Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm
lượt xem 4
download
Theo quan sát và qua một vài nghiên cứu của tác giả thì một phương tiện điện tử hỗ trợ cho việc MRVT và chỉnh âm cho trẻ khuyết tật trí tuệ kèm dị tật BMPA sẽ góp thêm vào bộ công cụ dạy học đồng thời góp thêm giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục ngôn ngữ và giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này. Bài viết trình bày sơ lược công trình "Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm". Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ mở rộng vốn từ và chỉnh âm cho trẻ ADHD kèm dị dạng bộ máy phát âm
- Năm học 2009– 2010 XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ MỞ RỘNG VỐN TỪ VÀ CHỈNH ÂM CHO TRẺ ADHD KÈM DỊ DẠNG BỘ MÁY PHÁT ÂM Đỗ Minh Luân (SV năm 4, Khoa GDTH) GVHD: TS. Nguyễn Thị Ly Kha 1. Thực tiễn trẻ khuyết tật và phương tiện dạy học Ở Việt Nam, tình trạng trẻ đa tật, dị tật cơ quan phát âm, bị chứng tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD), khuyết tật trí tuệ, do ảnh hưởng chất độc da cam và ô nhiễm môi trường không hiếm. Việc nghiên cứu chỉnh âm, mở rộng vốn từ (MRVT), vốn hiểu biết cho trẻ không chỉ được phụ huynh quan tâm mà còn được sự chú ý và hỗ trợ quan trọng của những người làm công tác giáo dục bậc mầm non và tiểu học cùng với sự hỗ trợ của y học về phẫu thuật khắc phục những dị tật của bộ máy phát âm (BMPA). Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉnh âm cho trẻ lâu nay ở Việt Nam hầu như chỉ tập trung chú ý trị liệu bệnh lý về cấu âm và âm vị học, chưa xét đến sự phối hợp trị liệu ngôn ngữ và các phương diện khác. Các tài liệu hướng dẫn thực hành can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ dạng tăng động giảm chú ý, hầu hết tập trung vào nội dung can thiệp hành vi, giáo dục kỹ năng sống. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có tài liệu là phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và hỗ trợ MRVT cho trẻ ADHD kèm dị dạng BMPA (ngoài “Từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa Lớp 1 (cho trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập)” mà nhóm chúng tôi đang tiến hành). Phương tiện chỉnh âm cho trẻ dị tật BMPA và MRVT cho đối tượng này hầu hết là những vật dụng thông thường, như đồ chơi, tranh ảnh,... Phòng chỉnh âm, phòng trị liệu ngôn ngữ của các cơ sở chuyên biệt ở nước ta hiện nay cũng chỉ thường có thêm gương soi, các phương tiện điện tử hầu như chưa được chú ý khai thác thế mạnh của nó để hỗ trợ chỉnh âm và hỗ trợ MRVT kết hợp giáo dục kĩ năng sống – một trọng tâm của giáo dục đặc biệt. Trẻ khuyết tật trí tuệ dạng tăng động giảm chú ý thường có trí nhớ ngắn hạn, “khó duy trì sự tập trung”, “không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói, không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập”, “thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động, dễ bị sao lãng bởi những kích thích bên ngoài, thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày” [8]. Vì vậy, với những ADHD kèm dị dạng BMPA càng không nên chỉ chỉnh âm và MRVT bằng những phương thức và phương tiện như với trẻ bình thường... Những hình ảnh sống động với những màu sắc tươi sáng, kèm âm thanh tươi vui của một phương tiện điện tử mang lại sẽ gây chú ý cho trẻ nhiều hơn hơn là sự 135
