XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG THCS
lượt xem 71
download
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện đạiQuan điểm lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức thiết. Nghị quyết trung ương 2 ban chấp hành trung ương đảng khóa VIII đã nhấn mạnh tới việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện đại.“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dụcđào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG THCS
- UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ˜&™ PHAN HỮU THỊNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG T H CS TIỂU LUẬN CAO ĐẲNG NGÀNH : SƯ PHẠM ĐỊA LÍ HỌC PHẦN: LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ 2 NGƯ ỜI HƯỚNG D ẪN : TH.S – GVC. NGUYỄN THỊ XUÂN THỦY Huế, 2011 1 thinhk33@gmail.com
- LỜI CẢM ƠN Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ; G iảng viên chính N GUYỄN THỊ XUÂN THỦY. Người đã tận tình hướng d ẫn giúp đỡ tôi rất nhiều tro ng khi tô i làm bài tiểu luận này. Trong bài tiểu luận này, tôi cũng đã sử dụng nhiều tư liệu của Th.S. GVC Nguyễn Thị X uân Thủy. Trường Cao Đ ẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế với Đề tài khoa học cấp trường: “Xâ y d ựng hệ thống các bà i tập nhận thức trong chương trình địa lí lớp 7 nhằm góp ph ần đ ổi m ới phương pháp và nâng ca o hiệu quả g iảng dạy ở trường trung họ c cơ sở”. và của G S TRẦN BÁ HOÀNH; PGS.TS. NGU YỄN ĐỨ C TH ÀNH và từ nhiều nguồn khác nhau nữa. 2 thinhk33@gmail.com
- Mục lục Trang PHẦN M Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục đ ích nghiên cứ u của đề tài. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3 4. Đối tượng nghiên cứ u của đề tài. 3 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 3 PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LU ẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO V IỆC XÂ Y DỰNG CÁC PHIẾU HỌ C TẬP TRONG D ẠY HỌ C Đ ỊA LÍ Ở THCS. 4 1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống phiếu học tập trong dạy học địa lí ở TH CS. 4 1.1. Khái niệm 4 1.2. Vai trò của việc sử dụng p hiếu học tập trong d ạy học địa lí 4 1.3. Bản chất của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí. 6 1.4. Những điều cần thiết của việc sử dụng phiếu họ c tập trong dạy học. 7 1.5. Phân loại phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí. 7 2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các phiếu học tập trong dạy học đ ịa lí ở TH CS. 10 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG H Ệ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁ C BÀ I LÊN LỚP TRI TH ỨC MỚI Đ ỊA LÍ LỚP 7. 13 1. Những tiền đề cơ bản. 13 1.1. Mục tiêu dạy họ c lớp 7. 13 1.2.Nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 7. 13 1.3. Trình độ nhận thức của họ c sinh. 15 3 thinhk33@gmail.com
- 2. N guyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các phiếu học tập. 15 3. Cấu trúc và cách x ây dựng p hiếu học tập. 17 3.1. Cấu trúc của một phiếu học tập. 17 3.2. Cách thức x ây dựng cho một phiếu học tập. 18 4. Sử dụng phiếu học tập đ ể hình thành kiến thức mới cho họ c sinh tro ng dạy họ c địa lí lớp 7. 19 4.1. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng quan sát 20 4.2. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng phân tích 21 4.3. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng so sánh 22 4.4. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng khái quát hóa. 23 4.5. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng suy luận 24 5. Danh m ục hệ thống các phiếu học tập dùng trong các b ài lên lớp tri thức mới địa lí lớp 7. 25 PHẦN KẾT LUẬN. 1. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 30 2. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài. 30 2.1. Kết quả đạt được. 30 2.2. Hạn chế. 30 3. Hướng phát triển của đề tài 30 TÀ I LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤ C 4 thinhk33@gmail.com
