intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị

Chia sẻ: ViJenchae ViJenchae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

9
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Bệnh nhân xạ trị bị gián đoạn trong cuộc điều trị lớn hơn 5 ngày nhỏ hơn 28 ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị

  1. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH LIỀU GIÁN ĐOẠN XẠ TRỊ NGUYỄN THỊ VÂN1, ĐỖ THANH HƯNG1, NGUYỄN TRUNG HIẾU2, NGUYỄN THỊ THỂ LAM1 TÓM TẮT Để đạt được hiệu quả tối ưu xạ trị cho bệnh nhân, việc điều trị phải được thực hiện trong thời gian cố định theo phác đồ đã được bác sĩ xạ trị chỉ định và không nên xảy ra gián đoạn. Gián đoạn trong xạ trị ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ tái phát, giảm khả năng kiểm soát bướu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gián đoạn xạ trị, có nguyên nhân có thể dự tính trước và nguyên nhân không dự tính được. Chính vì thế, việc xây dựng một kế hoạch để có thể ứng phó với những gián đoạn trong xạ trị bằng cách tính toán bù liều dựa trên liều hiệu dụng sinh học BED (Biologically Effective Dose) là thật sự cần thiết mà mỗi cơ sở khám chữa bệnh nên có. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng chương trình tính liều gián đoạn xạ trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Bệnh nhân xạ trị bị gián đoạn trong cuộc điều trị lớn hơn 5 ngày nhỏ hơn 28 ngày. Kết quả: Đề tài đã cho ra một kế hoạch phòng ngừa gián đoạn nhằm chủ động ứng phó với các trường hợp gián đoạn ngắn ngày và có thể dự tính trước và chương trình tính toán bù liều xạ trị cho các trường hợp gián đoạn kéo dài và không dự tính trước được. Kết luận: Gián đoạn trong xạ trị hay kéo dài tổng thời gian xạ trị so với dự định ban đầu sẽ làm tăng nguy cơ tái sinh của tế bào ung thư, đồng thời làm giảm khả năng kiểm soát khối u tại chỗ. Vì vậy, việc phòng ngừa cũng như có giải pháp để bù đắp cho những ảnh hưởng xảy ra do sự tái sinh của tế bào ung thư khi xảy ra gián đoạn liệu trình xạ trị là điều rất cần thiết và luôn đặt ra cho mỗi cơ sở xạ trị ung thư. TỔNG QUAN trên liều hiệu dụng sinh học BED (Biologically Effective Dose) là thật sự cần thiết mà mỗi cơ sở Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hiện khám chữa bệnh nên có. đại, có thể tiêu diệt được các khối u nằm sâu bên trong cơ thể mà giảm thiểu biến chứng tối đa đến cơ Qua khảo sát thực tế lâm sàng, gián đoạn xạ trị quan lành. Để đạt được hiệu quả tối ưu xạ trị cho thường xảy ra bởi những nguyên nhân sau: bệnh nhân, việc điều trị phải được thực hiện trong Nguyên nhân có thể dự tính trước: Nghỉ lễ theo thời gian cố định theo phác đồ đã được bác sĩ xạ trị quy định (dài nhất là kì nghỉ Tết nguyên Đán: 5 chỉ định và không nên xảy ra gián đoạn. Gián đoạn ngày), nghỉ để bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. trong xạ trị ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ tái phát, giảm khả Nguyên nhân không dự tính trước: Máy xạ bị năng kiểm soát bướu. Chính vì thế, việc xây dựng hư hỏng hoặc liên quan đến bệnh nhân vì lý do cá một kế hoạch để có thể ứng phó với những gián nhân: bị biến chứng bỏng và loét da; suy kiệt cơ thể đoạn trong xạ trị bằng cách tính toán bù liều dựa Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Vân Ngày nhận bài: 1/10/2020 Email: vannguyen5694@gmail.com Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 KS. Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 KS. Trưởng khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 296