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK mô tả đơn điệu quen thuộc của người dạy hoặc tranh ảnh thông thường. Theo quan sát và qua một vài nghiên cứu của chúng tôi [6] thì một phương tiện điện tử hỗ trợ cho việc MRVT và chỉnh âm cho trẻ khuyết tật trí tuệ kèm dị tật BMPA sẽ góp thêm vào bộ công cụ dạy học đồng thời góp thêm giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục ngôn ngữ và giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng này. Đấy cũng chính là giả thiết nghiên cứu của chúng tôi. Để xây dựng phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị tật BMPA, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: nghiên cứu lí luận, quan sát, thống kê, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, lập trình theo hướng đối tượng, thử nghiệm, phân tích, so sánh, xin ý kiến chuyên gia. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, công trình gồm ba chương: chương 1, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng phầ mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT; chương 2: Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT; chương 3: Thử nghiệm và thẩm định sản phẩm. Ngoài 45 trang chính văn, công trình còn có 35 trang phụ lục gồm các nhóm: Mẫu phiếu điều tra thực trạng; Các mẫu phiếu phỏng vấn; Các bài dạy thử nghiệm; Các bài dạy đối chứng; Nhật ký thử nghiệm. Hơn thế, như đã trình bày, đây là một công trình xây dựng sản phẩm ứng dụng, nên ngoài bản báo cáo kết quả nghiên cứu gồm các nội dung với các chương mục như vừa nêu, công trình còn có bộ CD-ROM Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT. Cụ thể là CD-ROM-1 tập hợp gần 100 mục âm, từ, câu hỗ trợ chỉnh âm kèm theo gần 100 video-clip và đoạn ghi âm minh hoạ, kèm theo một số giáo án điện tử do GV dạy thử nghiệm soạn. CD-ROM-2, gồm từ điển hình ảnh tập hợp 1500 mục từ và hình ảnh minh họa và các folder hình ảnh theo chủ điểm. CD-ROM-3 là một từ điển phim tập hợp gần gồm khoảng 50 mục từ gồm lời giải nghĩa kèm video-clip minh họa. 2. Giải pháp xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và MRVT Xây dựng phương tiện điện tử hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị tật BMPA, chúng tôi nhằm mục đích giúp giáo viên, phụ huynh và trẻ khuyết tật trí tuệ, tăng động giảm chú ý kèm dị tật BMPA có thêm một phương tiện tiện ích trong việc mở rộng vốn hiểu biết, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và hỗ trợ chỉnh âm cho trẻ. 2.1. Để đạt được mục tiêu trên, dựa trên những tìm hiểu về thực trạng phát âm, thực trạng ngôn ngữ của trẻ, dựa trên những nghiên cứu về trị liệu ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị chứng ADHD và những nghiên cứu về chỉnh âm cho trẻ dị tật BMPA, chúng tôi lập danh sách âm, từ cần luyện phát âm theo một quy trình nhất định; lập danh mục từ, giải nghĩa, tìm hình ảnh động và hình 136
- Năm học 2009– 2010 ảnh tĩnh minh họa cho các từ ngữ cơ bản(1). Đồng thời, chúng tôi tiến hành việc lập trình để xây dựng là từ điển điện tử có cơ sở dữ liệu chứa được hình ảnh tĩnh và hình ảnh động kèm âm thanh. Sản phẩm mà chúng tôi xây dựng là phần mềm điện tử, chạy ổn định và độc lập trên mọi máy tính; gồm hai nội dung: (1) Hỗ trợ chỉnh âm và (2) Hỗ trợ MRVT. 2.2. Các phần mềm 2.2.1. Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm Phần hỗ trợ chỉnh âm bao gồm các mục âm (nguyên âm, phụ âm), âm tiết, từ cần luyện phát âm kèm phần phát âm mẫu. Hệ thống âm được đưa vào bảng là hệ thống âm vị được nhiều nhà Việt ngữ học thừa nhận và được đưa vào nội dung dạy học ở các lớp, nhất là các lớp bậc tiểu học [2], [11]. Phần hỗ trợ chỉnh âm này là một chương trình chạy độc lập trên máy đơn. Nội dung của chương trình bao gồm các âm cần hướng dẫn chỉnh âm cho Giao diện chính của phần trẻ và được trình bày theo quy trình: mềm hỗ trợ chỉnh âm Hướng dẫn đọc âm Hướng dẫn đọc từ có chứa âm Hướng dẫn đọc cụm từ có chứa âm Hướng dẫn đọc câu có chứa âm cần luyện tập. Phần hướng dẫn phát âm các âm được sắp xếp theo trật tự: Luyện tập phát âm các âm vị nguyên âm: i, ia, ê, e, ơ, â, ư, ưa, u, ua, ô, o, (2) a, ă (theo thứ tự nguyên âm hàng trước nguyên âm hàng sau; nguyên âm có độ nâng của lưỡi cao hơi cao hơi thấp thấp). Luyện tập phát âm các âm vị phụ âm (theo trật tự âm môi âm đầu lưỡi (thẳng) âm mặt lưỡi âm gốc lưỡi âm họng âm quặt lưỡi); Luyện tập phát âm âm tiết âm mở âm tiết hơi mở âm tiết hơi đóng âm tiết đóng. Luyện tập phát âm từ đơn tiết song tiết câu (lượng ngắn lượng dài). Ví dụ phần luyện phát âm âm vị, trẻ hoặc người hướng dẫn nhấp chuột vào bảng chữ, sẽ có phần đọc gồm 3 bước: đọc âm đọc âm “theo giai điệu” đọc (1) Chúng tôi sử dụng bảng âm, bảng từ, cách thức luyện phát âm, chỉnh âm và kết quả khảo sát của TS. Nguyễn Thị Ly Kha (2010), trong một nghiên cứu đang tiến hành về trị liệu ngôn ngữ cho trẻ bị hội chứng Treacher Collin. (2) Để tiện dụng, chúng tôi không dùng kí hiệu phiên âm âm vị học mà dùng chữ cái. Vả lại, việc dùng chữ cái ở đây, cũng không bị làm sai lạc vấn đề. 137
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK âm, trẻ sẽ bắt chước theo. Chẳng hạn: /-e-/ sẽ được phát âm: ê, ề, ễ, ế, ê, ê, ê, ê, ê, ề, ễ, ế, ê, ê, ê, ê; /-u-/ sẽ được phát âm: u, ù, ũ, ú, u, u, u, u, ù, ũ, ú, u, u, u, u; /b-/ sẽ được phát âm: b, bờ, bờ, bớ bớ, bơ, bờ, bờ, b, b, b, b, b. Ở nội dung này sẽ có hình ảnh và âm thanh minh họa kèm theo – đoạn video clip quay hình khuôn miệng đang phát âm theo 3 bước đã nêu. VD: Các âm tiết sử dụng cho luyện tập phát âm âm tiết: TT Âm tiết TT Âm tiết Âm tiết mở Âm tiết hơi khép 1 bà, má, mì, phi 13 bóng, mặn, phòng 2 ve, tô, thu, đi 14 vườn, tên, than, đêm 3 na, dì, lì xì, xe 15 nóng, dành, lạnh, xuồng 4 chả cá, nhà, ngủ 16 chim, kiến, nhộng, ngỗng 5 gà, khế, ho, hẹ 17 gương, không, hồng 6 tre, su su, rễ 18 trăng, sông, rắn Âm tiết hơi mở Âm tiết khép 7 bưởi, muối, phơi 19 bác, mát, phạt 8 vui, túi, thầy, đâu 20 vuốt, tách, thác, lật đật 9 nuôi, dưa, lấy, xôi 21 nước, diệc, lạc, xiếc 10 chuối, kêu, nhảy, người 22 chiếc, cát, nhạc, ngực 11 gửi, khui, hươu 23 gạt, khát, hát 12 trâu, sâu, râu 24 trát, sách, rác Để gây chú ý cho trẻ, chúng tôi chọn hình thức trình bày: gắn với mỗi âm tiết sẽ là hình ảnh minh họa tương ứng (trong phạm vi có thể lựa chọn và minh họa mà không gây hiểu sai lạc). Chẳng hạn hình ảnh minh họa cho mục 3 (na, dì, lì xì, xe) sẽ là quả na, dì và cháu, lì xì, cái xe. Khi trẻ nhấp vào hình ảnh quả na, hoặc chữ na thì sẽ có âm na phát ra. 2.2.2. Phần mềm hỗ trợ MRVT Việc chỉnh âm sẽ có hiệu quả hơn khi tiến hành trong sự luyện tập tích hợp với MRVT và ngược lại. Phần hỗ trợ MRVT cũng được chúng tôi xây dựng thành một chương trình chạy độc lập trên máy đơn. Chương trình này bao gồm hai từ điển (từ điển phim và từ điển hình ảnh) và được trình bày theo quy trình: Từ ngữ cần cung cấp Hình ảnh hoặc phim minh hoạ Nghĩa của từ ngữ (được giải nghĩa một cách ngắn gọn, giản dị). Từ điển hình ảnh: gồm danh sách các từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, quá trình,... Thông thường cần cung cấp cho trẻ kèm 138
- Năm học 2009– 2010 hình ảnh minh họa và lời giải nghĩa ngắn gọn. Danh sách này được xây dựng dựa trên kết quả của các từ điển tần số tiếng Việt hiện đại và dựa trên những nghiên cứu về từ ngữ của trẻ mẫu giáo và trẻ Lớp 1. Từ điển hình ảnh gồm hơn 1500 mục từ. Phần từ điển hình ảnh được chúng tôi tách thành nhóm hai nhóm: Nhóm gồm mục từ và hình ảnh chụp các động tác như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, ăn cơm, đi giày, quàng khăn, cắt móng tay, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, v.v... Thuộc nhóm này còn gồm các mục từ và các hình ảnh minh họa các vị trí trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau; minh họa các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối,... được sắp xếp thành một (những) folder theo chủ điểm, người khai thác có thể sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm hướng đến mục đích giúp cho việc dạy các động từ, đồng thời dạy hành vi, dạy kĩ năng cho trẻ, và hình thành cho trẻ sự tri nhận về thời gian, không gian một cách hiệu quả hơn. “Nhân vật” chính trong những bức ảnh minh họa hành động này là trẻ em, có khi đấy chính là trẻ mà đang được tiến hành trị liệu ngôn ngữ (chọn “nhân vật” minh họa trong nhóm từ ngữ này là trẻ hoặc chính trẻ đang được trị liệu ngôn ngữ vì qua thực tế khảo sát, chúng tôi “đo được” những hình ảnh quen thuộc, thu hút sự chú ý của trẻ gấp 3, 4 lần so với nhân vật là người lớn lại xa lạ). Nhóm là các từ ngữ kèm hình ảnh minh họa được sắp xếp theo trật tự thông thường của một từ điển. Từ điển phim: gồm khoảng 50 mục từ gồm lời giải nghĩa kèm video-clip minh họa. (Phần giải nghĩa dùng để hỗ trợ giáo viên hoặc phụ huynh khi cần giảng giải cho trẻ, 139
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK khi mở chương trình để dạy trẻ thì tắt mục giải nghĩa). Phần từ điển hình ảnh và từ điển phim lẫn những từ ngữ hình ảnh kèm theo trong phần chỉnh âm đều được chúng tôi lựa chọn theo nguyên tắc cung cấp vốn từ, mở rộng hiểu biết, hình thành và rèn luyện hành vi, giáo dục ngôn ngữ kèm giáo dục hành vi, giáo dục kĩ năng sống. Chẳng hạn, đó là những từ ngữ: chỉ những người thân quen của bé: Ba, mẹ, anh, chị, ông bà, cô, bạn,...; chỉ những vật dụng thiết thân, như áo, quần, giày, mũ, vớ; chén, li, muỗng,...; chỉ đồ ăn thức uống, như sữa, cháo, kẹo, cơm, bánh, nước, thuốc,...; chỉ đồ chơi: bóng, búp bê, kèn, đàn, rô-bô,...; chỉ hoạt động thường ngày, ăn uống: há, ăn, uống, nhai, ngậm, cắn, mút, hút, nuốt; vệ sinh: tắm, rửa, đánh răng, rửa mặt, đi bô; nghỉ ngơi: ngủ, thức, đi ngủ, thức dậy, ngủ trưa; vui chơi: đá bóng, xếp hình, tập hát,...; chỉ cảm xúc, trạng thái sinh lí và biểu thị cảm xúc: nhớ, vui, quên, buồn, ghét; đói, khát, no, con đói, con khát; biểu thị cảm xúc: reo vui, khóc, rên, la,...; dùng xưng, hô, gọi, đáp: con, cháu, em, cô, bác, anh, chị, bạn; ạ, dạ, ơi, v.v.. Việc kết hợp dạy học kỹ năng sống cho trẻ thông qua từ ngữ, hình ảnh và phim minh họa được chúng tôi xây dựng dựa trên các trục chủ điểm: Tự phục vụ và tham gia việc nhà: ăn uống sáng, trưa, tối, bữa cơm gia đình, mời ông bà, ba mẹ ăn cơm, uống nước, lau bàn, tự vệ sinh phòng của bé, gấp quần áo, trải khăn, buông mùng,... Vệ sinh: rửa mặt, đánh răng, gội đầu, chải đầu, quét dọn nhà cửa, lau bàn, tắm gội, v.v.. Đi học: thầy cô, bạn, bảng, bàn ghế, xếp hàng vào lớp, học với bạn, vui chơi với bạn (nhảy dây, đá cầu, kéo co, biểu diễn văn nghệ,...); vẽ, viết, đọc, kể,... Giao tiếp: tự giới thiệu, xin phép, cảm ơn (khi được phép, khi nhận quà,...), xin lỗi, chào khi đi học, đi chơi và khi đi học về, chào khách đúng với vai khi họ đến nhà mình, chào thầy cô, đề nghị thầy cô giảng lại, cảm ơn thầy cô, xin lỗi thầy cô, gọi điện thoại, nghe điện thoại,... Tham quan, du lịch: xem xiếc, xem ca nhạc, xem biểu diễn văn nghệ, đi siêu thị, đi xe buýt, đi tham quan viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh,... Tìm hiểu môi trường xung quanh: cảnh vật nhà cửa, đường xá, ruộng đồng, núi, rừng, sông, biển...; vật nuôi (chó, mèo, gà, vịt,...); vật nguy hiểm, vật có ích, các hiện tượng tự nhiên (mưa, bão, gió, nắng), giao thông, phương tiện giao thông. Khám phá bản thân và bảo vệ sức khỏe: các bộ phận cơ thể, các bệnh thường gặp, chữa bệnh, ăn uống, vệ sinh thân thể. 140
- Năm học 2009– 2010 Các đoạn video-clip là những minh họa hữu hiệu cho những nội dung trên. Để thu hút sự chú ý của trẻ, tạo sức tác động đối với trẻ, chúng tôi chủ ý lựa chọn “nhân vật chính” trong những nội dung này là trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và đầu tiểu học. Mặt khác, những đoạn phim ngắn này cũng là một phương tiện hỗ trợ chỉnh âm cho trẻ. Để tăng thêm tính hữu dụng cho sản phẩm, chúng tôi xây dựng thành một phần mềm mở, người sử dụng nếu biết về kỹ thuật tin học cơ bản có thể thêm, bớt điều chỉnh dữ liệu để tăng tính hiệu quả cho đối tượng mà mình tiến hành can thiệp chỉnh âm và can thiệp ngôn ngữ. 3. Thử nghiệm và thẩm định sản phẩm 3.1. Đặc điểm ngôn ngữ và phát âm của trẻ bị ADHD kèm dị dạng BMPA Trẻ bị hội chứng ADHD kèm dị dạng BMPA rất khó khăn khi phát âm, vốn ngôn ngữ của trẻ, nghèo rất nghèo nàn so với trẻ bình thường của độ tuổi (các trẻ chúng tôi chọn để thử nghiệm có tuổi thực 7, 8, 9, 14 tuổi, nhưng khả năng ngôn ngữ và hiểu biết xã hội chỉ tương đương trẻ từ hai tuổi rưỡi đến ba tuổi rưỡi. Những trẻ này đều không phát âm được các phụ âm. Điển hình nhất là bé LMT (7 tuổi, bị hội chứng Treacher Collin kèm ADHD), không phát âm được tất cả các phụ âm, rất nhiều nguyên âm không nói đúng, không lặp lại được chuỗi 2 âm tiết; chỉ biết được 3-4 bộ phận cơ thể, không có “khái niệm” ông, bà, bố, mẹ, không hiểu câu hỏi có không,... Bé HG 9 tuổi, bị ADHD kèm hở vòm hầu tình trạng phát âm và vốn từ cũng tương tự như bé MT. Tình trạng ngôn ngữ của các trẻ khác như NKC, TMH,... cũng tương tự LMT và HG. 3.2. Thử nghiệm sản phẩm Phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT cho trẻ bị chứng ADHD kèm dị dạng BMPA và chậm phát triển trí tuệ đang được chúng tôi thử nghiệm tại làng Hòa Bình, trung tâm nuôi dưỡng phục hồi chức năng cho trẻ bị nhiễm chất độc da cam, Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh và một vài trung tâm có nuôi dạy trẻ bị chứng ADHD, khuyết tật trí tuệ kèm dị dạng BMPA thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm trong sự so sánh với các nội dung luyện tập chỉnh âm và MRVT không dùng phần mềm hỗ trợ. Và dưới đây là một số số liệu ghi nhận ban đầu. So sánh mức chú ý (tính theo thời gian) của trẻ khi dùng phần mềm hỗ trợ chỉnh âm với khi dùng phương tiện thông thường (tranh, ảnh, bảng chữ, đồ chơi, gương soi) kèm lời nói và chỉ dùng lời nói cho các nội dung huấn luyện chỉnh âm, chúng tôi thu được các kết quả sau: 141
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK Độ chú ý Thời gian Ghi chú Phương tiện chú ý (phút) Lời nói 0,5 – 1,0 Được tính theo mức Lời nói kèm phương tiện thông 1,5 – 2,5 dao động của 5 lần đo thường (khi chưa sử dụng và Phần mềm chỉnh âm 3,0 – 6,0 khi sử dụng phần mềm) So sánh mức chú ý của trẻ khi dùng phương tiện thông thường với khi dùng phần mềm MRVT cho nội dung MRVT (khi sử dụng phần mềm MRVT đồng thời trẻ cũng được rèn luyện phát âm – trẻ đọc, gọi tên, thậm chí có khi trẻ còn kể theo hình ảnh), chúng tôi thu được các số liệu sau: Độ chú ý Thời gian Ghi chú Phương tiện chú ý (phút) Lời nói 0,5 – 1,0 Được tính theo dao Lời nói kèm phương tiện thông thường 2–4 động của 5 lần đo (khi Phần mềm MRVT (hình ảnh tĩnh) 4 – 10 chưa sử dụng và khi sử Phần mềm MRVT (hình ảnh động) 8 – 15 dụng phần mềm) Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy những trẻ này không chỉ hứng thú với các hình ảnh quen thuộc, gần gũi, nhân vật chính là những nhân vật “nhí”, mà trẻ còn đặc biệt hứng thú với cảnh vật trong đó có hình ảnh của chính trẻ và bạn bè của trẻ. Nhất là với những trẻ bị gia đình bỏ rơi, phải sống trong các cơ sở từ thiện, độ hứng thú của trẻ trước các hình ảnh và các video-clip được bộc lộ rất rõ. Điều này dễ giải thích vì trẻ thiếu thốn tình cảm, “thế giới” của trẻ hầu như chỉ bó hẹp trong bốn bức tường của khuôn viên bệnh viện, khuôn viên cơ sở từ thiện, người thân của trẻ là các bác sĩ, hộ lí, điều dưỡng viên, nữ tu,... và những bạn bè cùng cảnh ngộ. Qua việc kiểm tra độ chú ý của trẻ, chúng tôi còn có thêm thông số: khi sử dụng phần mềm, trẻ nói nhiều hơn, tự giác nói hơn so với khi chúng tôi luyện chỉnh âm và MRVT theo kiểu truyền thống (GV dùng lời và yêu cầu trẻ làm theo, nói theo). Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, trẻ nói nhiều gấp 2 – 2,5 lần so với dùng lời và phương tiện thông thường. Hơn nữa, trẻ tự giác nói, không đợi chúng tôi yêu cầu nhắc nhở (như khi chúng tôi dùng cách thức và phương tiện tác động truyền thống). Dưới đây là số liệu về 2 nội dung chúng tôi vừa nêu. So sánh tần số lời nói của trẻ khi sử dụng phần mềm hỗ trợ với sử dụng lời nói và phương tiện thông thường: Số lần trẻ nói/ 1 Phương tiện Ghi chú nội dung tác động Lời nói 0–1 Được tính theo dao động 142
- Năm học 2009– 2010 Lời nói kèm phương tiện 0–1 của 5 lần đo (khi chưa sử thông thường dụng và khi sử dụng Lời nói kèm phần mềm hỗ trợ 2–5 phần mềm) So sánh tính tự giác (phát âm) của trẻ khi sử dụng và không sử dụng phần mềm hỗ trợ Tự giác nói Không tự giác Tính tự giác (không cần nói (GV phải Ghi chú Phương tiện nhắc nhở) nhắc nhở) Lời nói – + (Dấu +: có, Lời nói kèm phương tiện thông – + dấu –: thường không) Lời nói kèm phần mềm hỗ trợ + – Mặt khác, nếu việc chỉnh âm và MRVT với phương tiện nêu trên được thực hiện trong nhóm nhỏ (GV và 2 trẻ), dưới hình thức trò chơi (thi ai nói nhanh, nói đúng) thì việc trẻ chú ý, trẻ tự giác nói cũng được nâng lên rõ rệt so với tổ chức thực hiện dưới hình thức cá biệt hóa (1 GV và 1 trẻ). Nhóm Cá biệt Nhóm 2 Nhóm 3 Ghi chú Phương tiện (1 trẻ) (2 trẻ) ( > 3 trẻ) Lời nói 0,5 – 1,0 1,0 – 2,0 0,5 -1,0 Được tính theo mức Lời nói kèm phương dao động của 5 lần đo 2,0 – 4,0 3,0 – 5,0 0,5 – 1,0 (khi không sử dụng tiện thông thường và khi sử dụng phần Phần mềm hỗ trợ 5,5 – 11,0 7,0 – 12,5 3,0 – 5,5 mềm) 3.3. Thẩm định sản phẩm Song song thử nghiệm sự hỗ trợ phần mềm chúng tôi tiến hành thẩm định sản phẩm bằng cách phỏng vấn ý kiến chuyên gia: các bác sỹ phục hồi chức năng, bác sỹ tâm lý, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ vật lí trị liệu, bác sỹ điều dưỡng, cô nuôi dạy trẻ cùng các chuyên gia về giáo dục đặc biệt và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng đây là một ý tưởng hay, công trình được thực hiện công phu, nội dung đảm bảo tính khoa học, đảm bảo mục đích chỉnh âm, MRVT cho trẻ ADHD kèm dị dạng BMPA, chậm phát triển trí tuệ; “sản phẩm có tính tiện ích cao”. Một số chuyên gia còn cho rằng, sản phẩm này còn là một phương tiện “hỗ trợ tốt cho cả đối tượng dạy học là trẻ bình thường”. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 12 GV dạy trẻ khuyết tật và 4 nhân viên nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tại TPHCM về phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp, kết quả thu được như sau: 143
- Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCK Đối tượng Giáo viên Người nuôi trẻ Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ % Nội dung đánh giá ý kiến % ý kiến Rất cần 9 75 3 75 Sự cần thiết Cần 3 25 1 25 của phần mềm Không cần 0 0.0 0 0,0 Rất thân thiện 8 66,7 3 75 Về các giao diện Thân thiện 4 33,3 1 25 Không thân thiện 0 0,0 0 0,0 Dư 0 0,0 0 0,0 Về số lượng âm Đủ 12 100 4 100 Thiếu 0 0,0 0 0,0 Dư 0 0,0 0 0,0 Về số lượng Đủ 11 92,5 4 100 mục từ Thiếu 1 7,5 0 0,0 Đúng, đủ, gọn, rõ 10 92,5 3 75 Về chất lượng Đúng, đủ, chưa 2 7,5 1 25 lời giải nghĩa gọn Còn sai sót 0 0,0 0 0,0 Đẹp, rõ, đúng 10 92,5 3 75 Về chất lượng Hầu hết đẹp, rõ, 2 7,5 1 25 hình ảnh đúng minh hoạ Không rõ 0 0,0 0 0,0 Sai, sót 0 0,0 0 0,0 Rất tiện dụng 8 66,7 3 75 Về tính tiện Tiện dụng 4 33,3 1 25 dụng Không tiện dụng 0 0,0 0 0,0 Qua số liệu thống kê ở bảng trên, có thể nói rằng hầu hết GV và người nuôi dưỡng trẻ đánh giá cao sản phẩm mà nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện. Ngoài ra, hầu hết giáo viên đều đánh giá cao tính năng mở của phần mềm, vì nhờ đó mà họ có thể tự chỉnh sửa, bổ sung nội dung cho phù hợp nhu cầu sử dụng của mình. 4. Kết luận Sau 2,5 tháng thử nghiệm, qua kết quả khảo sát, có thể nói phần mềm hỗ trợ chỉnh âm và MRVT mà chúng tôi xây dựng là một phương tiện tiện ích, góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ chỉnh âm và MRVT: trẻ chú ý hơn (so với việc dạy dùng lời kèm phương tiện thông thường), trẻ chịu khó “bắt chước” hơn (so với việc để trẻ ngồi đối diện và yêu cầu trẻ “hãy làm theo thầy”, “hãy nói theo thầy”,...). Đồng thời, trẻ xem từ điển gần như xem một trò chơi, thời gian trẻ xem cũng lâu hơn so với trường hợp trẻ xem một tập tranh ảnh,... Các chuyên gia cũng đều có đánh giá cao về tính tiện ích và hiệu quả của sản phẩm và giải pháp 144
- Năm học 2009– 2010 mà chúng tôi xây dựng và thử nghiệm. Tiếp tục thử nghiệm, mở rộng thêm lượng thử nghiệm, địa bàn thử nghiệm đồng thời tiếp tục xin ý kiến chuyên gia, ý kiến người dùng về sản phẩm là công việc sắp tới của chúng tôi song song với việc hoàn thiện phần mềm, bổ sung tư liệu và hoàn thiện phần dữ liệu, nhất là việc nâng cao chất lượng các Video clip về độ sáng, âm thanh. Thêm vào đó, phần mềm này là cơ sở để chúng tôi hướng đến việc tìm tòi và xây dựng thêm phần trò chơi (cũng nhằm mục đích hỗ trợ chỉnh âm và MRVT) trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dave Vizard (2009), Meeting the Needs of Disaffected students, Australia. [2] Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐH&THCN, Hà Nội. [3] Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục. [4] Moira Pieterse, Robin Treloar, Sue Cairns (1989), Từng bước nhỏ một, Đại học Macquarie, Sydney, Tôn Nữ Thùy Nhung dịch, Trung tâm NCGD Trẻ KT TP HCM 1998. [5] Ngô Văn Lương, Rối loạn tăng động giảm chú ý, httt//www.ykhoa.net.com. [6] Nguyễn Thị Ly Kha, Phạm Hải Lê, Đỗ Minh Luân, Huỳnh Nguyễn Thùy Dung (2010), Xây dựng từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa Lớp 1 (cho trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập), Công trình đạt giải Nhất, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Phạm Hải Lê và Đỗ Minh Luân, Xây dựng từ điển điện tử từ ngữ khó “Tiếng Việt 2” và từ ngữ giáo khoa “Tự nhiên - Xã hội 1, 2, 3”, Công trình đạt giải Nhất, SV NCKH, ĐHSP TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2008. [8] Trần Văn Công, Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, http://www.webtretho. com [9] Vũ Thị Bích Hạnh (1998), Giúp trẻ giao tiếp, NXB Y học, Hà Nội. [10] Vũ Thị Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương (2000), Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, NXB Y học, Hà Nội. [11] Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng (1993), Ngữ âm tiếng Việt hiện đại, NXB ĐHSP HN. [12] Các tài liệu về giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ khó khăn về ngôn ngữ trên các trang: http://www.autismusaba.de; http://www.codeproject.com; http://www.concuame.com; http://en.wikipedia.org/wiki; http://vnspeechtherapy.com; http://www.teaccher; http://www.the nurture group nework; http://www.treem.net. 145
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Mầm non - Modul 9: Xây dựng môi trường cho trẻ 3 - 6 tuổi
61 p | 1941 | 170
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Mầm non - Modul 8: Xây dựng môi trường cho trẻ 3 - 36 tháng tuổi
76 p | 630 | 84
-
QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC THỂ HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
11 p | 300 | 82
-
Module MN 8: Xây dựng môi trường cho trẻ 3 - 36 tháng tuổi - Nguyễn Thị Bách Chiến
76 p | 1038 | 54
-
Module MN 9: Xây dựng môi trường cho trẻ 3 - 6 tuổi - Nguyễn Thị Bách Chiến
61 p | 836 | 52
-
Thiết kế một số nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực
10 p | 358 | 36
-
Quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương Tây và những bài học xây dựng quyền lực chính trị hiện nay
14 p | 126 | 18
-
Xây dựng một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 204 | 14
-
Bài giảng Quy trình xây dựng bài giảng điện tử - Nguyễn Vũ Quốc Hưng
18 p | 129 | 6
-
Phân tích chất lượng xây dựng kết cấu bài đăng và nội dung của trang fanpage Instagram của Kênh 14
5 p | 37 | 5
-
Xây dựng môi trường học tập của sinh viên trong lớp học - Nhận thức và giải pháp
9 p | 61 | 5
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng một số dạng bài tập luyện nói tiếng Nga trình độ cơ bản tại Học viện Kỹ thuật Quân sự
9 p | 68 | 4
-
Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin
9 p | 38 | 4
-
Xây dựng từ điển điện tử từ ngữ giáo khoa lớp 1 (khuyết tật trí tuệ)
15 p | 35 | 3
-
Thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử, Địa lý và Văn hóa Nga tại Học viện Khoa học Quân sự
8 p | 79 | 2
-
Bài giảng điện tử và các tiêu chuẩn về bài giảng điện tử - Giải pháp về công nghệ trong phát triển OER
19 p | 24 | 2
-
Sử dụng điện thoại di động trong dạy học Vật lí
8 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn