intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học vô cơ

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh là một số thiết kế các đề kiểm tra, bảng kiểm, phiếu hỏi và tiến hành thực nghiệm đánh giá năng lực sáng tạo ở 270 học sinh lớp 12 tại 3 trường trung học phổ thông huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, năm học 2015-2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học hoá học vô cơ

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 12-24<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0065<br /> <br /> XÂY DỰNG, SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ<br /> NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC VÔ CƠ<br /> Nguyễn Cương1 và Trần Thị Ngân2<br /> 1 Khoa<br /> <br /> Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Trung học phổ thông Lý Nhân, Hà Nam<br /> <br /> 2 Trường<br /> <br /> Tóm tắt. Năng lực sáng tạo là một trong những năng lực chung, quan trọng đối với người<br /> học. Để đánh giá năng lực sáng tạo, giáo viên thường phải sử dụng bộ công cụ đánh giá<br /> chuyên biệt. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của<br /> học sinh là một số thiết kế các đề kiểm tra, bảng kiểm, phiếu hỏi và tiến hành thực nghiệm<br /> đánh giá năng lực sáng tạo ở 270 học sinh lớp 12 tại 3 trường trung học phổ thông huyện<br /> Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, năm học 2015 - 2016. Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của học<br /> sinh bằng các đề kiểm tra cũng phù hợp với kết quả đánh giá bằng các công cụ đánh giá<br /> khác như bảng kiểm, phiếu hỏi.<br /> Từ khoá: Năng lực sáng tạo, đề kiểm tra, công cụ đánh giá.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thành một xu thế tất<br /> yếu của nền giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Theo [1], một trong những định hướng đổi mới<br /> giáo dục hiện nay là cần hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt<br /> cho người học. Năng lực sáng tạo (NLST) là một năng lực cốt lõi, quan trọng đối với người học vì<br /> sáng tạo là một trong những hoạt động không thể thiếu giúp cho người học thành công trong học<br /> tập và trong cuộc sống.<br /> Trong chiến lược phát triển giáo dục ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và<br /> đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng<br /> lực tự học của người học” [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hướng dẫn và yêu cầu “Đổi mới<br /> hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực<br /> người học... ” [3]. Do vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm tra đánh giá (KTĐG), kiểm<br /> tra đánh giá năng lực sáng tạo trong dạy học Hóa học [4, 5]. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này<br /> còn ít các nghiên cứu về xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá NLST trong<br /> dạy học Hóa học.<br /> Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cách đánh giá NLST thông qua việc xây dựng một<br /> số đề kiểm tra, một phần bộ công cụ đánh giá là các bảng kiểm và tiến hành thực nghiệm đánh giá<br /> NLST của học sinh (HS) trong dạy học Hoá học vô cơ ở trường phổ thông.<br /> Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.<br /> Tác giả liên lạc: Trần Thị Ngân, địa chỉ e-mail: nganhoa.bi.bi@gmail.com<br /> <br /> 12<br /> <br /> Xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh...<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> <br /> 2.1.<br /> <br /> Quan niệm về năng lực sáng tạo của HS trong dạy học Hoá học và những<br /> biểu hiện của năng lực sáng tạo<br /> <br /> NLST chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và<br /> luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng luôn phù hợp với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái<br /> mới khi chưa được học, chưa được nghe giảng hay đọc tài liệu, hoặc tham quan về việc đó, nhưng<br /> vẫn đạt kết quả cao. Riêng đối với HS, sinh viên tất cả những gì họ “tự nghĩ ra” đều được cho là<br /> có tính sáng tạo [4].<br /> Trong quá trình học tập của HS, sáng tạo là yêu cầu cao nhất trong bốn cấp độ nhận thức:<br /> biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khái niệm năng lực, NLST kết hợp<br /> với thực tiễn dạy học Hoá học, chúng tôi đã xác định một số tiêu chí thể hiện NLST của HS như<br /> sau [5]:<br /> - Biết phân tích vấn đề để phát hiện ra cái mới hoặc cách giải quyết mới ngắn gọn hơn cách<br /> giải quyết cũ.<br /> - Biết phát hiện vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề<br /> đưa ra.<br /> - Biết vận dụng tri thức thực tế để đưa ra nhiều phương án mới đơn giản, phù hợp với thực tế.<br /> - Biết vận dụng tri thức khoa học vào thực tế để đưa ra những sáng kiến, làm tăng hiệu quả<br /> lao động.<br /> - Biết kết hợp thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, kết hợp các phương tiện thông<br /> tin, khoa học kĩ thuật, đưa ra kết luận chính xác, ngắn gọn nhất.<br /> - Biết thiết kế linh hoạt một bài học hoặc một vấn đề, dự kiến nhiều phương pháp giải quyết<br /> phổ biến, đơn giản hay phức tạp. Mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đường mòn và<br /> không theo những quy tắc đã có.<br /> - Biết cách khái quát vấn đề.<br /> - Biết biện hộ và phản bác đúng một vấn đề.<br /> - Biết tưởng tượng, liên tưởng: HS phải biết tưởng tượng và không phụ thuộc vào những<br /> điều đã biết thì mới có thể phát hiện những vấn đề mới, khía cạnh mới.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo<br /> Theo [4], hệ thống các tiêu chí cùng các mức độ đánh giá NLST được thể hiện qua Bảng 1.<br /> Các tiêu chí<br /> <br /> Đề xuất được<br /> câu hỏi nghiên<br /> cứu cho một chủ<br /> đề/nội dung cụ<br /> thể.<br /> <br /> Bảng 1. Tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực sáng tạo<br /> Mức độ<br /> Mức 1 (4đ)<br /> Mức 2 (3đ)<br /> Mức 3 (2đ)<br /> Mức 4 (1đ)<br /> Đã có hướng thể<br /> Thể hiện được<br /> Thể hiện được<br /> hiện được định<br /> định<br /> hướng<br /> Chưa thể hiện<br /> hướng<br /> nghiên<br /> định<br /> hướng<br /> nghiên cứu rõ<br /> được định hướng<br /> nghiên cứu rõ<br /> cứu nhưng chưa<br /> ràng, nhưng chưa<br /> nghiên cứu.<br /> ràng, đầy đủ.<br /> rõ ràng, chưa đầy<br /> đầy đủ.<br /> đủ.<br /> <br /> 13<br /> <br /> Nguyễn Cương và Trần Thị Ngân<br /> <br /> Đề xuất giả<br /> thuyết nghiên cứu<br /> phù hợp với câu<br /> hỏi nghiên cứu<br /> một cách khoa<br /> học, sáng tạo.<br /> Đề xuất phương<br /> án thực nghiệm<br /> tìm tòi để kiểm<br /> chứng giả thuyết<br /> nghiên cứu là khả<br /> thi, khoa học và<br /> sáng tạo.<br /> Thực<br /> phương án<br /> nghiệm tìm<br /> nghiên cứu<br /> cách khoa<br /> sáng tạo.<br /> <br /> hiện<br /> thực<br /> tòi,<br /> một<br /> học,<br /> <br /> Xây dựng báo cáo<br /> kết quả nghiên<br /> cứu một cách<br /> khoa học, sáng<br /> tạo.<br /> <br /> Trình bày kết quả<br /> nghiên cứu một<br /> cách khoa học,<br /> sáng tạo.<br /> <br /> 14<br /> <br /> Đề xuất được các<br /> giả thuyết nghiên<br /> cứu phù hợp với<br /> tất cả các câu hỏi<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Đề xuất được các<br /> giả thuyết nghiên<br /> cứu phù hợp với<br /> đa số các câu hỏi<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Đề xuất các<br /> phương án thực<br /> nghiệm tìm tòi có<br /> thể kiểm chứng<br /> được tất cả các<br /> giả thuyết nghiên<br /> cứu.<br /> <br /> Đề xuất các<br /> phương án thực<br /> nghiệm tìm tòi<br /> nhưng chỉ kiểm<br /> chứng được đa<br /> số các giả thuyết<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Đề xuất được các<br /> giả thuyết nghiên<br /> cứu nhưng chỉ<br /> phù hợp với một<br /> số câu hỏi nghiên<br /> cứu.<br /> Đề xuất các<br /> phương án thực<br /> nghiệm tìm tòi<br /> nhưng chỉ kiểm<br /> chứng được một<br /> vài các giả thuyết<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> Thực hiện được<br /> tất cả các phương<br /> án thực nghiệm<br /> tìm tòi, nghiên<br /> cứu một cách<br /> chính xác, khoa<br /> học, sáng tạo.<br /> <br /> Thực hiện được<br /> phương án thực<br /> nghiệm tìm tòi,<br /> nghiên cứu một<br /> cách chính xác,<br /> khoa học.<br /> <br /> Thực hiện một số<br /> trong các phương<br /> án thực nghiệm<br /> tìm tòi, nghiên<br /> cứu một cách<br /> chính xác.<br /> <br /> Thu thập thông<br /> tin, xử lí, phân<br /> tích số liệu và rút<br /> ra được một vài<br /> nhận xét. Tổng<br /> hợp được kết quả<br /> nghiên cứu chi<br /> tiết, đầy đủ và<br /> sắp xếp theo logic<br /> nhất định.<br /> <br /> Thu thập thông<br /> tin, xử lí, phân<br /> tích số liệu nhưng<br /> chưa rút ra nhận<br /> xét. Tổng hợp<br /> được kết quả<br /> nghiên cứu khá<br /> đầy đủ nhưng<br /> chưa sắp xếp theo<br /> logic nhất định.<br /> <br /> Thu thập thông<br /> tin, tổng hợp<br /> được một số ý<br /> chính cho kết<br /> quả nghiên cứu<br /> nhưng chưa chi<br /> tiết, chưa đầy đủ.<br /> <br /> Sử dụng các<br /> phương tiện trực<br /> quan, biểu bảng<br /> nhưng chưa nêu<br /> được nội dung<br /> chính thu được<br /> từ kết quả nghiên<br /> cứu. Cách trình<br /> bày đa dạng (có<br /> minh họa hình<br /> ảnh, mẫu vật,<br /> video,...), có cấu<br /> trúc rõ ràng.<br /> <br /> Trình bày được<br /> đầy đủ kết quả<br /> nghiên cứu. Cách<br /> trình bày rõ ràng.<br /> <br /> Trình bày kết<br /> quả nghiên cứu<br /> một cách sơ lược.<br /> Cách trình bày<br /> chưa rõ ràng, cấu<br /> trúc lộn xộn.<br /> <br /> Thu thập thông<br /> tin, xử lí, phân<br /> tích số liệu và<br /> rút ra nhận xét.<br /> Tổng hợp các kết<br /> quả nghiên cứu<br /> chi tiết, đầy đủ và<br /> sắp xếp theo logic<br /> nhất định, khoa<br /> học và sáng tạo.<br /> Sử dụng các<br /> phương tiện trực<br /> quan, sơ đồ khái<br /> niệm, bản đồ tư<br /> duy, biểu bảng để<br /> nêu bật được nội<br /> dung chính thu<br /> được từ kết quả<br /> nghiên cứu. Cách<br /> trình bày đa dạng<br /> (có minh hoạ<br /> hình ảnh, mẫu<br /> vật, video,...), rõ<br /> ràng, có cấu trúc<br /> khoa học và sáng<br /> tạo.<br /> <br /> Đề xuất được các<br /> giả thuyết nghiên<br /> cứu nhưng phù<br /> hợp với câu hỏi<br /> nghiên cứu.<br /> Đề xuất các<br /> phương án thực<br /> nghiệm tìm tòi<br /> nhưng<br /> không<br /> kiểm chứng được<br /> giả thuyết nghiên<br /> cứu nào.<br /> Thực hiện một số<br /> trong các phương<br /> án thực nghiệm<br /> tìm tòi, nghiên<br /> cứu nhưng chưa<br /> chính xác, phải<br /> làm đi làm lại<br /> hoặc thực hiện<br /> nhiều lần.<br /> <br /> Xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh...<br /> <br /> Xây dựng và sử<br /> dụng các tiêu chí<br /> trong đánh giá và<br /> tự đánh giá kết<br /> quả.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Đề xuất ý tưởng,<br /> phân tích, thảo<br /> luận các ý tưởng<br /> để xây dựng được<br /> các tiêu chí đánh<br /> giá và phiếu đánh<br /> giá sản phẩm.<br /> <br /> Sử dụng các<br /> phiếu đó để đánh<br /> giá trong các<br /> trường hợp cụ thể<br /> một cách thành<br /> thạo và có lập<br /> luận giải thích.<br /> <br /> Sử dụng các<br /> phiếu đánh giá<br /> trong các trường<br /> hợp cụ thể một<br /> cách thành thạo<br /> và có lập luận<br /> giải thích.<br /> <br /> Sử dụng các<br /> phiếu đánh giá<br /> trong các trường<br /> hợp cụ thể một<br /> cách thành thạo<br /> nhưng chưa có<br /> lập luận giải<br /> thích. Sử dụng<br /> các phiếu đánh<br /> giá trong các<br /> trường hợp cụ thể<br /> nhưng chưa thành<br /> thạo.<br /> <br /> Thiết kế một số đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo trong<br /> dạy học Hoá vô cơ<br /> <br /> Để đánh giá năng lực cần phải dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩm đầu ra cụ thể mà cả<br /> hai phía giáo viên (GV) và HS đều biết và có thể đánh giá được sự tiến bộ của HS dựa vào mức<br /> độ mà các em thực hiện sản phẩm. Đối với đánh giá NLST cần thiết kế một số đề kiểm tra và các<br /> công cụ là các bảng kiểm và phiếu hỏi.<br /> <br /> 2.3.1. Thiết kế một số công cụ đánh giá<br /> Căn cứ vào mục tiêu dạy học phần Kim loại, Hóa học vô cơ và mục tiêu đánh giá NLST<br /> của HS, chúng tôi thiết kế một số công cụ để GV (hoặc HS) đánh giá NLST của HS, gồm một số<br /> bảng kiểm và phiếu hỏi được trình bày ở các Bảng 2, 3 và 4.<br /> Bảng 2. Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của HS khi xây dựng bài học<br /> Nội dung<br /> Mức độ<br /> HS A HS B HS C HS D<br /> Tập trung chú ý<br /> Chú ý<br /> Bình thường<br /> Chưa chú ý<br /> Diễn đạt ý kiến<br /> Dễ hiểu, thuyết phục, sáng tạo<br /> Bình thường<br /> Khó hiểu, không thuyết phục<br /> Lắng nghe<br /> Chăm chú, ghi chép lại<br /> Có lắng nghe, không ghi chép<br /> Không ghi chép<br /> Phản hồi ý kiến<br /> Có ý tưởng mới, khoa học<br /> Có ý tưởng nhưng chưa rõ ý<br /> Không có ý tưởng<br /> Tư duy bài học<br /> Tư duy nhanh, chính xác<br /> Có tư duy nhưng chưa chính xác<br /> Chưa tư duy<br /> <br /> 15<br /> <br /> Nguyễn Cương và Trần Thị Ngân<br /> <br /> Bảng 3. Bảng kiểm quan sát năng lực sáng tạo của HS thể hiện<br /> qua các tiêu chí của năng lực sáng tạo<br /> Các tiêu chí<br /> Mức độ<br /> Mức 1 (4đ) Mức 2 (3đ) Mức 3 (2đ) Mức 4 (1đ)<br /> Đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một chủ<br /> đề/nội dung cụ thể.<br /> Đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu<br /> hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.<br /> Đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi để<br /> kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu là khả thi,<br /> khoa học và sáng tạo.<br /> Thực hiện phương án thực nghiệm tìm tòi,<br /> nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.<br /> Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu một<br /> cách khoa học, sáng tạo.<br /> Trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa<br /> học, sáng tạo.<br /> Xây dựng và sử dụng các tiêu chí trong đánh<br /> giá và tự đánh giá kết quả.<br /> <br /> Stt<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Bảng 4. Phiếu hỏi đánh giá thái độ của học sinh sau khi học xong bài học<br /> Các phương án lựa chọn<br /> Vấn đề<br /> Phân<br /> Không<br /> Đồng ý<br /> vân<br /> đồng ý<br /> Kim loại kiềm/kiềm thổ/nhôm/sắt có vai trò quan<br /> trọng đối với con người và sản xuất.<br /> Học xong bài này tôi rèn được khả năng phán đoán,<br /> tư duy, sáng tạo.<br /> Tôi rất hứng thú khi học nội dung này.<br /> Tôi biết vận dụng nội dung bài học để giải quyết tình<br /> huống thực tiễn.<br /> Tôi đã đề xuất được cách ghi nhớ bài học theo hướng<br /> sáng tạo.<br /> <br /> 2.3.2. Thiết kế một số đề kiểm tra<br /> Bài kiểm tra là một phép lượng giá cụ thể mức độ, khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực<br /> nào đó của một người. Khi thiết kế bài kiểm tra, GV cần hiểu và vận dụng thành thạo quy trình<br /> thiết kế đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 6 bước [3]:<br /> Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra.<br /> Bước 2: Xác định hình thức của đề kiểm tra.<br /> Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.<br /> Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.<br /> 16<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2