XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUỶ LỢI NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ<br />
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN<br />
BỀN VỮNG CÁC TỔ CHỨC HỢP TÁC DÙNG NƯỚC<br />
<br />
Đoàn Doãn Tuấn, Nguyễn Xuân Thịnh<br />
Trung tâm Tư vấn PIM, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam<br />
Tóm tắt: Hệ thống thuỷ nông nội đồng với chức năng cơ bản là hệ thống điều tiết nước mặt ruộng, nó có ý<br />
nghĩa quyết định đến cách thức điều tiết nước trên các thửa ruộng và hiệu quả sử dụng nước, đặc biệt là khi<br />
thực hiện các chế độ tưới theo hướng tối ưu nhằm nâng cao năng suất và tiết kiệm nước tưới trong thâm canh,<br />
đa dạng hoá cây trồng. Vì vậy, nhu cầu phát triển hệ thống thuỷ nông nội đồng theo hướng hiện đại là nhu<br />
cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và hội nhập quốc tế.<br />
Quá trình phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng thường gắn liền với công tác kiến thiết đồng ruộng và phụ<br />
thuộc chủ yếu vào sự tham gia, đóng góp của người dân. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu<br />
vẫn là độc canh cây lúa nên thu nhập của người dân rất thấp vì vậy mà đóng góp tài chính cho công tác này<br />
còn hạn chế. Bài viết này đề cập đến những tồn tại và định hướng cải tạo cấu trúc đồng ruộng, phát triển hệ<br />
thống thủy nông nội đồng phục vụ chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế<br />
đồng thời góp phần quan trọng vào việc phát tiển bền vững các tổ chức hợp tác dùng nước.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là một chủ trương lớn của Đảng và<br />
Nhà nước nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều<br />
kiện sinh thái từng vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với tình hình biến đổi<br />
khí hậu (BĐKH) đồng thời tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của<br />
thương hiệu nông sản Việt Nam trong thời toàn cầu hóa.<br />
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thời kỳ hội nhập mở ra cho người nông dân nhiều cơ hội<br />
mới, trong đó đáng kể nhất là (i) thị trường nông sản rộng mở, hàng hóa có thể bán ở hầu hết các<br />
nước trên thế giới và (ii) bà con sẽ có dịp tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày<br />
càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn.<br />
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu cứ duy trì một nền sản xuất nông nghiệp ở trình độ<br />
thấp, cách làm manh mún, tư tưởng tiểu nông,... thì có nguy cơ sẽ đẩy nền nông nghiệp đến mức<br />
không đủ sức cạnh tranh. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, phát triển nông nghiệp theo hướng tập<br />
trung, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản<br />
đang là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Để làm được điều đó trong điều kiện đất<br />
nông nghiệp ngày càng suy giảm do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá; nguồn nước ngày<br />
càng hạn chế do BĐKH, không cách nào khác là phải nâng cao hiệu quả sử dụng nước, sử dụng<br />
đất bằng cách phát triển hệ thống thuỷ nông nội đồng song song với việc dồn điền đổi thửa, kiến<br />
thiết lại đồng ruộng cho phù hợp với công tác cơ giới hoá để mở rộng sản xuất là xu hướng tất<br />
yếu và là sự vận động đúng quy luật.<br />
Trong tiến trình thực hiện mục tiêu đó, ngoài những yếu tố kỹ thuật đơn thuần còn phụ thuộc vào<br />
thể chế/chính sách đất đai, điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử và đặc biệt là sự tham gia, đóng góp<br />
của người dân luôn được coi là yếu tố quan trọng nhất bởi đây là những người có ảnh hưởng<br />
quyết định đến phương thức sản xuất đồng thời cũng là nguồn đầu tư chủ yếu cho xây dựng và<br />
trực tiếp tổ chức quản lý các hệ thống thuỷ nông nội đồng.<br />
2. Quá trình kiến thiết đồng ruộng và phát triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng<br />
2.1. Mô hình đồng ruộng<br />
Mô hình đồng ruộng hiện nay ở hầu hết các địa phương là rất nhỏ lẻ và manh mún, thể hiện ở<br />
chỗ quy mô ruộng đất theo hộ gia đình và số mảnh ruộng do mỗi hộ sở hữu. Nguyên nhân sâu xa<br />
thường xuất hiện từ nhiều vấn đề, như lịch sử, địa hình, tăng trưởng dân số,... và phụ thuộc vào<br />
nhiều yếu tố như chính sách quản lý ruộng đất, nhu cầu sản xuất, mục đích sản xuất và thậm chí<br />
là do kế thừa (Bentley, 1987; Đoàn Doãn Tuấn, 2005). Trong đó, những nguyên nhân về lịch sử<br />
<br />
1<br />
xuất hiện nhiều ở những nơi đất đai khan hiếm, lao động rẻ, sản xuất thực hiện chủ yếu bằng thủ<br />
công hoặc sử dụng trâu bò; sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu và manh mún đất đai có thể là kết<br />
quả của nền sản xuất nhỏ lẻ này. Manh mún cũng có thể do điều kiện địa hình, những nơi có<br />
nhiều đồi núi hoặc ruộng bậc thang. Manh mún cũng có thể được giải thích bởi áp lực từ tăng<br />
trưởng dân số (Bentley 1987; Blarel. et al., 1992), nhất là những vùng nông dân có ít cơ hội tìm<br />
việc làm phi nông nghiệp. Một nguyên nhân khác là sự thừa kế đất đai, ở đó nông dân muốn chia<br />
cho con cái họ một lượng đất đai có chất đất tương đương.<br />
Ở miền Bắc, trong thời kỳ sản xuất tập trung, từ những năm đầu thập kỷ 60 đến những năm cuối<br />
thập kỷ 80, chương trình hoàn chỉnh thuỷ nông nội đồng và phong trào cơ giới hoá trong nông<br />
nghiệp đã xây dựng được mô hình đồng ruộng với các thửa có chiều rộng phổ biến từ 20 đến 50<br />
m và chiều dài lên tới 100 và thậm chí vài trăm mét. Cứ hai thửa lớn nằm cạnh nhau theo chiều<br />
dài của thửa hợp thành một lô có bờ thửa nhỏ ở giữa và hai kênh tưới tiêu kết hợp ở hai bên<br />
(Đặng Thế Phong và Fontenelle JP, 1996). Như vậy, tình trạng manh mún ruộng đất ở miền Bắc<br />
trong thời kỳ này đã được xoá bỏ. Kích thước các thửa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá nông<br />
nghiệp trong đó có cơ giới hóa, đồng thời các hệ thống thuỷ nông nội đồng cũng được xây dựng<br />
tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo được yêu cầu sản xuất.<br />
Tuy nhiên, khi ”Khoán 10” và Nghị định 64 của Chính phủ ra đời, với cách làm cơ bản là “có<br />
ruộng tốt, ruộng xấu; có gần, có xa; có cao, có thấp” phần nào đã tạo sự công bằng trong việc<br />
giao đất cho nhân dân sản xuất ổn định lâu dài nhưng đồng thời cũng là thủ phạm khiến ruộng<br />
đất nước ta, vốn đã được quy hoạch tương đối hoàn chỉnh trước đó, bị chia nhỏ ra, ước tính trung<br />
bình một hộ có từ 7 đến 8 mảnh, cá biệt như ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, một hộ dân sở<br />
hữu 21 thửa ruộng và ở Vĩnh Phúc có hộ sở hữu tới 47 thửa ruộng với diện tích chỉ vẻn vẹn vài<br />
chục mét vuông/thửa (Hùng và cộng sự, 2004; WB, 2003; xem Hình 1).<br />
a. Trước ”khoán 10” b. Sau ”khoán 10”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ghi chú Kênh tiêu<br />
Kênh tưới Kênh nội đồng<br />
Hình 1: Mô hình đồng ruộng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Đoàn Doãn Tuấn, 2005)<br />
Ở khu vực các tỉnh phía Nam, sự manh mún của ruộng đất ít có hoặc không quá nghiêm trọng,<br />
tính trung bình một hộ ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng hơn 2 mảnh ruộng. Đó là do<br />
việc phân chia ruộng đất không quá chú trọng đến tính công bằng về chất đất, địa hình, khoảng<br />
cách; hơn nữa việc giao đất cho các hộ nông dân dường như được thực hiện dựa trên tình trạng<br />
đất đai mà hộ có trước ngày thống nhất đất nước năm 1975 (Do và Iyer, 2003; Luong và Unger,<br />
1999; Marsh và MacAulay, 2002; Ravallion và Van de Walle, 2003).<br />
2.2. Xây dựng và phát triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng<br />
(i) Hạ tầng hệ thống: Bên cạnh các chính sách phát triển nông nghiệp, hàng năm một nguồn vốn<br />
lớn được nhà nước ưu tiên dành cho đầu tư phát triển các công trình thuỷ lợi, nhờ đó cho đến nay<br />
đã xây dựng được nhiều hệ thống thủy lợi lớn nhỏ trên khắp cả nước. Trong số này, theo ước<br />
tính của các địa phương, mức đóng góp của dân đối với việc xây dựng công trình trung bình<br />
<br />
2<br />
khoảng 15%-20% (Cục Thuỷ lợi, 2007).<br />
Tuy nhiên, dù chịu tác động của các chính sách phân chia ruộng đất như đã đề cập ở trên, điển<br />
hình là ở khu vực Bắc và Trung Bộ, nhưng hệ thống thuỷ nông hoặc không được điều chỉnh theo<br />
mô hình đồng ruộng mới do khối lượng và chi phí lớn hoặc là có được xây dựng nhưng không<br />
theo một quy hoạch đồng bộ. Chẳng hạn, một khảo sát thực địa được tiến hành tại hệ thống thuỷ<br />
nông Phù Sa-Đồng Mô (Hà Tây cũ) vào năm 2007 cho thấy, khoảng cách trung bình giữa hai<br />
kênh nội đồng liên tiếp lên tới 225 m; kích thước mặt cắt ngang trung bình bxh=(0,63x0,23) m,<br />
độ dốc i=4,5*10-3 và chiều dài là 118 m, có nhiều cỏ mọc ngăn cản dòng chảy. Với các thông số<br />
kỹ thuật trên, các kênh nội đồng không đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu trực tiếp và kịp thời cho<br />
từng thửa ruộng nên phải áp dụng phương pháp tưới tràn (V.T. Hải, Đ.T. Phong, 2007).<br />
Ở khu vực miền núi, ngoài những tác động chung về mặt chính sách như những vùng khác còn<br />
chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên các cánh đồng và diện tích từng thửa ruộng thường rất<br />
nhỏ, nằm phân tán trong các thung lũng; cấu trúc đồng ruộng được thiết kế theo dạng bậc thang.<br />
Vì thế, đặc điểm hệ thống thuỷ nông ở vùng này thường nhỏ với chỉ một cấp kênh chạy song<br />
song với đường đồng mức và phụ trách tưới cho khoảng 10-30 ha, thậm chí là 1-3 ha, theo hình<br />
thức tràn từ ruộng cao xuống ruộng thấp (Hình 2).<br />
Khu vực Nam Bộ, tuy ruộng đất không hoặc ít manh mún nhưng hệ thống kênh mương nội đồng<br />
lại quá thiếu, ước tính mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% so với yêu cầu (Đoàn Doãn Tuấn,<br />
2007) vì thế vẫn phải tưới theo hình thức tràn từ ruộng này sang ruộng kia (Hình 3). Bên cạnh<br />
đó, hệ thống thủy lợi nội đồng đã xây dựng trước đây với mục đích chủ yếu là phục vụ sản xuất<br />
nông nghiệp (trồng lúa), nay do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thủy lợi phục vụ đa mục tiêu theo<br />
từng vùng sinh thái nên bộc lộ nhiều khiếm khuyết, như hệ mật độ kênh mương rất thấp, hệ<br />
thống công trình ngăn cách vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nhiều nơi chưa có,<br />
kênh tạo nguồn ngọt và mặn cho vùng nuôi trồng thủy sản còn thiếu (Lê Sâm và cộng sự, 2006).<br />
<br />
Kênh MR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Mô hình đồng ruộng khu vực miền núi Hình 3: Mô hình đồng ruộng khu vực Nam Bộ<br />
(ii) Tổ chức quản lý, khai thác: Cơ cấu đặc trưng của tổ chức quản lý hệ thống thuỷ nông bao<br />
gồm công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi quản lý hệ thống công trình chính và các hợp<br />
tác xã dịch vụ nông nghiệp/tổ chức thuỷ nông cơ sở quản lý mạng lưới kênh mương nội đồng.<br />
Hiện nay, hình thức tổ chức bộ máy quản lý đã được đa dạng hoá. Đối với một số hệ thống có<br />
diện tích tưới tiêu lớn bao trùm nhiều tỉnh, thành được thành lập công ty KTCTTL trực thuộc Bộ<br />
NN và PTNT như hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, hệ thống thuỷ nông Dầu Tiếng; đối với các<br />
hệ thống thuỷ nông nhỏ phục vụ cho một số huyện trong tỉnh thì thành lập công ty KTCTTL trực<br />
thuộc sở NN và PTNT hoặc xí nghiệp thuỷ nông huyện. Có tỉnh thành lập công ty KTCTTL cấp<br />
tỉnh còn bên dưới là các trạm thuỷ nông, v.v. Các doanh nghiệp nhà nước này chủ yếu làm nhiệm<br />
vụ quản lý đến cống đầu kênh của TCDN theo thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT, hướng dẫn<br />
tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.<br />
(iii) Sự tham gia của cộng đồng: Bênh cạnh việc sắp xếp về cơ cấu tổ chức, chủ trương chung<br />
của Nhà nước là huy động tối đa sự tham gia, đóng góp của người dân vào quá trình phát triển<br />
thuỷ nông. Theo đó, nhiều cách tiếp cận liên quan đến quản lý nước đã được nghiên cứu và ứng<br />
<br />
3<br />
dụng vào thực tế từ những năm 70 như Huy động sự tham gia của người dân (Farmer<br />
Involvement) gần đây được phát triển thành quản lý nước có sự tham gia của cộng đồng (PIM).<br />
Sự tham gia của người dân trong phát triển thủy nông nội đồng hầu hết được thông qua các HTX<br />
hoặc các tổ chức thuộc cộng đồng thôn xóm với những hình thức tổ chức khác nhau qua các thời<br />
kỳ, như HTX cấp thôn được hình thành từ đầu những năm 1960, HTX toàn xã tồn tại trong giai<br />
đoạn 1970-1985 và chuyển thành HTXNN tổng hợp toàn xã từ 1986-1991 sau đó tan rã và được<br />
tái thành lập vào 1996-1997. Bộ phận sâu sát nhất với người sử dụng nước và chịu trách nhiệm<br />
trực tiếp trong quản lý thuỷ nông mặt ruộng là cộng đồng thôn xóm. Trong đó, Ban dân chính<br />
thôn giữ vai trò chính trong mọi hoạt động quản lý thuỷ nông và tất cả các thành viên trong cộng<br />
đồng là những người tham gia vào việc nạo vét, tu bổ hàng năm kênh mương nội đồng (Đoàn<br />
Doãn Tuấn, 2005).<br />
Thời bao cấp (trước1986) HTXNN được coi là thành phần kinh tế Nhà nước nên công tác thủy<br />
nông, đại diện điển hình là đội thủy lợi 202, được hỗ trợ theo kế hoạch và người dân tham gia<br />
duy tu, bảo dưỡng bằng công lao động hoặc tiền mặt. Trong thời kỳ đổi mớ, cùng với việc xóa<br />
bỏ cơ chế sản xuất tập trung và tiếp đến là bãi bỏ chính sách nghĩa vụ công ích (năm 2004) thì<br />
vai trò của người dân trong phát triển thủy lợi nội đồng không còn được thực hiện thông qua kế<br />
hoạch và đóng góp lao động công ích như trước. Vì vậy, để khôi phục và phát huy sự tham gia<br />
của người dân trong công tác này, Bộ NN và PTNT đã ban hành khung chiến lược PIM và thông<br />
tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 về việc củng cố, thành lập và phát triển các tổ chức hợp<br />
tác dùng nước, nhờ đó công tác thuỷ nông cơ sở đã được các địa phương quan tâm nhiều hơn,<br />
vai trò của cộng đồng thôn, xóm ngày càng hồi phục và mở rộng trong sản xuất. Thực tiễn đang<br />
diễn ra ở một số nơi về việc chuyển đổi HTX từ qui mô toàn xã sang qui mô thôn, xóm hay các<br />
hợp tác tổ chức dùng nước ở cơ sở hiện nay là bằng chứng thuyết phục quan trọng cho điều đó.<br />
Nhờ vậy, tham gia vào công tác quản lý các hệ thống thuỷ lợi trên toàn quốc hiện nay ngoài 130<br />
doanh nghiệp nhà nước còn có khoảng 13.273 tổ chức quản lý của nông dân mà trong số này có<br />
11.249 HTX nông nghiệp, 958 tổ chức hợp tác xã dùng nước và 1.039 tổ (đội) thuỷ nông (N.X.<br />
Tiệp, 2008).<br />
3. Những vấn đề cơ bản tồn tại ở các mô hình đồng ruộng<br />
3.1. Tình trạng manh mún ruộng đất<br />
Không thể phủ nhận những gì mà Khoán 10 đã làm được, trong đó đáng kể nhất là nó đã đi tiên<br />
phong đột phá, vực dậy tiềm năng vốn đang “ngủ lười” của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai<br />
đoạn chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp theo cơ chế tập trung, bao cấp do HTX nông<br />
nghiệp quản lý, sang cơ chế mới với việc lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, tạo động lực<br />
thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống<br />
nhân dân. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó là tình trạng manh mún đất đai đã gây ra rất nhiều ảnh<br />
hưởng nghịch chiều, có tác động không nhỏ đến các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp<br />
và hệ thống tưới tiêu cho cây trồng.<br />
Tác động tích cực đầu tiên mà bản thân nguyên nhân gây manh mún cho thấy là nó bảo đảm tính<br />
công bằng trong xã hội bởi vì thời cơ để các hộ nông thôn phát triển kinh tế là như nhau do họ<br />
đều được sử dụng phương tiện sản xuất quan trọng là đất đai như nhau. Có thể đây cũng là một<br />
trong những nguyên nhân giúp nước ta thành công trong xoá đói giảm nghèo.<br />
Ngoài ra, khi sở hữu nhiều mảnh ruộng nhỏ lẻ nằm rải rác khắp nơi sẽ làm tăng mức độ an toàn<br />
lương thực cho các hộ nông dân. Các nghiên cứu về tình trạng manh mún ruộng đất đều chỉ ra<br />
rằng chính tình trạng đó cho phép nông dân có thể đa dạng hoá hoạt động trồng trọt với nhiều<br />
loại hoặc nhiều giống cây trồng khác nhau trên các thửa ruộng của mình và qua đó tránh được<br />
những rủi ro do yếu tố thị trường, điều kiện khí hậu, tình trạng sâu bệnh,... gây ra. Ngược lại khi<br />
chỉ có một mảnh ruộng lớn, họ không thể trồng nhiều loại cây trồng hay nhiều giống có thời vụ<br />
khác nhau được do phải tuân thủ lịch canh tác chung của cả khu.<br />
Tuy vậy, nhược điểm của tình trạng manh mún ruộng đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất với<br />
<br />
<br />
4<br />
nhiều lý do. Một là diện tích canh tác vốn đã rất hạn chế lại lãng phí nhiều do phải dành để làm<br />
nhiều bờ thửa. Nhiều ước tính (L T M Lan, 2001; C T Quang, 2001; Đ T Anh, 2004) đã cho thấy<br />
nếu số thửa giảm đi chỉ còn một nửa thì sẽ tiết kiệm được từ 4 đến 8% quĩ đất1. Hai là chi phí<br />
lao động tăng do cần nhiều thời gian đi lại, vận chuyển vật tư cũng như sản phẩm thu hoạch. Ba<br />
là, do diện tích mỗi mảnh nhỏ nên mức đầu tư thấp dẫn đến năng xuất cây trồng thấp. Theo Đ T<br />
Anh, (Đ T Anh, 2004) tổng mức đầu tư có thể tăng 7 đến 8% và năng xuất lúa, ngô tăng 4% sau<br />
khi dồn điền đổi thửa2. Bốn là, tình trạng manh mún ruộng đất đã hạn chế khả năng cơ giới hoá<br />
trong sản xuất nông nghiệp.<br />
3.2. Hệ thống thuỷ lợi nội đồng<br />
Khó khăn liên quan đến quản lý thuỷ nông và cung cấp dịch vụ tưới tiêu được phân thành ba nhóm chính<br />
là (i) Công trình, (ii) thể chế/quản lý và (iii) vấn đề tài chính.<br />
(i) Về mặt công trình: có thể nói rằng, chính sách phân chia ruộng đất không kèm theo quy<br />
hoạch, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông nội đồng là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng hệ thống<br />
thuỷ lợi nội đồng ở các vùng hoặc là thiếu (như các tỉnh Nam Bộ) hoặc yếu (khu vực Bắc Bộ) và<br />
thậm chí ở nhiều nơi là vừa thiếu, vừa yếu do kênh mương nội đồng chủ yếu là kênh đất, làm<br />
nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp, không có cống điều tiết, hệ thống bờ lô, bờ thửa thiếu, không đáp<br />
ứng được nhu cầu giữ và ngăn nước đã tạo ra nhiều mâu thuẫn giữa các hộ nông dân có ruộng<br />
liền kề nhau do hình thành hình thức tưới tràn từ ruộng của chủ nọ sang ruộng của chủ kia<br />
(Blarel và cộng sự 1992; Lan 2001). Nhìn chung, những tồn tại chủ yếu về mặt công trình bao<br />
gồm;<br />
- Hệ thống được đầu tư không đầy đủ, thường chỉ quan tâm đến công trình đầu mối mà ít chú ý<br />
đến hệ thống kênh và các công trình mặt ruộng (tại Tây Ninh, ước tính mới đảm bảo khoảng<br />
20%). Những nơi có kênh thì thường làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp gây khó khăn cho quản lý<br />
vận hành, giảm hiệu quả khai thác hệ thống;<br />
- Các công trình điều tiết thiếu hoặc xuống cấp như không có cánh cống, thiếu công trình đo<br />
đạc, khống chế, kiểm soát lưu lượng, cống vượt cấp quá nhiều;<br />
- Bờ vùng, bờ thửa chưa hoàn chỉnh, khả năng giữ nước mặt ruộng kém;<br />
Những nguyên nhân trên khiến diện tích cuối kênh thường không được cấp nước ổn định, diện<br />
tích tưới của các hệ thống thường chỉ đạt dưới 60% so với năng lực thiết kế (xem Bảng 1).<br />
Bảng 1: Diện tích được tưới ở một số hệ thống thuỷ nông<br />
Hệ thống Cầu Sơn- Yên Lập Kẻ Gỗ Phú Ninh Đá Bàn Dầu Tiêng (thuộc<br />
Chỉ tiêu Cấm Sơn dự án VWRAP)<br />
Diện tích tưới (%) 54 55 42 47 80 67<br />
Nguồn: Dự án VWRAP, 2006.<br />
(ii) Thể chế/quản lý<br />
- Chưa phân cấp rõ ràng trong quản lý khai thác công trình kênh, đặc biệt các kênh liên xã, dẫn<br />
đến chất lượng dịch vụ tưới tiêu thấp;<br />
- Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thủy nông với các tổ chức dùng nước chưa chặt chẽ, chưa<br />
có sự ràng buộc lẫn nhau. Nhiều doanh nghiệp không ký được hợp đồng tưới tiêu, việc hỗ trợ kỹ<br />
thuật cho các tổ chức hợp tác dùng nước và các hộ sử dụng nước chưa làm được;<br />
- Do hạn chế về mặt công trình, đặc biệt là các công trình điều tiết và đo đạc gây khó khăn cho<br />
<br />
<br />
1<br />
Việc tiết kiệm được đất khi dồn điền đổi thửa là đương nhiên nhưng số liệu này có thể đã được ước tính quá lớn. Vì chiều rộng<br />
của bờ thửa là rất nhỏ, khó có thể chiếm tới 8 % chiều rộng của một thửa .<br />
2<br />
Theo chúng tôi, nhận định trên cần kiểm định lại vì mức độ đầu tư cho một đơn vị diện tích có thể không có mối quan hệ trực<br />
tiếp nào với diện tích thửa ruộng, trừ trường hợp thửa đó nhỏ đến mức nông dân không muốn đầu tư sản xuất. Nói cách khác,<br />
mức đầu tư và năng xuất sản lượng theo thống kê có tăng nhưng có thể do một yếu tố khách quan nào đó.<br />
<br />
<br />
5<br />
công tác vận hành;<br />
- Trình độ của cán bộ quản lý thủy nông còn thấp, ít được đào tạo, thậm chí là chưa qua trường<br />
lớp, nên năng lực, kỹ năng kỹ thuật và quản lý yếu kém. Chủ yếu vận hành, quản lý theo kinh<br />
nghiệm nên chưa sát với thực tế;<br />
- Thiếu sự tuyên truyền vận động nhân dân trong quá trình thành lập, xây dựng tổ thuỷ nông, tổ<br />
đường nước nên nhiều nông dân chưa ý thức đầy đủ sự cần thiết của tổ thuỷ nông, chưa thật sự<br />
xem tổ chức này là đại diện quyền làm chủ của mình;<br />
- Thiếu nhận thức về quyền sử dụng nước và nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ và bảo vệ<br />
công trình thuỷ lợi. Chưa có chế tài cụ thể xử lý vi phạm, tranh chấp trong các trường hợp dân<br />
xâm hại bờ kênh, tự mở cống lấy nước; xả rác, rơm rạ, chai lọ của thuốc sâu hoặc thuốc bảo vệ<br />
