XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG <br />
TÂY NGUYÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH<br />
ThS Vũ Thái Dũng1<br />
<br />
<br />
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc là ngọn cờ tập hợp <br />
các lực lượng cách mạng, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã <br />
hội. Tư tưởng đó đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, <br />
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là nền tảng tư <br />
tưởng, kim chỉ nam cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về <br />
công tác vận động đồng bào các dân tộc miền núi trong quá trình đấu tranh vì <br />
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.<br />
Trong công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước <br />
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặt ra <br />
là đoàn các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phát huy sức <br />
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo <br />
vệ Tổ quốc, chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, phản <br />
động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.<br />
Tây Nguyên là vùng đất có đặc điểm khác biệt về địa lý, kinh tế, văn hoá <br />
xã hội, với số lượng lớn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Nơi đây được <br />
coi là vùng trọng điểm về vấn đề dân tộc an ninh quốc phòng nên luôn được <br />
Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là công tác vận động đồng bào các dân tộc <br />
thiểu số trên địa bàn. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc <br />
và đoàn kết các dân tộc, cũng như việc quán triệt tư tưởng này vào việc xây <br />
dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong khối đoàn <br />
kết toàn dân có giá trị lý luận và thực tiễn mang tính cấp bách và lâu dài.<br />
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết các dân <br />
1<br />
Viện Lịch sử Đảng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
1<br />
tộc<br />
Điểm đặc sắc khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc chính là: <br />
Các dân tộc tuy khác nhau nhưng họ là anh em của nhau, đồng bào của nhau. <br />
Nghĩa là các dân tộc với các phong tục, tập quán, văn hoá… khác nhau, rất đa <br />
dạng nhưng các dân tộc không tách biệt nhau, đều có chung một gốc, một dòng <br />
máu, chung một tổ tiên Đồng bào. Do đó, tình cảm giữa các dân tộc là tình cảm <br />
anh em ruột thịt, tình cảm gia đình, không phân biệt người Kinh hay người <br />
Thượng, từ miền núi đến miền xuôi đều là anh em một nhà. Tư tưởng đặc sắc <br />
về dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong các bài nói, bài phân tích và <br />
trong hành động của Người. Người thường đặt chữ đồng bào trước tên riêng của <br />
mỗi dân tộc, mỗi nhóm dân tộc, mỗi cộng đồng có nhiều dân tộc cùng sinh sống.<br />
Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19<br />
41946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê <br />
Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, <br />
đều là anh em ruột thịt”2. Hay trong thư gửi các cháu học sinh miền núi nhân dịp <br />
khai giảng ngày 1931955, Người cùng căn dặn: “Các cháu thuộc nhiều dân <br />
tộc ở nhiều địa phương, nhưng các cháu đều là con em của đại gia đình chung: <br />
Là gia đình Việt Nam”3.<br />
Quan điểm đặc sắc về dân tộc là anh em ruột thịt, Hồ Chí Minh nêu lên <br />
nguyên tắc rất đặc sắc về vấn đề dân tộc ở Việt Nam: Sự bình đẳng, đoàn kết <br />
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như người trong một gia đình. Đây là quan điểm <br />
nhân văn, nhân ái của Người, luôn xuất phát từ tình cảm chân thành và sâu sắc <br />
với đồng bào mình.<br />
Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền <br />
thống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong trường kỳ lịch sử, được <br />
<br />
2<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.217.<br />
3<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.496.<br />
2<br />
phản ánh trong các truyền thuyết, nó cũng xuất phát từ quan điểm lấy dân làm <br />
gốc “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu vẫn xong”, Người <br />
luôn coi các mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng Hồ <br />
Chí Minh, sự bình đẳng giữa các dân tộc là sự bình đẳng toàn diện về kinh tế, <br />
văn hoá chính trị xã hội trên tinh thần các dân tộc là chủ nhân của đất nước, bình <br />
đẳng về quyền lợi và trách nhiệm. Tinh thần đó được thể hiện ngay từ buổi đầu <br />
mới giành được độc lập và xuyên suốt trong tư tưởng của Người cũng như trong <br />
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số <br />
nước nhà. Trước khi diễn ra Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, tại Hà Nội <br />
cũng đã diễn ra Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc ngày 0312<br />
1945. Tại hội nghị này trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: “Nhờ sức đoàn <br />
kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc <br />
lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như <br />
anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân biệt nòi giống, tiếng nói gì nữa. <br />
Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc <br />
lập càng cần phải đoàn kết hơn nữa”4. <br />
Người còn nhấn mạnh: “Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: <br />
1. Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao <br />
nhiêu bất bình (đẳng) trước sẽ sửa chữa đi. <br />
2. Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: <br />
a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng; <br />
b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc. Các dân <br />
tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng <br />
được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”5... <br />
<br />
4<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.110.<br />
5<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.110.<br />
3<br />
Có thể nói, trong suy nghĩ và tình cảm của mình, Người luôn coi các dân <br />
tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà, là thành viên <br />
không thể chia cắt của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.<br />
Cũng trong lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt <br />
Nam ngày 3121945, Người đã chỉ rõ:<br />
“Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:<br />
Các dân tộc sẽ được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng <br />
giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”6. <br />
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn toát lên tình thương yêu vô bờ bến <br />
đối với đồng bào các dân tộc trên đất nước ta. Người nhắc nhở, căn dặn cán bộ, <br />
quân, dân phải luôn thương yêu các dân tộc, luôn chăm lo đến lợi ích của đồng <br />
bào. Người nhắc nhở các dân tộc đa số và thiểu số “phải thương yêu nhau, phải <br />
kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hành phúc chung của chúng ta và <br />
con cháu chung ta”, “là anh em ruột thịt, chúng ta sống chế có nhau, sướng khổ <br />
cùng nhau, no đói giúp nhau”7.<br />
2. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng và củng cố khối đại <br />
đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh<br />
Tây Nguyên là khu vực địa lý dân tộc rộng lớn, đóng vai trò trong yếu <br />
trong tiến trình phát triển của đất nước ta. Từ lâu Tây Nguyên là địa bàn sinh <br />
tụ của những dân tộc thiểu số thuộc hai ngữ hệ: Nam Á (Nhóm Môn Khơme <br />
bao gồm các dân tộc như: Ba Na, Xê Đăng, Cơ Ho, Mơ Nông, Gié Triêng, Mạ, <br />
H Rê, BRâu, Rơ Măm) và Nam Đảo (Nhóm MalayoPolynesia bao g ồm: Gia <br />
Rai, Ê Đê, Chu Ru, Ra Glai).<br />
Việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên <br />
là một trong những công tác quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Vận động <br />
<br />
6<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.110.<br />
7<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.217218.<br />
4<br />
đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên phải gắn với những nguyên tắc, <br />
phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh.<br />
2.1. Những nguyên tắc đoàn kết các dân tộc vùng Tây Nguyên theo tư <br />
tưở ng Hồ Chí Minh<br />
Nguyên tắc thứ nhất: Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc là bảo đảm <br />
tốt hơn những lợi ích của Tổ quốc, tạo điều kiện phát triển và thực hiện <br />
quyền bình đẳng các dân tộc cho đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên. Theo <br />
tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết phải xây dựng trên cơ sở <br />
bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi của đồng bào <br />
các dân tộc. Khối đại đoàn kết sẽ làm tăng sức mạnh cho tấm lá chắn bảo vệ <br />
biên giới phía Tây của Tổ quốc, tạo đà phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện <br />
để các dân tộc Tây Nguyên được đóng gió sức lực và trí tuệ của mình vào sự <br />
nghiệp phát triển đất nước.<br />
Nguyên tắc thứ hai: Tin vào dân, dựa vào dân, vì dân, là một nguyên tắc <br />
cơ bản trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, cũng nguyên tác quan <br />
trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây <br />
Nguyên. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Nước lấy dân làm gốc”; “Chở thuyền <br />
là dân, lật thuyền cũng là dân”. Nguyên tắc này được Người khái quát ngắn <br />
gọn nhưng vô cùng sâu sắc: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”8 và <br />
“Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” 9. Có thể nói <br />
mọi tư tưởng, mọi sáng tạo của Người đều xuất phát từ lòng thương yêu, <br />
kinh trọng, tin t ưởng ở nhân dân.<br />
Nguyên tắc thứ ba: Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh <br />
đạo; đại đoàn kết lâu dài, bền vững giữa các dân tộc thiểu số vùng Tây <br />
Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ <br />
<br />
8<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.544.<br />
9<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.79.<br />
5<br />
nghĩa. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh có phạm <br />
vi rộng lớn, nhưng không phải tập hợp lỏng lẻo, hỗn độn mà là một tập hợp <br />
có tổ chức. Lực lượng đại đoàn kết bao gồm tất cả các giai tầng xã hội, các <br />
ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, các tôn giáo… hợp thành mặt trận <br />
dân tộc thống nhất r ộng rãi.<br />
Nguyên tắc thứ tư: Đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn giữa các <br />
dân tộc vùng Tây Nguyên với nhau. Trong bu ổi nói chuyện với đoàn đại biểu <br />
các dân tộc ít người dự lễ kỷ niệm ngày 151959, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn <br />
dặn “Phải hoà thuận, đoàn kết giúp đỡ nhau tận tình, phải nghĩ đến lợi ích <br />
chung mà đừng nghĩ đến lợi ích riêng”10. Người luôn coi các dân tộc dù là đa <br />
số hay thiểu số, dù là người Mán hay người Mường cũng đều là anh em một <br />
nhà, anh em ruột thịt. S ự khác biệt giữa các dân tộc chủ yếu là phân biệt bởi <br />
yếu tố tinh thân như phong tục, tập quán, tâm lý, lòng tự tôn dân tộc, ngôn <br />
ngữ…<br />
2.2. Những phương pháp đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây <br />
Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh<br />
Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng: Tuyên <br />
truyền giáo dục là để quần chúng thấm nhuần lý luận cách mạng, khi đã thấm <br />
nhuần lý luận cách mạng, phải tiến hành vận động, lôi kéo quần chúng, hiệu <br />
triệu họ đứng lên làm cách mạng, có như vậy mới chuyển hoá đượ c sức <br />
mạnh tiềm tàng của quần chúng thành lực lượng của cách mạng. Chủ tịch Hồ <br />
Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực trong vi ệc v ận động đoàn kết giữa <br />
đồng bào các dân tộc. Để tuyên truyền, vận động quần chúng có hiệu quả, <br />
Người yêu cầu phải tuyên truyền cụ thể, thiết thực. Các vấn đề phải rành <br />
mạch, ý tứ rõ ràng, không dây cà ra dây muống, đặc biệt là viết cho đồng bào <br />
dân tộc thiểu số. Trong bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, Người chỉ ra <br />
<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.431.<br />
10<br />
<br />
<br />
6<br />
một phương pháp tuyên truyền giáo dục rất đặc sắc, phù hợp với trình độ <br />
nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, Người viết: “Mỗi lớp huấn luyện như <br />
thế, học một việc cụ thể, thi ết th ực. M ột là gì, hai là gì, rồi ba bốn năm là gì. <br />
Làm như thế nào. Học mười ngày rồi về đi làm. Họ làm rất tốt. Họ làm <br />
khoảng 6 tháng, hết tủ, họ lại về học l ần n ữa” 11.<br />
Phương pháp tổ chức: Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo, là linh hồn <br />
khối đại đoàn kết, Đảng Cộng sản phải đượ c xây dựng trong sạch, vững <br />
mạnh. Trong di sản tư tưởng H ồ Chí Minh, có một bộ phận hết sức quan <br />
trọng, đó là xây dựng Đảng. Trong tư tưởng về xây dựng Đảng của Người có <br />
rất nhiều nội dung phong phú, nhìn từ góc độ chiến lược đại đoàn kết, có thể <br />
khái quát những luận điểm của Người về xây dựng một Đảng Cộng sản trí <br />
tuệ, cách mạng, thống nhất. Ch ỉ có một Đảng như thế mới đủ sức tập hợp và <br />
lãnh đạo dân tộc, mới có thể có được một khối đại đoàn kết toàn dân vững <br />
chắc. Bên cạnh tổ chức Đảng lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn <br />
mạnh đến việc tập hợp đoàn kết dân tộc trong các đoàn thể quần chúng, đây <br />
là cơ sở để hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất, là tổ chức quan trọng của <br />
khối đại đoàn kết toàn dân. <br />
Phương pháp kết hợp hiệu quả các giải pháp ứng xử nhằm xây dựng <br />
thành công khối đại đoàn kết toàn dân tộc vùng Tây Nguyên: Tây Nguyên là <br />
vùng đất có vị trí chiến lược quan tr ọng trong hành lang biên giới phía Tây của <br />
Tổ quốc, đây cũng là nơi tập trung đông đảo nhiều dân tộc, đặc biệt là đồng <br />
bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, kẻ địch luôn lợi dụng triệt để đồng bào <br />
nơi đây nhằm nô dịch, bóc lột nặng nề và tuyên truyền sai lệch về chủ <br />
trương, đường lối của Đảng ta, với những thế lực này, cần chủ động, kiên <br />
quyết tiến công tiêu diệt trên cơ sở phân hoá chúng. Đối với đồng bào các dân <br />
tộc vùng Tây Nguyên, trong quá trình xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, <br />
<br />
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.129.<br />
11<br />
<br />
<br />
7<br />
phần lớn các dân tộc Tây Nguyên đã gắn bó với Đảng, với cách mạng. Tuy <br />
nhiên, không thể tránh khỏi sự lôi kéo, phá hoại khối đại đoàn kết của các thế <br />
lực thù địch với nhiều chiêu bài khác nhau, gây kích động các phần tử quá <br />
khích hoặc mê muội đồng bào do hiểu biết còn hạn chế. Chúng ta cần mềm <br />
mỏng, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đồng bào yên ổn làm ăn, tạo điều <br />
kiện hơn nữa giúp đồng bào ổn định đời sống vật chất và tinh thần, hướng <br />
theo Đảng và Bác Hồ.<br />
<br />
<br />
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, gọi chung là dân tộc Việt Nam, <br />
gồm 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại là các <br />
dân tộc thiểu số. Phần l ớn các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng miền núi, <br />
vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đây là những địa bàn có vị trí chiến <br />
lược về an ninh, kinh t ế, quốc phòng. Chính vì vậy, việc đoàn kết các dân tộc <br />
thiểu số trong cộng đồng thống nhất các dân tộc Việt Nam là vấn đề có ý <br />
nghĩa chiến lược của cách mạng, nhằm phát huy truyền thống yêu nước và <br />
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, <br />
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Thấm nhuần tinh thần, t ư t ưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh, suốt chiều dài lịch sử đất nước, các đồng bào các dân tộc thiểu số miền <br />
Nam, trong đó có các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cùng với đồng bào các dân <br />
tộc cả nước nguyện một lòng son sắt đi theo con đườ ng mà Đảng và Bác Hồ <br />
đã lựa chọn; quyết tâm thực hiện lời dạy của Người: "Đoàn kết, đoàn kết, <br />
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công"; không ngừng nâng cao <br />
cảnh giác, kiên quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn <br />
kết các dân tộc; chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước phát <br />
triển toàn diện, bền vững trong xu th ế h ội nh ập và phát triển./.<br />
<br />
<br />
8<br />