JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 146-150<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0079<br />
<br />
SỬ DỤNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ TRONG DẠY HỌC<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Đức Dũng1 , Hoàng Đình Xuân2 , Hà Thị Thoan3<br />
1 Khoa<br />
<br />
Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Trung học phổ thông Nguyễn Trãi - Thường Tín, Hà Nội<br />
3 Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên<br />
<br />
2 Trường<br />
<br />
Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần phát triển cho<br />
học sinh, việc phát triển năng lực có thể được thực hiện bằng những biện pháp khác nhau.<br />
Một trong những biện pháp hữu hiệu là sử dụng bài tập trong dạy học hoá học. Nội dung<br />
bài báo trình bày việc sử dụng một số dạng bài tập hoá học hữu cơ để phát triển năng lực<br />
giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon ở<br />
trường Trung học phổ thông. Nếu xây dựng, lựa chọn và sử dụng bài tập hoá học hợp lí sẽ<br />
hình thành và có tác dụng tốt cho việc phát triển năng lực của học sinh, trong đó có năng<br />
lực giải quyết vấn đề.<br />
Từ khóa: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực, giải quyết vấn đề, bài<br />
tập phát triển năng lực.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong xu hướng giáo dục hiện đại, dạy học (DH) theo hướng tiếp cận nội dung không còn<br />
phù hợp, DH tiếp cận năng lực (NL) của người học đang trở thành tâm điểm của nền giáo dục thế<br />
giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã chú ý đến rèn luyện và phát triển NL của người<br />
học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ). Đã có một số nghiên cứu về việc phát triển<br />
NLGQVĐ cho học sinh như tài liệu [7], [8], [9]. Qua các nghiên cứu trên, để phát triển NLGQVĐ,<br />
thông thường giáo viên (GV) đưa học sinh (HS) vào các tình huống có vấn đề (THCVĐ), buộc các<br />
em phải giải quyết các vấn đề, qua đó phát triển NLGQVĐ. Tuy nhiên, việc thiết kế THCVĐ đối<br />
với hầu hết GV là không dễ dàng, đặc biệt là những GV chưa có kinh nghiệm dạy học. Trong dạy<br />
học phần hoá học hữu cơ ở các trường Trung học phổ thông (THPT), chúng tôi đã sử dụng một<br />
số dạng bài tập như: bài tập dạng sơ đồ biến đổi hoá học không tường minh, bài tập có chứa đựng<br />
tình huống, bài tập biện luận, bài tập có liên quan đến việc giải quyết vấn đề thực tiễn,. . . để phát<br />
triển NLGQVĐ cho HS. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một số dạng bài tập THCVĐ đã sử<br />
dụng trong quá trình dạy học nhằm giúp cho GV tham khảo và xây dựng THCVĐ trong DH hoá<br />
học hữu cơ ở trường THPT.<br />
Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Đức Dũng, e-mail: ducdungsp@gmail.com<br />
<br />
146<br />
<br />
Sử dụng một số dạng bài tập Hoá học hữu cơ trong dạy học để phát triển năng lực...<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Bài tập để phát triển năng lực giải quyết vấn đề<br />
<br />
Bài tập góp phần phát triển NLGQVĐ là những bài tập chứa đựng những “nút thắt” kiến<br />
thức mà người học không thể “gỡ” được “nút thắt” nếu chỉ thuộc lòng kiến thức, chỉ dựa trên cách<br />
suy luận, vận dụng thông thường. “Nút thắt” thường là THCVĐ, hoặc là “vấn đề mở”, hoặc là “có<br />
những con đường và giải pháp khác nhau”,... Đó là những bài tập đòi hỏi HS phải có vốn kiến thức<br />
sâu, rộng và một tư duy logic, linh hoạt, không lệ thuộc vào vốn kiến đã được trang bị,.. thì mới có<br />
thể phát hiện và giải quyết được vấn đề đặt ra. Dưới đây là một vài thí dụ đã được sử dụng.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Một số bài tập minh họa<br />
<br />
2.2.1. Sử dụng các bài tập sơ đồ biến đổi hoá học không tường minh<br />
Bài tập 1: Hãy chọn các chất phù hợp với các kí hiệu X, Y, Z, T, E và viết phương trình hoá<br />
học (PTHH) trong sơ đồ biến hoá sau:<br />
Dung dịchBr2<br />
<br />
NaOH<br />
<br />
CuO,t◦<br />
<br />
O2 ,xt<br />
<br />
CH3 OH,t◦ ,xt<br />
<br />
C3 H6 −−−−−−−−→ X −−−−→ Y −−−−→ Z −−−→ T −−−−−−−−→ E (este đa chức)<br />
Để giải Bài tập 1, HS cần lập kế hoạch để trả lời các câu hỏi:<br />
– Điểm mấu chốt trong bài tập là gì? Chất có công thức phân tử C3H6 là anken hay<br />
xicloankan?<br />
– Điểm xuất phát để tháo gỡ “nút thắt” kiến thức?<br />
– Kiểm tra các giả thiết này?<br />
– Các chất X, Y, Z, T, E là duy nhất hay còn có các chất phù hợp khác?<br />
Ở sơ đồ này, điểm mấu chốt là tìm các chất X, Y, Z, T, E. Do hầu hết các chất đều chưa<br />
biết, nên để xác định chất X, HS phải dựa tính chất hoá học của C3 H6 và mối quan hệ giữa các<br />
chất trong sơ đồ biến hoá. Đặt chất X vào sơ đồ biến hoá để tìm ra các chất còn lại. Thông thường,<br />
HS chọn X là CH3 –CHBr–CH2 Br, khi đó Y là CH3 –CHOH–CH2 OH, Z là CH3 –CO–CHO, T là<br />
CH3 –CO–COOH, E là CH3 –CO–COOCH3 . Nhận thấy E là este tạp chức, không đúng yêu cầu đề<br />
bài và nhiều HS nghĩ bài này có vấn đề hoặc không thể tìm được chất phù hợp. Tuy nhiên, nếu<br />
HS chọn X là CH2 Br–CH2 –CH2 Br, khi đó Y là CH2 OH–CH2 –CH2 OH, Z là OCH–CH2 –CHO, T<br />
là HOOC–CH2 –COOH, E là CH3 OOC–CH2 –COOCH3 thì sẽ phù hợp yêu cầu đề bài và HS viết<br />
PTHH xảy ra. Với Bài tập 1 này, các chất X, Y, Z, T, E là duy nhất.<br />
Như vậy, với việc đưa ra một bài tập THCVĐ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề, lập kế<br />
hoạch, thực hiện kế hoạch, rà soát, kiểm tra; GV là người chỉnh lí, đánh giá cuối cùng. Với dạng<br />
Bài tập 1, tùy theo đối tượng HS mà GV có thể thêm, bớt những ẩn số, bài tập càng nhiều ẩn số<br />
càng phức tạp với HS.<br />
<br />
2.2.2. Sử dụng bài tập có chứa đựng tình huống<br />
Khi HS tìm hiểu vấn đề, phân tích, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sai lầm, biết tự sửa<br />
sai và rút kinh nghiệm sẽ góp phần phát triển NL của HS. Như vậy, việc lựa chọn các bài tập có<br />
tình huống để xác định sai lầm của HS thường mắc phải sẽ tạo điều kiện cho GV giúp HS phát<br />
triển NL của HS, trong đó có NLGQVĐ.<br />
Bài tập 2: Axit axetylsalixylic (o-CH3 COO–C6 H4 –COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin).<br />
Để phản ứng hoàn toàn với 4,32 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 0,1M.<br />
Giá trị của V là<br />
A. 0,72.<br />
B. 0,24.<br />
C. 0,48.<br />
D. 0,96.<br />
147<br />
<br />
Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân, Hà Thị Thoan<br />
<br />
Với bài tập này, sau khi tính số mol của axit axetylsalixylic (0,024 mol), HS dễ mắc sai lầm<br />
trong việc tính số mol của KOH. Có 2 sai lầm mà HS thường gặp là:<br />
– HS cho rằng số mol của KOH bằng số mol axit axetylsalixylic nên tính ra giá trị của V =<br />
0,24. Như vậy, HS đã bỏ qua phản ứng của nhóm chức este với KOH hoặc không cân bằng PTHH.<br />
– HS cho rằng số mol của KOH bằng 2 lần số mol axit axetylsalixylic nên tính ra giá trị của<br />
V = 0,48. Như vậy, HS đã bỏ qua phản ứng của nhóm –OH phenol tạo ra phản ứng ngay với KOH<br />
hoặc không cân bằng PTHH.<br />
Để tránh những sai lầm trên, GV cần hướng dẫn HS lập kế hoạch giải bài tập trên bằng các<br />
câu hỏi: Những nhóm chức nào trong axit axetylsalixylic phản ứng với KOH? Sản phẩm tạo ra có<br />
tác dụng với KOH không? Hệ số cân bằng của PTHH đã đúng tỉ lệ chưa? Khi giải bài toán liên<br />
quan đến phản ứng giữa este của phenol với dung dịch kiềm cần chú ý những gì?<br />
Nếu HS tư duy tìm hiểu vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch theo hướng dẫn trên thì<br />
HS sẽ kiểm soát được những sai lầm trong hoạt động tư duy, phát hiện và giải quyết được những<br />
"bẫy kiến thức" trong các bài toán.<br />
<br />
2.2.3. Sử dụng bài tập có liên quan đến giải quyết vấn đề thực tiễn<br />
Bài tập có nội dung thực tiễn đòi hỏi HS phải có khả năng tư duy, vận dụng kiến thức đã<br />
học vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển<br />
NLGQVĐ, NL vận dụng kiến thức của HS.<br />
Bài tập 3: Từ lâu trong dân gian người ta đã dùng cây hương nhu làm thuốc chữa các bệnh<br />
cảm cúm, nhức đầu, hôi miệng. Tinh dầu hương nhu (có thành phần chính là eugenol, một lượng<br />
nhỏ hiđrocacbon thơm, tecpen,..) được tách ra từ cây hương nhu, là dược liệu không thể thiếu trong<br />
việc chế dầu cù là, cao sao vàng. Eugenol có công thức cấu tạo:<br />
<br />
Hãy đề nghị phương pháp thuận lợi cho phép tách lấy eugenol từ tinh dầu hương nhu.<br />
Với dạng bài tập này, HS dễ bị phân tán suy nghĩ vào những nội dung không liên quan đến<br />
yêu cầu trả lời của đề bài. Vì vậy, tùy theo đối tượng, GV có thể yêu cầu HS đưa ra những câu hỏi<br />
định hướng và tìm câu trả lời. Các câu hỏi định hướng có thể là:<br />
– Bài tập này yêu cầu làm gì?<br />
– Eugenol thuộc loại chất hữu cơ gì? Nó những tính chất vật lí, hoá học gì?<br />
– Dùng phương pháp tách nào và những phản ứng hoá học nào để có thể tách được eugenol?<br />
– Phương pháp nào thuận lợi cho việc tách eugenol?<br />
GV giám sát, kiểm tra hoạt động tư duy của HS để giúp HS tìm được câu trả lời cho những<br />
câu hỏi trên tức là giúp HS phát hiện và giải quyết được vấn đề đặt ra của bài tập.<br />
<br />
2.2.4. Sử dụng bài tập biện luận<br />
Bài tập biện luận thường là những bài khó, có thể chứa đựng nhiều THCVĐ, sẽ gây ra những<br />
khó khăn đối với HS. Dạng bài tập này thường đòi hỏi HS phải có khả năng tư duy cao, vận dụng<br />
cao những kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề của bài tập, góp phần quan trọng vào việc<br />
148<br />
<br />
Sử dụng một số dạng bài tập Hoá học hữu cơ trong dạy học để phát triển năng lực...<br />
<br />
phát triển NLGQVĐ, NL vận dụng kiến thức của HS.<br />
Bài tập 4: Hai hiđrocacbon X và Y đều chứa 85,7% C về khối lượng. Khi bị oxi hoá mạnh<br />
bằng KMnO4 trong môi trường axit thì cả hai đều bị gãy mạch cacbon ở liên kết C=C tạo ra một<br />
axit cacboxylic đơn chức Z duy nhất. Ở điều kiện tiêu chuẩn, trong trạng thái hơi thì 1 lít chất Z có<br />
khối lượng là 5,36 gam. Phân tử Z không chứa nhóm CH2 , không chứa nhóm CH. Xác định công<br />
thức cấu tạo của X, Y, Z và gọi tên chúng.<br />
Để giải được bài tập này, GV có thể yêu cầu HS đưa ra những câu hỏi định hướng và tìm<br />
câu trả lời. Các câu hỏi định hướng và câu trả lời có thể là:<br />
– Từ %C có thể suy ra được điều gì? Suy ra %H và công thức đơn giản nhất.<br />
– Hai hiđrocacbon trên thuộc loại gì? Anken (do có công thức dạng Cn H2n và có liên kết<br />
π).<br />
– Từ thể tích và khối lượng chất Z suy ra được giá trị gì? Phân tử khối bằng 120.<br />
– Trong trạng thái hơi chất Z có cấu tạo như thế nào? Tính toán, lập luận để xác định được<br />
axit phải tồn tại dưới dạng đime.<br />
– Công thức chất Z là gì? CH3 COOH.<br />
– Công thức của X, Y là gì? CH3 –CH=CH–CH3 (cis, trans).<br />
Ở bài tập này, HS sẽ thấy khó khăn nhất là vấn đề tìm công thức của Z có phân tử khối bằng<br />
120. Nếu cho rằng Z tồn tại ở dạng đơn phân tử thì không có công thức phù hợp, nhưng qua tính<br />
toán, lập luận để suy ra được ở trạng thái hơi Z tồn tại ở dạng đime thì việc tìm Z sẽ đơn giản đi.<br />
GV giám sát, kiểm tra hoạt động tư duy của HS, có thể gợi ý để giúp HS tìm được câu trả<br />
lời cho những câu hỏi trên, giải quyết được vấn đề đặt ra của bài tập.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Đánh giá chung<br />
<br />
Những bài tập như trên đã được triển khai trong quá trình dạy học phần Hóa học Hữu cơ tại<br />
các trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân, Hà Nội), Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội),. . . Sau<br />
quá trình sử dụng có thể thấy rõ tính hiệu quả như sau:<br />
Trước khi được làm quen với những bài tập kiểu như trên, HS thường rất lúng túng, không<br />
giải quyết được các bài tập này. Một trong các nguyên nhân là HS chưa biết cách để tháo gỡ “nút<br />
thắt” kiến thức gặp phải. Một nguyên nhân nữa rất quan trọng là HS chưa đủ tự tin để đề xuất<br />
những ý tưởng mới, khác lạ.<br />
Sau một số tình huống tương tự, HS đã mạnh dạn và rất hào hứng đề xuất các giải pháp để<br />
giải quyết vấn đề gặp phải. Thí dụ: dung dịch metylamin làm xanh giấy quỳ tím, nhưng dung dịch<br />
anilin lại không có tính chất này;<br />
<br />
3.<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Việc sử dụng một số dạng bài tập hoá học hữu cơ nêu trên trong dạy học ở một số trường<br />
THPT, thông qua bộ công cụ kết quả đánh giá về kiến thức và NLGQVĐ đã phát huy được tính<br />
tích cực, chủ động và sáng tạo của người học; tạo được cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới<br />
tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo nguồn<br />
nhân lực cho đất nước. Như vậy, nếu xây dựng, lựa chọn và sử dụng bài tập hoá học phù hợp trong<br />
quá trình dạy học sẽ hình thành và phát triển được NL của HS, trong đó có NLGQVĐ.<br />
<br />
149<br />
<br />
Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân, Hà Thị Thoan<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa.<br />
<br />
[2]<br />
<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010, Khối A.<br />
<br />
[3]<br />
<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011, Khối A.<br />
<br />
[4]<br />
<br />
Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier, 2014. Lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm.<br />
<br />
[5]<br />
<br />
Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân, 2013. Rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến<br />
thức cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống bài tập hoá học hữu cơ có nội dung thực<br />
tiễn. Tạp chí Giáo dục, số 7/2013, trang 118.<br />
<br />
[6]<br />
<br />
Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng, 2001. Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hoá học 12.<br />
Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
<br />
[7]<br />
<br />
Trần Thị Thu Huệ, 2012. Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ thông thông<br />
qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ. Luận án<br />
Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.<br />
<br />
[8]<br />
<br />
Hoàng Thị Bích Nguyệt, 2015. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh<br />
viên sư phạm Hoá học trường Đại học Tây Bắc. Tạp chí Giáo dục, Số 7/2015, trang 32.<br />
<br />
[9]<br />
<br />
Cao Thị Thặng, Nguyễn Cương, Trần Thị Thu Huệ, 2012. Phát triển năng lực phát hiện và<br />
giải quyết vấn đề thông qua dạy học môn Hóa cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí<br />
Giáo dục, Số 279/2012, trang 29.<br />
ABSTRACT<br />
Types of exercises that can be used in teaching organic chemistry<br />
to develop problem solving competency among high school students<br />
<br />
Problem solving competency development can be done using different methods. A very<br />
effective way when teaching chemistry is to use drills. This article describes exercises in<br />
Organic Chemistry the will develop problem-solving competency for students who are learning<br />
Hydrocarbon derivatives in Upper Secondary School. If these exercises are well-designed and<br />
effectively used, they will be very useful for initiating and developing student competency, such as<br />
a problem-solving competency.<br />
Keywords: Competency, problem solving competency, competency development, problem<br />
solving, competency development exercise<br />
<br />
150<br />
<br />