thực vật xuống kênh;<br />
- Việc phối hợp giữa các xã đầu kênh và cuối kênh không thực hiện được. Các xã đầu kênh,<br />
thuận lợi về nước thường không tham gia vào quá trình điều tiết và nạo vét, duy tu bảo dưỡng<br />
công trình; các xã cuối kênh thiếu nước thường phải huy động nguồn lực để nạo vét kênh cũng<br />
như cánh cống để dẫn nước về địa bàn mình3.<br />
(iii) Tài chính, thu nhập và đa dạng hoá cây trồng<br />
- Thiếu công khai về tài chính, dân không rõ các khoản thu chi của thủy nông cơ sở càng không<br />
rõ các khoản thu chi của Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi. Điều này dẫn đến một<br />
mặt thiếu tin tưởng vào các tổ chức quản lý tưới, mặt khác do dịch vụ tưới tiêu chưa tốt nên họ<br />
luôn không thoả mãn với dịch vụ được cung cấp.<br />
- Nhiều nơi cơ chế, chính sách của địa phương cứng nhắc nên cho dù người dân sẵn sàng đóng<br />
góp cho thuỷ lợi nội đồng (những nơi thiếu nước) cũng không được.<br />
- Thu nhập từ độc canh cây lúa của người nông dân trung bình khoảng 82.000<br />
đồng/người.tháng, tức là nếu chỉ dựa vào canh tác lúa thì toàn bộ nông dân ở vùng nông thôn có<br />
mức sống dưới nghèo4 (Đoàn Doãn Tuấn, 2005), nên người dân không muốn và không có tiền<br />
đóng góp cho vận hành, bảo dưỡng cũng như phát triển hệ thống thủy nông nội đồng. Do vậy,<br />
nguồn thu từ dịch vụ thuỷ nông của các tổ chức TNCS hạn chế, không khuyến khích được tinh<br />
thần trách nhiệm của thuỷ nông viên, một số nơi không có thuỷ nông viên/tổ thuỷ nông.<br />
Với những tồn tại nêu trên đã tạo ra nhiều bức xúc đối với một bộ phận nông dân trong quá trình<br />
sản xuất đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của các TCDN. Vì<br />
vậy, từ những năm 2000, việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng phục vụ chuyển đổi<br />
mô hình sản xuất nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều nơi và mang lại hiệu quả tốt, nhiều hộ nông dân<br />
đạt thu nhập hơn 50 triệu đ/năm nhờ áp dụng sáng tạo các hệ thống canh tác mới thay vì độc<br />
canh cây lúa. Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng khi định hướng quy hoạch đồng ruộng<br />
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai.<br />
4. Định hướng phát triển thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng<br />
4.1. Nguyên tắc<br />
Quy hoạch hệ thống tuỷ lợi nội đồng thực hiện song song với củng cố các tổ chức hợp tác dùng<br />
nước và dồn điền đổi thửa là nguyên tắc cơ bản của việc quy hoạch đồng ruộng theo hướng hiện<br />
đại hoá, theo đó kết cấu của công trình mặt ruộng phải tạo điều kiện chủ động tưới tiêu đáp ứng<br />
nhu cầu cây trồng và thuận lợi trong canh tác. Tức là việc tưới tiêu và canh tác được độc lập; chủ<br />
ruộng thực hiện việc tưới tiêu, canh tác trên thửa ruộng của họ mà không làm cản trở việc canh<br />
<br />
<br />
3<br />
Tại phú Ninh lượng nước thực cấp 30000m3/ha.vụ so với định mức 10.000/ ha.vụ<br />
Tại Xã Cẩm Thăng, Kẻ Gỗ, mỗi thôn phải huy động 40-80 người/đợt tưới, đi săn dẫn nước từ cống đầu kênh về thôn.<br />
4<br />
Theo quyết định 143/2001/QĐ-TTg, chuẩn nghèo trong giai đoạn từ 2001-2005 đối với các hộ nông dân vùng đồng bằng là thu<br />
nhập bình quân thấp hơn 100.000 đồng/người/tháng.<br />
<br />
<br />
6<br />
tác trên các thửa ruộng liền kề. Kiến thiết đồng ruộng các thửa ruộng với diện tích 0,3-1,0 ha có<br />
nguồn tưới tiêu chủ động và hệ thống đường nội đồng đảm bảo đưa máy móc cơ giới xuồng<br />
ruộng (Hình 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30 m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
100 m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Mô hình khu đồng ruộng tương lai<br />
4.2. Nội dung và trình tự thực hiện<br />
Phát triển thuỷ nông nội đồng cần thực hiện theo các nội dung cơ bản và trình tự dưới đây.<br />
Bước 1. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề cần giải quyết<br />
Cần đánh giá được các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực xã hội, hiện trạng và quá trình phát triển<br />
sản xuất nông nghiệp; những hạn chế cơ bản ở các hệ thống thuỷ nông nội đồng hiện tại và giải<br />
pháp điều chỉnh phù hợp với cơ cấu cây trồng và mô hình sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn<br />
tiếp theo; đánh giá tác động trực tiếp của phát triển các công trình nội đồng và của việc củng cố<br />
các tổ chức quản lý khai thác các công trình đó.<br />
Bước 2: Quy hoạch hệ thống thực hiện song song với củng cố các tổ chức hợp tác dùng nước và<br />
dồn điền đổi thửa<br />
Xây dựng và củng cố các TCDN song song với khâu quy hoạch hệ thống là nhằm phát huy sự<br />
tham gia của cộng đồng trong giai đoạn thiết kế hệ thống, đảm bảo các hệ thống được xây dựng<br />
thực sự phù hợp với nhu cầu sản xuất của người dân. Việc xây dựng và củng cố các tổ chức dùng<br />
nước bao gồm các nội dung cơ bản là (i) tổ chức bộ máy, (ii) bổ nhiệm các thành viên và (iii)<br />
soạn thảo điều lệ tổ chức.<br />
Bước 3: Thiết kế và xây dựng<br />
Hệ thống thủy nông nội đồng được người dân đầu tư và trực tiếp quản lý khai, phục vụ sản xuất<br />
nông nghiệp của người dân nên sự tham gia của họ trong thiết kế và xây dựng cần được phát huy<br />
nhằm tạo ra sự thuận lợi trong quản lý và khai thác hệ thống.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Bước 4: Quản lý<br />
Các nội dung cơ bản cần quan tâm là (i) Quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng; (ii) Cách tính<br />
phí thủy lợi phí và (iii) Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với tổ chức thủy nông cơ sở.<br />
Bước 5: Đánh giá<br />
Giám sát và phân tích nhằm đánh giá các kết quả dự án trước và sau khi phát triển có sự tham gia<br />
là cơ sở để điều chỉnh về mặt công trình và tổ chức quản lý để phát huy hiệu quả của các hệ<br />
thống thủy nông nội đồng.<br />
4.3. Một số bài học chuyển đổi mô hình sản xuất đã áp dụng trong thực tế<br />
(1) Mô hình chuyển đổi từ SXNN sang nuôi trồng thuỷ sản-thuỷ cầm tại xã Thanh Hương, Thanh<br />
Liêm, Hà Nam<br />
Tại xã Thanh Hương, mô hình chuyển đổi diện tích trũng trồng lúa cho năng suất không ổn định<br />
sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và thuỷ cầm đã được thực hiện trên khu ruộng có diện<br />
tích 7,5 ha (Hình 5).<br />
Trước khi chuyển đổi, khu ruộng được chia thành 6 lô ruộng với tổng cộng khoảng trên 200<br />
thửa. Sau khi chuyển đổi, toàn bộ khu ruộng được chia thành 22 thửa với diện tích trung bình là<br />
3410 m2 có khả năng chủ động trong cấp thóat nước trực tiếp từ kênh.<br />
Trên khu ruộng đã được chuyển đổi, 22 hộ dân đã xây dựng thửa ruộng theo hai cách khác nhau<br />
là mô hình độc lập và mô hình ghép ruộng.<br />
g<br />
Trµn<br />
Nh©m<br />
Kªnh<br />
<br />
<br />
2 3<br />
1<br />
5<br />
4<br />
7<br />
Quèc lé<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6 8<br />
9 11<br />
Khu d©n c−<br />
Khu d©n c−<br />
Bê thö<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
12<br />
1A<br />
a<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
B¾c<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Êp<br />
Kªnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
§ −êng<br />
§ −êng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
®¹c<br />
giao th<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
21<br />
20<br />
«ng né<br />
i ®ång<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0 50 100 m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a . T r− í c c h u y Ó n ® æ i b. S au chuyÓn ®æi<br />
<br />
<br />
Hình 5: Sơ đồ bố trí lô thửa tại khu chuyển đổi thôn Lác Nội và thôn Tâng<br />
Ghi chú: Bờ thửa trong giai đoạn trước chuyển đổi ở hình trên chỉ là giả định để minh hoạ cho cách thức chia lô<br />
thửa. Trên thực tế, bờ thửa trong giai đoạn này rất dày đặc và không thể thể hiện trên hình vẽ được.<br />
<br />
• Mô hình lúa, cá kết hợp chăn nuôi thuỷ cầm độc lập<br />
Mô hình này được áp dụng tại các thửa từ số 16 đến số 22 trong (Hình 5) nơi các thửa có diện<br />
tích tương đối lớn (0.3-0.5 ha). Chủ hộ của những thửa này đã tiến hành xây nhà tạm phục vụ<br />
cho sản xuất, đào ao thả cá, xây chuồng nuôi vịt, đắp sân chơi cho vịt, đắp bờ bảo vệ cá,... và<br />
dành diện tích còn lại cho trồng lúa.<br />
Thu nhập từ mô hình này khoảng gần 150 tr.đồng/ha.năm, lãi gần 60 tr.đồng/ha.năm (Bảng 2).<br />
<br />
<br />
8<br />
Bảng 2. Hạch toán kinh tế mô hình lúa-cá-vịt độc lập<br />
TT Kinh doanh Chi (tr.đ) Thu (tr. đ) Lãi (tr.đ)<br />
Đồng %<br />
1 Trồng lúa 7 11 4 6,7<br />
2 Nuôi cá 14 44 30 50,6<br />
3 Nuôi vịt lấy trứng 68 93 25 42,7<br />
Cộng 89 148 59 100,0<br />
<br />
• Mô hình ghép ruộng<br />
Hai hoặc bốn hộ có ruộng liền kề nhau tự nguyện ghép ruộng lại thành thửa lớn và cùng nhau<br />
đào rạch nuôi cá và đắp bờ. Đó là những thửa ruộng có kích thước nhỏ, hẹp và dài. Để khắc phục<br />
những khó khăn về diện tích và kích thước, những hộ này đã cùng nhau hợp tác lại để ghép<br />
ruộng nhằm có đựơc diện tích phù hợp của mô hình lúa-cá-vịt.<br />
Các hộ ghép ruộng đã cùng nhau đào hai rạch ở hai bên khu ruộng sâu khoảng 1,5 m so với mặt<br />
ruộng và rộng khoảng 5 m để nuôi cá và lấy đất đắp thành bờ thửa. Hai rạch nuôi cá này do các<br />
hộ luân phiên nhau khai thác và diện tích còn lại được trồng lúa.<br />
Cách ghép thửa để tạo thành mô hình hợp tác này tuy khắc phục được những khó khăn về diện<br />
tích thửa hạn chế, về chiều dài của thửa quá lớn,... nhưng mô hình tập thể này cho hiệu quả kinh<br />
tế thấp hơn so với mô hình độc lập. Thu nhập từ cá hầu như không đáng kể, thu nhập chính mà<br />
các hộ này nhận được vẫn là từ trồng hai vụ lúa.<br />
(2) Mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang thâm canh lúa chất lượng cao và rau màu xã<br />
Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định<br />
Mô hình chuyển đổi được thực hiện trên khu ruộng có diện tích 60 ha của Xóm 2, thôn Thái<br />
Học.<br />
A . T r−íc chuyÓn ®æi B . S au chuyÓn ®æi<br />
1. § Êt m ¹ 1. § Êt ba vô<br />
X ãm § « L−¬ng 2. K hu ruéng gÇn X ãm § « L−¬ng 2. K hu lóa ®Æc s¶n<br />
3. K hu ruéng xa 2'. K hu lóa cao s¶n<br />
K. N<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
K. N<br />
inh H<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
inh H<br />
¶<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
¶<br />
i<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
Xãm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xãm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 1<br />
Th ¸ i<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Th ¸ i<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Êp 3<br />
Êp 3 K. c<br />
K. c<br />
K. Gi©<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
K. Gi©<br />
Hä c<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hä c<br />
y N hÊ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
y N hÊ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 2<br />
t<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
p2 p2<br />
h cÊ h cÊ<br />
Kªn Kªn<br />
3 2'<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Lô thửa và kênh mương tại khu ruộng đội 2 xã Nghĩa Hồng<br />
Trước chuyển đổi, đất của xóm 2 được phân thành ba khu là khu đất mạ, khu đồng gần và khu<br />
đồng xa (Hình 6). Mỗi hộ dân trong đội thường có ba thửa nằm trên ba khu đất này. Việc tưới<br />
<br />
9<br />
tiêu được thực hiện thông qua các kênh tưới tiêu kết hợp. Vì ruộng đất manh mún, xen kẹp nên<br />
việc phát triển cây rau màu rất hạn chế do các khó khăn của việc tưới tiêu không chủ động cũng<br />
như nhu cầu nước khác nhau giữa các loại cây trồng gây ra.<br />
Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất của xóm 2 được qui hoạch lại thành hai khu là khu đa canh<br />
(khu đất ba vụ) và khu chuyên lúa nằm ở phía Nam bao gồm tiểu khu lúa đặc sản và tiểu khu lúa<br />
cao sản. Sau khi dồn điền đổi thửa, hầu hết các hộ được nhận hai thửa ruộng trong đó một thửa<br />
nằm trên khu đa canh và một thửa nằm hoặc trên khu lúa đặc sản hoặc trên khu lúa cao sản.<br />
Ngoài ra trạm bơm nhỏ và hệ thống kênh mặt ruộng được xây dựng phục vụ cấp thoát nước chủ<br />
động cho từng thửa thuộc khu đất 3 vụ phục vụ mở rộng phát triển cây rau xuất khẩu (Hình 6).<br />
Như vậy, ngoài việc giảm số thửa/hộ, đội 2 còn tạo được hai khu chuyên canh là khu đất ba vụ<br />
(lúa luân canh với cây trồng hàng hoá) và khu chuyên lúa.<br />
Trên những khu ruộng chuyển đổi, thu nhập của nông dân đã tăng lên rõ rệt và nhiều khu ruộng<br />
đã đạt doanh thu trên 50-70 triệu đồng/ha/năm (Bảng 3).<br />
Bảng 3: Doanh thu 1 năm của 1 ha có trồng cà chua nhót xuất khẩu<br />
TT Vụ sản xuất Năng suất (tấn/ha) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (đ)<br />
1 Lúa vụ chiêm 8,0 2.300 18.400.000<br />
2 Lúa vụ mùa 5,5 2.300 12.650.000<br />
3 Cà chua 37,0 700 25.900.000<br />
Tổng doanh thu 56.950.000<br />
(3) Quy hoạch chuyển đổi từ lúa sang nuôi trông thuỷ sản ven biển (Ninh Bình)<br />
Khu vực chuyển đổi thuộc địa phận xã Kim Đông là xã thuộc vùng bãi bồi ven biển phía Nam<br />
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.<br />
Trước chuyển đổi (2001), hầu hết diện tích được dùng cho canh tác lúa. Vì vậy, mô hình đồng<br />
ruộng và hệ thống thuỷ nông được thiết kế tương đối hoàn chỉnh phù hợp cho canh tác lúa với<br />
những thửa ruộng có kích thước khoảng 12x350m có khả năng tưới, tiêu trực tiếp từ các kênh<br />
cấp II và đều được tiếp giáp với đường giao thông nội đồng (Hình 7).<br />
S«<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
S«ng<br />
ng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
h1 t−íi<br />
BM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
in<br />
§¸<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
M<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nh<br />
y<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B ×<br />
Cè<br />
ng §ª<br />
Cµ<br />
Ma Kim CT3<br />
BM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
u t−í §«ng<br />
ng<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
S« Bê thöa<br />
'<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
XC<br />
BM<br />
10<br />
BM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
'<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
1300-3000 m<br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XC<br />
BM<br />
9'<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BM<br />
BM8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
BM8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XC<br />
9<br />
BM7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N⇪<br />
'<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
5 C<br />
C X<br />
X 0 0.25 0.5 km<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
200-500 m<br />
inh<br />
hM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kªnh chÝnh<br />
B×n<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kªnh cÊp II<br />
Kªnh x−¬ng c¸<br />
§ª<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tr¹m b¬m<br />
S«n<br />
g tiªu Cèng tiªu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7: Hệ thống thuỷ nông nội đồng trong giai đoạn trước 2001<br />
Sau chuyển đổi (từ 2005), 100% diện tích được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, mô hình đồng<br />
ruộng và hệ thống thuỷ lợi của xã Kim Đông cũng được thay đổi cho phù hợp (Hình 8). Các thửa<br />
ruộng được kiến thiết lại đảm bảo tính chất của đầm nuôi, kích thước trung bình khoảng 100x40-<br />
50 m. Đồng thời các hệ thống cấp thoát nước cũng được điều chỉnh như sau.<br />
Thứ nhất, chuyển các cống CT8, CT6 và CT3 thành cống tưới, tiêu kết hợp (lấy nước mặn trong<br />
<br />
<br />
10<br />
quá trình tưới và là cống tiêu đầu mối trong quá trình tiêu);<br />
Thứ hai, bổ sung thêm cống điều tiết tại đầu và cuối các kênh cấp hai; đào mới hệ thống kênh<br />
cấp III, xây mới cống điều tiết trên kênh cấp III, nạo vét và mở rộng hệ thống kênh xương cá;<br />
Thứ ba, nông dân tự đầu tư xây mới các cống tưới/tiêu của đầm nuôi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BM<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
S«<br />
S«ng<br />
t−íi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ng<br />
h1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
§¸<br />
in<br />
M<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
y<br />
nh<br />
B×<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BM<br />
§ª<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Cè CT3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
'<br />
Cµ ng<br />
<br />
<br />
BM<br />
M íi<br />
g t−<br />
<br />
<br />
10<br />
au «n<br />
S<br />
<br />
<br />
'<br />
110 m<br />
XC<br />
X C21<br />
B<br />
BM<br />
M9<br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XC<br />
X C32<br />
B<br />
BM<br />
M99<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BM<br />
' '<br />
B<br />
BM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
M8<br />
B<br />
BM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C43<br />
M8<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XC<br />
BM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
X<br />
8''<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N⇪<br />
M7<br />
7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CT8 2<br />
C<br />
4<br />
5 X<br />
C<br />
X 0 0.25 0.5 km<br />
200-500 m<br />
2<br />
inh<br />
hM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kªnh chÝnh<br />
B×n<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kªnh cÊp II<br />
Kªnh x−¬ng c¸<br />
§ª<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kªnh cÊp III B¬ thöa<br />
S«n Cèng ®Çu mèi Cèng t−íi/tiªu cña thöa<br />
g tiª<br />
CT6 u<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8: Hệ thồng thuỷ nông sau khi đã chuyển đổi<br />
Với mô hình này, hiệu quả kinh tế đạt được từ 90-175 triệu đồng/ha/năm (Đ.D. Tuấn, 2005).<br />
Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển<br />
TT Các chi phí (đ) Nuôi thâm canh Bán thâm canh<br />
1 Chi phí ban đầu 156.000.000 83.500.000<br />
2 Chi phí hàng năm 83.000.000 35.000.000<br />
3 Doanh thu 175.000.000 90.000.000<br />
<br />
Kết luận<br />
Từ những thông tin mô tả trong các phần trên có thể đưa ra một số kết luận như dưới đây;<br />
(i) phát triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ giải quyết bằng kỹ<br />
thuật đơn thuần cũng như không thể giao hết trách nhiệm cho ngân sách địa phương và đóng góp<br />
của riêng người nông dân5 mà đòi hỏi phải có sự tham gia của cả cộng đồng, bao gồm cả những<br />
đối tượng không phải là nông dân nhưng có nhu cầu sử dụng nước, từ việc xây dựng các chính<br />
sách về đất đai cho đến sự đồng thuận của người dân trong việc dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại<br />
đồng ruộng, xây dựng và quản lý các hệ thống thủy nông nội đồng phù hợp với mục tiêu và yêu<br />
cầu mới của sản xuất;<br />
(ii) nếu chỉ dựa vào độc canh cây lúa và/hoặc phương thức sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp thì thu<br />
nhập của người nông dân là rất thấp nên những đóng góp tài chính của người dân cho việc xây<br />
dựng hệ thống thủy lợi nội đồng và phát triển bền vững các TCDN là không đáng kể;<br />
(iii) các mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh lúa kết hợp với cây trồng cạn hoặc<br />
kết hợp giữa lúa với nuôi trồng thủy sản, thủy cầm,... có khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế, xã<br />
hội nhờ vậy mà người dân có điều kiện tốt hơn để tham gia đóng góp nhiều hơn cho việc phát<br />
triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng, ngược lại phát triển thuỷ lợi nội đồng cũng là để phục vụ hình<br />
thức sản xuất mới có nhu cầu cấp, thoát nước hoàn toàn khác với trước đây;<br />
<br />
<br />
5<br />
Theo quyết định số 66/2000/QĐ-TTg, ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính Phủ thì vốn đầu tư xây dựng và kiên cố kênh<br />
mương nội đồng chủ yếu thuộc trách nhiệm của Ngân sách địa phương và đóng góp của người dân.<br />
<br />
<br />
11<br />
(iv) xây dựng hệ thống thủy nông nội đồng kết hợp với củng cố và phát triển TCDN còn góp<br />
phần khai thác có hiệu quả nguồn nước, tiết kiệm nước tưới,... vì thế có ý nghĩa không chỉ đối<br />
với sản xuất nông nghiệp mà còn tác động tích cực đến nhiều đối tượng sử dụng nước khác trong<br />
bối cảnh chúng ta đang tìm kiếm giải pháp đối phó với tình trạng nguồn nước ngày càng suy<br />
giảm do tác động của BĐKH đang diễn ra.<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Đoàn Doãn Tuấn, 1998, Vai trò cộng đồng thôn xóm trong quản lý tưới tiêu ở Đông Nam<br />
Á-Trường hợp nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản. Luận văn tiến sỹ, Đại học tổng hợp<br />
Tsukuba, Nhật Bản<br />
2. Đoàn Doãn Tuấn, 2005, Hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu<br />
cây trồng vật nuôi vùng ĐBSH, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.<br />
3. Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng, 2007, Phát triển nông nghiệp và<br />
chính sách đất đai ở Việt Nam; 272 trang<br />
4. Trần Đình Thiên, 2008, Về chính sách phát triển Nông nghiệp và Nông thôn trong quá trình<br />
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam<br />
5. Trung tâm PIM, 2006, Báo cáo thực địa “đánh giá hiện trạng quản lý khai thác công trình<br />
thuỷ lợi và mô hình thủy nông cơ sở tại các khu mẫu dự án VWRAP”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />