Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH BAY<br />
CỦA ĐẠN PHÁO PHẢN LỰC<br />
Trần Xuân Diệu1*, Nguyễn Phú Thắng1,<br />
Phan Văn Chương1, Trần Quang Minh2<br />
Tóm tắt: Trong bài báo phương trình vi phân cấp hai của góc tấn phức được<br />
thiết lập dựa vào hệ phương trình vi phân chuyển động trên quỹ đạo của đạn từ đó<br />
thiết lập điều kiện ổn định bay của đạn dựa vào tiêu chuẩn ổn định Hurwitz, áp<br />
dụng mô hình này để nghiên cứu tính ổn định của đạn GRAD. Mô hình có thể áp<br />
dụng cho các loại đạn khác nhau với các điều chỉnh phù hợp. Nghiên cứu đánh giá<br />
tính ổn định của đạn pháo phản lực là cơ sở cho thiết kế đạn, cải tiến tăng độ chính<br />
xác hoặc tăng tầm cho loại đạn này.<br />
Từ khóa: Góc tấn; Góc trượt cạnh; Ổn định bay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ổn định bay của đạn nói chung và của đạn phản lực nói riêng là bài toán quan trọng hàng<br />
đầu trong các nghiên cứu về thuật phóng ngoài của đạn. Tuy nhiên đây lại là bài toán phức<br />
tạp bởi có một hệ thống các ngoại lực tác động trong khi đạn bay chẳng hạn các lực và mô<br />
men khí động, trọng lực, lực đẩy động cơ và rất nhiều các yếu tố khác. Khi nghiên cứu về ổn<br />
định đạn các nhà nghiên cứu đạn đạo đều mong muốn đưa ra tiêu chuẩn ổn định cho các loại<br />
đạn pháo mà không cần phải giải phương pháp số mô hình toán 6 bậc tự do của đạn. Các<br />
nghiên cứu về ổn định đạn đã được thực hiện từ rất sớm [2, 3, 4, 9] và vẫn được phát triển<br />
cho đến ngày nay [5, 6, 7, 8], tuy nhiên các nghiên cứu này thường tập trung vào đạn ổn định<br />
quay mà chưa nghiên cứu sâu về đạn phản lực. Các tác giả Robert L. McCoy[4],Wernet P [5,<br />
6], Mark F. Costello [8] đã nghiên cứu về tính ổn định tổng quát của các loại đạn, mô hình<br />
toán được thiết lập dựa trên giả thiết góc bắn và góc phương vị nhỏ để tuyến tính hóa các<br />
phương trình chuyển động, điều này dẫn đến bỏ qua sự tác động của trọng lực và mô hình<br />
trở nên đơn giản cho nghiên cứu, mô hình này không phù hợp đối với đạn phản lực. Dalin<br />
Zhu [7] phát triển nghiên cứu của Murphy [3] dựa trên tuyến tính hóa hệ phương trình vi<br />
phân chuyển động với giả thiết góc tấn và góc trượt cạnh nhỏ, nhưng mô hình này được thiết<br />
lập trên mô hình toán của đạn pháo nhưng không gồm đạn pháo phản lực. Nghiên cứu của<br />
tác giả trong bài báo này đã đưa ra tiêu chuẩn ổn định của đạn pháo phản lực, so sánh với mô<br />
phỏng số để kiểm định tính chính xác của tiêu chuẩn. Khẳng định lại rằng chính sự tác động<br />
của trọng lực đã làm giảm tính ổn định của đạn và nghiên cứu này là cơ sở cho thiết kế đạn,<br />
cải tiến tăng độ chính xác và tăng tầm đạn.<br />
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN<br />
2.1. Mô hình 6 bậc tự do của đạn<br />
Với mục đích nghiên cứu thuần túy quỹ đạo của đạn mà chưa quan tâm đến các yếu tốc<br />
gây tản mát, do vậy mô hình toán chuyển động không gian 6 bậc tự do của đạn được thiết<br />
