XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CÁ TRA THỊT TRẮNG PHỤC VỤ XUẤT KHẨU (P1)
lượt xem 74
download
Cá Tra là một trong những đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản nước ta hiện nay. ở ÐBSCL cá được nuôi chủ yếu trong ao do năng suất cao (200 - 400kg/ha) và chi phí đầu tư thấp so với nuôi bè. Do thịt cá Tra nuôi trong ao thường có màu vàng, các nông hộ đã áp dụng biện pháp thay nước thường xuyên để thịt cá nuôi trắng. Tuy vậy, tỷ lệ thịt trắng ở các nông hộ không ổn định đồng thời thay nước nhiều thì cá dễ bị bệnh. Trong nghiên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CÁ TRA THỊT TRẮNG PHỤC VỤ XUẤT KHẨU (P1)
- XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CÁ TRA THỊT TRẮNG PHỤC VỤ XUẤT KHẨU (P1) I. TÓM TẮT Cá Tra là một trong những đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản nước ta hiện nay. ở ÐBSCL cá được nuôi chủ yếu trong ao do năng suất cao (200 - 400kg/ha) và chi phí đầu tư thấp so với nuôi bè. Do thịt cá Tra nuôi trong ao thường có màu vàng, các nông hộ đã áp dụng biện pháp thay nước thường xuyên để thịt cá nuôi trắng. Tuy vậy, tỷ lệ thịt trắng ở các nông hộ không ổn định đồng thời thay nước nhiều thì cá dễ bị bệnh. Trong nghiên cứu này đề tài đã áp dụng biện pháp sục khí đáy kết hợp với thay nước có kiểm soát để bố trí thí nghiệm xác định thông số của quy trình kỹ thuật nuôi cá Tra thịt trắng. Thí nghiệm được bố trí trong 3 ao tại Vĩnh Long có diện tích 2.700 - 5.000m2, mật độ cá thả 15,3 - 22,2 con/m2, sử dụng thức ăn sản xuất theo công thức của đề tài. Tỷ lệ thịt trắng của cá Tra nuôi theo quy trình này đạt 71 - 75%; chi phí sản xuất 1 kg cá Tra thịt trắng của đề tài (7.053 đ/kg) thấp hơn chi phí bình quân cho 1 kg cá thịt trắng (7.279 đ/kg) nuôi tại An Giang áp dụng biện pháp thay nước. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Ðịa điểm Ðề tài Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất đạt tiêu chuẩn thịt trắng phục vụ xuất khẩu được tiến hành tại Trại giống Minh An - ấp Cái Cạn 2, Xã Mỹ An, Huyện Măng Thít, Vĩnh Long. 2. Bố trí thí nghiệm 2.1 Nuôi cá trong ao đất tại Vĩnh Long Bảng 1. Mật độ và cỡ cá thả nuôi ở các ao thí nghiệm
- Ao nuôi 1 2 3 Thời gian nuôi 6 11 11.5 (tháng) Diện tích (m2) 2.700 5.000 3.000 Số cá thả (con) 60.000 95.000 46.000 Mật độ (con/m2) 22,2 19,0 15,3 Trọng lượngTB 37,5 66,7 125,0 cá thả (g/con) Ðể xây dựng quy trình nuôi cá tra thương phẩm trong ao đất đạt tỷ lệ thịt trắng trên 70%, đề tài đã tiến hành thí nghiệm trong ao 1 để rút ra một số thông số cho việc xây dựng quy trình sơ bộ. Sau đó, thí nghiệm được lặp lại trong ao 2 và ao 3 để khẳng định quy trình. Chi tiết về các ao nuôi được trình bày trong bảng 1. 2.2 Thức ăn dùng trong thí nghiệm Thức ăn viên C534A (18% prôtêin) và T505 (18% prôtêin) đuợc dùng trong giai đoạn đầu khi nông hộ chưa tự sản xuất thức ăn. Thức ăn 25%, 22%, 20% và 18% prôtêin sản xuất tại nông hộ theo công thức ghi ở bảng 2 thành dạng viên có đường kính 6mm; 8 mm; 10 mm và 12 mm. Bảng 2: Công thức thức ăn 25% prôtêin và 22% prôtêin sản xuất tại nông hộ
- Nguyên liệu Công thức thức ăn theo tỷ lệ prôtêin (%) (%) 25 22 20 18 Cá lạt 18,00 16,00 8,00 8,00 BDÐN 20,00 15,00 15,00 8,00 Cám gạo 30,00 25,00 45,82 52,78 trích ly Cám lau - 20,00 - - Cám lúa mì 20,00 10,00 20,00 20,00 Bột khoai mì 10,03 10,50 8,00 8,00 Premix 1,00 1,00 1,00 1,00 vitamin Stay C 35% 0,02 0,02 0,02 0,02 Chất kết 0,30 0,30 0,30 0,30 dính Mỡ cá (ba 0,50 2,00 1,80 1,80 sa) Lysine 0,05 0,15 - - Methonine 0,10 0,30 0,06 0,10 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
- 1. Ðiều tra tình hình nuôi cá tra thịt trắng ở Cần Thơ và Ðồng Tháp Kết quả tổng kết tình hình nuôi cá tra thịt trắng tại 47 nông hộ ở Thốt Nốt (Cần Thơ) và 27 hộ ở Hồng ngự (Ðồng Tháp) cho thấy : - Chất đất ở các ao nuôi thịt trắng ở Thốt Nốt chủ yếu là đất sét và bùn cát, ao nuôi có độ sâu khoảng 2,5 - 3,0m thuận tiện cho việc cấp và thoát nước hơn các ao sâu 5 - 6m ở Hồng ngự. - Ao nuôi ở Thốt Nốt được cải tạo kỹ, nạo vét bùn đáy, phơi đáy ao nên tỷ lệ thịt trắng thường đạt cao hơn cá nuôi ở Hồng Ngự. - Thức ăn : trong 1 tháng đầu cho cá ăn thức ăn công nghiệp, từ tháng thứ 2 trở đi cho ăn thức ăn nấu chín do nông hộ tự chế biến. Không dùng các nguyên liệu có màu vàng để chế biến thức ăn cho cá. Các nguyên liệu cung cấp đạm chủ yếu là cá biển tươi hoặc cá Linh, phụ phẩm của cá ba sa, khô cá lạt xay, bánh dầu đậu nành. Ðộ ẩm của thức ăn nông hộ dao động trong khoảng 40 - 60%, hàm lượng prôtêin 9-14%. Theo các nông hộ thì cho cá ăn thức ăn đã bị ôi thiu thịt cá sẽ có màu vàng. - Chế độ thay nước: Thay nước càng nhiều thì thịt cá nuôi càng trắng, từ tháng nuôi thứ 2 trở đi 5-6 ngày thay nước 1 lần, lượng nước thay khoảng 30%. Khi cá lớn sắp xuất bán, mỗi tuần thay nước 5 - 6 lần, lượng nước thay khoảng 20 - 30% mực nước trong ao, có khi thay tới 50% lượng nước trong ao. Tuy nhiên vào mùa nước đổ nếu thay nước nhiều thì thịt cá sẽ bị vàng và cá dễ bị bệnh. - Bệnh cá: cá tra nuôi mật độ cao thường bị lở loét do ký sinh gây ra. Năm 1999-2000 cá tra bị bệnh, chết nhiều với biểu hiện xuất huyết ở miệng và vùng hầu, nổ 1 bên mắt, thận sưng, có những đốm trắng ở gan, thận. Bệnh cá cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ thịt trắng: nếu cá nuôi bị bệnh nhiều lần trong thời gian nuôi thì thịt cá dễ bị chuyển sang màu vàng và tỷ lệ thịt trắng đạt được sẽ thấp (dưới 40%). - Cá nuôi lớn nhanh, đạt trọng lượng 0,8-1,2 kg/con sau 5 - 6 tháng nuôi thì tỷ lệ thịt trắng sẽ cao (>70%). Nếu thời gian nuôi kéo dài (thường là do không xuất bán được) thì tỉ lệ thịt trắng sẽ không cao.
- - ở cỡ cá nhỏ khoảng 0,4-0,6 kg/con, nếu thời gian nuôi ngắn (3 - 4 tháng) thì tỷ lệ thịt trắng đạt thường đạt trên 80%, cũng có khi lên đến 100%. * Từ các kết quả trên, có thể rút ra một số nhận xét để làm cơ sở cho việc bố trí thí nghiệm nuôi cá tra thịt trắng: Môi trường ao nuôi sạch thì thịt cá nuôi sẽ trắng. Do vậy, các giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt môi trường ao nuôi đều có thể áp dụng trong nuôi thâm canh cá tra để cá nuôi có thịt trắng. Cá nuôi bị bệnh chủ yếu do các yếu tố môi trường bị thay đổi đột ngột, việc giữ cho môi trường ao nuôi ổn định sẽ hạn chế được bệnh cá. Chất lượng nguyên liệu để làm thức ăn và độ tươi của thức ăn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt trắng và tăng trưởng của cá nuôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 4 - ThS. Võ Ngọc Thám
43 p | 304 | 64
-
Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu (Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ)
5 p | 262 | 40
-
XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI CÁ TRA THỊT TRẮNG PHỤC VỤ XUẤT KHẨU (P2)
7 p | 131 | 36
-
Bài giảng Xây dựng một trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp, hiện đại - Chu Chí Thiết, Trần Trung Thành
23 p | 153 | 24
-
Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá hương, cá giống trắm đen
9 p | 125 | 14
-
Kết quả bước đầu thí nghiệm nuôi cá tra thâm canh bằng hệ thống tuần hoàn quy mô Pilot
2 p | 172 | 13
-
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm Thẻ vùng nước ngọt
11 p | 340 | 13
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các thác lác - Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc
8 p | 110 | 9
-
Nghiên cứu thành công nuôi cá điêu hồng trong hồ chứa nước
2 p | 90 | 8
-
Kỹ thuật nuôi cá lăng chấm
5 p | 142 | 7
-
Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú
17 p | 106 | 6
-
Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai đoạn 20 đến 50 ngày tuổi
14 p | 74 | 5
-
Thực nghiệm so sánh các chất kích thích chín và rụng trứng trên cá heo xanh (Botia modesta Bleeker, 1865) tại Đồng Tháp
9 p | 34 | 3
-
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá phèn sọc đen (Upeneus tragula Richardson, 1846) vùng biển Nha Trang
6 p | 38 | 3
-
Quy trình phân tích đoạn Cytochrome B trên các mẫu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
13 p | 36 | 2
-
Sản xuất thành công giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An
5 p | 49 | 2
-
Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (Scylla paramosain) trên bể với các độ mặn khác nhau
14 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn