trang Học hàm, học vị: Tiến sĩ Cơ quan công tác: Khoa Văn hóa và Du lịch – Đại học Sài Gòn Chức vụ: Giảng viên Điện thoại: 0913664482 Email: ntqtrang@sgu.edu.vn Địa chỉ: 273, An Dương Vương, phường 3, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh 380

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
