intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng công thức tống hợp động học cơ cấu biên tay quay

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày cách giải bài toán tổng hợp động học cơ cấu biên tay quay bằng giải tích. Thực chất là dựa vào phương pháp dựng hình để tìm ra công thức xác định các thông số kích thước một cách chính xác bằng giải tích. Bài viết này đưa ra công thức tính toán cho 5 dạng bài toán thiết kế thường gặp trong thực tế. Từ các công thức này sẽ giúp cho người thiết kế rút ngắn thời gian tính toán thiết kế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng công thức tống hợp động học cơ cấu biên tay quay

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2016<br /> <br /> VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br /> <br /> XÂY DỰNG CÔNG THỨC TỔNG HỢP ĐỘNG HỌC CƠ CẤU<br /> BIÊN TAY QUAY<br /> DERIVING THE ANALYTICAL FORMULA FOR SYNTHESIS<br /> OF SLIDER-CRANK MECHANISM<br /> Trần Ngọc Nhuần1<br /> Ngày nhận bài: 06/3/2016; Ngày phản biện thông qua: 28/4/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết này trình bày cách giải bài toán tổng hợp động học cơ cấu biên tay quay bằng giải tích. Thực<br /> chất là dựa vào phương pháp dựng hình để tìm ra công thức xác định các thông số kích thước một cách chính<br /> xác bằng giải tích. Bài viết này đưa ra công thức tính toán cho 5 dạng bài toán thiết kế thường gặp trong thực<br /> tế. Từ các công thức này sẽ giúp cho người thiết kế rút ngắn thời gian tính toán thiết kế.<br /> Từ khóa: tổng hợp động học, cơ cấu biên tay quay, lý thuyết máy, nguyên lý máy<br /> ABSTRACT<br /> This paper introduces a method for solving the kinematic synthetic of slider-crank mechanism using<br /> analytic approach. Geometric construction is used to derive the formula that can determine some dimensions<br /> of links. This paper figures out formulas to solve five types of popular design problems in reality. These<br /> formulas can help the designer to reduce the design time.<br /> Keywords: kinematic synthesis, slider-crank mechanism, theory of machine<br /> I. MỞ ĐẦU<br /> Bài toán tổng hợp động học cơ cấu là<br /> một trong những bài toán khó và là nền tảng<br /> trong công việc thiết kế, lựa chọn cơ cấu tối<br /> ưu nhằm đáp ứng một yêu cầu công việc nào<br /> đó. Nội dung của việc tổng hợp động học cơ<br /> cấu là đi xác định kích thước các khâu của<br /> cơ cấu ứng với một số điều kiện cho trước<br /> mà cơ cấu cần phải đạt được trong quá trình<br /> chuyển động.<br /> Để giải được bài toán này, trước kia<br /> người ta sử dụng phương pháp vẽ là chủ<br /> yếu. Phương pháp này có bất lợi là sau khi vẽ<br /> xong, các kích thước cần tìm được đo trực tiếp<br /> trên bản vẽ, dẫn đến sai số tương đối lớn và<br /> rất mất thời gian, tuy nhiên phương pháp này<br /> <br /> 1<br /> <br /> cho thấy được tính trực quan, người vẽ dễ<br /> dàng nhận thấy sự vô lý hoặc hợp lý, căn cứ<br /> vào đó người vẽ có thể thay đổi dữ liệu cho<br /> phù hợp theo yêu cầu. Do công nghệ thông tin<br /> ngày càng phát triển, phương pháp giải tích<br /> giúp ta tìm được giá trị tương đối chính xác và<br /> nhanh gọn, nhưng điều khó khăn là làm thế<br /> nào để xác định được một công thức tính toán<br /> chính xác để đưa vào chương trình máy tính.<br /> Bài viết này trình bày một hướng tính toán dựa<br /> vào việc dựng hình để thiết lập công thức áp<br /> dụng vào máy tính.<br /> II. NỘI DUNG<br /> Cơ cấu biên tay quay (còn gọi là cơ cấu<br /> tay quay con trượt) là một cơ cấu thông dụng<br /> <br /> Khoa Cơ khí – Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> được sử dụng nhiều trong các máy móc, thiết<br /> bị như động cơ đốt trong, cơ cấu băng tải lắc,<br /> cơ cấu máy sàng,... Chính vì vậy, việc tổng<br /> hợp động học cơ cấu là đi tìm kích thước các<br /> khâu nhằm đáp ứng một nhiệm vụ cụ thể nào<br /> đó cho cơ cấu. Nội dung của bài viết này đưa<br /> ra cách giải cho 5 bài toán thường gặp trong<br /> thực tế.<br /> 1. Bài toán 1:<br /> <br /> Số 2/2016<br /> Cho trước hành trình con trượt trong cơ<br /> cấu tay quay con trượt ABC là CICII = H; độ<br /> lệch tâm là e; Tỷ số<br /> <br /> . Hãy xác định<br /> <br /> bán kính tay quay và chiều dài khâu BC.<br /> Dựa vào cơ cấu tay quay con trượt và các<br /> thông số của bài toán, giả sử xây dựng được<br /> mối quan hệ hình học như hình 1 [2], [3], A<br /> chính là tâm quay cần tìm. Dựa vào hình đã<br /> dựng ta có:<br /> ACII = AB + BC = r + l<br /> (Vị trí tay quay AB và thanh truyền BC duỗi<br /> thẳng)<br /> ACI = BC - AC = l - r<br /> (Vị trí tay quay AB và thanh truyền BC chập<br /> vào nhau)<br /> <br /> Hình 1. Tìm tâm quay A khi biết H, λ, e<br /> <br /> (1)<br /> Đặt :<br /> <br /> (2)<br /> (3)<br /> (4)<br /> <br /> Thay (2), (3), (4) vào phương trình (1) và giải phương trình này ta thu được:<br /> (5)<br /> Từ đây suy ra bán kính tay quay AB = r và<br /> chiều dài thanh truyền BC = l.<br /> Điều kiện quay toàn vòng của cơ cấu tay<br /> quay con trượt: r < l - e [1].<br /> Nếu đầu bài cho thêm góc áp lực cực đại<br /> truyền từ thanh truyền sang con trượt thì cần<br /> kiểm tra lại điều kiện góc áp lực: α < αmax .<br /> 2. Bài toán 2:<br /> Cho trước hành trình con trượt CICII = H,<br /> Hệ số năng suất k và độ lệch tâm e của cơ cấu<br /> biên tay quay ABC. Tìm bán kính tay quay AB<br /> và chiều dà thanh truyền BC<br /> Giả sử ta tìm được tâm quay A của<br /> tay quay AB. Góc hợp bởi giữa vị trí tay<br /> quay, thanh truyền duỗi thẳng và tay quay,<br /> <br /> 150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> thanh truyền chập vào nhau gọi là góc kẹp q<br /> (hình 2). Như vây điểm A đang nhìn cung CICII dưới một góc θ và điểm A cũng nằm trên<br /> đường thẳng song song với phương trượt<br /> CI CII, cách phương trượt một khoảng là e [2].<br /> <br /> Hình 2. Tìm tâm quay A khi biết H, k, e<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2016<br /> <br /> Từ hệ số năng suất k ta tính góc kẹp q [1]:<br /> (6)<br /> Bán kính vòng tròn qua A, CI và CII :<br /> 2.1. Cách 1:<br /> Từ hình vẽ ta xác định được:<br /> <br /> (7)<br /> <br /> (8)<br /> (9)<br /> Từ đẳng thức (8) và (9) ta tìm được bán<br /> kính tay quay r và chiều dài thanh truyền l.<br /> Kiểm tra lại điều kiện quay toàn vòng khâu AB<br /> của cơ cấu.<br /> 2.2. Cách 2:<br /> Xét tam giác ACICII ta có:<br /> (10)<br /> <br /> Cho trước Hành trình con trượt H, hệ số<br /> năng suất k và tỷ số<br /> <br /> . Xác định bán<br /> <br /> kính tay quay và chiều dài thanh truyền.<br /> Giả sử ta đã tìm được tâm quay A như<br /> hình vẽ (hình 3). Với dữ liệu đã cho và kết hợp<br /> với bài toán 1 và bài toán 2, ta thấy rằng tâm A<br /> rõ ràng nằm trên vòng tròn Apolonius và phần<br /> cung của vòng tròn qua ba điểm A, CI, CII chắn<br /> một góc bằng góc kẹp θ, [2] :<br /> (14)<br /> <br /> (11)<br /> Giải hai phương trình (10) và (11) ta thu<br /> được các đại lượng cần tìm.<br /> <br /> Ta có đẳng thức:<br /> (15)<br /> <br /> (12)<br /> (13)<br /> <br /> (16)<br /> <br /> 3. Bài toán 3:<br /> Độ lệch tâm e được xác định:<br /> (17)<br /> 4. Bài toán 4:<br /> <br /> Hình 3. Tìm tâm quay A khi biết H, k, λ.<br /> <br /> Hình 4. Xác định l khi biết r, e, vCmax<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 2/2016<br /> <br /> Cho trước r, e, vCmax và vận tốc góc tay<br /> quay ω. Xác định chiều dài thanh truyền l.<br /> Vận tốc con trượt C đạt giá trị cực đại tại<br /> vị trí mà ở đó tay quay AB và thanh truyền BC<br /> vuông góc với nhau [1], [3]. E chính là tâm<br /> quay tức thời giữa khâu AB và con trượt C.<br /> (18)<br /> <br /> (19)<br /> (20)<br /> Dấu cộng (+) lấy tương ứng với hình 4.<br /> Dấu trừ (-) tương ứng với con trượt nằm phía<br /> trên phương AM. Kiểm tra lại điều kiện quay<br /> toàn vòng tay quay AB.<br /> 5. Bài toán 5:<br /> <br /> Hình 5. Xác định l khi biết r, e, φ, vC<br /> <br /> Cho trước bán kính tay quay r, độ lệch tâm<br /> e, vận tốc con trượt C tại vị trí tay quay làm với<br /> phương ngang một góc φ theo chiều ngược<br /> kim đồng hồ, vận tốc góc tay quay ω. Tìm chiều<br /> dài thanh truyền để thỏa mãn các dữ liệu trên.<br /> Tương tự như bài toán 4, giả sử rằng ta đã<br /> dựng được lược đồ cơ cấu như hình 5. E chính<br /> là tâm quay tức thời trong chuyển động tương<br /> đối giữa tay quay AB và con trượt C [1].<br /> Để tìm kích thước ta dựa vào quan hệ hình<br /> học và các thông số cho trước. Trước tiên<br /> <br /> ta tính:<br /> (21)<br /> Qua một vài tính toán và biến đổi ta thu được:<br /> (22)<br /> III. KẾT LUẬN<br /> So với phương pháp vẽ, bài toán tổng hợp<br /> động học của cơ cấu tay quay con trượt đã<br /> được giải bằng các công thức giải tích chính<br /> xác. Từ các công thức này ta có thể áp dụng<br /> máy tính để giải quyết bài toán động học mà<br /> không cần dùng phương pháp vẽ và đo để xác<br /> định kích thước các khâu trong bài toán thiết<br /> kế cơ cấu. Bài viết trên đã trình bày 5 dạng<br /> bài toán thường gặp trong tổng hợp cơ cấu tay<br /> quay con trượt (một cơ cấu phổ biến thường<br /> gặp trong thiết kế máy). Với các công thức giải<br /> tích đã tìm được, việc giải bài toán động học<br /> của cơ cấu này trở nên dễ dàng và thuận lợi<br /> hơn so với phương pháp truyền thống thường<br /> được trình bày trong các tài liệu Nguyên lý máy<br /> trước đây.<br /> Tuy phương pháp giải tích cho phép người<br /> học cũng như người thiết kế nhanh chóng tìm<br /> ra nghiệm của bài toán nhưng không làm cho<br /> người học có cái nhìn trực quan về cơ cấu so<br /> với phương pháp vẽ. Một vấn đề cần chú ý<br /> thêm đối với phương pháp giải tích là phải biết<br /> dựng hình dựa theo yêu cầu đầu bài, sau đó<br /> áp dụng các công thức toán học và lý thuyết<br /> môn học Nguyên lý máy để biến đổi công thức.<br /> Đối với các cơ cấu phức tạp, quá trình thành<br /> lập bài toán, biến đổi công thức và rút ra kết<br /> quả sẽ khó khăn hơn nhưng cuối cùng vẫn tìm<br /> được lời giải chính xác.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Theory of Machines. Rattan. Tata Mc Graw - Hill education 2009<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Thiết kế Nguyên lý máy - Nguyễn Xuân Lạc (dịch) . A. X. KORENYKO. NXB Khoa học Hà nội 1967<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Hướng dẫn giải bài tập Nguyên lý máy. Trần Ngọc Nhuần - Trường Đại học Nha Trang 2016<br /> <br /> 152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2