intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng thuật toán xác định gia tốc pháp tuyến tối ưu cho một lớp thiết bị bay tự dẫn trong kênh độ cao

Chia sẻ: ViEngland2711 ViEngland2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày phương pháp tổng hợp gia tốc pháp tuyến tối ưu cho một lớp thiết bị bay trong kênh độ cao ở giai đoạn bay tự dẫn đến điểm gặp mục tiêu khi tính đến các yếu tố gây sai số động trên cơ sở ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu và chứng minh một tính chất: Điều khiển tối ưu ngoài sự phụ thuộc vào trạng thái tốc độ quay đường ngắm, còn phụ thuộc vào gia tốc mục tiêu, gia tốc trọng trường và gia tốc dọc trục trong khoảng thời gian tương lai gần nhất định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng thuật toán xác định gia tốc pháp tuyến tối ưu cho một lớp thiết bị bay tự dẫn trong kênh độ cao

Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> XÂY DỰNG THUẬT TOÁN XÁC ĐỊNH GIA TỐC PHÁP TUYẾN<br /> TỐI ƯU CHO MỘT LỚP THIẾT BỊ BAY TỰ DẪN<br /> TRONG KÊNH ĐỘ CAO<br /> Phạm Quang Hiếu1*, Nguyễn Thị Lê Na2, Trần Đức Thuận2<br /> Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp tổng hợp gia tốc pháp tuyến tối ưu cho<br /> một lớp thiết bị bay trong kênh độ cao ở giai đoạn bay tự dẫn đến điểm gặp mục<br /> tiêu khi tính đến các yếu tố gây sai số động trên cơ sở ứng dụng lý thuyết điều khiển<br /> tối ưu và chứng minh một tính chất: Điều khiển tối ưu ngoài sự phụ thuộc vào trạng<br /> thái tốc độ quay đường ngắm, còn phụ thuộc vào gia tốc mục tiêu, gia tốc trọng<br /> trường và gia tốc dọc trục trong khoảng thời gian tương lai gần nhất định.<br /> Từ khóa: Tổng hợp hệ thống, Điều khiển thiết bị bay, Thiết bị bay.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tổng hợp luật tự dẫn là bài toán tổng hợp lực pháp tuyến tác động vào tâm khối<br /> thiết bị bay (TBB) để duy trì một tham số nào đó của quan hệ tương đối giữa mục<br /> tiêu (MT) và TBB. Căn cứ vào quy luật quay đường ngắm TBB - MT có thể chia<br /> nhóm phương pháp dẫn hai điểm thành: phương pháp dẫn đuổi, phương pháp dẫn<br /> thẳng, phương pháp dẫn tiếp cận song song, phương pháp dẫn tiếp cận tỉ lệ [1].<br /> Hầu hết các TBB bay tự dẫn sử dụng phương pháp dẫn tiếp cận tỉ lệ (TCTL). Việc<br /> nghiên cứu tổng hợp luật dẫn TCTL đã được nhiều công trình đề cập, kết quả công<br /> bố đã chứng minh phương pháp TCTL là một phương pháp dẫn tối ưu đảm bảo<br /> cực tiểu độ trượt khi TBB tiếp cận mục tiêu. Bên cạnh đó một số công trình [3, 5,<br /> 6, 7] đã sử dụng lý thuyết điều khiển hiện đại để tìm luật tự dẫn cho TBB trên cơ<br /> sở phương pháp dẫn TCTL, tuy nhiên, các nghiên cứu này đã bỏ qua ảnh hưởng<br /> của các yếu tố như: sự thay đổi của tốc độ TBB, sự cơ động của MT và gia tốc<br /> trọng trường. Bài báo [4] đã ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu để tìm luật dẫn<br /> cho lớp TBB có tốc độ thay đổi, nhưng luật dẫn đề xuất chưa đề cập đến khả năng<br /> cơ động của mục tiêu và tác động của gia tốc trọng trường. Công trình [2] đã đề<br /> xuất luật dẫn tối ưu theo phương pháp TCTL và có tính đến các yếu tố gây sai số<br /> động, tuy nhiên phương pháp giải bài toán của [2] chưa mang tính tổng quát, chỉ<br /> đúng cho một trường hợp khi mục tiêu không cơ động.<br /> Mục đích của bài báo là ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu để tổng hợp luật<br /> dẫn cho một lớp TBB tự dẫn có tốc độ thay đổi đến điểm gặp MT khi tính đến các<br /> yếu tố gây sai số động. Trước tiên, bài báo trình bày bài toán điều khiển tối ưu cho<br /> hệ thống phi tuyến có tác động của nhiễu. Tiếp theo, tổng hợp luật tự dẫn với mô<br /> hình TBB có tốc độ thay đổi khi tính đến khả năng cơ động của mục tiêu, tác động<br /> của gia tốc trọng trường và gia tốc dọc trục trên cơ sở áp dụng bài toán điều khiển<br /> tối ưu trong điều kiện có tác động nhiễu.<br /> 2. BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN TỐI ƯU HỆ THỐNG PHI TUYẾN<br /> CÓ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỄU<br /> Xét một lớp hệ thống phi tuyến có tác động của nhiễu dưới dạng [8]:<br /> X  f ( X )  BU  CZ (1)<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 3<br /> Tên lửa & Thiết bị bay<br /> <br /> Bài toán yêu cầu tổng hợp luật điều khiển tối ưu cho hệ thống (1) để cực tiểu<br /> hóa hàm chỉ tiêu chất lượng J dạng toàn phương:<br /> tf<br /> 1 1<br /> J  X T (t f ).. X (t f )   ( X T QX  U T RU )dt (2)<br /> 2 t<br /> 2<br /> 0<br /> <br /> Trong đó: X là véc tơ biến trạng thái; U là biến điều khiển; Z là trạng thái<br /> nhiễu tác động; f ( X ) là hàm của biến trạng thái X; B là ma trận điều khiển; C là<br /> ma trận nhiễu;  là ma trận trọng số có tính chất xác định dương; Q là ma trận<br /> trọng số theo biến trạng thái có tính chất xác định dương; R là ma trận trọng số<br /> theo biến điều khiển có tính chất xác định dương, t0 là thời gian bắt đầu điều khiển<br /> tối ưu; tf là thời gian kết thúc điều khiển tối ưu.<br /> Theo định lý trong [8]: Nếu X * (t ) là trạng thái tối ưu thỏa mãn cực tiểu hàm<br /> chỉ tiêu chất lượng dạng toàn phương (2) trên quỹ đạo của hệ thống phi tuyến (1),<br /> thì biến điều khiển tối ưu tương ứng là:<br /> U * (t )   R 1BT G ( X , t )  R 1BT K1 (t ) (3)<br /> Trong đó: G ( X , t ) là hàm của biến trạng thái X và thời gian t; K1 (t ) là nghiệm<br /> của phương trình:<br /> K   X * (t ), t K   X * (t ), t CZ , K (t )  0<br /> 1   1   1 (4)<br /> f<br /> <br /> <br />    <br /> Các ma trận  X * (t ), t và  X * (t ), t được xác định theo biểu thức:<br /> <br />   X *<br /> (t ), t    GBR B  (<br /> x<br /> 1 T<br /> x f )T<br />  X  X * (t )<br />  (5)<br />   X *<br /> (t ), t     G<br /> x *<br />  X  X (t )<br /> <br /> Nếu một hệ thống tuyến tính có f ( X )  AX , khi này hệ thống (1) có dạng:<br /> X  AX  BU  CZ (6)<br /> Trong trường hợp này, biến điều khiển tối ưu tương ứng là:<br /> U * (t )   R 1BT K x (t ) X  R 1BT K1 (t ) (7)<br /> Với K x (t ) và K1 (t ) là nghiệm của hệ phương trình vi phân:<br /> K x  K x BR 1BT K x  K x A  AT K x  Q, K x (t f )   (8)<br /> K1  ( K x BR 1BT  AT ) K1  K x CZ , K1 (t f )  0 (9)<br /> Từ các phương trình (8), (9) có các nhận xét sau:<br /> - Ma trận hệ số K x hoàn toàn có thể xác định trước bằng cách giải hệ phương<br /> trình (8) khi các ma trận A, B, Q không thay đổi trong quá trình điều khiển.<br /> - Vì điều kiện biên của (9) ở phía phải, nên để xác định K1 (t ) ở thời điểm t cần<br /> phải biết Z ở thời điểm tương lai trong khoảng (t, tf), tức là phải dự đoán Z.<br /> <br /> <br /> 4 P. Q. Hiếu, N. T. L. Na, …, “Xây dựng thuật toán xác định gia tốc… trong kênh độ cao.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> 3. TỔNG HỢP LUẬT DẪN THIẾT BỊ BAY TỐC ĐỘ THAY ĐỔI<br /> KHI TÍNH ĐẾN CÁC YẾU TỐ GÂY SAI SỐ ĐỘNG<br /> Xét mô hình động học tự dẫn của TBB ứng dụng trong quân sự khi tiến công<br /> mục tiêu cơ động, tương quan động hình học giữa TBB và MT trong mặt phẳng<br /> thẳng đứng được thể hiện trên hình 1.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Tương quan hình học giữa TBB và MT trong mặt phẳng thẳng đứng.<br /> Theo [1]hệ phương trình động hình học trong mặt phẳng thẳng đứng như sau:<br /> D  V cos(   )  V cos(   )<br /> M M T T (10)<br /> D  VM sin( M   )  VT sin(T   ) (11)<br /> Tiến hành lấy đạo hàm hai vế phương trình (11) có:<br /> D   D  VM sin( M   )  VM (M   ) cos( M   )  VT sin(T   )<br /> (12)<br />  V (   ) cos(   )<br /> T T T<br /> <br /> D   D  VM sin( M   )  VM M cos( M   )  VT sin(T   )<br /> (13)<br />  VTT cos(T   )   [VM cos( M   )  VT cos(T   )]<br /> Nếu vận tốc mục tiêu M và vận tốc thiết bị bay T thay đổi chậm và các góc<br />  , có giá trị nhỏ thì các số hạng VM sin( M   ),VT sin(T   ) ở vế phải của<br /> biểu thức (13) sẽ là các vô cùng bé bậc hai nên có thể bỏ qua. Từ (10) ta thay giá<br /> trị của biểu thức trong ngoặc [.] bằng D . Dễ dàng nhận thấy các tích VM M , VTT<br /> là các gia tốc pháp tuyến của mục tiêu và TBB, tức là WM  VM M , WT  VTT . Từ<br /> các nhận xét trên phương trình (13) sẽ có dạng sau:<br /> 2 D   D  W cos(   )  W cos(   )<br /> M M T T (14)<br /> Trong đó: T và M tương ứng là vị trí của TBB và MT; D là khoảng cách giữa<br /> TBB và MT;  góc nghiêng đường ngắm TBB - MT; T là góc nghiêng quỹ đạo<br /> TBB;  M là góc nghiêng quỹ đạo MT; g là gia tốc trọng trường; WM , WT tương<br /> ứng là gia tốc pháp tuyến của MT và TBB; Wx là gia tốc dọc trục của TBB; WM ,<br /> WT tương ứng là các thành phần gia tốc MT và gia tốc TBB, vuông góc với đường<br /> ngắm; Wx là thành phần gia tốc dọc trục TBB, vuông góc với đường ngắm; g  là<br /> thành phần gia tốc trọng trường, vuông góc với đường ngắm.<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 5<br /> Tên lửa & Thiết bị bay<br /> <br /> Trong trường hợp các góc  M , T ,  có giá trị nhỏ, thì phương của gia tốc pháp<br /> tuyến của TBB và MT gần vuông góc với đường ngắm và ( cos( M   )  1 ,<br /> cos(T   )  1 ), khi đó, gia tốc pháp tuyến trong kênh độ cao sẽ là tổng:<br /> WT  WT  Wx  g  (15)<br /> Từ (14) và (15) có phương trình xấp xỉ như sau:<br /> 2 D   D  W   W   W   g <br /> M T x (16)<br /> Trong đó,  là tốc độ góc quay đường ngắm trong mặt phẳng thẳng đứng, được<br /> ký hiệu là  y (  y   ). Nhiệm vụ của điều khiển dẫn theo thông tin tốc độ đường<br /> <br /> ngắm là tạo lực để có gia tốc pháp tuyến WT cho TBB sao cho tốc độ quay đường<br /> ngắm  y tiến tới 0 và duy trì xung quanh giá trị không này. Khi vận tốc mục tiêu<br /> có giá trị nhỏ hơn nhiều lần tốc độ tên lửa (điều này hoàn toàn hợp lý đối với vấn<br /> đề dùng tên lửa đối hải bắn mục tiêu trên biển) thì tham số D có thể được xấp xỉ<br /> bằng tốc độ của thiết bị bay VT. Phương trình (16) khi này có dạng:<br /> D y  2VT  y =WM  WT  Wx  g  (17)<br /> <br /> Đặt x1   y ; x2   y  x1 ; u  WT ; Z  WM  Wx  g  khi này phương trình<br /> (17) có thể được viết dưới dạng không gian trạng thái như sau:<br />  x1  x2<br /> <br />  2VT u Z (18)<br />  x2   D x1  D  D<br /> Đối với các TBB tự dẫn có trong trang bị hiện nay, luật điều khiển chủ yếu<br /> được thực hiện theo phương pháp tiếp cận tỉ lệ, tức là u  Kx1 . Trong công trình<br /> [2] tác giả đã tổng hợp luật dẫn tối ưu, song chỉ xét trong trường hợp đại lượng Z<br /> không biến đổi theo thời gian, tức là Z  Const .<br /> Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ áp dụng luật điều khiển theo (7) để tổng hợp<br /> luật dẫn và áp dụng cho các trường hợp tổng quát hơn so với kết quả của nhóm tác<br /> giả [2].<br /> Vì cự ly D liên tục thay đổi. Đối với TBB tự dẫn khi cự ly D rút ngắn đến giới<br /> hạn, thì TBB sẽ chuyển động thẳng mà không theo nguyên lý tiếp cận tỉ lệ nữa. Ở<br /> đây chúng ta xét bài toán điều khiển tối ưu cho trường hợp cự ly giới hạn này, tức<br /> là trong phương trình thứ hai của (18) thay D bằng Dmin  const . Vậy ma trận A,<br /> B, C trong hệ (6) sẽ là:<br />  0 1  0   0 <br /> A   2VT ; B 1 ; C  1  (19)<br />  0    <br />  Dmin   Dmin   Dmin <br /> Thay luật điều khiển (7) vào (6) nhận được:<br /> <br /> <br /> 6 P. Q. Hiếu, N. T. L. Na, …, “Xây dựng thuật toán xác định gia tốc… trong kênh độ cao.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> X  A  BR 1BT K x X  BR 1BT K1( t )  CZ<br />   (20)<br /> Để hệ hoạt động thì hệ tuyến tính (20) phải ổn định, tức là ma trận:<br /> A  A  BR 1BT K x (21)<br /> phải thỏa mãn tính chất Hurwitz, nghĩa là các nghiệm của phương trình đặc trưng:<br /> det( I   A )  0 (22)<br /> phải có phần thực là âm.<br /> Trong trường hợp các ma trận A, B, Q, R là các ma trận hằng và thời gian điều<br /> khiển tf đủ dài, thì phương trình vi phân (8) có thể thay bằng hệ phương trình đại<br /> số sau [8]:<br /> K x BR 1BT K x  K x A  AT K x  Q  0 (23)<br /> Để phần thực các nghiệm của phương trình (22) có giá trị âm thì khi giải<br /> phương trình đại số bậc hai (23) cần phải lấy nghiệm K x (trong hai bộ nghiệm) đạt<br /> yêu cầu phần thực nghiệm phương trình (22) có giá trị âm.<br /> Đặt biến số:<br />   tf t (24)<br /> Khi t  0 thì   t f , còn khi t  t f thì   0 . Đây chính là tham số thời gian ngược<br /> với mốc thời điểm cuối quá trình điều khiển, khi này phương trình (9) sẽ có dạng:<br /> K (  )   K ( t )   K BR 1BT  AT K  K CZ<br /> 1 1  x  x x<br /> (25)<br />  <br />  AT  K x BR 1BT K x  K x CZ , K1( 0 )  0<br /> <br /> Theo [8], ma trận nghiệm K x của phương trình (23) có tính đối xứng qua<br /> đường chéo chính. Vì vậy:<br /> AT  K x BR 1BT  AT  (26)<br /> Do vậy, nghiệm của phương trình (22) cũng là nghiệm của phương trình:<br /> <br /> det I   [AT  K x BR 1BT ]  0  (27)<br /> Như vậy, phương trình (25) cũng có tính ổn định. Vì hệ phương trình vi phân<br /> (25) là tuyến tính nên theo [8], nếu biết nghiệm của nó ở thời điểm 1 và hàm<br /> Z(  ) trong khoảng 1     , thì nghiệm của nó được xác định như sau:<br /> <br />  (  1 )<br /> K1(  )  e .K1( 1 )   e (    ) K x CZ(  )d  (28)<br /> 1<br /> <br /> Vì các nghiệm của phương trình đặc trưng của ma trận  có phần thực âm nên<br /> định mức của ma trận e (  1 ) có tính chất sau:<br /> lim e (  1 )  0 (29)<br /> (  1 )<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 7<br /> Tên lửa & Thiết bị bay<br /> <br /> Như vậy, với mọi giá trị ε dương nhỏ tùy ý thì luôn tìm được giá trị T để thỏa mãn:<br /> e (  1 )   nếu (  1 )  T (30)<br /> <br /> Khi đó nghiệm K1(  ) được xấp xỉ như sau:<br /> ( 1 T )<br /> K1(  )   e (    ) K x CZ(  )d  (31)<br /> 1<br /> <br /> Hoặc:<br /> <br /> K1(  )   e (    ) K x CZ(  )d  (32)<br />  T<br /> Vì  là biến thời gian ngược với thời gian theo (19) nên khi đó:<br /> ( t T )<br /> K1( t )   e (  t ) K x CZ(  )d  (33)<br /> t<br /> <br /> Từ (33) cho thấy, để xác định được K1( t ) ở thời điểm t cần phải có thông tin về<br /> Z (  ) trong một khoảng thời gian không dài (T) trong tương lai.<br /> Từ biểu thức (7) và (33) cho thấy, để tổng hợp được điều khiển tối ưu trong thời<br /> điểm hiện tại cần phải biết tốc độ quay đường ngắm và gia tốc của nó cùng với các<br /> thông tin của mục tiêu, thành phần gia tốc trọng trường và thành phần gia tốc dọc<br /> trục chiếu lên đường ngắm trong khoảng thời gian trong tương lai.<br /> Trong trường hợp mục tiêu không cơ động, thành phần gia tốc trọng trường và<br /> gia tốc dọc trục không thay đổi thì luật điều khiển tối ưu của tác giả [2] trùng với<br /> luật tối ưu trong bài báo này, tức là kết quả của tác giả [2] chỉ là trường hợp riêng<br /> của luật dẫn này.<br /> 4. KẾT LUẬN<br /> Từ các biến đổi toán học chặt chẽ cho thấy luật điều khiển tối ưu choTBB tiếp<br /> cận mục tiêu cơ động, ngoài thông tin về trạng thái đường ngắm cần phải có thông<br /> tin về mục tiêu, về gia tốc trọng trường và về gia tốc dọc trục TBB chiếu lên đường<br /> ngắm trong một khoảng thời gian tương lai hữu hạn. Để giải quyết vấn đề này phải<br /> có giải pháp xác định trạng thái tốc độ quay đường ngắm, giải pháp dự đoán các<br /> thông tin về gia tốc mục tiêu, gia tốc trọng trường và gia tốc dọc trục TBB chiếu<br /> lên đường ngắm trong một khoảng thời gian tương lai hữu hạn. Kết quả trong bài<br /> báo này có giá trị cho việc hiện đại hóa thuật toán điều khiển cho một số chủng<br /> loại tên lửa như tên lửa hành trình đối hải ở giai đoạn tự dẫn (giai đoạn cuối), tên<br /> lửa phòng không tầm ngắn, tên lửa không đối không.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Lê Anh Dũng, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Xuân Căn, Huỳnh Lương Nghĩa, “Lý<br /> Thuyết bay và hệ thống điều khiển tên lửa phòng không”, tập 3, HVKTQS, 1999.<br /> [2]. Doãn Văn Minh, “Nghiên cứu tổng hợp thuật toán một phương pháp dẫn mới<br /> cho tên lửa phòng không tự dẫn”, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, HVKTQS, 2014.<br /> <br /> <br /> 8 P. Q. Hiếu, N. T. L. Na, …, “Xây dựng thuật toán xác định gia tốc… trong kênh độ cao.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> [3]. Nguyễn Thái Trung, “Cơ sở lý thuyết điều khiển tên lửa”, Học viện Hải quân,<br /> 2008.<br /> [4] Trần Đức Thuận, Phạm Quang Hiếu, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Thượng<br /> San,“Tổng hợp luật tự dẫn cho thiết bị bay có vận tốc thay đổi”, Tạp chí<br /> Nghiên cứu KH&CN quân sự, số 43, 2016.<br /> [5]. Bulent Ozkan, “Dynamic model, guidance and control of homming missiles”,<br /> Midle East Technical University, 2005.<br /> [6]. Lu-Ping Tsao, Ching-Showlin, “A New Optimal Guidance Law for Short-<br /> Range Homing Missiles”, Vol. 24, No. 6, (2000), pp. 422-426.<br /> [7]. Neil F. Palumbo, Ross A. Blauwkamp, Justin M. Lloyd, “Modern Homing<br /> Missile Guidance Theory and Techniques”, John Hopkins APL Technical<br /> Digest, Volume 29, Number 10 (2010).<br /> [8]. M. ATAHC и П. ФAЛБ, “Oптимальное управление”, Издательстово<br /> “ MАШИНОСТРОЕНИЕ, Москва, 1968.<br /> ABSTRACT<br /> SYNTHESIS A GUIDANCE LAW FOR VARIABLE SPEED<br /> FLIGHT VEHICLE AGAIN MANEUVERING OF TARGET<br /> In the paper, the guidance law to the collision in phase of homing for<br /> variable speed flight vehicle again the factors creating dynamic error is<br /> synthesized on optimal control theory and the property is proved: The<br /> optimal control depends on not only the status line of sight rotation speed but<br /> also the flight vehicle, gravitational acceleration and axial acceleration<br /> specified time period in the future.<br /> Keywords: System synthesis, Flight vehicle control, Flight vehicle.<br /> <br /> <br /> <br /> Nhận bài ngày 10 tháng 01 năm 2017<br /> Hoàn thiện ngày 20 tháng 01 năm 2017<br /> Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017<br /> <br /> 1<br /> Địa chỉ: Khoa Tên lửa - Pháo tàu, Học viện Hải quân;<br /> 2<br /> Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br /> *<br /> Email: hieu.phamquang@gmail.com.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 9<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2