lập dựa trên các giả thiết như sau:<br />
- Đạn là cứng tuyệt đối, đối xứng quanh trục quay và lực đẩy của động cơ dọc theo trục<br />
của đạn.<br />
- Không kể đến độ cong của trái đất và tác động của lực Coriolis do luồng phụt của<br />
động cơ.<br />
- Không kể đến tác động của gió và các yếu tốc nhiễu động khác khi vật bay.<br />
Hệ quy chiếu được sử dụng trong nghiên cứu này như được thể hiện ở hình 1 bao gồm:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 205<br />
Cơ học – Cơ khí động lực<br />
- Hệ quy chiếu quán tính Oxyz gắn với trái đất, có gốc tọa độ O đặt tại miệng nòng,<br />
trục Ox song song với mặt đất và hướng đến mục tiệu; trục Oz hướng xuống dưới và<br />
vuông góc với mặt đất; trục Oy hướng sang bên phải.<br />
<br />
<br />
xn xb<br />
Ob<br />
On<br />
zb<br />
<br />
<br />
<br />
zn<br />
yn<br />
yb<br />
O x<br />
<br />
<br />
<br />
y<br />
z<br />
Hình 1. Quy ước các hệ tọa độ.<br />
- Hệ quy chiếu gắn liền Obxbybzb gắn cứng với đạn, có gốc tọa độ Ob gắn với khối tâm<br />
của đạn (nằm trên trục đối xứng), Obxb trùng với trục dọc của đạn và hướng về mũi đạn;<br />
Obzb ban đầu nằm trong mặt phẳng bắn và hướng xuống dưới; Obyb tạo với Obxb và Obzb<br />
thành tam diện thuận thuận.<br />
- Hệ quy chiếu không quay Onxnynzn, có gốc tọa độ On gắn với khối tâm của đạn, trục<br />
Onxn trùng với trục dọc của đạn và hướng về mũi đạn, Onyn luôn hướng sang phải và song<br />
song với mặt đất. Onzn tạo với Onxn và Onyn thành tam diện thuận thuận. Hệ quy chiếu này<br />
chỉ khác hệ quy chiếu gắn liền Obxnybzb trục Onyn luôn hướng sang phải và song song với<br />
mặt đất trong khi Obyb quay cùng với đạn.<br />
Các phương trình chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay được tham khảo từ tài<br />
liệu [1] được thiết lập trong hệ tọa độ không quay Onxnynzn là:<br />
u qw rv X / m<br />
<br />
v ru w r Y / m (1)<br />
w qu v Z / m<br />
r<br />
<br />
I x p M x<br />
<br />
I y q I x pr I y r r M y (2)<br />
I r I pr I r M<br />
y x y r z<br />
<br />
trong đó, m là khối lượng của đạn; r là tốc độ quay quanh trục của đạn trong hệ quy<br />
chiếu không quay Onxnynzn, r r tan ; p, q, r là các thành phần của vận tốc góc trong<br />
hệ quy chiếu không quay; Ix, Iy, Iz là các thành phần của ten-xơ quán tính chính, do đạn<br />
đối xứng nên Iz = Iy; X, Y, Z là các thành phần của lực khí động và lực động cơ tác động<br />
lên đạn trong hệ quy chiếu không quay; Mx, My, Mz là các thành phần của mô men khí<br />
động tác động lên đạn trong hệ quy chiếu không quay. Giả thiết góc tấn và góc trượt<br />
cạnh là rất nhỏ, theo [6] hệ thống các lực và mô men khí động tác động lên đạn được<br />
xác định bởi các công thức dưới đây:<br />
<br />
<br />
206 T. X. Diệu, …, T. Q. Minh, “Xây dựng điều kiện ổn định bay của đạn pháo phản lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
0 1 1 0 <br />
1 1 1<br />
L SV CL ; D SV CD ; Fp Ftb 0 ; M p SlV CM <br />
2 2 2<br />
2 2 2<br />
0 <br />
0 1 g sin <br />
1 l 1 2 pl <br />
