Xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Bài viết "Xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" nêu và phân tích những quan điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI TRONG NỀN CÔNG VỤ VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Dương Thị Tuyết Nhung Tóm tắt: Đội ngũ nhân tài là lực lượng tinh hoa, đi tiên phong khởi xướng và thúc đẩy sự phát triển của mỗi tổ chức, mỗi dân tộc, quốc gia; là động lực tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ cho đất nước. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nhân tài nên trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm và thực hiện xuyên suốt tư tưởng về thu hút và trọng dụng nhân tài. Bài viết nêu và phân tích những quan điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Nhân tài; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thu hút nhân tài; Trọng dụng nhân tài 1. MỞ ĐẦU Nhân tài là người có tài năng, năng lực xuất sắc, có khả năng làm giỏi và sáng tạo trong công việc. Nhân tài luôn được coi là “nguyên khí của quốc gia”, là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển và ổn định của đất nước. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng nhân tài. Người đã có tư tưởng rất toàn diện, xuyên suốt từ phát hiện, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra quan điểm mà còn thực hiện thường xuyên và liên tục các quan điểm đó trên thực tế. Vì vậy, Người đã quy tụ xung quanh mình rất nhiều những trí thức nổi tiếng toàn tâm, toàn ý vì đất nước và nhân dân. Trong bối cảnh Việt Nam hiện đã và đang đổi mới nền công vụ, những tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh sẽ vẫn là những bài học kinh nghiệm quý cho việc xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ ở Việt Nam hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài thể hiện qua những luận điểm cơ bản sau: Muốn kiến quốc, phải tìm người tài đức Hồ Chí Minh cho rằng, kiến quốc là muốn đất nước phát triển. Muốn kiến quốc thành công thì phải có nhân tài. Theo Người, để có nhân tài, không thể ngồi đợi người tài tự đến với mình, mà phải đi vận động. Vận động ở đây không có nghĩa là dùng tiền bạc mà bằng sự chân thành, cởi mở, lấy tinh thần yêu nước làm động lực chứ không phải vì động cơ để có quyền cao chức trọng hay lợi ích vật chất. Chính vì vậy, ngay từ năm 1925, Người đã trực tiếp thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tập hợp những người trẻ tuổi, giàu nhiệt tình, yêu nước, có tri thức. Khi trở về nước vào ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 306
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững năm 1941, Người kêu gọi tất cả các nhân sĩ, thân hào có tinh thần yêu nước tham gia Mặt trận Việt Minh để cống hiến trí tuệ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tháng 11/1946, Người đã viết bài: “Tìm người tài đức” đăng trên Báo Cứu quốc số 410 trong đó tuyên bố rõ ràng chủ trương thu hút và trọng dụng nhân tài vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan trọng hơn, ở cương vị Chủ tịch Chính phủ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, việc “trọng dụng những kẻ hiền năng” trước hết là nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cách mạng các cấp1. Ngoài việc tìm kiếm, trọng dụng người tài trong nước, Người còn thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi và đề nghị các chuyên gia nước bạn giúp đỡ Việt Nam. Trong chuyến thăm nước Pháp vào năm 1946, Người vận động Việt kiều ở Pháp đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Có người đã từ bỏ địa vị, công việc có bổng lộc cao ở Pháp để theo Người về nước, đi vào kháng chiến, phục vụ kháng chiến như: GS.BS. Trần Hữu Tước, GS. Trần Đại Nghĩa. Muốn trọng dụng người tài đức, phải có chính sách đúng Đi đôi với việc phát hiện, thu hút nhân tài, một vấn đề rất quan trọng mà Hồ Chí Minh yêu cầu đó là người lãnh đạo, quản lý phải biết sử dụng, trọng dụng nhân tài một cách hợp lý, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài. Đây là điểm mấu chốt của việc phát huy nhân tài trong sự nghiệp cách mạng. Trong sử dụng nhân tài, Người khẳng định, không nên quá khắt khe, miễn họ có lòng trung thành với Tổ quốc, không phản bội lại quyền lợi nhân dân là có thể dùng được. Theo Người, “có rất nhiều nhân tài ngoài Đảng và chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Người cũng không hề kỳ thị, hay đối xử không tốt với chính quyền phong kiến cũ, mà rất chú trọng vai trò của người tốt, người tài, người có tinh thần yêu nước”2. Hồ Chí Minh cho rằng, trọng dụng nhân tài phải biết tùy tài mà dùng người, đúng năng lực, sở trường, đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ. Người khẳng định: “Dùng nhân tài cần phải hợp lý”3. Những người “tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”4. Nếu dùng không đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế thì hai người đều thất bại cả hai. Dùng đúng tài năng thì thành công; dùng sai tài năng thì hỏng việc. Đồng thời, khi đã sử dụng nhân tài thì cần phải tin tưởng mà giao phó quyền hành cho họ. Trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được lập ra ngày 2/3/1946, những Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương đã tự rút lui để nhường lại các ghế Bộ trưởng cho các thành viên các chính Đảng khác, cho các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Việt Minh chỉ nắm 4 ghế là: Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Giáo dục Đặng Thai Mai, Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến và Chủ tịch Kháng chiến Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp. Còn lại, tất cả các chức vụ khác đều do các nhân sĩ trí thức hoặc của các chính đảng khác nắm, như Phó Chủ tịch Chính phủ Nguyễn Hải Thần (Việt Cách), cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nhân sĩ không đảng phái); Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh, Việt Quốc)... Quốc hội cũng thành lập Cố vấn đoàn do Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) đảm nhiệm và Giám mục Lê Hữu Từ là thành viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra một số căn bệnh cần tránh khi sử dụng nhân tài, gồm: 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.504. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 241. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 636. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập. 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 43. 307
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thứ nhất, phải chống lại bệnh hẹp hòi. Vì căn bệnh này, trong thì ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết, ngoài thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài”1. “Cán bộ lãnh đạo cần có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí, nhân tài, chuyên gia mới vui lòng gần gụi mình. Không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới. Nếu ý kiến các đồng chí cấp dưới đúng, của chuyên gia đúng, ta phải nghe theo, khuyên họ thường đề thêm ý kiến, để nâng tinh thần và sáng kiến của họ. Nếu ý kiến của họ không đúng, ta nên dùng thái độ thân thiết, giải thích cho họ hiểu”2. Thứ hai, phải tránh bệnh do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. “Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”3. Thứ ba, phải chống căn bệnh kéo bè, kéo cánh, ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau; ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống4. “Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình”5. Sử dụng nhân tài đồng thời với chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo điều kiện để nhân tài phát huy năng lực, sở trường. Theo Hồ Chí Minh, “Các cơ quan cần phải rất chú ý đến việc huấn luyện cán bộ. Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó. Những người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy. Không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện”6. Vì thế, bên cạnh việc nhờ các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam đào tạo giúp, Người còn chủ trương cử nhiều đợt thanh niên ra nước ngoài học. Ngay từ tháng 7/1926, Người đã gửi một số thanh niên ưu tú sang Liên Xô để học tập, rèn luyện. Người đã trực tiếp mở các lớp huấn luyện lý luận cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc trong những năm 1925 -1927 để đưa họ vào hoạt động thực tiễn, từng bước đào tạo họ trở thành những người cộng sản ưu tú. Năm 1941, Người trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị, quân sự cho cán bộ ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên và cán bộ ở miền xuôi lên để phục vụ cuộc vận động giải phóng dân tộc. Năm 1951, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, Hồ Chí Minh đưa lớp cán bộ đầu tiên sang Liên Xô đào tạo nhằm chuẩn bị đội ngũ “hiền tài” cho công cuộc kiến thiết đất nước khi chiên tranh kết thúc. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh gửi nhiều thế hệ thanh niên ưu tú sang đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, sau năm 1975, Việt Nam đã có trên 30.000 cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên và họ là những nhà khoa học đầu đàn, là đội ngũ cốt cán của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ở giai đoạn đó. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 278. 2 Trần Nam Chuân, Trọng dụng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, https://tcnn.vn/news/detail/41173/Trong-dung-nhan-tai-cho-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-To-quoc-trong-giai-doan- cach-mang-moi.html, truy cập ngày 18/9/2020. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 319. 4 Nguyễn Thế Thắng, Những bài học cốt yếu trong trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/nhung-bai-hoc-cot-yeu-trong-trong- dung-nhan-tai-cua-chu-tich-ho-chi-minh, truy cập ngày 18/9/2020. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 297. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 208. 308
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Đồng thời, Người cho rằng, khi sử dụng nhân tài, cần chú trọng đến tạo điều kiện, môi trường phù hợp để người tài phát huy hết tài năng, năng lực, sở trường của họ. Phải thực hiện tốt việc đánh giá nhân tài Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc đánh giá nhân tài là hoạt động cần thiết, phải tiến hành thường xuyên, bởi “mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra”1. Khi đánh giá khả năng, năng lực của nhân tài, Người lấy hiệu quả công việc cụ thể làm thước đo, đề cao và đánh giá những trí thức thực học, thực nghiệp, tức là người có những đóng góp thiết thực, cụ thể cho đất nước, cho nhân dân và cho xã hội bằng những sáng kiến, công trình. Đồng thời, để đánh giá đúng, trọng dụng đúng nhân tài, trong cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu có vai trò quyết định và phải đánh giá một cách trung thực khách quan, thấy được hết mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ chứ không đánh giá chung chung, không để cho mình bị chi phối bởi những quan hệ khác mà đánh giá người xấu thành tốt, người tốt thành kém. Có đánh giá đúng mới quy hoạch đúng để sau đó đào tạo, bồi dưỡng, rồi sắp xếp vị trí, luân chuyển để cán bộ bộc lộ được hết khả năng, sở trường của họ. Nhân tài thấy mình được đánh giá đúng, được đối xử đúng mức sẽ hết sức đem tài năng của họ ra giúp ích cho dân cho nước. 2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong nền công vụ ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Thực tiễn hơn 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đội ngũ nhân tài ở Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, phát huy được vai trò tích cực cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, yêu cầu nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân tài trong nền công vụ ở Việt Nam vẫn mang tính cấp thiết và các bài học kinh nghiệm từ quan điểm và thực tế thu hút cũng như trọng dụng nhân tài của Hồ Chí Minh vẫn cần được Đảng và Nhà nước quan tâm vận dụng, trong đó, cần chú trọng một số bài học sau: Xây dựng chiến lược phát triển nhân tài Đảng, Nhà nước phải xây dựng chiến lược phát triển nhân tài, bởi kinh nghiệm cho thấy, trong thời kỳ hiện đại, nhiều nước vẫn coi việc “cầu hiền tài” là một chiến lược phát triển quốc gia. Đây là một vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay. Xã hội càng phát triển thì vai trò của trí thức nói chung và nhân tài nói riêng càng có vị trí, vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển của đất nước. Việc xây dựng chiến lược phát triển nhân tài chính là sự thể hiện tư tưởng “Muốn kiến quốc thành công thì phải có nhân tài” của Hồ Chí Minh. Cần xây dựng chính sách phát hiện, thu hút, đãi ngộ nhân tài đồng bộ, hợp lý và thực hiện theo một quy trình thống nhất, liên hoàn gồm nhiều giai đoạn, nhiều khâu: Phát hiện, (nguồn, đối tượng, tiêu chí và phương thức tuyển chọn); Đào tạo, bồi dưỡng (nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chí và quy trình sàng lọc) và bố trí sử dụng (cọ xát thực tiễn, thử thách; tiêu chí, quy trình cơ chế bổ nhiệm; chế độ, chính sách đãi ngộ); trong đó sử dụng vừa là mục tiêu vừa là động lực của quy trình phát triển tài năng. Cùng với chiến lược phát triển nhân tài, cần “Dùng nhân tài cần phải hợp lý”2. Để làm được điều đó cần xây dựng bộ tiêu chuẩn để nhận diện nhân tài. Bộ tiêu chuẩn đó phải xuất phát từ đặc điểm, tính chất của từng lĩnh vực hoạt động để phát hiện đúng và thu hút được nhân tài phù hợp. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 257. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.636. 309
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất Áp dụng linh hoạt nhiều hình thức để phát hiện và thu hút nhân tài cả ở trong và ngoài nước Để có thể phát hiện và thu hút được nhiều nhân tài ở trong và ngoài nước, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền công vụ Việt Nam, cần học tập tư tưởng và cách làm đầy hiệu quả của Hồ Chí Minh, thể hiện ở sự đa dạng trong các hình thức phát hiện và thu hút nhân tài. Đồng thời, cần ứng dụng linh hoạt, sáng tạo các phương thức hiện đại ngày nay để phát hiện nhân tài như: kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm; xem xét lời giới thiệu của các cá nhân, tổ chức có uy tín và trách nhiệm; tổ chức kiểm tra, sát hạch về khả năng nhận thức, về năng lực, sở trường; kết hợp nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau: phỏng vấn tình huống; phỏng vấn hành vi; phỏng vấn bằng các câu hỏi duy lý; phỏng vấn tạo áp lực... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam học tập, lao động tại các nước phát triển. Do đó, cần đẩy mạnh chính sách thu hút nhân tài là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm... Việc thu hút này có ý nghĩa quan trọng, vừa khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, vừa tận dụng được tri thức, kinh nghiệm của các lưu học sinh sau một thời gian dài học tập, làm việc ở nước ngoài, vừa thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam. Đổi mới cơ chế tuyển dụng và đánh giá nhân tài Thấm nhuần tư tưởng “muốn trọng dụng người tài đức, phải có chính sách đúng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài của nền công vụ Việt Nam hiện nay cần đổi mới cơ chế tuyển dụng và đánh giá nhân tài, cụ thể: Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, nhất là vị trí lãnh đạo, quản lý cần công khai trên nhiều kênh, đa dạng nguồn ứng viên, tiến hành thi tuyển cạnh tranh, đánh giá năng lực thông qua chương trình hành động, đề án được bảo vệ công khai, có sự tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên nhằm tạo động lực và sự quan tâm của nhân tài. Áp dụng chính sách “tiến cử” và “”tự tiến cử”1 trong đó quy định rõ trách nhiệm của người tiến cử, công khai người tiến cử va nhân tài được tiến cử để mọi cá nhân trong trường có thể giám sát; Xây dựng quy trình đề bạt, thử thách nhân tài rõ ràng, áp dụng công khai, minh bạch. Việc bổ nhiệm, đề bạt phải phù hợp với năng lực, trình độ để vừa phát huy được tối đa tài năng của nhân tài, vừa giúp nhân tài tiếp tục phát triển và cống hiến. Công tác đánh giá cần đổi mới theo hướng tập trung vào đánh giá tình hình thực hiện công việc (quá trình, kết quả, hiệu quả thực hiện công việc) một cách xuyên suốt, liên tục, đa chiều. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cụ thể, căn cứ chủ yếu vào tài đức của cán bộ, công chức và gắn sát với nhiệm vụ, vị trí công việc được giao, sát hợp với yêu cầu, đặc điểm của cơ quan, đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa trọng dụng và trọng đãi nhân tài Khi đã phát hiện, thu hút được nhân tài theo cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm mới, việc sử dụng phải kết hợp chặt chẽ giữa trọng dụng và trọng đãi nhân tài để nhân tài hết lòng, hết sức phục vụ nền công vụ lâu dài, đúng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “biết tùy tài mà dùng người”; sao cho cán bộ “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, có gan phụ trách, có gan làm việc”; “Khuyến khích và giúp đỡ các hạng trí thức được phát triển tài năng của họ”2. 1 Bùi Huy Khiên (2011), “Thu hút và trọng dụng nhân tài: xưa và nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 189, tr.10. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 584. 310
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Công tác sử dụng, bố trí nhân sự phải theo yêu cầu của công việc; xây dựng môi trường làm việc dân chủ, sáng tạo nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh; có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám hành động vì lợi ích chung; tăng cường đào tạo và sát hạch chất lượng cán bộ, công chức; thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc; kiên quyết không bố trí những người không đáp ứng tiêu chuẩn; thay thế cán bộ yếu kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ và xem đây là hoạt động bình thường trong công tác nhân sự. Trong việc bố trí, sử dụng nhân tài, phải ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi về chính tri, tổ chức, pháp lý và các điều kiện vật chất và tinh thần để họ có thể bộc lộ và phát huy cao nhất tài năng của mình; tin dùng, trao trách nhiệm tương xứng cho nhân tài, đồng thời bảo vệ nhân tài. Cần tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân tài như: không khí làm việc dân chủ, công khai; điều kiện làm việc đầy đủ phương tiện máy móc, kỹ thuật; cung cấp thông tin nhanh, kịp thời; đảm bảo cho nhân tài có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân, quyền tự do tư duy, phát triển ý tưởng khoa học. Có chế độ đãi ngộ đối với người tài phải rất khác so với người bình thường, đảm bảo cho họ cả về phương tiện làm việc lẫn thu nhập cao. Chính sách trọng dụng nhân tài hợp lý, không bình quân chủ nghĩa là động lực để cho nhiều tài năng xuất hiện và cống hiến. Xem xét thành lập Quỹ nhân tài, có chính sách hỗ trợ họ tham gia các hội thảo khoa học, các khóa học nâng cao ở trong nước và ngoài nước. Có hình thức tôn vinh, đề cao nhân tài trong các tổ chức như: tuyên dương, tuyên danh người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác; tặng các danh hiệu như: “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu”, “Điển hình lao động sáng tạo khoa học và công nghệ”, “Tài năng khoa học công nghệ”, “Tài năng trẻ”, “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ ưu tú”... 3. KẾT LUẬN Tóm lại, thu hút nhân tài và trọng dụng nhân tài là nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới. Đến nay, quan điểm, tư tưởng và nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác cán bộ của nền công vụ nước ta. Đảng và Nhà nước không chỉ coi phát hiện, thu hút nhân tài là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, bởi nhân tài - cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn coi trọng đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài "đúng người, đúng việc, đúng vị trí" nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Nam Chuân, Trọng dụng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, https://tcnn.vn/news/detail/41173/Trong-dung-nhan-tai-cho-su-nghiep-xay- dung-va-bao-ve-To-quoc-trong-giai-doan-cach-mang-moi.html, truy cập ngày 18/9/2020. 2. Bùi Huy Khiên (2011), “Thu hút và trọng dụng nhân tài: xưa và nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 189, tr.8-11. 3. Vũ Trung Kiên, Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay, http://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-trong-dung-tri-thuc-va-nhung-goi-mo- cho-hom-nay-121522, truy cập ngày 18/9/2020. 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Thế Thắng, Những bài học cốt yếu trong trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, https://snv.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/nhung- bai-hoc-cot-yeu-trong-trong-dung-nhan-tai-cua-chu-tich-ho-chi-minh, truy cập ngày 18/9/2020. 311
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tham khảo: “Nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thạch rau câu Poke”
52 p | 199 | 39
-
Brand value
2 p | 152 | 25
-
Nghiên cứu hành vi khách du lịch Thái Lan đến Đà Nẵng và đề xuất đối với xây dựng chính sách thu hút khách
10 p | 278 | 25
-
Chính sách thù lao lao động của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
9 p | 84 | 9
-
Ảnh hưởng từ dòng vốn đầu tư nước ngoài trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng: Trường hợp nghiên cứu tại cộng hòa Séc
16 p | 13 | 4
-
Phát triển tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp góp phần xây dựng đội ngũ công nhân tại tỉnh Thái Bình hiện nay
5 p | 55 | 3
-
Áp dụng ma trận phân tích tầm quan trọng - hiệu quả (IPMA) trong xây dựng mô hình thu hút đầu tư cho Thành phố Hồ Chí Minh
16 p | 8 | 3
-
Hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
10 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn