intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng chương trình Marketing trực tiếp tại Cty nhựa Đà Nẵng - 8

Chia sẻ: Tt Cap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

98
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng tạo mức độ biết đến và ý định mua sau này. Quảng bá hình ảnh nhãn hiệu của công ty tăng doanh số bán và xây dựng mối quan hệ có lợi nhuận. 2. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bào hàm nhiều yếu tố nhau hợp thành và đều có sự tác động gián tiếp đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 2.1. Yếu tố tự nhiên Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dưong, nơi đang diễn ra dòng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng chương trình Marketing trực tiếp tại Cty nhựa Đà Nẵng - 8

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com  Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng tạo mức độ biết đến và ý định mua sau này.  Quảng bá hình ảnh nhãn hiệu của công ty tăng doanh số bán và xây dựng mối quan hệ có lợi nhuận. 2. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bào hàm nhiều yếu tố nhau hợp thành và đều có sự tác động gián tiếp đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 2.1. Yếu tố tự nhiên Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dưong, nơi đang diễn ra dòng giao lưu kinh tế sôi động nhất, với các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, có nhiều cửa ngõ thông ra biển rất thuận lợi. Phát huy những tiềm năng thế lực đó, thành phố Đà Nẵng với kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực Miền trung và đứng thứ 3 trong cả nước gồm có khu vực cảng Tiên Sa và khu vực cảng Sông Hàn, đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn(từ 15.000 đến 20.000 tấn) ra vào cảng thuận lợi; có sân bay quốc tế Đà Nẵng tương đối hiện đại; có nhiều di tích văn hoá - lịch sử nổi tiếng, có giá trị du lịch và thu hút được nhiều khách đến tham quan du lịch. Cùng với những chính sách mở cửa của Nhà nước đã hấp dẫn và thu hút nhiều đối tác đầu tư trong quá trình thăm dò hợp tác làm ăn ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tất cả những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng thu hút đầu tư, tiếp thu những công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quá trình sản xuất mặt hàng nhựa như ống nước PVC, bao dệt PP… nhằm nâng cao khả năng cung ứng cũng như chất lượng cho các chủng loại sản phẩm , đảm bảo cho các mặt hàng này khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài hay tiêu thụ trong nước được khách hàng đánh giá cao. Trong khi đó, khí hậu nước ta nói chung và khu vực miền Trung nói riêng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao, thành phố Đà Nẵng lại nằm ở xứ ven biển nên độ pH trong không khí cao, độ ăn mòn kim loại lớn. Bên cạnh đó, khu vực miền Trung lại thường xuyên gặp phải thời tiết khắc nghiệt, hứng chịu nhiều cơn bảo lớn và nắng mưa thì lại thay đổi liên tục nên dễ làm hư hỏng các sản phẩm bằng kim loại có tuổi thọ thấp. Còn với những sản phẩm bằng nhựa thì môi trường tự nhiên lại rất ít tác động cả về hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn quá trình sử dụng và bảo quản sản phẩm cho nên các sản phẩm bằng nhựa và sản phẩm bao dệt PP của Công ty rất đ ược mọi người ưa chuộng và tín nhiệm. Một vấn đề nữa đáng lưu ý hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đối với các sản phẩm của Công ty hiện nay, do thiết bị công nghệ đ ược đầu tư và cập nhật hoá tương đối hiện đại, các loại hoá chất để sản xuất bao dệt PP không gây độc hại nhiều nên không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nơi công ty đặt trụ sở . Bên cạnh đó, Công ty cũng chú ý đến việc lắp đặt hệ thống thông gió, hệ thống chống ồn, hệ thống chống cháy ở các phân x ưởng sản xuất nhằm đảm bảo cho sức khoẻ của công nhân cũng như người dân xung quanh khu vực phân xưởng sản xuất. 2. 2. Yếu tố kinh tế