  2. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 do dinh dưỡng chưa tốt; khả năng tài chính eo hẹp các khối u được liệt kê dưới đây không nên kéo dài mà không đến xạ được. thời gian điều trị. Nhiều dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu cho thấy, Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy hậu môn việc gián đoạn xạ trị từ 14 - 16 ngày làm ảnh hưởng được điều trị bằng hóa trị liệu không nên được điều xấu đến kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư. Khi trị kéo dài hơn bảy ngày so với lịch trình ban đầu. thời gian điều trị tổng thể bị kéo dài hơn một tuần so Bệnh nhân ung thư tuyến vú được điều trị sau với kế hoạch ban đầu thì khả năng kiểm soát khối u phẫu thuật trong vòng 5 tuần hoặc hơn không nên giảm từ 3 - 25% (trung bình là 14%). Khi việc gián được điều trị kéo dài hơn năm ngày so với lịch trình đoạn xảy ra chỉ một ngày đối với các bệnh nhân ung ban đầu. thư biểu mô tế bào gai vùng đầu cổ, cổ tử cung và phổi, nếu không được bù lại thì có thể làm giảm Bệnh nhân ung thư vú được khuyến cáo không xuống 1,4% khả năng kiểm soát khối u[2]. Một nghiên nên kéo dài thời gian điều trị quá hai ngày so với lịch cứu khác cho biết, kéo dài thời gian điều trị tổng thể trình ban đầu. thêm hai ngày khi điều trị bệnh nhân có khối u thanh Bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt. quản trong bốn tuần ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị[4]. Khoảng thời gian gián đoạn dưới 5 ngày Nhóm 3 không đáng kể. Thời gian gián đoạn tối đa từ 5 đến 7 ngày là có ý nghĩa đáng chú ý về mặt thống kê. Đây là những bệnh nhân được điều trị với mục đích giảm nhẹ. Thời gian tổng thể ít quan trọng hơn ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU trong việc đạt được kết quả mong muốn. Khi xảy ra Bệnh nhân xạ trị bị gián đoạn trong cuộc điều trị các gián đoạn kéo dài, có thể xảy ra do bệnh liên cầu, bệnh nhân nên được bù lại các phân liều đã bị lớn hơn 5 ngày nhỏ hơn 28 ngày. mất trong khoảng thời gian bị gián đoạn đó, đặc biệt Các loại khối u khác nhau sẽ có mức độ phát là đối với những ca bệnh có thời gian gián đoạn kéo triển và tốc độ tăng trưởng khác nhau. Dựa theo sự dài hơn bảy ngày so với lịch trình ban đầu. khác biệt giữa các loại khối u và mục đích điều trị, ba Gián đoạn trong xạ trị làm ảnh hưởng đến kết nhóm bệnh nhân được đề xuất ưu tiên xử lý khi xảy ra gián đoạn trong xạ trị. quả điều trị của bệnh nhân, vì vậy nên hạn chế ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, khuyến cáo được đưa Nhóm 1 ra là bệnh nhân được xạ trị triệt để cần kiểm tra để xác định xem liệu có khối u nào bị ảnh hưởng bởi Đây là những bệnh nhân có khối u phát triển thời gian bị gián đoạn hay không, nếu có nên được nhanh chóng và được điều trị với mục đích điều trị đưa vào nhóm 1 để điều trị . triệt để. Thời gian điều trị không được kéo dài quá hai ngày so với thời gian điều trị theo lịch ban đầu. Phương pháp tính bù liều Kéo dài thời gian điều trị tổng thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị hoặc kiểm soát khối u cục bộ ở những Có nhiều phương pháp để giải quyết sự tăng sinh của khối u khi xảy ra gián đoạn liệu trình xạ trị, bệnh nhân có các khối u liệt kê dưới đây.Bệnh nhân tùy thuộc vào thời điểm xảy ra gián đoạn và từng có các khối u được liệt kê dưới đây không nên kéo dài thời gian điều trị. loại tế bào ung thư khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng và chỉ phù Ung thư biểu mô tế bào vảy vùng đầu, cổ. hợp với từng thời điểm nhất định của quá trình gián đoạn (Bảng 1). Ung thư biểu mô tế bào vảy cổ tử cung, âm hộ. Theo guiline hướng dẫn của tổ chức SCOR, Ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản, mô IPEM được công bố vào tháng 01/2019 tuyến thực quản. (1) Giữ nguyên thời gian điều trị, xạ bù vào hai ngày Ung thư biểu mô tế bào vảy da, phổi, u trung cuối tuần (Thứ 7, Chủ nhật); thất và các khối u thần kinh. (2) Giữ nguyên thời gian điều trị, xạ hai lần Nhóm 2 trong một ngày (yêu cầu cách nhau tối thiểu 6 giờ); Đây là những bệnh nhân có khối u phát triển (3) Giữ nguyên thời gian điều trị, tăng liều chậm hơn, được điều trị với mục đích triệt để. Tuy lượng trong mỗi phân liều còn lại; thời gian gián đoạn tối thiểu an toàn cho bệnh nhân (4) Giữ nguyên thời gian điều trị, tăng liều chưa được đưa ra nhưng có khuyến cáo rằng thời lượng trong mỗi phân liều còn lại, chỉ tăng ở những gian điều trị không nên kéo dài quá hai ngày so với phân liều cuối. thời gian điều trị theo lịch ban đầu. Bệnh nhân có 297
  3. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 (5) Chấp nhận kéo dài thời gian điều trị nhưng (6) Chấp nhận kéo dài thời gian điều trị nhưng bổ sung thêm số phân liều và gia tăng liều cho mỗi bổ sung thêm một ít phân liều và kết hợp xạ 2 lần phân liều. mỗi ngày để giảm thiểu thời gian kéo dài. Bảng 1. Ưu và khuyết điểm của một số phương pháp tính bù liều Phương pháp Ưu và khuyết điểm (1) Giữ nguyên thời gian điều trị, xạ bù vào hai ngày cuối tuần Bù liều bằng cách xạ vào hai ngày cuối tuần (Thứ 7, Chủ nhật). (Thứ 7, Chủ nhật); Không thay đổi tổng thời gian điều trị. Không thay đổi phân liều. Không thay đổi số phân liều. Không phải sử dụng công thức để tính toán bù liều. Áp dụng cho các trường hợp gián đoạn xảy ra ở đầu cuộc xạ trị. 2) Giữ nguyên thời gian điều trị, xạ hai lần trong một ngày (yêu Bù liều bằng cách xạ 2 lần một ngày. cầu cách nhau tối thiểu 6 giờ); Không thay đổi tổng thời gian điều trị. Không thay đổi phân liều. Không thay đổi số phân liều. Không phải sử dụng công thức để tính toán bù liều. Có thể làm gia tăng hiệu ứng muộn ở các mô lành nếu thực hiện xạ 2 lần trên 1 ngày và khoảng nghỉ giữa hai phân liều trong ngày ít nhất là 6 tiếng. Áp dụng cho các trường hợp gián đoạn xảy ra ở đầu cuộc xạ trị. 3) Giữ nguyên thời gian điều trị, tăng liều lượng trong mỗi phân Bù liều bằng cách chia lại phân liều. liều còn lại; Không thay đổi tổng thời gian điều trị. 4) Giữ nguyên thời gian điều trị, tăng liều lượng trong mỗi phân liều còn lại, chỉ tăng ở những phân liều cuối. Tăng phân liều. Không thay đổi số phân liều. Tính toán bù liều, sự thay đổi do gián đoạn bằng cách sử dụng mô hình LQ. Khi tăng phân liều cần tính đến BED cho cơ quan lành. Áp dụng cho các trường hợp gián đoạn xảy ra ở giữa cuộc xạ trị. 5) Chấp nhận kéo dài thời gian điều trị nhưng bổ sung thêm số Bù liều bằng cách tăng số phân liều. phân liều và gia tăng liều cho mỗi phân liều. Tăng tổng thời gian điều trị. 6) Chấp nhận kéo dài thời gian điều trị nhưng bổ sung thêm một ít phân liều và kết hợp xạ 2 lần mỗi ngày để giảm thiểu thời gian Tăng phân liều hoặc giữ nguyên phân liều. kéo dài. Tăng số phân liều. Tính toán bù liều, sự thay đổi do gián đoạn bằng cách sử dụng mô hình tuyến tính, tăng sinh bướu, BED. Phải chấp nhận cả việc giảm khả năng kiểm soát khối u và gia tăng các hiệu ứng muộn, cần tính đến BED cho cơ quan lành. Áp dụng cho các trường hợp gián đoạn xảy ra ở cuối cuộc xạ trị. Hai phương pháp (1) và (2) được khuyến nghị ưu tiên xem xét thực hiện trước nếu khả thi do không ảnh hưởng nhiều đến các thông số điều trị. Trong khi đó, những phương pháp (3), (4), (5), (6) cần phải có sự thỏa hiệp giữa việc đảm bảo khả năng kiểm soát khối u và xác suất gia tăng các hiệu ứng muộn (biến chứng của mô lành). 298
  4. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Hình 1. Sơ đồ khối áp dụng các phương pháp tính bù liều Kết quả nghiên cứu Kế hoạch phòng ngừa gián đoạn Với nguyên nhân dự tính trước: Nghỉ lễ theo quy định: Việc nghỉ lễ có thể biết trước và sắp xếp được nên cơ sở xạ trị cần duy trì nhân lực dựa trên tinh thần tự nguyện và vẫn được hưởng chế độ phụ cấp để đảm bảo phục vụ cho bệnh nhân vào những ngày đó. Ê kíp làm việc này cần có ít nhất 3 người: 1 bác sĩ, 1 kỹ sư và 1 kỹ thuật viên. KẾ HOẠCH BÙ LIỀU CHO KÌ NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN THÁNG 1 – 2021 THÁNG 2 – 2021 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 1 2 1 2 3 4 5 6 3 4 5 6 7 8 9 7 8 9 10 11 12 13 10 11 12 13 14 15 16 14 15 16 17 18 19 20 17 18 19 20 21 22 23 21 22 23 24 25 26 27 24 25 26 27 28 29 30 28 29 30 31 Dự kiến tia bù Dự kiến nghỉ lễ 2021 Với nguyên nhân không dự tính trước cân nhắc để lựa chọn ra phác đồ điều trị hiệu quả và ít biến chứng nhất cho bệnh nhân. Máy xạ hư: Giải pháp hiệu quả nhất là chuyển bệnh nhân sang máy khác để tiếp tục xạ trong khi Kinh tế eo hẹp: Đây là vấn đề nan giải và chờ sửa chữa máy bị hư. Tuy nhiên, để làm được thường gặp ở hầu hết các bệnh viện. Dù đã có bảo điều này thì các máy xạ phải tương thích với nhau hiểm chi trả nhưng đó chỉ là một phần. Liên hệ hoặc cần có chương trình chuyển đổi giữa 2 máy phòng Công tác Xã hội để được giúp đỡ. sao cho bệnh nhân được điều trị một cách nhanh Tóm lại để làm tốt công tác phòng ngừa và nhanh nhất và các thông số điều trị của bệnh nhân kiểm soát từ xa thì ngay từ khi lập xong kế hoạch xạ được đảm bảo chính xác nhất. trị của bệnh nhân, ê kíp xạ trị cần thực hiện theo quy Bệnh nhân không đủ sức khỏe do thiếu dinh trình sau: dưỡng hoặc bị biến chứng là bỏng hay loét da, cần Kỹ sư lập kế hoạch ghi rõ số lượng kế hoạch, có đội ngũ điều dưỡng hay chuyên viên dinh dưỡng liều chỉ định cho từng kế hoạch vào Phiếu hẹn xạ hỗ trợ, tư vấn cho bệnh nhân trong thời gian xạ trị. của bệnh nhân. Mỗi bệnh viện hay cơ sở xạ trị cần Ngoài ra, bộ phận lập kế hoạch điều trị cần xem xét, có mẫu Phiếu hẹn xạ ghi đầy đủ thông tin cũng như lịch trình điều trị của bệnh nhân. 299
  5. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Kỹ thuật viên xạ trị căn cứ kế hoạch để hẹn có thể nhận được và sẽ tiếp tục được phân phối bệnh và ghi rõ ngày bắt đầu xạ và ngày kết thúc xạ (BED sau gián đoạn). trên Phiếu hẹn xạ, kiểm tra lịch nghỉ lễ có nằm trong Khảo sát các tùy chọn điều trị (Ví dụ, xạ hai lần cuộc xạ hay không để phối hợp lên kế hoạch phân một ngày với cùng phân liều hay phân liều cao hơn, công nhân sự; tăng kích cỡ phân liều …) để xác định xem tùy chọn Trước khi bắt đầu cuộc xạ trị, bác sĩ cần giải nào có thể rút ngắn nhất sự kéo dài thời gian điều trị, thích rõ cho bệnh nhân về cuộc xạ trị; nhấn mạnh rõ sau đó tính toán liều cần thiết cho mỗi phân liều. tầm quan trọng của việc tuân thủ theo đúng thời gian; Với tùy chọn điều trị đã chọn, tính toán BED cho những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình xạ khối u liên quan, có tính đến sự bù đắp cho thời gian cũng như sau đó; những cá nhân cần liên hệ khi gặp bị kéo dài, sử dụng giá trị liều cho mỗi phân liều đã vấn đề bất lợi về sức khỏe, dinh dưỡng, tài chính – tính ở bước 3. thông tin này cũng nên được cung cấp kèm theo trong Phiếu hẹn xạ. Chương trình tính toán bù liều BED Để tính liều thực tế gián đoạn, áp dụng mô hình bậc hai tuyến tính (Linear Quadratic - LQ) để tính liều hiệu ứng sinh học BED (Biologically Effective (2) Dose). Trình tự như sau: Khảo sát lại các giá trị BED cuối cùng cho khối u Khi xảy ra sự gián đoạn ngoài kế hoạch, trước và mô lành từ tùy chọn điều trị đã chọn. Nếu BED hết phải xác định thpừi gian và số phân liều còn lại khối u tính được nhỏ hơn rất nhiều hoặc BED cho theo chỉ định ban đầu. mô lành quá cao so với chỉ định ban đầu, cần có một phán xét lâm sàng để điều chỉnh lại việc bù đắp Xác định xem có cách nào xạ tiếp những phân nhằm đạt được một kết quả có thể chấp nhận được. liều này mà vẫn bảo toàn được tổng thời gian chỉ định như ban đầu hay không; chẳng hạn như xạ vào Dù cho lựa chọn tùy chọn điều trị nào đi chăng các ngày cuối tuần hoặc xạ một phần hay toàn bộ nữa thì kết quả của các tính toán vẫn sẽ xoay quanh phân liều còn lại hai lần mỗi ngày. Nếu thực hiện trường hợp là đảm bảo BED3 vào mô lành, đảm bảo được những việc này thì không cần thiết phải bù liều BED10 vào mô bướu hoặc dung hòa giữa BED3 và sinh học. BED10. Nếu các phương án này không khả thi (nghĩa là Có 3 kế hoạch được đề xuất ở chương trình không thể nào hoàn tất điều trị trong khoảng thời tính toán. Với mục đích giúp cho việc tính toán trở gian chỉ định ban đầu) thì cần thực hiện theo các nên đơn giản và hiệu quả hơn, chương trình tính bước sau: toán đã được ra đời. Trước tiên là tính toán BED của mô lành theo Kế hoạch 1 là đảm bảo BED3 vào mô lành. Tức kế hoạch đã chỉ định. Sử dụng liều thực nhận của là giữ nguyên mức BED3 như liều xạ được chỉ định các mô lành trọng yếu trong tính toán này dựa trên ban đầu, chỉ thay đổi BED10 vào mô bướu. kế hoạch đã chiếu xạ. Kế hoạch 2 là đảm bảo BED10 vào khối u. Tức là giữ nguyên mức BED10 vào khối u như liều xạ (1) được chỉ định ban đầu, thay đổi liều xạ phân liều và BED3 của mô lành. Trong đó: Kế hoạch 3 là dung hòa giữa BED3 của mô n là số phân liều. lành và BED10 của khối u. Có nghĩa là chấp nhận d là liều lượng mỗi phân liều (thường là 2Gy). BED10 vào khối u thấp hơn một ít và BED3 cao hơn một ít so với liều xạ được chỉ định ban đầu. α/β là đại lượng đặc trưng cho sự đáp ứng của tế bào với tia xạ; α/β = 3 với các tế bào đáp Bảng tính bù liều theo BED: ứng trễ (tế bào lành) và α/β = 10 với các tế bào đáp ứng sớm (khối u). Xác định BED của mô lành trước khi gián đoạn, cũng bằng phương trình (1). Phần chênh lệch giữa BED ở bước (1) và (2) chính là BED mà mô lành còn 300
  6. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Kiến nghị được đưa ra là ưu tiên áp dụng có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa sự gián đoạn trong liệu trình xạ trị. Việc tính toán bù liều theo mô hình tuyến tính bậc hai - mô hình LQ chỉ nên là giải pháp để sau cùng, sau khi các bác sĩ đã cân nhắc và đánh giá kỹ càng các yếu tố thiệt hơn cho từng bệnh nhân cụ thể. Bên cạnh đó, công tác thăm khám bệnh nhân thường xuyên nên được thực hiện để có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời trong quá trình xạ bù thêm liều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dale RG, Robertson AG, Jones B, Hendry JH, Deehan C, Sinclair JA (2002), “Original ArticlePractical Methods for Compensating for Missed TreatmentDays in Radiotherapy, with Particular Reference to Headand Neck Schedules”, Clinical Oncology, 14, pp. 382 - 393. 2. The Royal College of Radiologists (2008), The timely delivery of radical radiotherapy: standards and guidelines for the management of unscheduled treatment interruptions Third edition, The Royal College of Radiologists, London. 3. Withers HD (1985), “Biologic Basis for Altered Fractionation Schemes”, Cancer, 55, pp. 2086- 2095. KẾT LUẬN 4. Duncan W, MacDougall H, Kerr G, Downing D Gián đoạn trong xạ trị hay kéo dài tổng thời gian (1996), “The adverse effect of treatment gaps in xạ trị so với dự định ban đầu sẽ làm tăng nguy cơ tái the outcome of radiotherapy for laryngeal sinh của tế bào ung thư, đồng thời làm giảm khả năng cancer”, Radiother Oncol, 41(3), pp. 203 - 207. kiểm soát khối u tại chỗ. Vì vậy, việc phòng ngừa 5. World health statistics 2018: monitoring health cũng như có giải pháp để bù đắp cho những ảnh for the SDGs. hưởng xảy ra do sự tái sinh của tế bào ung thư khi xảy ra gián đoạn liệu trình xạ trị là điều rất cần thiết và luôn đặt ra cho mỗi cơ sở xạ trị ung thư. 301
  7. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ABSTRACT To achieve optimum outcome for patients, a course of radiotherapy treatment needs to go according to the predetermined schedule, indicated by the radiation oncologists without unnecessary interruption. Interruption during the course of treatment poses significant threat on the overall outcome, leading to an increased likelihood of recurrence and reduce tumour control. There are unforeseen reasons as well as anticipated reasons that could lead to an interruption in the course of treatment. As a result, the need to construct a dose compensation scheme based on the concept of BED (Biological Effective Dose) is of paramount importance for all radiotherapy centers. Aim: To construct a dose compensation scheme when a course of radiotherapy treatment is interrupted at the Ho Chi Minh City Oncology Hospital. Subjects and Methodology: Radiotherapy patients whose treatment course is interrupted for more than 5 days and less than 28 days. Result: A dose compensation scheme is constructed as a result of this paper to actively account for both short and long period of interruption. Conclusion: Interruption or prolonged course of treatment compared to initial treatment schedule will increase the likelihood of repopulation of cancer cells and reduce tumour control. Therefore, preventing the need to prolong treatment as well as developing a strategy to account for the negative impacts imposed on the treatment outcome due to interruption is essential and merit attention from all radiotherapy centers. 302
  8. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ PHẪU GAMMA KNIFE PHAN THANH DƯƠNG1, NGUYỄN ĐỨC LIÊN2, PHẠM HỒNG PHÚC1, NGUYỄN MINH THUẬN1, TRẦN TRUNG BÁCH1, NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG1, NGUYỄN ĐÌNH HƯỞNG1, NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG1, NGUYỄN THỊ THƠM3 TÓM TẮT Ung thư phổi là một trong những bệnh ác tính hay gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư trên thế giới. Đặc điểm của ung thư phổi tiến triển là thường di căn não, trong đó khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được chẩn đoán giai đoạn tiến triển có di căn não, ngược lại khoảng 40 - 50% tổn thương di căn não có nguồn gốc từ ung thư phổi. Xạ phẫu là một phương pháp điều trị hiện đại đối với tổn thương di căn não có nhiều ưu điểm giúp kiểm soát tại chỗ tốt, cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm và giảm các độc tính trên tế bào lành. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá đáp ứng của tổn thương di căn não của ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị bằng phương pháp xạ phẫu Gamma Knife. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 72 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não từ tháng 7/2019 đến 6/2020. Bệnh nhân được lựa chọn di căn não từ 1 - 5 ổ, đường kính lớn nhất mỗi ổ ≤ 3cm, chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥60. Bệnh nhân được xạ phẫu bằng máy Gamma Knife thế hệ Icon với liều chỉ định 20 - 24Gy với khối u
  9. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 đơn ổ và có hiệu ứng khối[3]. Cùng với sự phát triển Bệnh nhân được khám lâm sàng, cận lâm sàng của xạ toàn não và sử dụng corticoid, thời gian sống trước điều trị. thêm cải thiện 4 - 6 tháng[4]. Trong nhiều thập kỷ, Bệnh nhân được điều trị xạ phẫu bằng hệ thống xạ toàn não được coi là phương pháp điều trị chuẩn máy xạ phẫu Leksell Gamma Knife ICON (Elekta cho tất cả bệnh nhân di căn não. Tuy nhiên, xạ toàn AB, Thụy Điển). Liều điều trị: dựa theo nghiên cứu não làm tổn thương nhiều mô não lành và gây ra RTOG 90-05 tùy theo số lượng, vị trí, kích thước u nhiều di chứng tại não. Xạ phẫu là một phương pháp điều trị hiện đại đối với tổn thương di căn não có  < 2cm: 20 – 24Gy. nhiều ưu điểm giúp kiểm soát tại chỗ tốt, cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm và giảm  2 - 3cm: 18 - 20Gy. các độc tính trên tế bào lành. Nghiên cứu của chúng Bệnh nhân được đánh giá định kỳ mỗi 3 tháng. tôi nhằm mục tiêu đáp ứng của tổn thương di căn não của ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị bằng Trong nghiên cứu, 72 bệnh nhân đã được đánh phương pháp xạ phẫu Gamma Knife giá tại thời điểm 3 tháng và 36 bệnh nhân theo dõi đủ 6 tháng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các chỉ số đánh giá Đối tượng nghiên cứu - Đáp ứng tại u: dựa theo tiêu chuẩn RANO Tiêu chuẩn lựa chọn (Response Assessment in Neuro-Oncology). Ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não + Đáp ứng hoàn toàn: các tổn thương biến Số ổ di căn não 1 – 5 ổ, đường kính lớn nhất mất, không cần sử dụng corticosteroid, tổn thương mỗi ổ ≤ 3cm. không phải đích biến mất + tình trạng lâm sàng ổn định hoặc cải thiện. Chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥ 60. + Đáp ứng một phần: giảm ≥ 30% tổng kích thước của các tổn thương đích + các tổn thương Tiêu chuẩn loại trừ không phải đích không tiến triển + sử dụng Bệnh nhân đã được xạ toàn não trước đó. corticosteroid giữ nguyên hoặc giảm + tình trạng lâm sàng ổn định hoặc cải thiện. Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy khối u não di căn. + Bệnh ổn định: Tổn thương đích giảm dưới 30% hoặc tăng không quá 20% tổn kích thước + tổn Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư nguyên phát thương không đích không tiến triển + sử dụng thứ hai, corticosteroid giữ nguyên hoặc giảm + tình trạng lâm Bện nhân mắc bệnh nội khoa cấp và mãn tính sàng ổn định hoặc cải thiện. trầm trọng có nguy cơ tử vong trong khoảng 3 tháng. + Bệnh tiến triển: Có một trong các yếu tố Bệnh nhân được điều trị TKIs sau: tăng ≥ 20% tổng kích thước các tổn thương đích, tổn thương không phải đích tiến triển, xuất hiện Thời gian và địa điểm nghiên cứu tổn thương mới, tình trạng lâm sàng xấu hơn. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2019 - Mối liên quan của đáp ứng với các yếu tố: tuổi, đến tháng 6 năm 2020. giới, kích thước u, liều điều trị. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện K. Xử lý số liệu Phương pháp nghiên cứu Các thông tin được mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm Mô tả: Trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá sàng không nhóm chứng. trị min, max. Cỡ mẫu So sánh các tỷ lệ: Sử dụng test 2. Cỡ mẫu: Thuận tiện. Các so sánh có ý nghĩa thống kê với p
  10. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân khối u có kích thước < 1cm; 64,9% khối u thể đặc. Liều xạ phẫu ≥ 22Gy chiếm 54,6%. Biến số Kết quả Kết quả đáp ứng Tổng số bệnh nhân 72 Tuổi Bảng 3. Kết quả đáp ứng Trung bình 59,72 ± 8,7 Kết quả đáp ứng 3 tháng 6 tháng Dao động 32 - 79 Đáp ứng tại từng khối u Giới Hoàn toàn 72 / 174 (41,4%) 41 / 87 (47,1%) Nam 61 (84,7%) Một phần 72 / 174 (41,4%) 30 / 87 (34,5%) Nữ 11 (15,3%) Giữ nguyên 20 / 174 (11,5%) 11 / 87 (12,6%) Triệu chứng thần kinh Tiến triển 10 / 174 (5,7%) 5 / 87 (5,7%) Có 64 (88,9%) Đáp ứng toàn bộ não Không 8 (11,1%) Hoàn toàn 15 / 72 (20,8%) 8 / 36 (22,2%) Một phần 42 / 72 (58,3%) 15 / 36 (41,7%) Chỉ số Karnofsky Giữ nguyên 6 / 72 (8,3%) 2 / 36 (5,5%) ≥80 63 (87,5%) Tiến triển 9 / 72 (12,5%) 11 / 36 (30,6%) ≤70 9 (12,5%) Xuất hiện nốt tổn thương di căn mới tại não Mô bệnh học Có 5 / 72 (6,9%) 9 / 36 (25%) UTBM tuyến 59 (81,9%) Không 67 / 72 (93,1%) 27 / 36 (75%) Loại khác 13 (18,1%) Số ổ di căn não Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn tại u tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng là 41,4%; 47,1%. Tỷ lệ kiểm 1ổ 27 (37,5%) soát tại u tại 3 tháng và 6 tháng là 94,3%. Tỷ lệ kiểm 2-3ổ 25 (34,7%) soát tại não tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng là 87,5% 4-5ổ 20 (27,8%) và 69,4%. Tỷ lệ xuất hiện nốt mới tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng là 6,9% và 25%. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng Bảng 2. Đặc điểm khối u Biến số Kết quả Bảng 4. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến đáp ứng tại u Tổng số khối u 174 Yếu tố OR 95% CI p Kích thước u Kích thước u 9,742 4,563 - 20,797 < 0,001 < 1 cm 98 (56,3%) (< 1cm sv ≥ 1cm) 1 - 2cm 52 (29,9%) Dạng tổn thương 5,332 2,518 - 11,291 < 0,001 ≥ 2cm 24 (13,8%) (đặc sv dịch) Đặc điểm u Liều điều trị 0,427 0,229 - 0,799 0,009 Thể đặc 113 (64,9%) (< 22Gy sv ≥ 22Gy) Thể hỗn hợp 61 (35,1%) Liều xạ phẫu Bảng 5. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến < 22Gy 79 (45,4%) đáp ứng tại u ≥ 22Gy 95 (54,6%) Yếu tố B p Nhận xét: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là Kích thước u (
  11. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng tại u liên quan với kích vào thể tích khối di căn với 84,4% (
  12. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 9. Kiyoshi Nakazaki và Masakazu Nishigaki (2018), 11. J. P. Sheehan, M. H. Sun, D. Kondziolka và các Evaluation of new lesions and symptoms after cộng sự. (2002), Radiosurgery for non-small cell gamma knife radiosurgery for brain metastases: lung carcinoma metastatic to the brain: long-term a retrospective cohort study, Acta outcomes and prognostic factors influencing Neurochirurgica 160, tr. 1461 - 71. patient survival time and local tumor control, J Neurosurg, 97(6), tr. 1276 - 81. 10. H. C. Pan, J. Sheehan, M. Stroila và các cộng sự. (2005), Gamma knife surgery for brain metastases from lung cancer, J Neurosurg, 102 Suppl, tr. 128 - 33. 307
  13. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ABSTRACT Results of Gamma Knife stereotactic radiosurgery for brain metastasis in non-small cell lung cancer Lung cancer is one of the most common malignancies and the leading cause of death from cancer in the world. Lung cancer often metastasize to the brain, in which about 10% of non-small cell lung cancer have brain metastases, in contrast about 40 - 50% of metastatic brain originated from the lungs. Stereotactic radiosurgery is a modern treatment for brain metastatic lesion that provided good local control, improved symptoms, prolonged survival and reduced toxicity on normal tissue. Our study aims to evaluate the response outcome of Gamma Knife radiosurgery for brain metastasis of non-small cell lung cancer. Methods: We analyzed 72 patients with brain metastatic non-small cell lung cancer from July 2019 to June 2020. Selected patients have brain metastases from 1 to 5 tumors, size ≤3cm, KPS score ≥ 60. Patients were treated by stereotactic radiosurgery using Leksell Gamma Knife ICON unit (Elekta AB) with dose of 20 - 24, 18 - 20Gy for lesions measuring < 2, 2.1 - 3cm, respectively. Patients were assessed for clinical symptoms and imaging response according to RANO criteria at 3, 6 months. Results: In our study, the response rate at 3 months was 82,8% (41,4% CR, 41,4% PR), at 6 months was 81,6% (47,1% CR, 34,5% PR). The rate of control in the brain at 3 months was 87,5%, and at 6 months was 69,4%. Factors associated with response include: tumor size, dose, lesion morphology. Conclusion: Gamma Knife radiosurgery is an effective treatment for brain metastasis of non-small cell lung cancer. Key words: radiosurgery, brain metastases, non-small cell lung cancer. 308
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2