Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
XÂY DỰNG THUẬT TOÁN HỖ TRỢ DẪN ĐƯỜNG<br />
CHO PHI CÔNG MÁY BAY IAK-52<br />
TRÊN CƠ SỞ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TSB-IAK<br />
Lê Huy Phong*<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các thuật toán hỗ trợ dẫn đường cho phi công máy<br />
bay Iak-52. Đó là thuật toán xác định các chỉ lệnh điều khiển trên màn hình đa<br />
năng của hệ thống TSB-Iak, hỗ trợ phi công điều khiển máy bay ở chế độ bán tự<br />
động bay theo hành trình đặt trước hoặc bay về sân bay hạ cánh.<br />
Từ khóa: Máy bay Iak-52; Hệ thống tham số bay; Bay hành trình.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Máy bay huấn luyện Iak-52 là máy bay sơ cấp với các hệ thống đồng hồ đo và chỉ thị<br />
tham số bay kiểu cũ, không được trang bị các tổ hợp lái - dẫn đường hiện đại, không có<br />
khả năng hỗ trợ dẫn đường cho phi công [1,2,3]. Vì vậy có thể ứng dụng các hệ thống đo<br />
và hiển thị các tham số dẫn đường bay kiểu mới (hệ thống TSB-Iak) để thay thế các đồng<br />
hồ kiểu cũ và bổ sung thêm tính năng hỗ trợ phi công thực hiện các thao tác dẫn đường<br />
như bay theo hành trình đặt trước, bay về sân bay hạ cánh từ bất kì vị trí nào trong không<br />
vực hoạt động của máy bay.<br />
2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TSB-IAK<br />
Hệ thống TSB-Iak dùng để đo và hiển thị các tham số dẫn đường, tham số bay, tham<br />
số động cơ của máy bay như: góc nghiêng; góc chúc ngóc; góc hướng; góc hướng về đài<br />
dẫn đường; cự ly về sân bay cất hạ cánh; góc hướng và cự ly tới đích; độ cao khí áp; tốc<br />
độ; tốc độ lên xuống; tốc độ lượn vòng; quá tải đứng; vị trí của máy bay; thời gian bay; tốc<br />
độ vòng quay động cơ; nhiệt độ đầu xi lanh động cơ; áp suất dầu nhờn; áp suất nhiên liệu;<br />
nhiệt độ dầu nhờn.<br />
Các tham số trên được hiển thị trên màn hình máy tính đặt ở buồng lái sau của máy<br />
bay (xem Hình 1).<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Bảng đồng hồ buồng lái sau máy bay Iak-52.<br />
Trong đó:<br />
1 – Máy tính và màn hình của hệ thống TSB-Iak;<br />
2 - Đồng hồ tốc độ;<br />
3 – Máy chỉ góc nghiêng, góc chúc ngóc của hệ thống АГД-1;<br />
4 - Đồng hồ độ cao.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 21<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Hệ thống TSB-Iak có sơ đồ chức năng được thể hiện trên Hình 2. Hệ thống gồm có 4<br />
khối thiết bị thành phần: Khối truyền cảm tổng hợp (TC-TH), khối máy tính – màn hình<br />
(MT-MH), khối kết nối tổng hợp (KN-TH) và khối truyền cảm khí áp (TC-KA) [4]. Ở<br />
chế độ hoạt động độc lập, hệ thống sử dụng thông tin từ khối TC-TH là một hệ thống<br />
dẫn đường quán tính kết hợp GPS. Khối TC-TH cung cấp đầy đủ các tham số bay cơ bản<br />
như các góc nghiêng, chúc ngóc, hướng bay, các thành phần tốc độ góc, các thành phần<br />
gia tốc chuyển động tịnh tiến theo các trục của hệ tọa độ liên kết với máy bay, các thành<br />
phần tốc độ dài, vị trí của máy bay, độ cao bay. Ở chế độ làm việc phối hợp, hệ thống<br />
TSB-Iak có thể nhận, chuyển đổi thông tin từ các hệ thống, các truyền cảm trên máy bay<br />