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. X uất p hát từ yêu cầu đổ i mới p hương pháp dạy họ c hiện đạiQuan đ iểm lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành mộ t nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức thiết. N ghị quyết trung ương 2 ban chấp hành trung ương đ ảng khóa VIII đã nhấn mạnh tới việc đổi mới p hương pháp giáo d ục hiện đại.“ Đổi mới mạ nh mẽ ph ương pháp g iáo dụcđào tạo, khắc phục lối truyền thụ một ch iều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng cá c ph ương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạyhọc, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự ngh iên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đạ i học. Phát triển mạnh phong trào tự họ c, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh n iên”. N ghị quyết số 40/2000/QH 10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của quốc hội khó a X về đ ổi mới chương trình giáo dục p hổ thông đã khẳng định: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình phổ thông lần này là xây dựng chương trìn h, phương pháp giáo dục, sách g iáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao g iáo dụ c toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công ngh iệp hóa, hiện đại hóa đấ t nước, ph ù hợp với truyền thống và thực tiễn Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới”. Bởi vậy, đổi m ới phương pháp giáo dục trong nhà trường là một nhiệm vụ cực kì quan trọng dành cho tất cả các giáo viên, các nhà giáo dục và cả toàn nghành giáo dục, của cả xã hội. Trong đó, Địa lí nhà trường có vai trò cực kì quan trọ ng vị đặc thù của môn học là gắn với thực tiễn cuộc số ng. Đ ịa lí phổ thông mà đặc biệt là đ ịa lí trung học cơ sở có vai trò quan trọng trong sự tiếp nối các kiến thức địa lí mà các em được học ở bậc tiểu học. Đ ịa lí lớp 7 giúp các em có cái nhìn tổng quát về các mô i trường địa lí, thiên nhiên và con người ở các châu lục. N hững kiến thức này hầu như rất xa lạ với các em. 5 thinhk33@gmail.com
- V ì vậy, phương thức truyền đạt tốt nhất là cho học sinh hoạt động tự tìm ra kiến thức thông qua hoạt động với các phiếu học tập do giáo viên đư a ra. Phiếu học tập giúp định hướng nhận thức cho học sinh, giúp học sinh diễn đ ạt ý tưởng của mình mộ t cách trọ n vẹn và đầy đủ hơn. Khi sử dụng phiếu họ c tập, sẽ rèn cho học sinh các kĩ năng, thao thác hoạt động, phát huy cô ng tác độ c lập, tinh thần trách nhiệm trong họ c tập, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của b ản thân tro ng quá trình học tập. Đồ ng thời, sử dụng phiếu học tập còn giúp họ c sinh vừa nắm vững tri thức vừa rèn luyện khả năng tự học, tự sáng tạo. N hư vậy, phiếu học tập có vai trò rất lớn trong việc hình thành kĩ năng nhận thứ c, sáng tạo và khả năng tự học ở mỗi học sinh. N hìn chung ở các trường phổ thông, các trư ờng trung học cơ sở, giáo viên còn gặp lú ng túng trong việc sử dụng phiếu học tập trong các b ài dạy của mình, làm cho chất lượng b ài dạy không cao. V ì vậy, đề tài: “XÂY DỰN G HỆ TH ỐNG PH IẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀ I LÊN LỚP TRI THỨC MỚI Đ ỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG THCS” được nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống các phiếu học tập cho các nội d ung nêu trong địa lí lớp 7. Phục vụ có hiệu quả cho công tác dạy học địa lí lớp 7 nói riêng và trường trung học cơ sở nó i chung. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ có ích cho giáo viên trong giảng dạy địa lí ở trường trung học cơ sở. Là tài liệu học tập cho học sinh và là nguồn tư liệu tham khảo giúp cho sinh viên đ ịa lí các trư ờng Đ ại Học – Cao Đ ẳng tro ng việc học tập và tập làm nghiên cứu khoa học giáo dục. 6 thinhk33@gmail.com
- 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. X ây dựng hệ thống các phiếu học tập cho các nội d ung nêu tro ng đ ịa lí lớp 7. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phiếu học tập trong d ạy học địa lí. Tìm hiểu về chương trình sách giáo kho a và chương trình địa lí lớp 7. Tìm hiểu về cấu trúc và cách thức x ây dựng chung cho phiếu học tập. Tìm hiểu về các cách sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí. Xây dựng hệ thống phiếu học tập cho các bài lên lớp địa lý lớp 7. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các lo ại phiếu học tập dùng trong d ạy học địa lí lớp 7. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Sử dụng phiếu học tập tro ng dạy học đ ịa lí lớp 7. Hình thức tổ chức: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọ c tài liệu, tổng hợp, phân tích tư liệu. ð Đó các cô ng trình nghiên cứu có trước liên quan đến đề tài nghiên cứu ð Các tác phẩm kinh điển, văn kiện, nghị quyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu ð…..v.v…… Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp thố ng kê toán học 7 thinhk33@gmail.com
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở THCS 1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống phiếu học tập trong dạy học địa lí ở THCS. 1.1. Khái niệm Theo PG S.TS. Nguyễn Đức Thành: “Để tổ ch ức các hoạt động của học sinh, người ta phải dùng các phiếu hoạt động họ c tập gọi tắt là p hiếu học tập. Còn gọ i cách khá c là ph iếu hoạt động hay phiếu làm việc. Phiếu học tập là nh ững tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, đ ược phát cho học sinh để họ c sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết họ c. Trong mỗ i phiếu họ c tập có ghi rõ mộ t vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức mới, kĩ năng ha y rèn luyện thao tác tư duy để gia o cho học sinh”. Nội dung hoạt động được ghi trong phiếu học tập có thể là tìm ý điền tiếp ho ặc tìm thô ng tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột tro ng bảng hay trả lời câu hỏi. N guồn thông tin để học sinh ho àn thành phiếu học tập có thể là trong sách giáo khoa, hình vẽ, các thí nghiệm, mô hình, sơ đồ và những tài liệu khác…. Phiếu học tập là cô ng cụ cá thể hóa ho ạt động học tập của học sinh và là công cụ xử lí các thông tin ngược từ học sinh đến giáo viên. 1.2. Vai trò của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí Theo GS. Trần Bá H oành: “Trong cách dạy họ c tích cực khi sử dụng ph iếu học tập có sự giao tiếp thường xuyên giữa thầ y và trò,g iữa trò với trò, bài họ c được xây d ựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động tập thể do thầy tổ chức”. 8 thinhk33@gmail.com
- Còn theo PGS.TS. Nguyễn Đứ c thành: “Phiếu học tập có ưu thế h ơn câu hỏ i, bài tập ở chỗ muốn xác định một vài nội dung kiến thức nà o đó thỏa mãn nh iều tiêu chí hoặc xá c đ ịnh nhiều nội dung từ cá c tiêu chí khác nhau, nếu d iễn đạ t bằng câu hỏi th ì dài dòng. Ta có thể thay mộ t bảng có các tiêu chí thuộc các hàng, các cột khá c nhau. Học sinh căn cứ vào các tiêu chí ở hàng và cộ t để tìm ý điền và o ô trống cho phù hợp. Như vậy g iá trị lớn nhất của phiếu học tập với nh iệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng , diễn đạt ngắn gọn bằng một bả ng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể”. Trong dạy học truyền thố ng, giáo viên là trung tâm của hoạt động, trong mộ t giờ họ c thì ho ạt độ ng của giáo viên chiếm p hần lớn, giáo viên trình bày, giảng giải, biểu diễn thí nghiệm , phân tích, tổng hợp, minh họa.....v.v. còn học sinh thì ngồi ghi chép, nhìn quan sát một cách thụ động. K hi giáo viên nêu những câu hỏi thì học sinh trả lời nhưng chỉ một vài em hoạt đ ộng còn hầu hết các học sinh cò n lại ngồi nghe câu trả lời của các bạn. Vì vậy, học sinh ít được ho ạt độ ng, kĩ năng của các em ít được rèn luyện và khả năng tư duy, khả năng nhận thức của học sinh ít được phát triển. Mặc khác, giáo viên chỉ có thể đánh giá học sinh thông qua gọi kiểm tra và ở một số học sinh hay trả lời câu hỏ i. Bằng việc sử d ụng các phiếu học tập , chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang ho ạt độ ng hướng dẫn, chỉ đạo. N hư vậy, mọ i học sinh được tham gia hoạt độ ng tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng. N hư vậy, b ằng việc ho àn thành phiếu học tập, học sinh tự đánh giá đ ược ho ạt động tích cực, tạo đ ược hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của học sinh. Đặc biệt, khi dù ng p hiếu học tập giáo viên có thể kiểm soát đánh giá được trình độ của học sinh và từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và từ đó nâng cao chất lượng. Tựu chung lại, phiếu học tập có va i trò cực kì qua n trọng: 9 thinhk33@gmail.com
- Là công cụ hoạt động và giao tiếp giữa thầy và trò , giữa trò với trò, giữ a trò với những yêu cầu của bài học. Định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể. G iúp đ ịnh hướng nhận thứ c và nộ i dung thự c hiện. Là công cụ cho phép cá thể hoá hoạt động học tập và đồng thời nó là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí các thông tin ngược. Thông tin được truyền nhanh ( bằng thị giác) và lưu giữ trong óc họ c sinh lâu hơn Phương tiện để tổ chức hoạt động họ c tập của học sinh nhằm lĩnh hộ i, khám phá kiến thức mới, củng cố kiến thức đ ã có. Khi giáo viên sử dụng phiếu học tập thì tất cả học sinh đều phải suy nghĩ và làm việc theo khả năng của mình. Lôi cuốn, gây hứng thú và duy trì sự hưng phấn cho học sinh trong giờ học. G iúp học sinh tích cực hoạt độ ng hơn, tự giác hơn và sáng tạo tro ng quá trình học tập . Là phương tiện để p hát triển các kĩ năng kĩ năng nhận thức cho họ c sinh. Thông q ua làm việc với phiếu họ c tập thì các kĩ năng về tư d uy, kĩ năng nhận thức (Phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận... ) sẽ được p hát triển cao hơn. 1.3. Bản chất của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí. Phiếu học tập giúp định hướng hoạt động cho học sinh. Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọ n ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phiếu học tập hiệu quả nhất. Phân tích nội d ung b ài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành. Giáo viên dựa vào chính phiếu học tập để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy, lúc này phiếu học tập chính là m ục đích phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. 10 thinhk33@gmail.com
- 1.4. Những điều cần thiết của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học. Giáo viên p hải nắm vững mục đích, yêu cầu và nội dung cơ bản của b ài dạy. Do đó, p hiếu học tập phải phản ánh kiến thức cơ bản, trọng tâm của b ài họ c. Giáo viên p hải nắm vững các cách biến hóa nộ i dung các phiếu học tập trong dạy học. Lựa chọn các hình thức tổ chức thích hợp nhất đ ể cho họ c sinh ho ạt độ ng, làm việc với p hiếu học tập, làm tăng hiệu quả của phiếu học tập. Phải chú ý tạo lập đầy đủ thông tin đ ể giúp học sinh có thể dựa vào các phiếu học tập để tích cực chủ động độc lập trong việc hiểu, nắm vững và giải quyết các phiếu học tập, từ đó hoàn thiện kiến thức cho bản thân mình. 1.5. Phân loại phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí. Trong dạy học địa lí, giáo viên thường sử dụng nhiều dạng phiếu học tập khác nhau, tù y theo m ục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung từng bài mà có sự lựa chọ n và sử dụng cho phù hợp. 1.5.1. Phân loại theo mục đích sử dụng. 1.5.1.1. Phiếu dùng để giảng bài mới Loại phiếu này sử dụng khi có kiến thức mới cần hình thành cho học sinh. N gười giáo viên sử d ụng phiếu học tập để học sinh hoạt đ ộng, ho àn thành nhiệm vụ nhận thức trong phiếu học tập. Từ đó hình thành kiến thức mới cho họ c sinh. 1.5.1.2. Phiếu dùng ôn tập Loại phiếu này có tính chất tổ ng hợp kiến thức lại cho họ c sinh. Yêu cầu họ c sinh huy độ ng những kiến thức đ ã họ c để hoàn thành p hiếu học tập, từ đó cũng cố, khắc sâu kiến thức. Thông thường dùng để ô n tập cuối bài học, cuối các phần, các chương. 11 thinhk33@gmail.com
- 1.5.1.3. Phiếu kiểm tra bài cũ. Loại phiếu này sử dụng để kiểm tra kiến thức của học sinh. N gười giáo viên soạn phiếu học tập để kiểm tra kiến thức cho học sinh. Giáo viên có thể phát cho mỗi học sinh mộ t phiếu để tất cả học sinh p hải hoàn thành phiếu học tập (tương tự như dạng kiểm tra 5 phú t đầu giờ). Hoặc có thể, giáo viên phóng to phiếu học tập trên giấy rôki treo lên trên bảng, để cho học sinh hoàn thành phiếu học tập và từ đó cũng cố kiến thức. 1.5.1.4. Phiếu thực hành Loại phiếu này được dùng trong các bài thực hành. Giáo viên dựa vào những bài tập trong bài thự c hành để từ đó so ạn ra các phiếu họ c tập để cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập. Loại phiếu này giúp đ ịnh hướng nhận thức cho học sinh để các em giải quyết các b ài tập trong các b ài thực hành. 1.5.2. Phân loại theo mức độ đầy đủ của nội dung. 1.5.2.1. Tìm ý phù hợp điền vào ô trống của bảng Loại phiếu này là một bảng gồm có các cột dọ c và hàng ngang, họ c sinh tìm ý phù hợp để đ iền vào bảng. (Phiếu họ c tập số 41). 1.5.2.2. Phiếu điền khuyết. Nội dung của phiếu học tập chưa đầy đủ, có nhữ ng phần giáo viên để trống để cho học sinh tự hoàn thành. (Phiếu họ c tập số 34 ). 1.5.2.3. Phiếu có đầy đủ nội dung Đ ây là phiếu học tập có đầy đủ nội dung (có thể là mộ t đoạn miêu tả về hiện tượng địa lí, có thể là một b ảng số liệu hay là một biểu đồ, sơ đồ.....). Học sinh dựa vào p hiếu học tập để rú t ra kiến thức. (Phiếu học tập số 16). 1.5.3. Loại phiếu phát triển kĩ năng nhận thức. 1.5.3.1. Kĩ năng quan sát Đ ây là dạng p hiếu học tập rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nắm bắt đối tượng. Từ đó rút ra kiến thứ c cho bản thân. (Phiếu học tập số 1 ). 12 thinhk33@gmail.com
- 1.5.3.2. Kĩ năng so sánh Đ ây là d ạng phiếu học tập rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh các vấn đề địa lí, các đố i tượng địa lí. Từ đ ó thấy được sự khác nhau giữa các vấn đề, các đối tượng đ ịa lí rồi tự rút ra kiến thức cho bản thân m ình. (Phiếu học tập số 40 ). 1.5.3.3. Kĩ năng phân tích Đ ây là dạng phiếu học tập rèn luyện cho họ c sinh kĩ năng phân tích các vấn đề, các hiện tượng địa lí. (Phiếu học tập số 17). 1.5.3.4. Kĩ năng tổng hợp K hi giải quyết vấn đề mang tính chất tổng hợp, cần huy động kiến thức để hoàn thành bài tập thì giáo viên dùng loại phiếu này. (Phiếu học tập số 9). 1.5.4. Phân loại theo mức độ khó 1.5.4.1. Phiếu liên hệ kiến thức: Loại phiếu này đò i hỏi học sinh phải có sự kết hợp kiến thức trong sách giáo khoa và phải liên hệ với thực tế xung quanh thực tế đời sống, huy động vốn sống của mình để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. (Phiếu học tập số 5). 1.5.4.2. Phiếu bài tập nhận thức. Loại phiếu này được dựa trên các bài tập nhận thức, nói đúng hơn là các bài toán phải giải quyết tro ng quá trình nhận thứ c. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Thủy thì “Bài tập nhận thức là mộ t hệ thông tin xá c định bao gồm cái đã cho (những điều kiện ) và cái cần tìm (nh ững yêu cầu) luôn luôn không phù hợp với nhau (mâu thu ẫn), dẫn đến nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng, gọ i là quá trình giải bài toán”. Vì vậy, phiếu bài tập nhận thức cũng chính là các bài tập nhận thức. Loại phiếu học tập này sẽ rèn luyện khả năng tư duy cao độ, phát huy công tác độc lập cho học sinh. (Phiếu học tập số 10). 13 thinhk33@gmail.com
- 2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các phiếu học tập trong dạy học địa lí ở THCS. 2.1. Quan niệm của giáo viên về phiếu học tập. K ết quả điều tra 15 giáo viên giảng d ạy đ ịa lí của các trường Trung học cơ sở thuộc TP Huế cho thấy rằng: Bảng 1. Q uan niệm của giáo viên về phiếu học tập. PV KĐY HK ĐY TC NỘI D UN G HĐ ĐY G iải q uyết phiếu học tập là nhiệm vụ của học sinh ( Tự tìm kiến thức 2 3 7 3 0 15 mới). Phiếu học tập phát triển kĩ năng nhận thức cho học sinh (Tư duy, 3 2 5 4 1 15 quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận). Phiếu học tập định hướng nhận thức, 4 5 3 2 1 15 tổ chức hoạt độ ng cho học sinh. Nội dung trong phiếu họ c tập là những kiến thức mới mà học sinh 1 3 5 4 2 15 chưa biết. Nội dung trong phiếu họ c tập là những nội dung bài học cần cho học 6 4 3 2 0 15 sinh khắc sâu kiến thức. Nội dung trong phiếu họ c tập là những nội dung cần cho học sinh tái 7 4 2 2 0 15 hiện. 14 thinhk33@gmail.com
- Từ bảng trên ta có thể kết luận rằng đa số giáo viên ở Trung học cơ sở xem phiếu họ c tập như là một công cụ để cũng cố kiến thức, giúp các em tái hiện lại nhữ ng kiến thức đ ã học hoặc khắc sâu vấn đề. Rất ít giáo viên chi rằng nộ i dung trong phiếu học tập là nhữ ng kiến thức m ới, các em phải trải qua hoạt độ ng với phiếu học tập m ới rút ra đư ợc kiến thức cho bảng thân mình. Nhiều giáo viên cho rằng phiếu học tập có khả năng định hướng nhận thức, tổ chức ho ạt độ ng cho học sinh. Và trên 50 % giáo viên được khảo sát cho rằng phiếu họ c tập có thể phát triển, hoàn thiện nhận thức cho học sinh, phát triển các kĩ năng và khả năng tư duy. N hư vậy, đ a số giáo viên cho rằng phiếu học tập co vai trò rất quan trọng nhưng về việc sử dụng các phiếu học tập sao cho hiệu quả thì giáo viên còn lúng túng. 2.2. Các phương tiện dạy học giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học. Bảng 2. Các lo ại p hương tiện dạy học giáo viên thường sử dụng trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy họ c Số lượng Tỉ lệ (%) Câu hỏi bằng kênh chữ 15 100 Công nghệ thô ng tin 3 20 Phiếu học tập 3 20 Tranh ảnh 5 33.3 Sơ đồ hó a các nội dung 2 13.3 Bản đồ 13 86.6 Bảng số liệu 10 66.6 Q ua bảng trên thì chúng ta thấy rằng: 100% giáo viên thường sử d ụng các câu hỏi bằng kênh chữ tro ng quá trình dạy học, sau đó b ản đ ồ ( 86.6%), 15 thinhk33@gmail.com
- Bảng số liệu (66 .6%). Trong khi phiếu học tập chỉ có 20%, Công nghệ thông tin (20%) và sơ đồ (13.3%). N hư vậy, đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương tiện truyền thống mang truyền thụ và cũng cố cho học sinh. Chúng tôi đ ã khảo sát 160 học sinh lớp 7 về sở thích của học sinh trước những hoạt động mà giáo viên phải đưa ra. Bảng 3. Sở thích của học sinh về các dạng hoạt động của giáo viên đưa ra. Các hoạt độ ng RT T IT KT HKT Đọc và phân tích bản đồ 25 40 43 40 12 Vẽ và phân tích biểu đồ 21 45 49 29 16 Điền sơ đồ nội dung 95 30 12 14 9 Làm việc với các p hiếu học tập 98 40 11 7 2 Phân tích các bản số liệu 23 37 50 30 20 Phân tích tranh ảnh 40 45 35 26 14 Q ua bảng trên có thể rút ra được một điều là: sở thích của họ c sinh là thiên về làm việc với các phiếu học tập với 86.25% số em học sinh thích đến rất thích. Sau đó là điền sơ đồ nội dung (78.1%), phân tích tranh ảnh (53.1%). Trong khi đó các em khô ng thích đọc và phân tích bản đồ với 59 .3% số em học sinh cho rằng ít thích đến ho àn toàn không thích, sau đó là vẽ và phân tích b iểu đồ (58.75%). So sánh với bảng 2 ta thấy rằng có sự mâu thuẫn giữa sở thích của họ c sinh và việc sử dụng phương tiện của giáo viên. Các p hương tiện mà giáo viên sử dụng nhiều như : Câu hỏi bằng kênh chữ, bản đồ, bảng số liệu thì học sinh lại không thích. Tro ng khi các phương tiện sử d ụng ít như: Phiếu học tập, sơ đồ thì các em lại rất thích. Q ua thực trạng trên, tổ ng kết 3 bảng số liệu thì có thể rú t ra một nhận xét là : “Cần thiết phải xây dựn g hệ thống phiếu học tập nhằm phục vụ có h iệu quả công tác dạy học đ ịa lí ở trường Trung học cơ sở”. 16 thinhk33@gmail.com
- CHƯƠNG II XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7. 1. Những tiền đề cơ bản. 1.1. Mục tiêu dạy học lớp 7. Môn học địa lí ở lớp 7 nhằm giúp họ c sinh có những kiến thức p hổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trư ờng đ ịa lí, về hoạt động của con người trên Trái đất và các châu lục. Góp p hần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đú ng đắn, giúp họ c sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, x ã hộ i xung quanh, phù hợp với các yêu cầu đất nước và của thế giới. N hận biết các đặc đ iểm tự nhiên, d ân cư, kinh tế của các châu lục và các khu vự c trên thế giới ngày nay, qua đó hiểu rõ mố i tương tác giữa các yếu tố địa lí với co n người trên các lãnh thổ khác nhau. Học sinh có kĩ năng quan sát, nhận xét tranh ảnh, sơ đồ, bảng số liệu để rút ra kiến thức địa lí. Sử d ụng tư ơng đố i thành thạo bảng đ ồ để nhận biết và trình bày một số hiện tượng địa lí trên các lãnh thổ và địa phương. Có thái độ đú ng đ ắn về các vấn đề mô i trường, các vấn đề về kinh tế, văn hó a xã hộ i ở các châu lục và trên thế giới. Từ những mục tiêu trên chính là những định hướng cơ bản để tạo đ iều kiện cho việc xây dựng hệ thống phiếu học tập trong dạy học địa lí lớp 7 Trường trung học cơ sở. 1.2.Nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 7. Nội dụng chương trình địa lí lớp 7 có 2 khối kiến thức rất rõ rệt: Ở khối kiến thức thứ nhất, học sinh được cung cấp những hiểu biết về thành phần nhân văn của mô i trường và các môi trường địa lí trên Trái Đất. Đ ây 17 thinhk33@gmail.com
- là phần hoàn chỉnh những kiến thức đại cương về Trái Đất mà các em đư ợc học ở lớp 6. Trong phần này, các em sẽ được họ c về các vấn đề về d ân số (d ân số thế giới, nguồn lao động, gia tăng dân số..), về dân cư và về loại hình quần cư (nông thôn, đô thị,… ). Đ ây là những thành phần rất quan trọng để tạo nên môi trường địa lí ngày nay. Ở khối kiến thức thứ hai, học sinh được cung cấp nhữ ng hiểu biết về thiên nhiên và con người ở các châu lục. Trong phần này, học sinh sẽ được tìm hiểu về các đặc đ iểm tự nhiên của các môi trường địa lí, và hoạt động kinh tế của con người ở các đới. Ở phần này, chúng ta thấy được rằng con người và môi trường có sự tác động qua lại với nhau. Chương trình được trình bày theo cấu trú c từ châu lục đến khu vực. Chương trình còn đề cặp đến những vấn đề quan trọng và cắp bách của thế giới. Đó là thiên tai, dân số, sự bùng nổ dân số, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường… Đó là những vấn đề mới và khó nên sách giáo khoa lớp 7 chỉ cung cấp những hiểu b iết cơ bản để cho học sinh bước đầu làm quen với các khái niệm, thuật ngữ. Sách giáo khoa địa lí lớp 7 khô ng chỉ có kênh chữ mà cò n có bản đồ, sơ đồ , hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt… K ênh hình khô ng chỉ d ừng lại ở chức năng minh họa mà quan trọng hơn, nộ i dung địa lí để phát huy trí lự c, khả năng tư duy cho học sinh. Với đặc đ iểm này, đò i hỏi phải sử dụng các phiếu học tập theo hướng học sinh phải khai thác kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Tóm lại, các bộ phận trong chương trình địa lí lớp 7 tạo thành mộ t hệ thố ng gắn bó chặt chẽ với nhau. V ậy nên, việc sử d ụng phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí lớp 7 sẽ tạo điều kiện liện kết hệ thố ng đó thành một khối và thố ng nhất. 18 thinhk33@gmail.com
- 1.3. Trình độ nhận thức của học sinh. Do đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội và sớm được tiếp cận các phương tiện thông tin hiện đại, học sinh trung học cơ sở ngày nay thu được mộ t khối lượng kiến thức thông tin về cuộc sống trong x ã hộ i nhiều hơn các thế hệ học sinh đi trước, nên các em tỏ ra tự tin hơn và các em đòi hỏ i m uốn tìm hiểu những vấn đ ề hiện đại hơn. Đặc biệt là những vấn đề cấp bách mang tính chất quốc gia, khu vực, toàn cầu. N hững vấn đề về cuộc sống thường ngày trực tiếp ảnh hưởng đ ến các em. N ăng lực quan sát của các em trở nên nhạy bén hơn và q uá trình nhận thức của học sinh trung họ c cơ sở không chỉ dừng lại ở chỗ ghi nhớ và mô tả các hiện tượng địa lý m à cao hơn là các em bước đầu đã có khả năng phân tích bản chất các hiện tượng, tìm ra mối liên hệ nhân quả để đi đến việc khái quát và hệ thống hó a kiến thức đ ã lĩnh hội. Trình độ phát triển trí dục, các đặc điểm về tâm sinh lý của các em ngày càng hoàn thiện. 2. Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các phiếu học tập. Q uá trình dạy học theo hướng phát triển tư duy độc lập cho học sinh có vai trò quan trọ ng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành cho học sinh khô ng chỉ là kiến thức mà còn là con đư ờng tự dành lấy kiến thức, rèn luyện p hương pháp học tập hợp lí, hình thành trong mỗi học sinh con người năng độ ng, sáng tạo và độ c lập về tư duy. Đ iều đó, p hụ thuộ c vào “Cái và Cách” (Cái ở đây là nội d ung thích hợp, cò n Cách chính là phương pháp truyền thụ của người thầy). Một trong nhữ ng con đường để đạt được mục tiêu đó chính là việc họ c thông qua giải quyết các phiếu họ c tập. Tuy nhiên, việc áp dụng các phiếu học tập trong quá trình dạy học hay không còn tùy vào chất lượng của các phiếu học tập. V ì vậy, việc x ây d ựng hệ thố ng các phiếu học tập phải đáp ứng mộ t số nguyên tắc cơ b ản sau đây: Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp. 19 thinhk33@gmail.com
- Đảm bảo tính kế thừa và phụ thuộ c lẫ n nhau. Đảm bảo tính phân hóa của cá c phiếu học tập. Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiệu quả. Đối với “nguyên tắc cơ bản gắn liền với tính tổng hợp” thì khi x ây dựng bất kỳ nội d ung nào thì phải chú ý đến các thô ng tin cơ bản, những mối liên hệ nhân quả, những quy luật và những kĩ năng và phương p háp học tập cơ bản. Vì đây là những kiến thức cơ bản mà trong quá trình giải q uyết các phiếu học tập ở mứ c độ cao hơn thì học sinh phải huy đ ộng tổ ng hợp những kiến thức cơ b ản này. Đảm bảo tính kế thừa và phụ thuộc lẫn nhau: Nội dung chương trình địa lí lớp 7 đã mang sẵn tính kế thừa và phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau, nội dung trước làm nền tảng cho nội dung sau và nộ i dung sau thông thường phát triển cho nội dung trước. Vì vậy, khi x ây d ựng hệ thố ng các phiếu học tập cho các bào lên lớp địa lí lớp 7 thì chú ng ta phải theo trình tự phần, chương theo như chư ơng trình và nội d ung sách giáo khoa. Đảm bảo tính phân hóa của các phiếu học tập: Các phiếu học tập chỉ trở thành động lực thúc đẩy sự học tập tích cực của họ c sinh khi chúng đ ược soạn thảo đảm bảo tính vừa sức. Khi xây dựng hệ thố ng phiếu học tập cần xác đ ịnh loại bài tập nào cơ bản, điển hình, đơn giản phù hợp với đa số học sinh trung bình. Từ những b ài tập cơ bản đó thì chúng ta biến hó a để trở thành những bài phức tạp hơn cho một số học sinh giỏi. Tính phân hóa của hệ thống phiếu học tập sẽ cho phép giáo viên tổ chức các hoạt độ ng trong quá trình dạy học hợp lí, phù hợp với nhiều đối tượng có sự phân hó a khác nhau. Đ ể đ ảm bảo “Tính thực tiễn và tính hiệu quả” thì hệ thống của các phiếu họ c tập phải có vai trò là cầu nố i giữa lí thuyết với thự c tiễn, giữa nhà trường đố i với đời sống sản xuất. Hệ thố ng p hiếu học tập được xem như là phương tiện không chỉ để học sinh nắm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo mà còn hình thành phẩm chất tốt đẹp cho mỗi công dân mới. 20 thinhk33@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án phần mềm quản lý khách sạn - Ngô Văn Bình - 2
11 p | 273 | 74
-
Đề tài: " Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ. "
85 p | 178 | 37
-
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
10 p | 243 | 33
-
Đề tài: Xây dựng các phiếu học tập để hệ thống hóa các kiến thức phần tiến hóa
25 p | 146 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng một số phần mềm dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần Hóa học vô cơ lớp 9
113 p | 113 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, sử dụng một số phần mềm để dạy học và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm cho phần Hóa học vô cơ lớp 9
120 p | 96 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chữ ký mù và ứng dụng trong bỏ phiếu kín trực tuyến
69 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đánh giá một số kỹ năng dạy học toán của giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp
23 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn