Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG<br />
BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG DỰA TRÊN<br />
“DẤU VÂN TAY HÓA HỌC” VÀ “DẤU VÂN TAY SINH HỌC”<br />
Nguyễn Thị Mỹ Nương*, Nguyễn Thái Hoàng Tâm*, Hồ Huỳnh Thùy Dương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan: Y học cổ truyền (YHCT) đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước trong<br />
đó có Việt Nam.Tuy nhiên, hạn chế lớn cho sự phát triển của YHCT là chưa kiểm soát tốt chất lượng và độ ổn<br />
định của các sản phẩm YHCT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân<br />
tay sinh học” của bài thuốc Hoàng Liên Giải Độc Thang (HLGĐT) nhằm góp phần vào việc kiểm soát chất lượng<br />
bài thuốc.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Các nguyên liệu thành phần và cao chiết nước của bài thuốc HLGĐT được<br />
xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dựa trên Dược điển Việt Nam. Phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc<br />
ký lỏng cao áp (HPLC) được sử dụng để phân tích thành phần hóa học của dược liệu và bài thuốc. Phương<br />
pháp real-time RT-PCR được dùng để xác định sự thay đổi biểu hiện các gene “chỉ thị” ở tế bào HeLa dưới<br />
tác động của bài thuốc.<br />
Kết quả và bàn luận: Nguyên liệu và bài thuốc HLGĐT đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở. “Dấu vân<br />
tay hóa học” được xác định bằng kĩ thuật HPLC với chất chuẩn là baicalin cho thấy một phổ sắc ký ổn định giữa<br />
các mẻ thuốc khác nhau.Trong 6 gene khảo sát là FAM129A, SERPINE2, GDF15, DDIT3, STC2, TRIB3 ở tế<br />
bào HeLa được xử lý với bài thuốc, 3 geneGDF15, STC2, TRIB3 có biểu hiện tăng ổn định giữa các mẻ thuốc<br />
khác nhau. Các gene này được đề xuất sử dụng như “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc HLGĐT.<br />
Kết luận: Phương pháp “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học” có thể được sử dụng bổ sung một<br />
cách hiệu quả cho các kiểm nghiệm dược học truyền thống để đánh giá chất lượng và độ ổn định của bài thuốc.<br />
Từ khóa: Tiêu chuẩn chất lượng bài thuốc, Hoàng liên giải độc thang, “dấu vân tay hóa học”, “dấu vân tay<br />
sinh học”.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ESTABLISHMENT OF CRITERIA FOR QUALITY CONTROL OF HOANG LIEN<br />
GIAI DOC THANG FORMULA BASED ON CHEMICAL AND BIOLOGICAL “FINGERPRINTS”<br />
Nguyen Thi My Nuong, Nguyen Thai Hoang Tam, Ho Huynh Thuy Duong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 209 - 215<br />
Introduction: Traditional medicine (TM) plays an important role in health care system of many countries<br />
including Vietnam. Nevertheless, lack of quality and reproducibility control of TM products severely hampers the<br />
development of TM. In this study, we established “chemical fingerprinting” as well as “biological fingerprinting”<br />
of Hoang Lien Giai Doc Thang (HLGDT, Huang LianJie Du Tang in Chinese) decoction as a contribution to<br />
quality control of the formula.<br />
Materials and methods: The five components and HLGDT decoction were tested for acceptance criteria<br />
according to Vietnamese Pharmacopoiea. Thin-layer chromatography and high-pressure liquid chromatography<br />
(HPLC) were used to analyze chemical composition of ingredients and the whole decoction. Change of gene<br />
* Khoa Y học Cổ Truyền – Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Triết<br />
ĐT: 0977128389<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
email: thanhtrietnguyen@ymail.com<br />
<br />
209<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
expression in HeLa cells treated with HLGDT was determined by real-time RT-PCR.<br />
Results and discussion: Ingredients and HLGDT decoction fulfilled the required acceptance criteria.<br />
“Chemical fingerprint”, established by HPLC using baicalin as standard, showed reproducible<br />
chromatographic profile among different batches. Among the six genes FAM129A, SERPINE2, GDF15,<br />
DDIT3, STC2, TRIB3 studied, three genes GDF15, STC2, TRIB3 expressed stable upregulation when HeLa<br />
cells were treated with HLGDT at different batches. These genes were suggested to be used as “biological<br />
fingerprint” for HLGDT formula.<br />
Conclusion: Chemical/biological “fingerprints” can be efficiently used as complementary tools to traditional<br />
pharmacological tests for quality and reproducibility control of traditional herbal medicine.<br />
Keywords: Quality control, Hoang lien giai doc thang, chemical fingerprint, biological fingerprint.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
trên vài thành phần hóa học hiện diện với<br />
<br />
Theo WHO (2011), 70% - 95% dân số ở hầu<br />
hết các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi,<br />
Mỹ Latin, và Trung Đông sử dụng y học cổ<br />
truyền (YHCT) cho chăm sóc sức khỏe ban đầu.<br />
Ngay cả ở một số nước công nghiệp hóa như<br />
Canada, Pháp, Đức, Ý, tỷ lệ người sử dụng<br />
YHCT ít nhất một lần trong đời cũng xấp xỉ 70%<br />
- 90%. Tuy vậy, sự thiếu các bằng chứng khoa<br />
học về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của<br />
các phương pháp và sản phẩm YHCT là một<br />
trong những hạn chế lớn cho sự phát triển của<br />
YHCT. Từ đó, WHO đã đề ra các định hướng<br />
phát triển của YHCT, trong đó nhấn mạnh việc<br />
đảm bảo chất lượng và tính ổn định của các sản<br />
phẩm YHCT(10).<br />
<br />
hàm lượng nhất định trong dược liệu sử dụng.<br />
<br />
Khác với các dược phẩm Tây y là những chất<br />
<br />
(biological fingerprint) được đề xuất và được<br />
<br />
tinh khiết, YHCT sử dụng cao chiết từ một loại<br />
<br />
xây dựng dựa trên biểu hiện tăng hay giảm ổn<br />
<br />
dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại để tạo tác<br />
<br />
định của một số gene “chỉ thị” khi tế bào đáp<br />
<br />
động phối hợp, đa mục tiêu lên cơ thể người<br />
<br />
ứng với thuốc<br />
<br />
bệnh. Vì vậy bài thuốc cổ truyền thường chứa vô<br />
<br />
được xem là ổn định nếu các mẻ khác nhau<br />
<br />
số chấtvới thành phần và tỷ lệ các dược chất thay<br />
<br />
đều làm các gene “chỉ thị” tăng giảm biểu hiện<br />
<br />
đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như thổ nhưỡng, khí<br />
<br />
một cách lặp lại.<br />
<br />
hậu, loài,…Đó là khó khăn chính của việc kiểm<br />
soát chất lượng các sản phẩm YHCT. Để giải<br />
quyết vấn đề này, bên cạnh các kiểm nghiệm<br />
dược học tiêu chuẩn, người ta còn sử dụng các<br />
“dấu ấn” (marker) đặc trưng cho từng loại dược<br />
liệu và bài thuốc (5, 11). Loại “dấu ấn” thứ nhất,<br />
còn được gọi là “dấu vân tay hóa học”<br />
(chemical fingerprint), được xây dựng dựa<br />
<br />
210<br />
<br />
Thông thường, bằng phương pháp HPLC,<br />
người ta xác định phổ sắc ký của một số đơn<br />
chất đặc trưng có trong dược liệu/bài thuốc,<br />
dựa trên các chất chuẩn tương ứng. Như vậy,<br />
sự duy trì một phổ sắc ký giống nhau giữa các<br />
mẻ dược liệu/bài thuốc của các chất trên giúp<br />
đánh giá sự ổn định của dược liệu/bài thuốc.<br />
Tuy nhiên, do sự phức tạp về thành phần hóa<br />
học của bài thuốc cũng như về các tương tác<br />
và chuyển hóa giữa chúng, sự ổn định của vài<br />
chất chuẩn chưa cho phép đánh giá chính xác<br />
tác động sinh học, vốn là mục đích sử dụng<br />
cuối cùng. Vì vậy “dấu vân tay sinh học”<br />
<br />
(9)<br />
<br />
. Như vậy, bài thuốc tạo ra sẽ<br />
<br />
Hoàng Liên Giải Độc Thang (HLGĐT) là<br />
một bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh<br />
nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh viêm, nhọt.<br />
Bài thuốc có khả năng ức chế sự tăng trưởng<br />
tế bào trên cả ba dòng tế bào ung thư HeLa,<br />
MCF-7 và NCI-H460(8), cảm ứng dòng tế bào<br />
HeLa chết theo chương trình (apoptosis)(7).<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng<br />
“dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh<br />
học” nhằm góp phần vào việc kiểm soát chất<br />
lượng bài thuốc HLGĐT.<br />
<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
Bài thuốc HLGĐT gồm các thành phần và<br />
cân lượng như sau: Hoàng liên (Coptischinensis)<br />
30g, Hoàng bá (Phellodendronchinense) 30g,<br />
Hoàng cầm (Scutellariabaicalensis) 30g, Bạch<br />
thược (Paeonialactiflora) 20g, Chi tử (Gardenia<br />
jasminoides) 20g. Công thức bài thuốc và các dược<br />
liệu được cung cấp bởi khoa Y học cổ truyền,<br />
trường ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Các chất<br />
chuẩn baicalin và berberin được mua từ Sigma<br />
với độ tinh sạch > 99%.<br />
<br />
Phương pháp sắc thuốc.<br />
Dược liệu được đun trong nước đến sôi rồi<br />
để ở nhiệt độ 70-80oC trong 3 giờ. Sau đó, dịch<br />
chiết được cô cách thủy ở nhiệt độ 70-80oC đến<br />
khi đạt thể tích 90ml (1g dược liệu/ml dịch chiết),<br />
ly tâm 4000g trong 15 phút để loại cặn. Dịch chiết<br />
nước sử dụng trong các thử nghiệm được pha<br />
loãng trong môi trường nuôi cấy tế bào đến<br />
nồng độ cần khảo sát, lọc qua màng lọc vô trùng<br />
0,22µm và sử dụng trong ngày.<br />
<br />
Phương pháp xác định tiêu chuẩn cơ sở của<br />
bài thuốc và các vị.<br />
Các phương pháp xác định độ ẩm, hàm<br />
lượng tro, phân tích định tính, định lượng dược<br />
liệu được tiến hành theo phụ lục 5, 9, 12 của<br />
Dược điển Việt Nam (lần xuất bản thứ 4). Các<br />
phương pháp này do Trung tâm Sâm và Dược<br />
liệu Tp Hồ Chí Minh thực hiện.<br />
<br />
Phương pháp sắc kí lớp mỏng.<br />
Dược liệu được hòa vào hỗn hợp dung môi<br />
n-butanol:acetic acid:nước (7:1:2) đối với Hoàng<br />
liên và Hoàng bá; dung môi toluene:ethyl<br />
acetate:formic acid (2:3:2.2) đối với Hoàng cầm;<br />
dung môi chloroform:methanol:nước (65:35:10)<br />
và ethyl acetate:acetone:formic acid:nước<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(5:5:1:1) đối với Chi tử. Sau đó chấm mẫu lên bản<br />
sắc kí Silicagel 60F254, quan sát dưới ánh sáng<br />
thường, tia UV với bước sóng 254nm và 365nm<br />
hoặc thuốc thử Dragendroff (đối với Hoàng liên,<br />
Hoàng bá), FeCl3 (Hoàng cầm, Bạch thược),<br />
H2SO4 (Chi tử). Phương pháp được thực hiện tại<br />
Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Phương pháp HPLC.<br />
Baicalin (Sigma) được sử dụng làm chất<br />
chuẩn cho phân tích nước sắc bài thuốc Hoàng<br />
liên giải độc thang. Điều kiện HPLC bao gồm:<br />
máy HPLC Shimadzu, cột Supelcosil LC-18<br />
(150mm x 4,6mm, 5µm), dung môi gồm 3,4g Kali<br />
dihydrogen phosphate vào 1,7g natri lauryl<br />
sulfat trong 1l hỗn hợp nước-acetonitril (1:1).<br />
Phân tích bằng đầu dò PDA tại bước sóng<br />
254nm. Phương pháp này được thực hiện tại<br />
Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học Tự nhiên.<br />
<br />
Phương pháp Realtime RT-PCR.<br />
Phương pháp này được sử dụng để xác<br />
định sự thay đổi biểu hiện gene khi tế bào<br />
được xử lý với thuốc. Trước tiên, tế bào HeLa<br />
được ủ với bài thuốc HLGĐL tại nồng độ IC50<br />
(đã xác định ở những công trình trước) hoặc<br />
với nước cất ở nồng độ tương đương (đối<br />
chứng). RNA của tế bào được tách chiết bằng<br />
RNeasy mini kit (Qiagen), phiên mã ngược<br />
thành cDNAvới reverse transcriptase (Biorad). Phản ứng real-time PCR với cặp mồi đặc<br />
hiệu (bảng 1) cho từng gene được thực hiện<br />
với chất phát huỳnh quang là EVAgreen.<br />
Chương trình nhiệt được thiết lập trên máy<br />
realtime RT-PCR (Bio-rad) gồm 95°C - 30 giây,<br />
60oC - 30 giây và 72oC - 30 giây, 44 chu kì và<br />
phân tích đường cong nóng chảy từ 55oC đến<br />
95oC.<br />
Mức độ tăng biểu hiện gene được tính bằng<br />
công thức: x = 2-ΔΔCt.<br />
Trong đó: ΔΔCt = ΔCt cảm ứng –ΔCt không cảm<br />
ứng.<br />
ΔCt = Ct gene mục tiêu – Ct gene chứng nội (gene<br />
GAPDH).<br />
Ct: Chu kì ngưỡng<br />
<br />
211<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1. Các mồi sử dụng trong phản ứng realtime RT-PCR với các gene nghiên cứu.<br />
Ký hiệu mồi<br />
<br />
Trình tự<br />
<br />
pf GADPH*<br />
<br />
GAAGGTGAAGGTCGGAGTC<br />
<br />
Nguồn<br />
<br />
pr GADPH*<br />
<br />
GAAGATGGTGATGGGATTTC<br />
<br />
pf FAM129A<br />
<br />
GAGAAGGGTCACTATGGTTCC<br />
<br />
pr FAM129A<br />
<br />
CCACGTCCTCTTTCTGTCATTC<br />
<br />
pf GDF15*<br />
<br />
CGAAGACTCCAGATTCCGAGAG<br />
<br />
pr GDF15*<br />
<br />
CCAGCCGCACTTCTGGC<br />
<br />
pr TRIB3*<br />
<br />
TGCCCTACAGGCACTGAGTA<br />
<br />
pr TRIB3*<br />
<br />
GTCCGAGTGAAAAAGGCGTA<br />
<br />
pf DDIT3*<br />
<br />
AAGTGGCTACTGACTACCCTCTCACT<br />
<br />
pr DDIT3*<br />
<br />
AAGCCTTCCCCCTGCGTAT<br />
<br />
pf STC2<br />
<br />
CCGGGTGATAGTGGAGATG<br />
<br />
pr STC2<br />
<br />
TTCTGCTCACACTGAACCTG<br />
<br />
pf SERPINE2*<br />
<br />
CACATCAGCACCAAGACCATAGAC<br />
<br />
pr SERPINE2*<br />
<br />
TGCCAAGAACTTTCAGCGG<br />
<br />
Ikeguchi và cs, 2002<br />
<br />
de Wit và cs, 2005<br />
<br />
(4)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Miyoshi và cs, 2009<br />
Akatsu và cs,2007<br />
<br />
Ifon và cs, 2005<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Ghi chú: *Mồi trích từ các công bố trước đây, các mồi còn lại do chúng tôi thiết kế bằng phần mềm từ website.<br />
http://sg.idtdna.com/scitools/Applications/RealTimePCR/default.aspx<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Trước tiên chúng tôi kiểm nghiệm các<br />
nguyên liệu thành phần, sau đó xây dựng “dấu<br />
<br />
vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học” cho<br />
bài thuốc HLGĐT.<br />
<br />
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở nguyên liệu<br />
Bảng 2. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở của các dược liệu thành phần.<br />
Các chỉ tiêu<br />
<br />
Soi bột<br />
<br />
Độ ẩm (%)<br />
Tro toàn phần<br />
(%)<br />
Tro không tan<br />
trong HCl (%)<br />
<br />
Hoàng liên<br />
Hoàng cầm<br />
Hoàng bá<br />
Bạch thược<br />
Chi tử<br />
Màu vàng nâu, tinh bột tập Màu nâu đỏ, hạt Màu vàng tươi, có Màu vàng nhạt, hạt Màu vàng nâu, hạt<br />
trung thành đám, có sự hiện tinh bột tròn, có các mảnh mô mềm, tinh bột tròn nằm tinh bột tròn tập trung<br />
diện của mảnh mô mềm, mảnh mô mềm, tế mảnh bần, mảnh sợi rải rác hay tụ lại thành khối, có mảnh<br />
bào đá mạch dày, có tinh thể calci trong mô mềm, tinh nội nhũ, sợi nhỏ,<br />
mô cứng, mảnh bần và rải<br />
oxalate dạng lăng thể calci oxalate tụ mảnh biểu bì vỏ quả<br />
nhiều<br />
rác những tế bào đá. Nhiều<br />
sợi tập trung thành bó<br />
thành bó<br />
trụ<br />
4,45 ± 0,176<br />
12,99 ± 0,066<br />
9,20 ± 0,113<br />
8,12 ± 0,047<br />
7,32 ± 0,096<br />
55,25 ± 0,458<br />
<br />
5,45 ± 0,137<br />
<br />
9,13 ± 0,067<br />
<br />
3,58 ± 0,071<br />
<br />
3,94 ± 0,182<br />
<br />
42,38 ± 0,463<br />
<br />
0,38 ± 0,015<br />
<br />
0,16 ± 0,010<br />
<br />
0,08 ± 0,008<br />
<br />
0,21 ± 0,210<br />
<br />
-Có màu xanh lơ,<br />
nhanh chóng chuyển<br />
-Alkaloid (+)<br />
-Flavonoid (+)<br />
-Alkaloid (+)<br />
-Flavonoid (+) sang màu nâu rồi nâu<br />
tía khi nhỏ H2SO4 lên<br />
cắn dịch chiết<br />
Sắc kí đồ mẫu khảo sát cho Sắc kí đồ mẫu Sắc kí đồ mẫu khảo Sắc kí đồ mẫu<br />
Sắc kí đồ mẫu khảo<br />
các vết có giá trị Rf và màu<br />
khảo<br />
khảo<br />
sát cho các vết có<br />
sát cho các vết có giá<br />
sắc tương đồng với giá trị Rf sát cho các vết có giá trị Rf và màu sắc sát cho các vết có trị Rf và màu sắc<br />
Định tính bằng và màu sắc của berberin giá trị Rf và màu tương đồng với giá giá trị Rf và màu tương đồng với giá trị<br />
chuẩn<br />
sắc ký lớp mỏng<br />
sắc tương đồng<br />
trị Rf và màu sắc<br />
sắc tương đồng<br />
Rf và màu sắc của<br />
với giá trị Rf và của berberin chuẩn với giá trị Rf và<br />
dược liệu đối chiếu<br />
màu sắc của dược<br />
màu sắc của dược<br />
liệu đối chiếu<br />
liệu đối chiếu<br />
berberin<br />
baicalin<br />
berberin<br />
flavonoid<br />
Hàm lượng cắn toàn<br />
Định lượng (%)<br />
phần 27,34 ± 0,091<br />
2,82 ± 0,060<br />
9,58 ± 0,125<br />
1,58 ± 0,017<br />
1,61 ± 0,049<br />
Định tính bằng<br />
phản ứng hoá<br />
học<br />
<br />
212<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở của các<br />
nguyên liệu thành phần của bài thuốc HLGĐT<br />
được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của Dược<br />
điển Việt Nam, được thực hiện tại Trung tâm<br />
Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh. Bảng 2<br />
cho thấy một số thông số tiêu chuẩn của các<br />
dược liệu thành phần, đây là cơ sở để xây<br />
dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc<br />
HLGĐT.<br />
<br />
Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở nước sắc bài<br />
thuốc HLGĐT.<br />
Tiêu chuẩn cơ sở của nước sắc bài thuốc<br />
HLGĐT được xác định theo tiêu chuẩn Dược<br />
điển Việt Nam. Các đặc điểm về cảm quan, độ<br />
ẩm, tro toàn phần, định tính và định lượng của<br />
bài thuốc HLGĐT được trình bày ở bảng 3. Kết<br />
quả cho thấy bài thuốc có chứa flavonoid và<br />
alkaloid, trong đó một alkaloid hiện diện với<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hàm lượng cao là berberin và một flavonoid xác<br />
định được là baicalin.<br />
Bảng 3. Tiêu chuẩn cơ sở của nước sắc bài thuốc<br />
HLGĐT.<br />
Cảm quan<br />
<br />
Cao lỏng màu nâu, mùi thơm<br />
dược liệu<br />
<br />
Độ ẩm (%)<br />
<br />
24,72 ± 0,303<br />
<br />
Tro toàn phần (%)<br />
Định tính<br />
Định lượng (%)<br />
<br />
10,85 ± 0,068<br />
- Flavonoid (+)<br />
- Alkaloid (+)<br />
- Berberin 6,50 ± 0,015<br />
- Baicalin 2,09 ± 0,058<br />
<br />
Berberin là chất có hoạt tính sinh học và hiện<br />
diện với hàm lượng cao trong Hoàng liên và<br />
Hoàng bá, trong khi baicalin là chất đặc trưng<br />
cho Hoàng cầm, do đó chúng tôi sử dụng hai<br />
chất chuẩn tương ứng trong sắc ký lớp mỏng để<br />
sơ bộ đánh giá các nguyên liệu.<br />
<br />
Hình 1. Bản sắc kí lớp mỏng kiểm tra sự hiện diện của các nguyên liệu trong nước sắc bài thuốc HLGĐT.<br />
Chú thích: 1,4,7,10,12: HLGĐT; 2,8: Berberin; 3: HL (Hoàng liên); 5: Baicalin; 6: HC (Hoàng cầm); 9: HB (Hoàng bá); 11:<br />
CT (Chi tử); 13: BT (Bạch thược)<br />
<br />
Kết quả sắc kí lớp mỏng (hình 1) cho thấy ở<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
ánh sáng thường, dưới tia tử ngoại với bước<br />
sóng 254nm, 356nm và thuốc nhuộm đặc trưng,<br />
<br />
213<br />
<br />