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị tr ường định hướng XHCN, nước ta đã có sự phát triển đáng kể, đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực công - nông – lâm – ngư - nghiệp và dịch vụ. Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các trong khu vực và thế giới như các nước trong khu vực ASEAN, khu vực châu Âu và mới đây nhất vào ngày 7/11/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thành tựu về kinh tế mà chúng ta đã đạt được trong năm 2006 như sau: GDP bình quân đầu người là 720 USD/người, tốc độ phát triển kinh tế đạt 8,2%, FDI đạt trên 10 tỷ USD so với năm 2005 chỉ đạt 5,9 tỷ USD, thu hút vốn ODA đạt 3,7 tỷ USD và xuất khẩu đạt được trên 39,5 tỷ USD. Với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP làm cho mức chi tiêu của người dân ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách nhà nước trong năm năm qua đạt trung bình 17%. Hoạt động tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt, tỷ lệ lạm phát trong năm năm gần đây bình quan là 4.7%, Tuy nhiên, trong nh ững tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 , giá tiêu dùng là tỷ lệ lạm phát đã gia tăng một cách nhanh chóng, chỉ số giá tiêu dùng ba tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007 đã tăng 16.38%, sự biến động về tỷ giá cũng sẽ tác động đáng kể đến việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào của các công ty nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung bao gồm chủ yếu là kim loại đồng và nguyên vật liệu nhựa các loại. Điều này đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của người dân. Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế của nước ta vào kinh tế toàn cầu đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Việt Nam đã là thành viên chính th ức của WTO, đây là có hội lớn cho các doanh nghiệp nước ta đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro đối
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com với các doanh nghiệp muốn vươn mình ra thị trường toàn cầu. Đây là một thuận lợi cho Công ty Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế đều bình đẵng trong kinh doanh, tạo sự cạnh tranh sôi động trên thị trường, khi nền kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy đầu t ư của nước ngoài vào Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ đầu t ư, xâydựng cơ sở hạ tầng trong nước. Điều này đã góp phần cho Việt Nam nói chung cũng nh ư công ty Nhựa Đà Nẵng nói riêng tìm kiếm được các nhà đầu tư, liên doanh liên kết trong công tác xuất khẩu hàng hoá, giúp Công ty tìm kiếm được các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung ứng nguyên vật liệu, tìm kiếm nơi tiêu thụ. Với mục tiêu đặt ra cho sản xuất công nghiệp của nước ta tăng trưởng bình quân là 15% đến 20% và luôn được khuyến khích mạnh mẽ. Hơn nữa hiện nay chúng ta đang là thành viên của WTO, rất nhiều đối tác nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng đang được chú ý, điều này đã tạo điều kiện rất nhiều cho Công ty Nhựa trong việc tiêu thụ hàng hoá của mình. 2. 3. Yếu tố khoa học – công nghệ Chưa bao giờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ lại diễn ra mạnh mẽ như ngày nay. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao, những phát minh sáng chế được xâm nhập vào một cách nhanh chóng, thời gian ứng dụng được rút ngắn làm cho sản phẩm nhanh chóng lỗi thời, giảm chu
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kỳ sống của sản phẩm. Do đó, vấn đề nghiên cứu của môi trường kỹ thuật công nghệ trở nên vô cùng cần thiết. Việt Nam là một nước đang phát triển, thừa hưởng được những thành quả công nghiệp của các nước phát triển nên có điều kiện tiếp cận được máy móc công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để đuổi kịp xu h ướng phát triển của thế giới, tranh nguy cơ tụt hậu, Nhà nước ta đã chủ trương vừa phát triển từng bước vừa đón đầu cập nhật hoá khoa học kỹ thuật . Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra trước mắt là nên lựa chọn công nghệ nào cho hợp lý và chi phí chuyển giao công nghệ, đây là câu hỏi đặt ra cho toàn ngành nhựa cũng như công ty Nhựa. Trong ngành nhựa, yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Hiện nay, máy móc thiết bị của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng phần lớn được đầu tư đã lâu do vậy vấn đề này cần phải được quan tâm đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất. 2.4. Yêú tố Chính trị - Pháp luật Tình hình chính trị ở các nước trên thế giới trong những năm vừa qua có những biến động lớn, tuy nhiên Việt Nam với sự cố gắng của toàn dân và sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định đã góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu t ư, tăng cường mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết, thúc đẩy ngoại thương phát triển đồng thời tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có thể tiếp nhận được các máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay theo đánh giá của các nàh đầu tư là chưa hoàn chỉnh, do vậy trong thời gian qua chúng ta đã nổ lực để hoàn thiện chúng. Những bộ luật, đạo luật điển hình như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật đất đai, luật chuyển giao công nghệ, luật sở hữu trí tuệ… đã thiết lập một nền tảng vững chắc và tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo thuận lợi cho Công ty kinh doanh hiệu quả, có thể tham gia vào thị trường quốc tế. Với những nhân tố chính trị và pháp luật ở nước ta hiện nay, Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã không ngừng tận dụng những ưu đãi của Nhà nước để định hướng cho mình trong quá trình phát triển về qui mô lẫn doanh số và lợi nhuận như ngày nay. Mặt khác nó còn giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh đúng luật, củng cố địa vị, uy tín của sản phẩm không chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn xa trên thị trường thế giới. 2. 5. Yếu tố văn hoá – xã hội Do tốc độ đô thị hoá và thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống của con người ngày càng được cải thiện do vậy nhu cầu của con người ngày càng đa dạng hơn. Người tiêu dùng hiện nay chú trọng hơn vào chất lượng và kiểu dáng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ, đem lại sự tiện nghi, sang trọng hơn. Bên cạnh đó sự tiện dụng cũng được người tiêu dùng quan tâm. Đây là điều mà Công ty cần phải nghiên cứu,
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tìm hiểu, linh hoạt nắm bắt được thị hiếu của người bán, tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mới thoã mãn được nhu cầu của khách hàng. Cho nên, đây vừa được xem là cơ hội nhưng cũng vừa là mối đe doạ cho hoạt động kinh doanh của Công ty, nếu Công ty không đáp ứng tốt thì sẽ khó tồn tại trên thị trường. Bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nếu công ty không thực hiện tốt trong vấn đề bảo vệ môi tr ường thì sẽ gây ấn tượng không tốt cho công chúng và có thể sẽ bị khách hàng tẩy chay. Vấn đề này cũng cần được quan tâm để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thuận lợi. 2. 6. Yếu tố dân số Môi trường dân số là mối quan tâm hàng đầu của những người làm Marketing vì dân số là lực lượng tạo ra thị trường. Sự thay đổi trong các khuynh hướng dân số bao giờ cũng tạo ra ra những có hội hoặc đe dọa đối với hoạt động của các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến các quyết định Marketing trong tương lai của chính doanh nghiệp đó. Năm 2007 dân số nươc ta khoảng 85 triệu người với tốc độ tăng dân số là 1.14%, dân số tăng hơn 1 triệu người/ năm. Việt Nam là nước có số dân đông thứ 13 trên thế giới và mật độ dân cư là 254 người trên kilômet vuông. Với quy mô dân số như vậy, Việt Nam là một thị trường thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn 70% dân số sống ở nông thôn và 30% dân số sống ở thành thị. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng nhanh chóng, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể. Bên
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cạnh đó trình độ dân trí của người dân cũng đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, nhu cầu sử dụng các đồ dùng Nhựa ngày càng nhiều hơn. Sau đây là sản lượng tiêu thụ nhựa của người dân trong những năm qua: Bảng TIÊU THỤ số 1: SẢN LƯỢNG NHỰA DVT:kg/người/năm Năm 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 SL 5,6 6,5 7,7 9,5 11,6 13 15,6 18 20,1 23,2 25,4 28,1 ( Nguồn: Tạp chí ngành nhựa số tháng 1/2008) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được nhu cầu về sản lượng nhựa bình quân đầu người ngày càng tăng cao vì sản phẩm nhựa là sản phẩm dễ thay thế nên đây là cơ hội và triển vọng phát triển và gia tăng sản lượng của công ty. 3. Các căn cứ làm tiền đề cho việc xây dựng chương trình marketing trực tiếp: 3.1. Nhu cầu sản phẩm nhựa đến năm 2010 Một quan chức bộ công nghiệp cho biết, bộ vừa chấp thuận kế họach phát triển ngành nhựa năm 2003-2010, với tổng số vốn đầu tư lên đến 51.13 ngàn tỉ đồng. Một quan chức Phòng Kế Họach và Đầu Tư của MOT phát biểu với Dow Jones Newswire rằng lĩnh vực này sẽ nhận tài trợ chính phủ để đạt đựơc mức tăng trưởng định mức hàng năm là 18% trong hai năm 2003 , 2004 và 15% mỗi năm từ năm 2005- 2010. Ông cho biết MOI cũng có kế họach tìm thêm tài trợ từ các nhà đầu tư nước ngòai và sự hổ trợ phát triển của chính phủ để giúp thực hiện kế họach này. Việc đầu tư sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: xây dựng các nhà máy sản xuất, phát triển các sản
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phẩm chất lượng cao và xây dụng các thiết bị xử lý nước. Từ nay đến cuối năm 2005. MOI sẽ chi khỏang 1.1 tỉ Mỹ kim để xây dựng 10 nhà máy với tổng công suất sản xuất là 560,000MT nguyên liệu thô cho ngành nhựa, đáp ứng 30% nhu cầu cả nước. Ông nói: “Ngành nhựa sẽ tăng cường các kế họach đầu tư cho giai đọan 2006-2010, vì ngành công nghiệp hóa dầu quốc gia sẽ đ ược xây dựng để cung cấp thêm nguyên liệu cho các nhà sản xuất nhựa.” Năm 2010, Việt Nam hy vọng sẽ có thể sản xuất 1.5 triệu tấn nguyên liệu nhựa, đáp ứng 50% nhu cầu nội địa. Hiện tại Việt Nam phải nhập khẩu hầu như tất cả các nguyên liệu nhựa cho việc sản xuất trong nước như nhựa tổng hợp PVC, PP và PE. Các nhà máy trong nước cung cấp 150,000 tấn nguyên liệu hàng năm, sử dụng chất phế thải. Các con số từ MOI cho thấy đến năm 2005, Việt Nam sẽ cần 300,000 tấn sản phẩm bao bì, 400,000 tấn sản phẩm nhựa xây dựng, 550,000 tấn sản phẩm gia dụng và 350,000 tấn sản phẩm chất lượng cao cho các ngành công nghiệp khác. Việt Nam có khỏang 800 doanh nghiệp chuyên về sản phẩm nhựa. Theo các phương tiện truyền thông quốc gia, nhiều nhà sản xuất Việt nam đang gặp khó khăn vì chi phí nhập nguyên liệu nhựa tăng lên 50% hàng năm. Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyền phát biểu với tờ Tuổi Trẻ rằng các nhà sản xuất địa phương nên nhập nhiều nguyên liệu phế thải để giảm chi phí sản xuất. Các con số từ chính phủ cho thấy trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập 134,000 tấn nhựa trị giá 118 triệu Mỹ kim, giảm 16% về l ượng tăng 1% về giá trị so vớI cùng kỳ năm ngóai. Năm ngóai, Việt Nam nhập 978,000 tấn nhựa trị giá 771 triệu Mỹ kim, tăng 7.8% hàng năm về lượng và 25% về giá trị. (Theo Dow Jones Newswires) 3.2. Khách hàng
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đặc điểm khách hàng của Công ty là một căn cứ rất quan trọng đối với việc xây dựng chương trình Marketing trực tiếp. Với 97% sản phẩm nhựa công nghiệp 3% sản phẩm tiêu dùng nên khách hàng của Công ty rất đa dạng bao gồm khách hàng tổ chức và khách hàng tiêu dùng. Do sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng cho nên lượng khách hàng của Công ty phần lớn là khách hàng tổ chức và các tổ chức kinh doanh. Chính điều này Công ty cần phải có một chương trình Marketing trực tiếp phù hợp và hiệu quả nhằm tạo ấn tượng cũng như thiện cảm của giới này để kích thích sự tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Với đăc điểm của khách hàng tổ chức như: đặc điểm số lượng lớn, số lượng khách hàng ít đòi hỏi tính chọn lọc cao, hành vi mua phức tạp, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thông tin sản phẩm đầy đủ …, thì đây là một căn cứ quan trọng để xây dựng chương trình Marketing trực tiếp. 3.3. Thị trường Đặc điểm thị trường của Công ty cũng là một vấn đề cần xem xét đối với việc xây dựng chương trình Marketing trực tiếp tại công ty. Hiện nay công ty chỉ chiếm 0,65% thị phần cả nước, với mạng lưới tiêu thụ của Công ty tại miền Trung và Tây nguyên chiếm 67,46% sản phẩm của Công ty trong khi tại thị trường miền Bắc và miền Nam chỉ chiếm 32,54% đặc biệt là miền Nam chỉ chiếm 4,78% thì đây là một yếu tố cần xem xét để xây dựng ch ương trình truyền thông cổ động trong đó đăc biệt chú trọng đến công tác Marketing trực tiếp nhằm tạo dựng thương hiệu tăng cường doanh số bán. Theo thông kê của ngành nhựa thì từ nay cho đến 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân là 20% - 25% đặc biệt tại thị trường miền Nam và miền Bắc tốc độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2