thông qua khối KN-TH. Nhờ vậy hệ thống có thể đo và hiển thị đầy đủ tất cả các thông<br />
tin cần thiết cho phi công và về nguyên tắc, có thể thay thế tất cả các đồng hồ kiểu cũ<br />
trên bảng đồng hồ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối chức năng hệ thống TSB-Iak.<br />
Điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống là khối MT-MH. Khối MT-MH thực hiện<br />
các chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ, hiển thị thông tin. Ngoài ra, khối MT-MH cũng<br />
thực hiện các thuật toán hỗ trợ dẫn đường cho phi công, các thuật toán xác định tham số<br />
giới hạn, cảnh báo cho phi công trong chuyến bay. Với máy tính và màn hình hiển thị, hệ<br />
thống TSB-Iak cho phép phi công có thể lựa chọn các chế độ, các tham số hiển thị một<br />
cách linh hoạt. Những tính năng đó cho phép nâng cao chất lượng của hệ thống đồng hồ,<br />
nâng cao an toàn và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ bay.<br />
3. XÂY DỰNG THUẬT TOÁN HỖ TRỢ PHI CÔNG BAY<br />
THEO HÀNH TRÌNH ĐẶT TRƯỚC TRÊN CƠ SỞ<br />
XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG TSB-IAK<br />
Như đã trình bày trong Mục 2, hệ thống TSB-Iak liên tục cung cấp các tham số: kinh<br />
độ (λ), vĩ độ (φ), độ cao (H), hướng bay (ψ), tốc độ theo hướng bắc (VN), tốc độ theo<br />
<br />
<br />
22 Lê Huy Phong, “Xây dựng thuật toán hỗ trợ dẫn đường … sử dụng hệ thống TSB-Iak.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hướng đông (VE) của máy bay. Trên cơ sở các tham số này sẽ xây dựng thuật toán tính<br />
toán các tín hiệu hỗ trợ cho phi công trong quá trình điều khiển máy bay.<br />
Bay theo hành trình đặt trước thực chất là quá trình bay qua các điểm trung gian có tọa<br />
độ cho trước trên bề mặt trái đất (các điểm PPM) [5,6]. Nói chung, quá trình này bao gồm<br />
hai giai đoạn: giai đoạn dẫn máy bay về một điểm PPM và giai đoạn chuyển tiếp khi bay<br />
qua điểm PPM đó.<br />
Việc dẫn máy bay về một điểm PPM có thể thực hiện theo hai cách: theo hành trình và<br />
theo đường bay thẳng. Khi dẫn theo hành trình, các tham số cần xác định là: độ lệch cạnh<br />
(Z) của máy bay so với đường đoản trình thành phần; tốc độ thay đổi của độ lệch cạnh<br />
( Z ); khoảng cách (S) từ điểm chiếu của máy bay vào đường đoản trình tới điểm PPM.<br />
Khi dẫn theo đường bay thẳng, các tham số cần xác định là: khoảng cách ( D Z ) từ máy<br />
bay tới điểm PPM; góc ( q Z ) hợp bởi véc tơ tốc độ hành trình và đường nối máy bay -<br />
điểm PPM (xem Hình 3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Các tham số của máy bay theo đường đoản trình.<br />
Khi dẫn theo hành trình, trước hết cần xác định các tham số của đường đoản trình thành<br />
phần nối hai điểm hành trình PPMi và PPMi+1.<br />
Giả sử tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ) của các điểm PPMi và PPMi+1 lần lượt là λi, φi và<br />
λi+1, φi+1 và ΨZ = ПZ (xem Hình 4a) khi đó, các tham số của đường đoản trình thành phần<br />
PPMi – PPMi+1 là:<br />
- Góc phương vị của điểm hành trình PPMi+1 so với điểm PPMi:<br />
B1<br />
Z arctg , 1<br />
B2<br />
trong đó:<br />
<br />
B1 sin 90 i1 sin i1 i sin DZ sin Z ;<br />
<br />
B2 cos 90 i1 sin 90 i sin 90 i1 cos 90 i cos i1 i sin DZ cos Z .<br />
- Kinh độ địa lý (λORT) của điểm giao nhau giữa đường đoản trình và đường xích đạo<br />
địa lý và vĩ độ địa lý (φB) của điểm cao nhất trên đường đoản trình (Hình 4b) được tính<br />
theo các công thức (2) và (3):<br />
B<br />
ORT arctg 2 ; 2<br />
B3<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 23<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
B22 B32<br />
B arctg , 3<br />
B1<br />
trong đó:<br />
B1 sin 180 Z sin 90 i sin 90 G sin G sin 90 sin 90 B cos B ;<br />
B2 cos 180 Z sin i sin 180 Z cos i cos 90 i cos 90 G sin G <br />
cos 90 B sin ORT sin 90 B cos ORT cos90 sin B sin ORT ;<br />
B3 cos 180 Z cos i sin 180 Z sin i cos 90 i cos G <br />
cos 90 B cos ORT sin 90 B sin ORT cos90 sin B cos ORT .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Biểu diễn quỹ đạo bay hành trình theo bề mặt trái đất.<br />
- Góc lệch giữa kinh tuyến địa lý và kinh tuyến đoản trình (Hình 4c):<br />
B1<br />
i arctg , 4<br />
B2<br />
trong đó:<br />
B1 sin B sin ORT 90 i sin 90 sin i ;<br />
B2 cos B sin 90 i sin B cos 90 i cos ORT 90 i sin 90 cos i ;<br />
<br />
<br />
<br />
24 Lê Huy Phong, “Xây dựng thuật toán hỗ trợ dẫn đường … sử dụng hệ thống TSB-Iak.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Giả sử tọa độ địa lý (kinh, vĩ độ) của máy bay là λ, φ, khi đó, các tọa độ đoản trình của<br />
máy bay (xem Hình 4d):<br />
B 2 B32<br />
90 arctg 1 ;<br />
B2<br />
(5)<br />
arctg B3 ,<br />
B1<br />
<br />
trong đó:<br />
B1 sin 90 sin ORT 90 sin 90 sin 90 ;<br />
B2 cos 90 cosB sin 90 sin B cos ORT 90 cos 90 ;<br />
B3 cos 90 sin B sin 90 cosB cos ORT 90 sin 90 cos 90 ;<br />
Từ các tọa độ đoản trình, có thể xác định độ lệch cạnh Z và cự ly tới điểm hành trình:<br />
Z ; 6<br />
S PPM ;<br />
trong đó: ρ - khoảng cách từ tâm trái đất tới trọng tâm máy bay.<br />
Để hỗ trợ cho phi công, trên màn hình hiển thị của hệ thống TSB-Iak cần hiển thị độ<br />
lệch cạnh Z ở dạng vạch chỉ vị trí của máy bay so với đường đoản trình (vạch số 1 Hình<br />
5). Khi máy bay ở bên phải đường đoản trình, vạch chỉ vị trí dịch chuyển sang trái so với<br />
vòng tròn trung tâm, khi máy bay ở bên trái, vạch chỉ chuyển sang phải (xem Hình 5);<br />
Ngoài ra, cần hiển thị góc nghiêng đặt trước ở dạng kim chỉ lệnh điều khiển theo kênh<br />
nghiêng (kim 4 Hình 5). Khi kim lệnh nghiêng sang trái so với vòng tròn trung tâm, phi<br />
công cần điều khiển máy bay nghiêng trái cho tới khi kim lệnh trở về vị trí trung lập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Vị trí các vạch chỉ lệch và kim chỉ lệnh trên đồng hồ hệ thống TSB-Iak.<br />
Khi máy bay nằm trong “vùng bay thẳng” là hành lang rộng 2km về hai phía của<br />
đường đoản trình ( Z 2km ), tín hiệu góc nghiêng đặt trước ( ZAD ) được xác định theo<br />
công thức:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 25<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
1 <br />
<br />
ZAD K<br />
1 Z K 2 Z (7)<br />
2 p 1 <br />
V khi V 50 m / s;<br />
với: Z <br />
50 SignV khi V 50 m / s.<br />
trong đó: p- toán tử Laplace;<br />
K1,K2- Các hệ số tỷ lệ;<br />
Vδ – thành phần của tốc độ bay theo trục δ của hệ tọa độ đoản trình.<br />
<br />
Khi máy bay nằm ngoài "vùng bay thẳng", việc dẫn máy bay về điểm hành trình cho<br />
trước được bắt đầu bằng việc vòng máy bay về "vùng bay thẳng" theo đường ngắn nhất.<br />
Nếu khoảng cách từ máy bay tới đường đoản trình thành phần Z R 1.9 km, quỹ<br />
đạo vòng sẽ bao gồm hai đoạn (xem Hình 6):<br />
- Đoạn 1 vuông góc với đường đoản trình;<br />
- Đoạn 2 vòng góc 900.<br />
Nếu khoảng cách từ máy bay tới đường đoản trình thành phần 2 Z R 1.9 km,<br />
quỹ đạo vòng sẽ bao gồm một đoạn với góc nghiêng 300.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Cơ động vào vùng bay thẳng.<br />
0<br />
Khi đó, nếu δ00, hướng đoản trình đặt trước cho máy bay là: OZ 180 H ;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26 Lê Huy Phong, “Xây dựng thuật toán hỗ trợ dẫn đường … sử dụng hệ thống TSB-Iak.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Góc nghiêng đặt trước, trong trường hợp máy bay nằm ngoài "vùng bay thẳng" được<br />
xác định theo công thức:<br />
1 <br />
<br />
ZAD 0 K2 Z ; (9)<br />
2 p 1 <br />
<br />
Tín hiệu Z lúc này được xác định theo công thức:<br />
W sin q Z khi W sin q Z 50 m / s;<br />
Z <br />
50 SignV khi W sin q Z 50 m / s.<br />
V<br />
qZ OZ 0 TR ; 0 i ; TR arctg E .<br />
VN<br />
Khi dẫn máy bay theo đường bay thẳng, cần xác định hai tham số: góc q Z và khoảng<br />
cách DZ từ máy bay về điểm PPM. Ta có:<br />
B1<br />
qZ Z TR arctg B TR ;<br />
2<br />
2 2<br />
(10)<br />
D D arctg B1 B2 ,<br />
Z Z<br />
B3<br />
<br />
<br />
B1 sin 90 i1 sin i1 sin DZ sin Z ;<br />
<br />
B2 cos 90 i1 sin 90 sin 90 i1 cos 90 cos i1 sin DZ cos Z ;<br />
<br />
B3 cos 90 i1 cos 90 sin 90 i1 sin 90 cos i1 cos DZ .<br />
<br />
Góc q Z được thể hiện bằng kim chỉ hướng đặt trước còn khoảng cách DZ được thể<br />
hiện bởi chỉ số cự ly trên màn hình (Hình 7). Khi đó, phi công điều khiển máy bay về<br />
hướng đặt trước để bay thẳng tới điểm PPM và khi cự ly tiến đến 0 là lúc máy bay bay qua<br />
điểm đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Góc hướng đặt trước và cự ly tới điểm hành trình.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 27<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Khi máy bay bay qua điểm PPMi+1 một khoảng 2km sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp<br />
tới điểm hành trình tiếp theo. Trong giai đoạn này, máy bay được dẫn theo đường bay<br />
thẳng tới điểm hành trình PPMi+2 (Hình 8).<br />
Góc q Z và khoảng cách DZ được tính theo công thức (10) khi thay λi+1, φi+1 bằng λi+2,<br />
φi+2. Ngoài việc điều khiển máy bay theo kim chỉ góc hướng đặt trước, phi công cũng có<br />
thể điều khiển theo kim chỉ lệnh góc nghiêng. Góc nghiêng đặt trước được tính theo công<br />
thức (9) trong đó:<br />
<br />
W sin qZ khi W sin qZ 50 m / s và qZ 45 or qZ 315 ; <br />
Z (11)<br />
50 SignV khi W sin qZ 50 m / s or 45 qZ 315 .<br />
<br />
<br />
<br />
Việc điều khiển theo kim chỉ hướng đặt trước hoặc theo kim chỉ lệnh góc nghiêng sẽ<br />
bảo đảm đưa máy bay vòng về phía điểm PPMi+2. Khi thỏa mãn điều kiện sẽ kết thúc giai<br />
đoạn chuyển tiếp. Máy bay nằm trong "vùng tuyến tính" của đường đoản trình cơ bản nối<br />
điểm cố định là vị trí của máy bay (λCĐ, φCĐ ) khi thỏa mãn điều kiện (12) và điểm PPMi+2<br />
(λi+2, φi+2 ).<br />
0 qZ 5 hoặc 355 qZ 360 (12)<br />
Việc dẫn máy bay trong vùng này được thực hiện theo các công thức từ (1) đến (7) với<br />
sự thay thế λi+1, φi+1 bằng λi+2, φi+2; λi, φi bằng λCĐ, φCĐ .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Dẫn máy bay trong vùng chuyển tiếp<br />
Các giai đoạn dẫn máy bay theo hành trình được thực hiện lần lượt từ điểm hành trình<br />
ban đầu tới điểm hành trình cuối cùng. Sau đó là giai đoạn dẫn máy bay về sân bay hạ<br />
cánh.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
TSB-Iak là hệ thống đo và hiển thị các tham số bay kiểu mới, có khả năng đo và hiển<br />
thị đầy đủ các tham số dẫn đường, tham số bay, tham số động cơ. Trên cơ sở các tham số<br />
đo được, sử dụng máy tính trên khoang thực hiện các thuật toán đã trình bày, xác định các<br />
chỉ lệnh điều khiển (thể hiện trên màn hình đa năng) cho phi công, có thể bổ sung thêm<br />
chức năng mới, hiện đại hơn cho hệ thống, hỗ trợ phi công trong quá trình thực hiện<br />
chuyến bay. Một trong số các chức năng đó là giúp phi công thực hiện các thao tác dẫn<br />
<br />
<br />
<br />
28 Lê Huy Phong, “Xây dựng thuật toán hỗ trợ dẫn đường … sử dụng hệ thống TSB-Iak.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
đường, điều khiển bay hành trình, bay về sân bay hạ cánh, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu<br />
quả và mức độ an toàn bay cho máy bay Iak-52.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Техническое описание: Учебно- тренировочный спортивный самолет Як-52,<br />
Москва «ПАТРИОТ»,1991. 159с.<br />
[2]. Самолёт IAK-52. Книга 3. Авиационное оборудование.<br />
[3]. Техническое описание: Авиационное и радиоэлектронное оборудование самолета<br />
Як-52, Москва «ПАТРИОТ»,1990. 30с.<br />
[4]. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống đo và hiển thị các tham số dẫn đường, tham số<br />
bay cho máy bay Iak-52 trên cơ sở hoàn thiện công nghệ đã áp dụng cho trực thăng<br />
họ Mi. Viện kỹ thuật PK-KQ. 2016, 114 trang.<br />
[5]. Giáo trình huấn luyện phi công Iak-52, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội – 2007 – 383<br />
trang.<br />
[6]. А. М. Белкин Воздушная навигация: Справодчник. М.: Транспорт. 1988. -303с.<br />
ABSTRACT<br />
BUILDING ALGORITHMS TO SUPPORT FOR IAK-52 PILOTS<br />
IN NAVIGATION BY APPLYING THE TSB-Iak SYSTEM<br />
The paper presents algorithms to support for Iak-52 pilots in navigation by using<br />
the TSB-Iak system. Those are algorithms which control command bars on<br />
multifunctional screen of the TSB Iak system. These command bars guide pilots in<br />
direct modes which navigate aircraft to a preset course or a destination airport.<br />
Keywords: Iak-52 aircraft; Flight data system; Tracking the course.<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 10 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 11 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 12 năm 2018<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Kỹ thuật PK-KQ.<br />
*<br />
Email: lehuyphong1965@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 29<br />