2<br />
<br />
M pd SlV CMq CM q ; M rd SlV Cl Clp 0 ; G = 0 (3)<br />
2 V 2 V <br />
r 0 g cos <br />
trong đó, L là lực nâng khí động; D là lực cản khí động; Fp là lực đẩy của động cơ; Mp là<br />
mô men ổn định đối với đạn có cánh, mô men lật đối với đạn ổn định quay; Mpd – Mô men<br />
cản pitch và yaw; Mrd là mô men quay do cánh nghiêng và mô men giảm chấn roll; G là<br />
trọng lực; l là chiều dài tham chiếu, ở đây được lấy bằng cỡ đạn. Các hệ số<br />
CL , CD , CM , CMq CM , Cl , Clp có các tên tương ứng.<br />
Từ (1) đến (3) ta có:<br />
X Y Z T L D + Fp + G (4)<br />
T<br />
M x My M z M p M pd M rd (5)<br />
Chú ý rằng, các hệ lực và mô men trên là các lực có tác động ý nghĩa đến đạn, bài toán<br />
đã bỏ qua lực và mô men Magnus do đạn được nghiên cứu có tốc độ quay quanh trục nhỏ.<br />
Vận tốc tổng quát của đạn được xác định theo công thức:<br />
V u 2 v 2 w2 (6)<br />
Góc tấn và góc trượt cạnh được xác định theo công thức:<br />
w v<br />
tan ,sin (7)<br />
u V<br />
Với giả thiết và rất nhỏ, ta có công thức gần đúng sau đây:<br />
w v<br />
, ,t 2 2 (8)<br />
u V<br />
trong đó, t là góc tấn tổng quát, góc giữa trục dọc đạn với tiếp tuyến quỹ đạo (phương<br />
của véc-tơ vận tốc V ).<br />
2.2. Xây dựng điều kiện ổn định của đạn phản lực<br />
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu ổn định của đạn cũng như phân tích dữ liệu,<br />
H.Murphy [3] sử dụng một cách biến đổi để đơn giản hóa các phương trình đó là biến các<br />
tham số phụ thuộc thời gian trở thành tham số phụ thuộc chiều dài cung không thứ nguyên<br />
t<br />
1<br />
s, s Vdt . Khi đó mỗi đạo hàm của đại lượng sẽ được biến sang đạo hàm theo biến<br />
l0<br />
d ds V<br />
s sẽ là . .<br />
ds dt d<br />
H.Murphy cũng đưa ra một đại lượng mới đó là góc tấn phức, i , sử dụng đại<br />
lượng này có thể nghiên cứu đại diện cho cả góc tấn và góc trượt cạnh. Một biến phức<br />
trung gian cũng được đưa ra để thuận tiện cho biến đổi đó là q ir l / V . Khi đó các<br />
phương trình (1) và (2) sẽ là:<br />
V l<br />
i i r Y iZ (9)<br />
V mV 2<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 207<br />
Cơ học – Cơ khí động lực<br />
<br />
V k 2<br />
<br />
V mV<br />
<br />
iP i r t 2 M y iM z (10)<br />
<br />
trong đó, kt I y / (ml 2 ) là bán kính hồi chuyển ngang; P plI x / ( I yV ) là tốc độ quay<br />
hồi chuyển, đều là các đại lượng không thứ nguyên; u / V .<br />
Sử dụng các phương trình (4) và (5) thì các phương trình (9) và (10) sẽ là:<br />
V gl cos <br />
V<br />
<br />
i i r CL* CD* i<br />
V2<br />
(11)<br />
V<br />
iP i r ikt2CM* kt2 CMq<br />
V<br />
*<br />
<br />
CM* <br />
(12)<br />
trong đó, các ký hiệu có dấu * là các hệ số khí động dạng không thứ nguyên tương ứng,<br />
Sl<br />
được chuyển theo công thức chung C * C ; là góc quỹ đạo.<br />
2m<br />
Sử dụng công thức (20) [7] bổ sung thêm lực đẩy động cơ ta được<br />
SCDV 2 Fdc cos t<br />
V g sin t cos T (13)<br />
2m m<br />
Ta nhận thấy rằng t và T là rất nhỏ do đó phương trình (13) được xấp xỉ thành:<br />
SCDV 2 Fdc<br />
V g sin (14)<br />
2m m<br />
Biến đổi (14) về phương trình theo biến s ta được:<br />
V<br />
CD* g * f dc* (15)<br />
V<br />
gl F l<br />
trong đó, g * 2 sin và f dc* dc 2 . Ta nhận thấy rằng phương trình (15) có kể đến tác<br />
V mV<br />
động của trọng lực và lực đẩy động cơ tương ứng là g * và f dc* , trong khi phương trình của<br />
McCoy [4] chưa có các thành phần này, do các giả thiết góc bắn và góc phương vị nhỏ.<br />
Theo [9], đối với hầu hết các loại đạn, các hệ số có dấu * thường rất nhỏ chỉ cỡ 10-3 do<br />
đó các hệ số này nhân với nhau sẽ được bỏ qua. Thay (15) vào (11) và (12), khử ở các<br />
phương trình này ta được.<br />
<br />
H 2 f dc* 2 g * iP M iPT G (16)<br />
trong đó:<br />
H CL* CD* kt2 CMq<br />
*<br />
<br />
CM* ; M kt2CM ; T CL* g * f dc* ;<br />
<br />
<br />
G i CD* g * f dc* kt2CMq<br />
*<br />
iP glVcos ;<br />
2<br />
<br />
gl cos <br />
<br />
i r H 2 g * 2 f dc* iP kt2CM* r r2 i r 2 i<br />
V2 <br />
.<br />
<br />
Với các giả thiết bao gồm các góc bắn, góc phương vị nhỏ, quỹ đạo phẳng và không tính<br />
g và f dc* thì phương trình (16) tương đương với phương trình mà Mc Coy đã đưa ra ở [4].<br />
*<br />
<br />
<br />
Ta nhận thấy rằng, là biểu thức phụ thuộc vào r , theo ý tưởng của Murphy [9] sẽ<br />
tuyến tính hóa ở điểm cân bằng. Trước khi tuyến tính cần phải khử r khỏi r .<br />
<br />
<br />
208 T. X. Diệu, …, T. Q. Minh, “Xây dựng điều kiện ổn định bay của đạn pháo phản lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Biến đổi phương trình thứ 2 của (1), đưa về dạng xấp xỉ sau:<br />
V<br />
r 1 tan CL* (17)<br />
l<br />
V<br />
CL* <br />
hay l (18)<br />
r<br />
1 tan <br />
Mặt khác , r r tan , do đó biến đổi (2.25) về dạng biến s ta được:<br />
CL* <br />
r <br />
1 (19)<br />
<br />
tan <br />
Do giả thiết các góc tấn và góc trượt cạnh là nhỏ, tích CL* cũng nhỏ do đó đưa (19)<br />
về dạng xấp xỉ sau:<br />
r tan (20)<br />
Với công thức (20) đã chuyển từ phụ thuộc r sang phụ thuộc , ngoài ra công<br />
thức này cho ta thấy rằng r .<br />
G<br />
Tuyến tính hóa sẽ được thực hiện quanh góc cân bằng e e i e ,<br />
M iPT<br />
khai triển lân cận e giữ lại phần tuyến tính chính ta được:<br />
<br />
<br />
ie tan e H 2 g * 2 f dc* iP (21)<br />
<br />
Thay thế và (21) vào (16), biến đổi ta được:<br />
2<br />
1 iE 1 iE H 2 g * 2 f dc* iP <br />
(22)<br />
<br />
M iPT e iE H 2 g * 2 f dc* iP <br />
<br />
trong đó, E 0,5e tan e<br />
Theo Murphy [9] coi các thành phần liên quan đến liên hợp phức và là rất nhỏ và<br />
bỏ qua vế phải của phương trình (22), Zhu [7] không bỏ qua vế phải mà đưa nó về dạng<br />
phương trình phức dưới đây:<br />
aZ bZ cZ dZ eZ fZ (23)<br />
Chuyển phương trình (23) về dạng X=AX , khi đó phương trình đặc trưng sẽ là:<br />
4 p1 3 p2 2 p3 p4 0 (24)<br />
<br />
trong đó, p1 2 H 2 g 2 *<br />
f dc* ,<br />
2 2 2 e 2 e<br />
<br />
p2 H 2 g * 2 f dc* P2 <br />
1 2 e<br />
M<br />
1 2 e<br />
PT<br />
<br />
2 2 e 2 2 e 2 e<br />
p3 <br />
1 2 e <br />
P T H 2 g * 2 f dc* M <br />
1 2 e<br />
<br />
MP <br />
1 2 e<br />
<br />
H 2 g * 2 f dc* PT ,<br />
<br />
M 2 P 2T 2<br />
p4 ,ở đây 0,5 tan e .<br />
1 2 e<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 209<br />
Cơ học – Cơ khí động lực<br />
Chú ý rằng các thành phần p1, p2, p3, p4 ở đây là khác với của Zhu [7].<br />
Để đảm bảo pháo ổn định thì các dao động phải suy giảm ở lân cận điểm cân bằng,<br />
điều đó có nghĩa là tất cả các nghiệm của phương trình đặc trưng (24) đều có phần thực<br />
âm. Theo tiêu chuẩn ổn định Hurwitz để đảm bảo điều này điều kiện cần và đủ là:<br />
p1 0, p2 0, p3 0, p4 0, p1 p2 p3 , p1 p2 p3 p12 p4 p32 0 (25)<br />
Điều kiện (25) được rút gọn thành:<br />
p1 0, p2 0, p4 0, p1 p2 p3 p12 p4 p32 0 (26)<br />
Hầu hết các trường hợp thì 1 2 e 0, do đó p4 0 thường đã thỏa mãn và sử dụng<br />
P2 2T<br />
cách đặt sau: Sg , Sd , ở đây H 1 e H 2 g * 2 f dc*<br />
<br />
<br />
4M H<br />
2<br />
<br />
M <br />
M<br />
<br />
e PT<br />
<br />
e PM<br />
<br />
e PT e M 2e PTM . Chú ý<br />
1 e 1 e 2 <br />
1 e H 1 2 e H 2<br />
Sg , Sd tương tự như hệ số ổn định hồi chuyển và hệ số ổn định động được định nghĩa<br />
trong thuật phóng ngoài kinh điển có thể tìm thấy trong [3, 4].<br />
Do đó điều kiện (26) sẽ là:<br />
1<br />
p1 0, p2 0, Sd 2 Sd<br />
(27)<br />
<br />
Sg<br />
Điều kiện ổn định (27) có tính tổng quát cao hơn điều kiện ổn định được đưa ra bởi<br />
McCoy [4]. Ta thấy rằng nếu coi góc bắn và góc phương vị nhỏ hay 0 , bỏ qua tác<br />
P2 2T<br />
động của ngoại lực và lực đẩy động cơ ta sẽ có: Sg , Sd ,<br />
4M H<br />
khi đó điều kiện ổn định (27) sẽ được rút gọn thành:<br />
1<br />
H 0, H 2 P 2 2 M 0, Sd 2 Sd (28)<br />
Sg<br />
Đối với các đạn không quay ổn định bằng cánh (hoặc quay chậm) thì M < 0 và P = 0<br />
hoặc P đủ nhỏ để bỏ qua do đó điều kiện H 2 P 2 2 M 0 dĩ nhiên thỏa mãn. Các loại<br />
*<br />
đạn này thường thì CMq CM* 0 và CL* CD* do đó H > 0 và khi đó điều kiện ổn định<br />
của đạn chỉ còn là điều kiện ổn định động dưới đây:<br />
1<br />
Sd 2 Sd (29)<br />
Sg<br />
Ta thấy rằng điều kiện (29) tương đương với điều kiện ổn định được thiết lập bởi Mc<br />
Coy [4].<br />
Biến đổi điều kiện thứ nhất ở (27) ta được: H 2 g * 2 f dc* 0 hay<br />
H<br />
f dc* <br />
g* (30)<br />
2<br />
Bất phương trình (30) cho ta thấy điều kiện cần của lực đẩy động cơ trong giai đoạn<br />
đầu để đạn ổn định.<br />
<br />
<br />
<br />
210 T. X. Diệu, …, T. Q. Minh, “Xây dựng điều kiện ổn định bay của đạn pháo phản lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Xét ở giai đoạn đạn ở gần miệng nòng, thường thì H có giá trị rất nhỏ so với f dc* và g *<br />
do đó (30) chỉ còn là:<br />
Fdc mg sin (31)<br />
Ta thấy rằng điều kiện (31) sẽ dễ dàng đạt được đối với đạn pháo phản lực, bởi lực đẩy<br />
ở đây chỉ tương đương với lực thắng được trọng lực khi đạn di chuyển trong ống phóng<br />
với góc phóng , như vậy p1 > 0 trong giai đoạn đạn ở gần miệng nòng.<br />
3. ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH CHO ĐẠN GRAD 122MM<br />
Mô hình toán được áp dụng để nghiên cứu đạn PLKĐK GRAD 122mm có các thông số<br />
như sau:<br />
Bảng 1. Các thông số cơ bản của đạn PLKĐK GRAD 122mm.<br />
Thông số Giá trị<br />
Đường kính đạn 122 mm<br />
Khối lượng ban đầu 67 kg<br />
Khối lượng khi động cơ cháy hết 46 kg<br />
Thời gian cháy (không kể thời gian cháy trong nòng) 1,7s<br />
Chiều dài đạn 2,87 m<br />
Mô men quán tính trục ban đầu 0,15 kgm2<br />
Mô men quán tính trục khi động cơ cháy hết 0,124 kgm2<br />
Mô men quán tính xích đạo ban đầu 41,58 kgm2<br />
Mô men quán tính xích đạo khi động cơ cháy hết 33,83 kgm2<br />
Lực đẩy trung bình của động cơ 23600 N<br />
Tốc độ quay quanh trục tại miệng nòng 5,8 vòng/s<br />
Vận tốc của đạn tại miệng nòng 26,7 m/s<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Góc tấn, góc trượt cạnh, góc tấn tổng quát.<br />
Hệ phương trình mô tả chuyển động của đạn PLKĐK trong không gian đã được thiết<br />
lập ở mục 2 của bài báo với các thông số được đưa ra ở bảng 1 và các hệ số khí động được<br />
lấy theo bảng 1 tài liệu [9], sử dụng phương pháp số Runge-Kutta. Điều kiện đầu gồm<br />
<br />
V0 26, 7 m / s, p0 5,8.2 rad / s, 0 450 , chú ý rằng thời điểm ban đầu được tính từ<br />
khối tâm đạn tại miệng nòng.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 211<br />
Cơ học – Cơ khí động lực<br />
Các kết quả đưa ra dưới đây chỉ tập trung vào hướng nghiên cứu ổn định bay của đạn.<br />
Các kết quả khác đã được tác giả đưa ra ở [1].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Góc tấn và góc trượt cạnh sau khi thời gian 8s.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Biểu diễn góc tấn theo góc trượt cạnh.<br />
Góc tấn và góc trượt cạnh được biểu diễn ở hình 1 tính trong khoảng thời gian từ khi<br />
đạn ở miệng nòng đến khi đạn chạm mục tiêu cho thấy đạn ổn định trong toàn bộ thời gian<br />
đó. Đạn nhanh chóng được ổn định trong khoảng 4s sau khi ra khỏi miệng nòng. Hiện<br />
tượng dao động khi rời khỏi nòng là hiện tượng xảy ra ở tất cả các loại đạn khi bắn. Khi<br />
đạn ra khỏi nòng do không còn nòng đỡ, đạn sẽ bị trọng lực kéo xuống có nghĩa là góc tấn<br />
> 0, đồng thời lúc này lực nâng sẽ nâng đạn lên và mô men ổn định sẽ có xu hướng làm<br />
giảm góc tấn. Chính các hiện tượng co kéo này làm nên dao động ở miệng nòng. Khi đạn<br />
quay sẽ làm phát sinh dao động bên đó chính là dao động của góc trượt cạnh .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Góc tấn và góc trượt cạnh khi lực đẩy động cơ còn 10% so với được định mức.<br />
Khi nghiên cứu ổn định bay của đạn, biểu diễn kinh điển mối liên hệ giữa góc tấn với<br />
góc trượt cạnh được thể hiện ở hình 3. Khẳng định đạn ổn định khi đường cong xuất phát<br />
<br />
<br />
212 T. X. Diệu, …, T. Q. Minh, “Xây dựng điều kiện ổn định bay của đạn pháo phản lực.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
từ gốc tọa độ và kết thúc ở gốc toạ độ. Đường cong càng mở rộng đạn càng kém ổn định.<br />
Hình 3 cho thấy đạn rất ổn định điều này cũng là đặc điểm của đạn phản lực có cánh. Kết<br />
quả mô phỏng này dĩ nhiên cũng tương đương với thực tế cho thấy đạn GRAD 122mm rất<br />
ổn định.<br />
Bảng 2. Đánh giá tính ổn định của đạn PLKĐK GRAD 122mm tại các thời điểm.<br />
Thời gian (s) V (m/s) (độ) p (vòng/s) p1 > 0 p2 > 0 1 / S g Sd 2 Sd<br />
<br />
0 26,7 45 5,8 Đúng Đúng Đúng<br />
2 733,5 42.4 20.4 Đúng Đúng Đúng<br />
4 680,9 41.2 23.4 Đúng Đúng Đúng<br />
Bảng 3. Đánh giá tính ổn định của đạn PLKĐK GRAD 122mm<br />
tại miệng nòng khi giảm dần lực đẩy động cơ.<br />
Lực đẩy động cơ V0 (m/s) f dc* g* H<br />
23000 N (100%) 26,7 0,0585 0,0012 5,0455e-004<br />
11500 N (50%) 18,6 0,0603 0,0024 5,0460e-004<br />
2300 N (10%) 7,2 0,0793 0,0160 5,0488e-004<br />
Để đánh giá được tính ổn định của đạn PLKĐK GRAD 122mm dựa trên tiêu chuẩn ổn<br />
định được thiết lập (27), ta không cần kiểm tra toàn bộ quá trình đạn bay mà có thể kiểm<br />
tra tại một số thời điểm và chủ yếu là thời điểm đầu. Kết quả kiểm tra định tính được đưa<br />
ra ở bảng 2 cho thấy đạn ổn định. Kết quả này tương đương với kết quả được mô phỏng đã<br />
được bàn luận ở trên.<br />
Điều kiện ổn định (30) với lực đẩy của động cơ được kiểm tra khi cho lực đẩy động cơ<br />
giảm dần. Khi lực động cơ không đảm bảo đạn thường bị gục tại lân cận miệng nòng do<br />
đó ở đây chỉ kiểm tra điều kiện (30) ở giai đoạn này.<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy rằng khi giảm lực đẩy động cơ từ 100% xuống còn 10% điều<br />
kiện (30) vẫn được đảm bảo, nghĩa là đạn vẫn ổn định. Kết quả ở hình 4 cũng cho thấy<br />
điều này dù rằng biên độ dao động của góc tấn là rất lớn và chỉ bị dập tắt sau khoảng 20s.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Góc tấn và góc trượt cạnh khi lực đẩy động cơ là 450N tại miệng nòng.<br />
Ta xét một trường hợp không thường gặp với mục đích kiểm định điều kiện cần của lực<br />
động cơ (31) để đạn ổn định đó là cho lực động cơ tại miệng nòng Fdc = 450N, khi đó điều<br />
kiện (31) không được đảm bảo, nghĩa là đạn sẽ mất ổn định và điều này được thể hiện rất<br />
rõ ràng ở hình 5 khi góc tấn và góc trượt cạnh dao động với góc cực lớn và không thể ổn<br />
định. Thực chất với góc tấn và góc trượt cạnh như lớn cỡ vài chục độ như vậy cũng không<br />
còn thỏa mãn với phép giải của bài toán.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san FEE, 08 - 2018 213<br />
Cơ học – Cơ khí động lực<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Dựa vào mô hình 6 bậc tự do của đạn pháo phản lực, sử dụng cách tiếp cận giải tích<br />
điều kiện ổn định của đạn pháo phản lực được thiết lập. Tác động của lực đẩy động cơ đến<br />
tính ổn định bay của đạn pháo phản lực được kể đến và phân tích đánh giá. Tiêu chuẩn ổn<br />
định đạn pháo phản lực được so sánh với phương pháp giải số hệ phương trình vi phân của<br />
đạn pháo 6 bậc tự do để kiểm định tính chính xác.<br />
Sử dụng điều kiện ổn định này là cơ sở cho các nghiên cứu ổn định của đạn, thiết kế<br />
đạn, cải tiến tăng độ chính xác và tăng tầm cho đạn. Kết quả nghiên cứu còn có thể được<br />
sử dụng cho đạn pháo thường khi bỏ đi thành phần lực đẩy động cơ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. T. X. Diệu , “Mô hình hóa và mô phỏng quỹ đạo bay của đạn pháo phản lực có ngòi<br />
hiệu chỉnh quỹ đạo dạng tách chuyển động quay,” TC. Nghiên cứu KHCNQS, số 54<br />
(2018), tr. 22-32.<br />
[2]. N. V. Thọ, “Giáo trình thuật phóng ngoài,” Giáo trình thuật phóng ngoài, Học viện<br />
kỹ thuật quân sự, Hà Nội 2003.<br />
[3]. Murphy, C.H., “Free flight motion of symmetric missiles,” Ballistic Research<br />
Laboratories Rept. 1216, July 1963.<br />
[4]. McCoy R.L., “Modern Exterior Ballistics,” Schiffer Ed., Atglen, PA, 1999<br />
[5]. Dr. Wernet, “Stability analysis for canard giuided dual-spin stabilized projectiles,”<br />
In: AIAA atmospheric flight mechanics conference and exhibit, Chicago, USA, 10-13<br />
August 2009.<br />
[6]. Dr. Wernert et al, “Modelling and stability analysis for a class of 155mm spin-<br />
stabilized projectiles with course correction fuse,” In: AIAA atmospheric flight<br />
mechanics conference and exhibit, Portland, Oregon, USA, 8-11 August 2011.<br />
[7]. Dalin Zhu et al., “Flight stabitity of a dual-spin projectile with canards,” Proceedings<br />
of the Institution of Mechanical Engineers, Part G (Journal of Aerospace<br />
Engineering), Vol. 229(4), pp. 703-716<br />
[8]. Costello M et al., “Linear theory of a dual-spin projectile in atmospheric flight,”<br />
Journal of guidance and control, vol. 23, No 5, 2000, pp.789-797.<br />
[9]. Murphy, CH., “Instability of controlled projectiles in ascending or descending flight,”<br />
J. Guidance and Control 1981; Vol 4(1): pp. 66-69.<br />
ABSTRACT<br />
ESTABLISHING A CRITERION OF FLIGHT STABILITY FOR ROCKETS<br />
In the paper, the differential equation for the complex angle of attack is<br />
established based on the translational and rotational dynamic equations of rockets,<br />
then the criterion of flight stability is inferred based on the Hurwitz stability criterion.<br />
This criterion is applied to investigate the GRAD flight stabilty. This criterion can be<br />
used for different types of ammunition with appropriate adjustments. This result is<br />
basis for designing, improving accuracy and increasing the range for rockets.<br />
Keywords: Angle of attack; Angle of sideslip; Complex angle of attack; Flight stability.<br />
<br />
Nhận bài ngày 01 tháng 7 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 9 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 9 năm 2018<br />
Địa chỉ: 1 Viện KH&CNQS;<br />
2<br />
Học viện KTQS.<br />
*<br />
Email: xuandieuvtl@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
214 T. X. Diệu, …, T. Q. Minh, “Xây dựng điều kiện ổn định bay của đạn pháo phản lực.”<br />