Xây dựng biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên Cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
lượt xem 3
download
Với mục đích góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Nhà trường, chúng tôi tiến hành: Xây dựng biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên Cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Physical Education and School Sports XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI ThS. Đặng Hùng Linh1, TS. Phạm Anh Tuấn1, ThS. Nguyễn Ngọc Tuyên2 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội1, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải2 Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, nghiên cứu lựa chọn và xây dựng nội dung 04 biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên Cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Nhà trường. Từ khóa: Thể lực chung, biện pháp, sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải Abstract: Through routine scientific research methods to select and develop the content of 4 physical development methods for whole college student at UTC, it contributes to improving contribute to improving efficiency of physical education work which is for students. Keywords: General physical development, method, college student, the University of Transport and Communications. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải tại Hà Nội là trường đại học có bề dày lịch sử. Trong những năm qua, Nhà trường đã quan tâm tới công tác Giáo dục thể chất (GDTC), nhiều mục tiêu đặt ra bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác GDTC trong Trường còn những tồn tại cần phải khắc phục như: nhận thức của sinh viên về vai trò và tác dụng của Thể dục thể thao (TDTT) còn nhiều hạn chế, nội dung chương trình giảng dạy còn chưa đồng bộ. Đặc biệt là kết quả kiểm tra đánh giá thể lực cho thấy còn tỷ lệ lớn sinh viên chưa đạt tiêu chuẩn thể lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành… Tuy nhiên, để khắc phục thực trạng này, nhà trường chưa đưa ra được các biện pháp phát triển thể lực một cách đồng bộ. Với mục đích góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Nhà trường, chúng tôi tiến hành: Xây dựng biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao Thông vận tải Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác GDTC Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, đồng thời căn cứ vào các nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ, tính khả thi, tính hợp lý và tính hiệu quả. Nghiên cứu đã lựa được một số biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng nhà trường. Để lựa chọn các biện pháp một cách khoa học và khách quan, chúng tôi phỏng vấn 19 chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý đang công tác tại một số trường Đại học, Cao Đẳng. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 1. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 332
- Physical Education and School Sports Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải Rất cần Cần Không cần TT Các biện pháp n % n % n % Cải tiến phương pháp giảng dạy môn GDTC 1 10 52.6 5 26.3 4 21.1 phù hợp với điều kiện của nhà trường. 2 Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa 17 89.5 2 10.5 0 0.00 Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ 3 18 94.7 1 5.3 0 0.00 sở vật chất Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức các 4 16 84.2 2 10.5 1 5.3 hoạt động TDTT ngoại khóa 5 Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa 17 89.5 2 10.5 0 0.00 Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: 4/5 biện pháp đề xuất của nghiên cứu được các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý tán thành cao với kết quả phỏng vấn đạt từ 84.2% đến 94.7%. Căn cứ nguyên tắc lựa chọn biện pháp, đề tài lựa chọn các biện pháp có mức độ ưu tiên cao để áp dụng thực nghiệm nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, các biện pháp cụ thể bao gồm: Biện pháp 1: Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa. Biện pháp 2: Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất. Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa. Biện pháp 4: Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa 2.2. Xây dựng nội dung biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải Biện pháp 1. Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của sinh viên nâng cao hiệu quả học tập các giờ chính khoá, đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt thành tích cao trong thi đấu các môn thể thao tại các giải thi đấu các cấp. Nội dung biện pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động tập luyện, thi đấu các môn thể thao ngoại khoá. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khoá các môn học GDTC và rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa cho SV cao đẳng trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể. Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu, biểu diễn thể thao cho sinh viên, lôi cuốn đông đảo sinh viên tham gia và cổ vũ. Từng bước xây dựng các đội tuyển tham gia tập luyện thường xuyên. Tổ chức thực hiện: Ban giám hiệu là thường trực tổ chức, điều hành trực tiếp tổ các môn học GDTC của nhà trường. Đối với câu lạc bộ cấp trường thì do đại diện Ban giám hiệu là chủ nhiệm, các phòng chức năng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các giáo viên chủ nhiệm là thành viên. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 333
- Physical Education and School Sports Bộ môn GDTC bám sát sự chỉ Đạo của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ và các thành viên, có quy chế, chương trình hoạt động cụ thể. Thời gian tiến hành vào buổi chiều, buổi tối (ngoài giờ học chính khoá) các ngày trong tuần. Số lượng buổi tập từ 2 - 3 buổi/tuần, thời gian tập là 90 phút (như giờ học chính khoá, có giáo viên, HLV trực tiếp phụ trách giảng dạy - huấn luyện). Biện pháp 2. Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất Mục đích: Phát huy tối đa công suất của các cơ sở vật chất hiện có nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy chính khoá, cũng như các hoạt động ngoại khoá các môn thể thao của sinh viên. Nội dung biện pháp: Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở tập luyện: sân bãi, nhà tập, dụng cụ tập luyện... để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường phục vụ giảng dạy chính khoá và hoạt động tập luyện ngoại khóa. Xây dựng phương án sử dụng sân bãi, nhà tập theo từng đối tượng tập luyện, quy chế sử dụng trang thiết bị. Kiến nghị lãnh đạo nhà trường cải tạo, nâng cấp các sân tập luyện hiện có. Sửa chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện môn thể dục trong giờ học chính khoá, cũng như ngoại khoá đủ về số lượng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng cho các sân bãi, nhà tập... Hỗ trợ các điều kiện để sinh viên có điều kiện tập luyện thoải mái trong thời gian rảnh dỗi. Tổ chức thực hiện: Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo xét duyệt đề án. Phòng Hành chính quản trị: Tổ chức thực hiện sau khi Ban giám hiệu quyết định. Bộ môn GDTC và các Câu lạc bộ tự quản Biện pháp 3. Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa Mục đích: Tạo sự nhận thức đúng đắn về vai trò của GDTC và tạo môi trường hoạt động thi đấu phong phú và đa dạng, giúp sinh viên yêu thích và thấu hiểu giá trị đích thực của tập luyện TDTT. Nội dung: Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế hoạch năm học và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt đối với các hoạt động biểu diễn thể thao (võ thuật, erobic, thể dục thẩm mỹ...) cần tổ chức vào các dịp khai giảng, ngày lễ trong năm để tạo hiệu ứng mạnh mẽ. Để việc tập luyện thi đấu các môn thể thao của sinh viên trở thành nội dung của đời sống văn hoá thể thao mang tính thường xuyên, liên tục của sinh viên trong nhà trường. Bộ môn Giáo dục thể chất và các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các giải các môn thể thao hàng năm, qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên. Các khối, các lớp có các cuộc thi đấu nội bộ. Đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thân thể và nâng cao sức khoẻ thì cần thiết phải xây dựng các nội dung hoạt động như: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; tổ chức các hình thức tập luyện ngoại khoá cho sinh viên... Tổ chức thực hiện: Ban giám hiệu, Công Đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo, Bộ môn GDTC, các giáo viên chủ nhiệm phối hợp triển khai. Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn và các đơn vị quản lý khác. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 334
- Physical Education and School Sports Tổ chức giữa các khối, các lớp vào những ngày nghỉ (chiều thứ bảy, sáng chủ nhật) Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các giải truyền thống toàn trường (tổ chức xen kẽ nhau giữa các kỳ của các môn thể thao). Biện pháp 4. Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa Mục đích: Cần cải tiến phương pháp, phương tiện giảng dạy, xây dựng chương trình các môn học GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm ham thích của các em sinh viên, tạo hứng thú cho sinh viên tham gia học tập và tập luyện. Nội dung biện pháp: Cải tiến chương trình, đặc biệt là các bài tập thể lực sao cho phù hợp với sở thích, đặc điểm tâm lý sinh viên và điều kiện cụ thể ở mỗi trường, tạo hứng thú cho sinh viên, sẽ tập luyện chăm chỉ và hăng say hơn, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả giờ học. Nhà trường chỉ đạo Bộ môn GDTC cải tiến nội dung phương pháp, phương tiện giảng dạy trong các giờ học chính khoá, cũng như các giờ học ngoại khoá. Đa dạng hoá các hình thức tập luyện, trang bị thêm các bài tập chuyên môn phù hợp trong các buổi tập nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Giảm bớt các nội dung không phù hợp trong chương trình giảng dạy chính khóa, bổ sung các bài tập thể lực, trò chơi vận động phù hợp với nhu cầu của sinh viên và điều kiện thực tiễn của nhà trường. Tổ chức thực hiện: Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện. Phòng Đào tạo phối hợp, giám sát triển khai thực hiện. Bộ môn Giáo dục thể chất chủ trì thực hiện 2.3. Đánh giá biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Trên cơ sở các biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải đã được xây dựng, nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia để trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các chuyên gia được lựa chọn gồm 19 người và các ý kiến chuyên gia được đánh giá theo thang đo Liker 5 bậc. Kết quả được trình bày tại bảng 2. Bảng 2. Kết quả đánh giá biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải (n=19) Tính cần thiết Tính khả thi TT Biện pháp Điểm Lệch Điểm Lệch TB chuẩn TB chuẩn Thành lập các Câu lạc bộ TDTT ngoại 1 4.42 0.51 4.47 0.52 khóa Tăng cường khai thác và sử dụng hợp lý 2 4.36 0.68 4.22 0.65 cơ sở vật chất Nâng cao nhận thức, tăng cường tổ chức 3 4.15 0.76 4.19 0.74 các hoạt động TDTT ngoại khóa 4 Tăng cường hiệu quả GDTC nội khóa 4.23 0.62 4.32 0.59 Kết quả trưng cầu ý kiến bảng 2 cho thấy, các biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải được đồng thuận cao qua quá PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 335
- Physical Education and School Sports trình phỏng vấn chuyên gia theo thang đo Liker và đạt mức 4.15 đến 4.47 ở cả tính cần thiết và tính khả thi. 3. KẾT LUẬN Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đã lựa chọn được 04 biện pháp nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên cao đẳng Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Các biện pháp mà nghiên cứu đã lựa chọn hoàn toàn phù hợp theo thực tiễn giảng dạy, học tập với đặc thù riêng của sinh viên nhà Trường. Đồng thời nghiên cứu đã xây dựng nội dung, cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp để nâng cao thể lực chung cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các biện pháp được sự đồng thuận cao của các chuyên gia ở cả tính cần thiết và tính khả thi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03/05/2001 ban hành Quy chế GDTC và Y tế trường học. Nội. 2. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. 3. Trần Vũ Phương (2016), “Ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Tuyên Quang”, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội 4. Đỗ Đình Quang (2013), Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ luận văn Thạc sỹ giáo dục học (2019): “Nghiên cứu biện pháp phát triển thể lực chung cho sinh viên cao đẳng, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải". Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 336
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa
29 p | 406 | 85
-
Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
232 p | 136 | 21
-
Sử dụng phương pháp delphi trong xây dựng khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
13 p | 167 | 19
-
Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và sự kết nối, phát triển du lịch Việt Nam – Asean bền vững trong thời đại số
12 p | 51 | 9
-
Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng
5 p | 25 | 6
-
Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn Hà Đông - Hà Nội
6 p | 32 | 5
-
Các biện pháp nâng cao tính tự giác, tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên Học viện An ninh nhân dân
5 p | 61 | 5
-
Động thái phát triển khu nghỉ dưỡng biển Lăng Cô – Thừa Thiên Huế
15 p | 74 | 4
-
Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Y khoa Vinh
5 p | 7 | 4
-
Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa du lịch ở Cửa Lò
7 p | 12 | 3
-
Đề xuất các biện pháp phát triển thể chất cho học sinh trường Trung học cơ sở Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
5 p | 4 | 3
-
Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách trong phát triển thể thao mạo hiểm tại vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
9 p | 7 | 3
-
Giải pháp phát triển du lịch bền vững xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
12 p | 76 | 2
-
Lựa chọn biện pháp nâng cao thái độ học tập môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Xây dựng
5 p | 33 | 2
-
Biện pháp phát triển phong trào tập luyện môn Vovinam tại các trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên
10 p | 26 | 2
-
Tàu chuyên dụng và định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển Việt Nam
10 p | 57 | 2
-
Đánh giá triển vọng phát triển phong trào thể dục thể thao biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam
3 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn