intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều kiện tiên quyết cho hoạt động quản trị địa phương theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều kiện tiên quyết cho hoạt động quản trị địa phương theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều kiện tiên quyết cho hoạt động quản trị địa phương theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

  1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ, ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Trƣơng Thị Hiền Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu hƣớng chung của nhân loại. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng động trong việc tiếp thu khoa học và công nghệ, từng bƣớc đƣa hoạt động của các chủ thể và cả nền kinh tế vào môi trƣờng cạnh tranh, tạo tƣ duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; nền kinh tế có bƣớc trƣởng thành rõ rệt, góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nƣớc cũng nhƣ tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã quan tâm thực hiện quy hoạch và xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Việc hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế nƣớc ta; có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các vùng và cả nƣớc với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và đạt đƣợc sự phát triển xã hội trong cả nƣớc. Trong bài viết này, tác giả tập trung cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những tố chất cần thiết đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phục vụ hoạt động quản trị địa phƣơng nhằm phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN). Nhằm thúc đẩy sự tăng trƣởng, tạo sức lan tỏa phát triển mạnh ra cả nƣớc, ngày 23/2/1998, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 44/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) giai đoạn 1999 - 2010. Theo Quyết định này, VKTTĐPN bao gồm 4 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu phát triển chủ yếu của VKTTĐPN đƣợc xác định là xây dựng VKTTĐPN trở thành một trong những vùng kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong nƣớc, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho quá trình phát triển của Nam Bộ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nƣớc. Ngày 20-21/6/2003, tại Hội nghị các tỉnh thuộc VKTTĐPN, Thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng, bổ sung 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phƣớc và Long An. Tháng 9/2005, Chính phủ quyết định thêm tỉnh Tiền Giang vào VKTTĐPN, để tạo thành một vùng kinh tế liên kết bao gồm 6 tỉnh Đông Nam Bộ và 2  PGS.TS. Trƣơng Thị Hiền, Nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. tỉnh Tây Nam bộ. Sự kết nối này tạo ra những lợi thế cho Vùng trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; để đảm bảo cho sự vận hành về phát triển kinh tế của từng vùng cũng nhƣ giữa các vùng có hiệu quả, ngày 18 tháng 02 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở cấp Trung ƣơng. Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm. Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ -TTg về phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Đứng trƣớc yêu cầu phát triển của các VKTTĐ, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo là điều kiện quan trọng quyết định sự thành, bại của công tác quản trị các địa phƣơng VKTTĐPN, với vai trò là chủ thể của hoạt động quản trị địa phƣơng, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phát triển cả về chất lẫn về lƣợng đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển là nhiệm vụ cấp bách không thể trì hoãn. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về năng lực chuyên môn và bản lĩnh lãnh đạo. Nghị quyết số 03 của Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa VIII về Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhấn mạnh: ―Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nƣớc và chế độ‖. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2016 - 2020 là: ―Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc… Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặc chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp…Đổi mới phƣơng thức bầu cử trong Đảng, phƣơng thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ… dể lựa chọn những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ngƣời đứng đầu…Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài‖.‖Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hƣớng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ‖. 259
  3. Thực tế xây dựng và phát triển đất nƣớc những năm qua đã chứng minh rằng, năng lực và kỹ năng lãnh đạo của cán bộ là một trong những yếu tố tiên quyết trong phát triển kinh tế, họ là những con ngƣời vừa có đủ tài, đủ những kỹ năng, bản lĩnh để cùng nhau vững vàng ―tay lái‖, đƣa đất nƣớc ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đang phát triển nhƣ vũ bão hiện nay. Một trong những yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi là ngƣời phải có kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng không thể thiếu của một cán bộ lãnh đạo. Ngƣời lãnh đạo giỏi đƣợc thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con ngƣời. Ngƣời quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con ngƣời một cách năng động; là ngƣời thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và cho cấp dƣới của họ tham gia và thực hiện quyết định vấn đề đó. Kỹ năng lãnh đạo có thể nói là sự tổng hợp hài hòa của nhiều kỹ năng khác nhƣ: kỹ năng truyền đạt thông tin; kỹ năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết phục những ngƣời khác tin tƣởng, nghe theo và làm theo, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc… Để hình thành và không ngừng phát triển kỹ năng lãnh đạo, ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải có những tố chất sau: Thứ nhất, ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý phải yêu nƣớc, thƣơng dân, có ý thức phục vụ nhân dân. Chỉ khi có tấm lòng yêu dân và hết lòng với dân thì ngƣời lãnh đạo mới có thể hi sinh quyền lợi của mình vì nhân dân. Nhà nƣớc ta với bản chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, một cán bộ lãnh đạo hơn ai hết phải thấm nhuần tƣ tƣởng đó, nó không chỉ là mục tiêu mà con là động lực phát triển của xã hội. vì vậy, nó không còn là những lý thuyết suông mà phải trở thành mục tiêu cho hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo. Thứ hai, ngƣời lãnh đạo phải có năng lực, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà mình quản lý. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng của cán bộ lãnh đạo trong mọi thời kỳ. Có trình độ chuyên môn tốt mới bảo đảm cho cán bộ hoàn thành công việc đƣợc giao. Trình độ của cán bộ đƣợc đánh giá tốt khi đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Trong thời kỳ hiện nay khi khoa học - công nghệ phát triển, ngƣời cán bộ phải có trình độ về công nghệ, làm chủ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Thứ ba, ngƣời cán bộ lãnh đạo phải có niềm say mê, ham học hỏi và tinh thần cầu thị. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là ngƣời luôn khát khao làm đƣợc điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, một nhà lãnh đạo sẽ không thể có đƣợc những quyết định táo bạo và tâm huyết. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, ngƣời lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những 260
  4. thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển trong công việc. Thứ tư, ngƣời lãnh đạo giỏi phải có tấm nhìn chiến lƣợc, khả năng dự báo cao và tinh thần sẵn sàng chấp nhận thử thách. Khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại không tách biệt khỏi niềm say mê. Nếu một ngƣời không quan tâm đến một đối tƣợng, một vấn đề, một hệ thống nào đó, thì ngƣời đó sẽ không chú tâm dành thời gian tìm hƣớng giải quyết. Tuy nhiên, ngƣời lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tƣởng nhất định trƣớc những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lƣợc thực tế, hoạch định rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trƣớc mắt để đƣa ra kế hoạch hành động thực tiễn. Nếu không có khả năng dự báo tƣơng lai thì sẽ rất khó để đƣa ra tầm nhìn, chiến lƣợc phát triển lâu dài, sự thành bại của công việc sẽ đƣợc quyết định bởi khả năng dự báo và chuẩn bị ứng phó với các tình huống xảy ra trong thực tế. Thứ năm, sự sáng tạo, niềm tin và tính kiến định, quyết đoán trong công việc. Trong bất cứ công việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh, hiệu quả, chất lƣợng đảm bảo nhất. Ngƣời lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình, sự tự tin này hình thành thể hiện tài năng và kinh nghiệm từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc. Ngoài ra, một ngƣời lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trƣờng vững vàng trong các quyết định của mình, điều này không có nghĩa là họ có quyền bảo thủ, ngoan cố không tiếp thu những kiến của cấp dƣới và sửa chữa những sai lầm. Bản lĩnh chính trị của ngƣời cán bộ chính là yếu tố quan trọng, có bản lĩnh ngƣời cán bộ sẽ không bị tác động, ảnh hƣởng của những yếu tố tiêu cực. Ngƣời lãnh đạo tài năng là ngƣời không trốn tránh thực tế, sẵn sàng đối mặt với những thách thức, mạo hiểm để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho công việc. Thứ sáu, lòng dũng cảm và sự công tâm khách quan trong giải quyết công việc. Ngƣời lãnh đạo là ngƣời có một trong những công việc khắc nghiệt nhất. Họ phải dũng cảm và cƣơng quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của đơn vị mình phụ trách nhƣ việc bổ nhiệm, sa thải… Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vƣợt qua sự khó khăn, thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lƣợc hoạt động. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là ngƣời đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành công. Để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực lãnh đạo thực sự ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau: 261
  5. Thứ nhất là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ các cấp (có thể làm thí điểm ở 1 số tỉnh, thành phố trong VKTTĐPN) để thu hút ngƣời thực sự có đức, có tài vào làm lãnh đạo… Thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời những cán bộ lãnh đạo kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao…Tiếp tục nâng cao nhận thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ. Phải làm cho mọi cán bộ nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lƣợc cán bộ trong thời kỳ mới; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra. Đổi mới phƣơng thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ… để lựa chọn những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ngƣời đứng đầu; có cơ chế chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài. Thứ hai là, tăng cƣờng công tác, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đẩy mạnh công tác hợp tác nghiên cứu khoa học. Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và lộ trình nghiên cứu lý luận về khoa học tổ chức và cán bộ phù hợp với đặc điểm của nƣớc ta. Phải lấy đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm trọng tâm. Trong đào tạo, bồi dƣỡng không chỉ chú ý đến bồi dƣỡng về chính trị mà phải đặc biệt chú ý đến chất lƣợng chuyên môn, phải có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, đồng thời có ý thức chính trị cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học trong cả nƣớc và các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong hệ thống chính trị. Huy động mọi nguồn lực và tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình quốc gia về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và chủ động hội nhập quốc tế. Thứ ba là, làm tốt công tác luân chuyển, tạo điều kiện cho cán bộ trƣởng thành trong thực tiễn.Những môi trƣờng, điều kiện làm việc khác nhau ở cơ sở sẽ giúp cho cán bộ phát huy đƣợc năng lực, sức sáng tạo và sát thực tế. Từ đó, tránh đƣợc tình trạng xa rời thực tiễn, nhất là với những cán bộ sau đó công tác ở các cơ quan tham mƣu, hoạch định chính sách. Thứ tƣ là, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, tăng cƣờng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ. Đãi ngộ tốt thì không chỉ hấp dẫn đƣợc những cán bộ có trình độ, chuyên môn giỏi mà còn gìn giữ đƣợc phẩm chất tốt đẹp của ngƣời cán bộ cách mạng, ngăn ngừa đƣợc tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền, gây khó dễ cho 262
  6. ngƣời dân trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ. Đãi ngộ theo hiệu quả công việc sẽ khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân. Cần cải cách chế độ tiền lƣơng, tiền tệ hóa tiền lƣơng và các chế độ theo lƣơng bảo đảm sự hợp lý, công bằng; phấn đấu để tiền lƣơng là nguồn thu nhập cơ bản, bảo đảm cho cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tệ tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng; tạo động lực, kích thích sự phấn đấu vƣơn lên và góp phần thu hút ngƣời có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp. Thứ năm là, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ. Công tác giáo dục, quản lý cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lƣợng, hiệu quả công việc, về tƣ tƣởng, lập trƣờng, mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình cán bộ. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và ngƣời đứng đầu các cấp trong giáo dục, quản lý cán bộ; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, với công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực. Tăng cƣờng công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dƣới trong việc giáo dục, quản lý đảng viên và thực hiện công tác cán bộ; kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán bộ có vấn đề lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay. Tóm lại, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự phát triển đất nƣớc nói chung và VKTTĐPN nói riêng, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản trị là quan trọng nhất, là yếu tố quyết định của quyết định, vì suy cho cùng thành công hay thất bại, phát triển hay tụt hậu… đều là do cán bộ. Vì thế việc xây dựng, đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển…cán bộ, việc nâng cao chất lƣợng cán bộ bao giờ cũng phải làm thƣờng xuyên, lâu dài, phải luôn quan tâm đúng mức thì mới đảm bảo phát triển bền vững, ổn định VKTTĐPN./ 263
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2