intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức cho điều dưỡng về nhóm thuốc nguy cơ cao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc nguy cơ cao (NCC) có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra sai sót, do đó điều dưỡng cần nắm vững kiến thức về nhóm thuốc này để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bài viết trình bày xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức về thuốc NCC cho điều dưỡng HA-MED (High-alert medication questionnaire).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức cho điều dưỡng về nhóm thuốc nguy cơ cao

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(5):26-35 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04 Xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức cho điều dưỡng về nhóm thuốc nguy cơ cao Nguyễn Hà Quỳnh Anh1, Nguyễn Lê Thùy Dung1, Phạm Thị Lệ Cẩm2, Đoàn Thị Ngần3, Nguyễn Thị Tiến3, Bùi Thị Hương Quỳnh1,2,* 1 Bộ môn Dược Lâm sàng - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Dược, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Thuốc nguy cơ cao (NCC) có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra sai sót, do đó điều dưỡng cần nắm vững kiến thức về nhóm thuốc này để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức về thuốc NCC cho điều dưỡng HA-MED (High-alert medication questionnaire). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bộ câu hỏi được phát triển dựa trên các tài liệu y văn tham khảo. Giá trị nội dung được thẩm định bởi hội đồng chuyên gia, từ đó tính được hệ số giá trị nội dung thang đo (S-CVI/Ave). Độ tin cậy nội tại được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha từ khảo sát thử nghiệm. Giá trị cấu trúc được xác định bằng cách so sánh sự khác biệt về điểm số kiến thức giữa các nhóm điều dưỡng có trình độ học vấn khác nhau. Kết quả: Bộ câu hỏi gồm 3 phần với 17 câu trắc nghiệm, đạt S-CVI/Ave là 1, Cronbach’s alpha = 0,709 và có sự khác biệt điểm số giữa hai nhóm điều dưỡng có trình độ học vấn khác nhau: điểm số trung vị của điều dưỡng trình độ đại học là 73,5 (54,4 - 82,4) và cao đẳng là 55,9 (47,1 - 72,1) với p = 0,035. Kết luận: Bộ câu hỏi đạt yêu cầu về giá trị nội dung, độ tin cậy nội tại và giá trị cấu trúc, có thể sử dụng để khảo sát kiến thức điều dưỡng về thuốc NCC. Từ khoá: thuốc nguy cơ cao, kiến thức điều dưỡng, HA-MED Abstract DEVELOPMENT AND VALIDATION OF A QUESTIONNAIRE TO EVALUATE NURSES’ KNOWLEDGE ON HIGH-ALERT MEDICATIONS Nguyen Ha Quynh Anh, Nguyen Le Thuy Dung, Pham Thi Le Cam, Doan Thi Ngan, Nguyen Thi Tien, Bui Thi Huong Quynh Ngày nhận bài: 05-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 13-11-2024 / Ngày đăng bài: 28-11-2024 *Tác giả liên hệ: Bùi Thị Hương Quỳnh. Bộ môn Dược Lâm sàng - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: bthquynh@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 26 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Background: High-alert medications (HAMs) can cause serious consequences if medication errors occur. Therefore, nurses need to have a thorough understanding of these medications to ensure patient safety. Objective: To develop and validate a questionnaire for the evaluation of nurses' knowledge on HAMs, the HA-MED (High-alert medication questionnaire). Methods: The HA-MED questionnaire was developed based on reference literature. Content validity was assessed by an expert panel, and the scale content validity index (S-CVI/Ave) was calculated. Internal reliability was evaluated using Cronbach’s alpha from a pilot survey. Construct validity was determined by comparing knowledge scores among nurses with different educational levels. Results: The complete version of the HA-MED questionnaire consisted of 17 questions. The questionnaire achieved content validity with an S-CVI/Ave of 1, internal consistency with a Cronbach's alpha of 0.709, and construct validity by showing a statistically significant difference in median knowledge scores between two groups of nurses with different educational levels: nurses with university degree achieved a median score of 73.5 (54.4 - 82.4) and those with college degree achieved a score of 55.9 (47.1 - 72.1) with p = 0.035. Conclusion: The developed questionnaire demonstrated sufficient content validity, internal consistency, and construct validity. It can be used to evaluate nurses' knowledge on high-alert medications. Keywords: high-alert medications; nurses’ knowledge; HA-MED 1. ĐẶT VẤN ĐỀ khó khăn. Một trong những phương pháp thông dụng nhất để khảo sát kiến thức điều dưỡng được sử dụng hiện nay là xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn [9]. Theo Litwin, chất lượng Thuốc nguy cơ cao (NCC) là những thuốc có khả năng của một nghiên cứu khảo sát phụ thuộc nhiều vào bộ công gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người bệnh cụ được sử dụng trong nghiên cứu đó. Bộ công cụ được xem nếu xảy ra sai sót [1]. Một số nguy cơ thường gặp khi sử là tốt khi nó đưa ra được số liệu có độ tin cậy và tính giá trị dụng thuốc NCC là nhầm lẫn về loại thuốc, về đơn vị liều cao [10]. Do đó, sau khi xây dựng, bộ câu hỏi đánh giá kiến dùng, sử dụng sai liều dùng thuốc và tốc độ truyền cho người thức của điều dưỡng cần được thẩm định về độ tin cậy và bệnh [2]. Điều dưỡng là người đóng vai trò chính trong việc tính giá trị trước khi sử dụng. Tuy nhiên hiện chưa có nhiều thực hiện thuốc theo y lệnh, chăm sóc người bệnh và theo bộ câu hỏi khảo sát kiến thức điều dưỡng trên nhóm thuốc dõi phản ứng có hại của thuốc, do đó có thể báo cáo các sai NCC được thẩm định nghiêm ngặt về tính giá trị và độ tin sót thuốc xảy ra trên người bệnh sớm nhất, góp phần ngăn cậy [11]. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục chặn hậu quả nghiêm trọng của sai sót [3,4]. Chính vì vậy, tiêu xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của điều dưỡng cần được trang bị đầy đủ kiến thức về thuốc NCC điều dưỡng trên nhóm thuốc NCC. và cần được đào tạo để thực hiện đúng y lệnh cho nhóm thuốc này, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh [5]. Việc đào tạo cho điều dưỡng về thuốc NCC được xác định là một 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP trong những nhiệm vụ chính trong chính sách an toàn người NGHIÊN CỨU bệnh tại các bệnh viện [6]. Tuy nhiên, trên thực tế, theo khảo sát của Viện thực hành an toàn thuốc Hoa Kỳ năm 2010, các 2.1. Đối tượng nghiên cứu nhân viên y tế, bao gồm điều dưỡng, chưa thực sự nhận thức 2.1.1. Giai đoạn xây dựng bộ câu hỏi đúng hậu quả nghiêm trọng của sai sót trong thực hiện thuốc với nhóm thuốc NCC [7,8]. Tổng hợp y văn và các nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng sơ bộ bộ câu hỏi kiến thức của điều dưỡng về nhóm Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát kiến thuốc NCC. Chúng tôi đặt tên bộ câu hỏi này là HA-MED thức của điều dưỡng trên nhóm thuốc NCC dẫn đến việc xây (High-alert medication questionnaire). dựng các chương trình đào tạo cho điều dưỡng còn gặp nhiều https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 27
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 2.1.2. Giai đoạn thẩm định bộ câu hỏi Bộ câu hỏi kiến thức HA-MED sơ bộ được xây dựng gồm 3 phần: Thẩm định tính giá trị nội dung Phần 1: gồm các câu hỏi “Đúng/Sai/Không biết” đánh giá Lựa chọn các chuyên gia gồm 5 thành viên có trình độ kiến thức của điều dưỡng về định nghĩa, quản lý, thực hiện thạc sĩ trở lên, có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm trong lĩnh và theo dõi khi sử dụng thuốc NCC. vực khảo sát gồm một bác sĩ, hai dược sĩ lâm sàng, hai điều dưỡng. Phần 2: điều dưỡng tự đánh giá về mức độ hiểu biết cũng như nhu cầu được đào tạo thêm về thuốc NCC. Thẩm định độ tin cậy và tính giá trị cấu trúc Phần 3: thông tin của người tham gia khảo sát. Tiến hành khảo sát thử nghiệm để thẩm định độ tin cậy và tính giá trị cấu trúc của bộ câu hỏi. Cách đánh giá: Điểm số của bài khảo sát sẽ được tính bằng công thức sau: Tiêu chuẩn chọn mẫu: điều dưỡng chính thức đang công ( ố â ả ờ đú ạ ầ ) tác tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Thống Nhất. Điểm số kiến thức = ổ ố â ỏ Tiêu chuẩn loại trừ: điều dưỡng không đồng ý tham gia 2.3.3. Giai đoạn thẩm định nghiên cứu. Thẩm định tính giá trị nội dung Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện. Dùng thang Likert 4 mức độ từ 1: Không liên quan; 2: Cỡ mẫu: chúng tôi lấy cỡ mẫu tối thiểu là 50, là cỡ mẫu ít Liên quan mức độ thấp; 3: Khá liên quan; 4: Rất liên quan nhất cần để thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi [12]. cho mỗi câu hỏi. Bộ câu hỏi sẽ được chuyển cho hội đồng chuyên gia đánh giá tính phù hợp về nội dung của các câu 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu hỏi với mục tiêu khảo sát, từ đó tính được giá trị S-CVI Bệnh viện Thống Nhất, từ tháng 02/2024 đến 07/2024. (Scale - Content validity index). Theo Polit & Beck [16], chỉ số giá trị nội dung từng câu (individual content validity index - I-CVI) được tính bằng cách lấy số lượng các chuyên 2.3. Phương pháp nghiên cứu gia đồng ý (trả lời mức 3 và 4) chia cho tổng số chuyên gia. 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang Hệ số CVI của thang đo (S-CVI), có thể được tính bằng 2 mô tả, xây dựng nội dung và thẩm định bộ câu hỏi. cách. Một là dựa vào phương pháp trung bình (S-CVI/Ave - 2.3.2. Giai đoạn xây dựng nội dung bộ câu hỏi S-CVI based on the average method). Hai là dựa vào phương pháp đồng thuận quốc tế (S-CVI/UA - S-CVI based on the Xây dựng nội dung bộ câu hỏi dựa trên các tài liệu tham universal agreement method). Trong nghiên cứu này, chúng khảo sau: tôi áp dụng phương pháp trung bình S-CVI/Ave. Trong đó, Quyết định số 29/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn S-CVI/Ave bằng trung bình cộng của I-CVI của các mục giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở theo công thức sau: khám bệnh, chữa bệnh [13]. ố ê ó â ả ờ ở ứ ặ đố ớ ừ â ỏ I-CVI = ổ ố ê Danh mục thuốc NCC năm 2024 tại bệnh viện Thống ổ á S-CVI/Ave = ổ ố â ộ â ỏ Nhất. Một thang đo được đánh giá đạt về nội dung nếu có I-CVI = 1 ISMP List of High-alert medications in Acute Care và S-CVI/Ave = 1 khi có 3 - 5 chuyên gia đánh giá [17]. settings [1]. Thẩm định độ tin cậy nội tại ISMP Medication safety self-assessment for High- alert medication [14]. Khảo sát thử nghiệm: bộ câu hỏi sẽ được chuyển sang hình thức online trên nền tảng Microsoft Form. Đường Medication Safety in High-Risk Situations. Geneva: dẫn đến bộ câu hỏi sẽ được gửi cho các điều dưỡng thông World Health Organization 2019 [15]. qua tin nhắn. 28 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Tính giá trị Cronbach’s alpha từ nghiên cứu thử nghiệm 3. KẾT QUẢ trên điều dưỡng. Khoảng giá trị có thể chấp nhận của Cronbach’s alpha dao động từ 0,7 đến 0,95. Giá trị Quá trình xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi HA-MED Cronbach’s alpha thấp có thể do số lượng câu hỏi ít, mối được tóm tắt tại Hình 1. tương quan giữa các câu hỏi không chặt chẽ. Nếu Cronbach’s alpha quá cao, giá trị này cho biết có một vài 3.1. Xây dựng nội dung bộ câu hỏi câu hỏi đang bị dư thừa hoặc có những câu hỏi đang hỏi cùng một ý. Một vài nghiên cứu cho rằng giá trị Sau khi được xây dựng dựa trên các nguồn tài liệu Cronbach’s alpha không nên vượt quá 0,9 [18]. Trong tham khảo, bộ câu hỏi HA-MED sơ bộ gồm 27 câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá bộ câu hỏi có tính nhất với câu trả lời là “Đúng/Sai/Không biết” đánh giá điều quán nội tại nếu hệ số Cronbach’s alpha > 0,7. dưỡng về kiến thức chung, kiến thức về thực hiện, theo dõi và quản lý thuốc NCC; 2 câu hỏi tự đánh giá Hệ số tương quan biến - tổng là điểm số tương quan giữa của điều dưỡng về mức độ hiểu biết và nhu cầu đào điểm của từng câu đối với điểm trung bình của thang đo. tạo về thuốc NCC; các câu hỏi phỏng vấn thông tin Trong quá trình đánh giá độ tin cậy nội tại, chúng tôi sẽ loại của điều dưỡng tham gia khảo sát (tuổi, bằng cấp, giới lần lượt các câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng thấp cho tính, số năm kinh nghiệm làm việc và công tác tại khoa, đến khi đạt được giá trị Cronbach’s alpha là 0,7. đào tạo trước đây về thuốc NCC, vị trí công việc, kinh Thẩm định tính giá trị cấu trúc nghiệm làm việc tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) và khoa Cấp cứu. Chúng tôi thực hiện phân tích sự khác biệt điểm số kiến thức giữa hai nhóm điều dưỡng với trình độ học vấn khác nhau. Từ khảo sát thử nghiệm, giá trị điểm số kiến thức giữa 3.2. Thẩm định bộ câu hỏi HA-MED nhóm điều dưỡng có trình độ khác nhau sẽ được so sánh để 3.2.1. Thẩm định tính giá trị nội dung đánh giá sự khác biệt. Trong quá trình thẩm định bộ câu hỏi, một số góp ý điều chỉnh từ ngữ của các chuyên gia đã được ghi nhận nhằm 2.4. Biến số nghiên cứu giúp hoàn thiện nội dung bộ câu hỏi. Các biến số khảo sát trong nghiên cứu bao gồm: các biến Sau khi thống nhất về mặt từ ngữ cho bộ câu hỏi ban đầu, định lượng như hệ số I-CVI và S-CVI/Ave, hệ số Cronbach’s cả 5 chuyên gia đều đánh giá tất cả 27 câu hỏi ở mức điểm alpha; các biến số định danh như giới tính, tuổi, năm kinh 3-4, do đó điểm số I-CVI của các nội dung trong bộ câu hỏi nghiệm tại các cơ sở y tế, trình độ học vấn, vị trí công việc, đạt điểm 1. năm công tác tại khoa đang làm việc, đã được đào tạo về thuốc NCC, đã từng công tác tại khoa cấp cứu. Trong đó, Kết quả về điểm số S-CVI/Ave bằng 1, khi có 27 biến tuổi và năm kinh nghiệm được phân chia thành các điểm I-CVI tổng trên tổng số 27 câu hỏi. Do vậy, bộ câu hỏi mốc dựa trên các nghiên cứu tương đồng của Hsaio (2010) đạt được sự đồng thuận cao của hội đồng chuyên gia về tính và Lu (2013) [19,20]. giá trị nội dung. 3.2.2. Thẩm định độ tin cậy nội tại 2.5. Phân tích thống kê Khảo sát thử nghiệm Phần mềm Excel 2016 và SPSS 22.0 được sử dụng để phân tích số liệu. Sử dụng thống kê mô tả để tính giá trị Trong tổng số 66 điều dưỡng tham gia khảo sát, I-CVI, S-CVI/Ave; Kiểm định Cronbach để tính giá trị điều dưỡng nữ chiếm 86,4%. Điều dưỡng có trình độ Cronbach’s alpha của thang đo; kiểm định t test hoặc đại học chiếm 69,7% người tham gia. Kinh nghiệm Man -Whitney U Test để so sánh điểm số kiến thức của 2 làm việc của điều dưỡng có trung vị 12 năm (10-16). nhóm điều dưỡng có trình độ học vấn khác nhau. Khác biệt Đặc điểm của các điều dưỡng tham gia được trình bày được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. trong Bảng 1. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 29
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 Hình 1. Sơ đồ quá trình xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi Bảng 1. Đặc điểm mẫu dân số tham gia khảo sát thử nghiệm(n = 66) Đặc điểm Số điều dưỡng Tỷ lệ % Giới tính Nam 9 13,6% Nữ 57 86,4% Tuổi Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 36 (34 - 40) < 25 0 0% > 25 - 30 7 10,6% > 30 - 35 25 37,9% > 35 34 51,5% Năm kinh nghiệm tại các cơ Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 12 (10 - 16) sở y tế
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Bảng 2. Bộ câu hỏi sau khi thẩm định độ tin cậy Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để đánh giá sự nhất Số TT Câu hỏi Đáp án quán nội tại của thang đo. Giá trị Cronbach’s alpha của cả Thuốc nguy cơ cao là các thuốc có tần bảng câu hỏi gồm 27 câu là 0,613. Sau khi loại bỏ 10 câu hỏi 1 suất xảy ra sai sót cao hơn các nhóm Sai có hệ số tương quan biến tổng thấp (câu 6, 8, 19, 20, 21, 22, thuốc còn lại. 23, 24 25, 26), giá trị Cronbach’s alpha đạt mức tốt nhất là Kali clorid 10% thuộc danh mục thuốc 0,709. Bộ câu hỏi hoàn chỉnh sau khi thẩm định độ tin cậy 2 Đúng nguy cơ cao của bệnh viện. gồm 17 câu và được trình bày tại Bảng 2. Dung dịch natri clorid 3% không phải là thuốc nguy cơ cao do có thành phần là 3.2.3. Thẩm định tính giá trị cấu trúc 3 Sai natri clorid không gây nguy hại cho người bệnh. Để đánh giá tính cấu trúc của bộ câu hỏi, sử dụng phương Fentanyl có hiệu quả giảm đau tương pháp so sánh giữa 2 nhóm tương phản. Đối với bộ câu hỏi 4 Sai đương morphin đánh giá kiến thức của điều dưỡng về thuốc NCC, giả thuyết Naloxon được dùng để điều trị quá liều của chúng tôi là trình độ học vấn sẽ ảnh hưởng đến điểm số. 5 Đúng opioid. Sử dụng kiểm định Man -Whitney U Test để đánh giá sự Việt Nam hiện chưa có quy định về việc khác biệt về điểm số của 2 nhóm trình độ học vấn, gồm 20 6 Sai sử dụng và quản lý thuốc nguy cơ cao điều dưỡng trình độ cao đẳng và 46 điều dưỡng trình độ đại Morphin uống và morphin đường tĩnh học. Kết quả cho thấy điểm trung vị kiến thức của nhóm có 7 mạch có hiệu lực giảm đau tương đương Sai trình độ học vấn cao đẳng là 55,9 (47,1 - 72,1), khác biệt có nhau ý nghĩa thống kê so với điểm kiến thức của nhóm đại học là Có thể tiêm tĩnh mạch nhanh kali clorid 8 Sai 73,5 (54,4 - 82,4) với giá trị p là 0,035 (Hình 2). Do đó, bộ 10% trong trường hợp cấp cứu. Có thể sử dụng kali clorid 10% để tiêm tĩnh câu hỏi đạt tính giá trị cấu trúc. 9 Sai mạch mà không cần pha loãng. Khi người bệnh đang hạ natri máu, dung Đại học Cao đẳng 10 dịch natri clorid 3% cần được truyền tĩnh Sai mạch nhanh. 94.1 94.1 Tất cả các loại insulin cần được tiêm trước 82.4 Điểm số kiến thức 11 Sai 73.5 72.1 bữa ăn ít nhất 30 phút. Có thể tiêm bolus adrenalin 1mg/ml cho 54.4 55.9 12 người bệnh gặp phản ứng phản vệ ở mọi Sai 47.1 mức độ 29.4 23.5 Khi người bệnh không được hỗ trợ hô hấp, 13 việc sử dụng rocuronium có thể gây suy Đúng hô hấp và tử vong. Calci clorid 10% và calci gluconat 10% có Hình 2. So sánh điểm số kiến thức giữa 2 nhóm điều dưỡng có 14 hàm lượng calci tương đương nhau và do Sai trình độ học vấn khác nhau đó có thể dùng thay thế cho nhau. Người bệnh đang được dùng heparin 4. BÀN LUẬN truyền tĩnh mạch liên tục. Nếu được chỉ định dùng thêm 1 liều heparin bolus, có 15 Sai thể tăng tốc độ truyền lên thay vì dùng Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức được các nghiên cứu viên bơm tiêm lấy liều heparin bolus và tiêm tự xây dựng dựa trên y văn, các tài liệu tham khảo trong nước tĩnh mạch cho người bệnh. và quốc tế cũng như tình hình sử dụng thuốc NCC thực tế tại Các loại insulin hỗn hợp (ví dụ như insulin Việt Nam. Bộ câu hỏi được xây dựng hoàn chỉnh gồm 17 16 regular và NPH 30/70 ) có thể dùng đường Sai tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. câu, khảo sát kiến thức về thuốc NCC và một số quy định về Adrenalin và noradrenalin nên được lưu thuốc NCC tại Việt Nam. Bộ câu hỏi trong nghiên cứu của 17 trữ cạnh nhau trong tủ trực để thuận tiện Sai chúng tôi có cấu trúc tương đồng cao với bộ câu hỏi khảo sát cho việc sử dụng của tác giả Hsaio và cộng sự [19]. Trong bản chính thức, bộ https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 31
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 câu hỏi HA-MED đánh giá kiến thức của điều dưỡng về 6 Độ tin cậy của thang đo là khả năng thang đo cho ra kết nhóm thuốc NCC là insulin (2 câu), chống đông (1 câu), điện quả ổn định qua các thời điểm khác nhau, điều kiện khác giải (6 câu), thuốc opioid và hướng thần (3 câu), các thuốc nhau. Độ tin cậy nội tại là một trong những tính chất của độ tim mạch (2 câu), thuốc ức chế thần kinh cơ (1 câu) và câu tin cậy, là mức độ mà các mục trong thang đo đang đo lường hỏi chung (2 câu). cùng một vấn đề. Để ước tính độ tin cậy nội tại của bộ câu hỏi khảo sát kiến thức điều dưỡng trên nhóm thuốc NCC, giá Để thẩm định bộ câu hỏi, chúng tôi tiến hành thẩm định trị Cronbach’s alpha được sử dụng. Trong nghiên cứu này, tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi. Đối với tính giá trị, Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi sau khi loại 10 câu có hệ số chúng tôi đánh giá giá trị nội dung và tính giá trị cấu trúc và tương quan biến tổng thấp là 0,709. Đây là giá trị Cronbach’s đối với độ tin cậy, chúng tôi khảo sát độ tin cậy nội tại thông alpha ở mức có thể chấp nhận được. Giá trị này thấp hơn so qua hệ số Cronbach’s alpha. với kết quả của nhóm nghiên cứu của Shittaya (2019) là 0,89 Theo nghiên cứu của Lynn (năm 1986) và Waltz (năm nhưng xấp xỉ với nghiên cứu của Hsaio (2010) với 0,74 và 1981), sử dụng thang Likert 4 mức độ cho bộ công cụ sẽ Abd-Elrahman (2022) với 0,72 [19,23,24]. tránh được trường hợp người đánh giá lựa chọn mức độ Thông qua tổng quan y văn, chúng tôi ghi nhận có 4 bộ “trung lập” trên thang so với khi sử dụng thang Likert 3 câu hỏi được xây dựng để khảo sát kiến thức về thuốc NCC hoặc 5 mức độ, nhờ đó tránh gây khó khăn khi tính toán của điều dưỡng [19,23-25]. Các bộ câu hỏi đánh giá các khía S-CVI/Ave [21,22]. Hơn nữa, với thang đo Likert 4 mức cạnh khác nhau trong kiến thức của điều dưỡng như sử dụng độ theo mẫu Mức độ 1 - Không liên quan, Mức độ 2 - Liên thuốc, quản lý thuốc, định nghĩa về thuốc NCC, ghi chép hồ quan mức độ thấp, Mức độ 3 - Khá liên quan, Mức độ 4 - sơ, tính liều... Không có sự thống nhất về các khía cạnh đánh Rất liên quan, thang đo sẽ trở nên rành mạch với hai giá giá kiến thức về thuốc NCC của các bộ câu hỏi đã có. Do trị nhị nguyên “không liên quan” và “có liên quan” (Mức vậy, trong nghiên cứu này với số lượng câu hỏi khá khiêm độ 1 và 2 cho thấy sự không liên quan, Mức độ 3 và 4 cho tốn, chúng tôi cũng không thực hiện phân tích nhân tố khám thấy sự liên quan). Do đó, trong phần thẩm định tính giá phá để chia bộ câu hỏi thành các thành tố riêng biệt. trị nội dung của hội đồng chuyên gia, nghiên cứu của Giá trị phân biệt cũng là một tính chất của giá trị cấu trúc. chúng tôi sử dụng thang Likert 4 mức độ nhằm đảm bảo Giá trị phân biệt của một thang đo giúp xác định khả năng tính chính xác, rõ ràng của giá trị I-CVI và S-CVI/Ave. thang đo đó có thể phân biệt hai nhóm khác nhau về đặc điểm Giá trị S-CVI/Ave dao động từ 0 đến 1, tăng lên khi bộ trên lý thuyết. Đối với bộ câu hỏi khảo sát kiến thức của điều công cụ thể hiện tốt mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu của dưỡng trên thuốc NCC, bộ câu hỏi có tính giá trị phân biệt các tác giả Polit (2004), Lynn (1981) và Waltz (1986) đều khi có thể đưa ra hai kết quả khác nhau về điểm số của hai cho rằng S-CVI/Ave của một bộ công cụ được xem là tốt nhóm không có sự tương quan với nhau trên lý thuyết. khi có giá trị từ 0,8 trở lên [16,21,22]. Một trở ngại của Để đánh giá tính giá trị phân biệt của bộ câu hỏi, chúng tôi S-CVI/Ave là chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm đồng thuận sử dụng phương pháp so sánh giữa 2 nhóm tương phản. Theo giữa những người đánh giá với nhau, tuy nhiên sự đồng nghiên cứu của Hsaio (2010), tính giá trị phân biệt của bộ thuận của hội đồng đánh giá có thể bị tác động bởi các yếu câu hỏi khảo sát kiến thức của điều dưỡng trên nhóm thuốc tố gây nhiễu. Với hội đồng từ 5 chuyên gia trở xuống, để bộ NCC được đánh giá bằng cách xác định sự khác biệt về điểm công cụ được xem là có khả năng phản ánh tốt nội dung kiến thức giữa nhóm điều dưỡng đã có chứng chỉ hành nghề nghiên cứu, chỉ số I-CVI và S-CVI/Ave của toàn thang đo và nhóm điều dưỡng sinh viên năm cuối [19]. Kết quả cho nên bằng 1 [21]. Trong quá trình thẩm định bộ câu hỏi của thấy điểm kiến thức trung bình giữa hai nhóm điều dưỡng nghiên cứu này, 5 chuyên gia trong hội đồng đánh giá tất cả này khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Theo nghiên các mục trong bộ câu hỏi ở Mức 3 - Khá liên quan và 4 - Rất cứu của Zyoud (2019) và nghiên cứu của Tang (2015), sự liên quan, do đó chỉ số I-CVI và S-CVI/Ave của thang đo khác biệt về trình độ học vấn giữa các nhóm nhân viên y tế đều bằng 1,00 chứng tỏ bộ câu hỏi khảo sát kiến thức điều là một yếu tố dẫn đến sự khác biệt điểm số kiến thức về thuốc dưỡng trên thuốc NCC phản ánh tốt mục tiêu nghiên cứu. NCC có ý nghĩa thống kê [26,27]. 32 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Như vậy, dựa trên các nghiên cứu tương tự, chúng tôi lấy Đoàn Thị Ngần trình độ học vấn là yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ hiểu https://orcid.org/0009-0008-8868-879X biết của điều dưỡng về thuốc NCC. Kết quả cho thấy điểm Nguyễn Thị Tiến số của nhóm có trình độ đại học cao hơn nhóm cao đẳng có https://orcid.org/0000-0002-3671-0819 ý nghĩa thống kê (p = 0,035), tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hsaio (2010) [19]. Do đó, bộ câu hỏi tự xây dựng có Bùi Thị Hương Quỳnh tính giá trị cấu trúc tốt. https://orcid.org/0000-0003-3451-4870 Về ưu điểm, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam xây Đóng góp của các tác giả dựng và thẩm định bộ công cụ đánh giá kiến thức của điều Ý tưởng nghiên cứu: Bùi Thị Hương Quỳnh. dưỡng về thuốc NCC. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Hà Quỳnh một số hạn chế. Do giới hạn về mặt thời gian, chúng tôi chưa Anh, Nguyễn Lê Thuỳ Dung, Bùi Thị Hương Quỳnh. thể thẩm định bộ công cụ trên nhiều khía cạnh hơn như độ phản hồi, độ tin cậy giữa các lần đo. Ngoài ra, đây là bộ câu Thu thập dữ liệu: Nguyễn Hà Quỳnh Anh, Nguyễn Lê Thuỳ hỏi đầu tiên tại Việt Nam đánh giá kiến thức của điều dưỡng Dung. về thuốc NCC được xây dựng và thẩm định nên chưa thể Giám sát nghiên cứu: Bùi Thị Hương Quỳnh, Phạm Thị Lệ thực hiện đánh giá giá trị tiêu chuẩn bằng cách so sánh với Cẩm, Đoàn Thị Ngần, Nguyễn Thị Tiến. một bộ câu hỏi có mục đích tương tự. Nhập dữ liệu: Nguyễn Hà Quỳnh Anh, Nguyễn Lê Thuỳ Dung. 5. KẾT LUẬN Quản lý dữ liệu: Nguyễn Hà Quỳnh Anh, Nguyễn Lê Thuỳ Dung, Bùi Thị Hương Quỳnh. Bộ câu hỏi HA-MED đạt yêu cầu về tính giá trị nội dung, độ tin cậy nội tại và tính giá trị cấu trúc, có thể sử Phân tích dữ liệu: Nguyễn Hà Quỳnh Anh, Nguyễn Lê Thuỳ dụng để khảo sát kiến thức thực tế của điều dưỡng trên Dung. nhóm thuốc NCC. Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Hà Quỳnh Anh, Nguyễn Lê Lời cảm ơn Thuỳ Dung. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Thống Nhất và Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Bùi Thị Hương Quỳnh. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để thực hiện nghiên cứu. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Nguồn tài trợ Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Xung đột lợi ích Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. Nghiên cứu đã được thông qua bởi hội đồng đạo đức trong ORCID nghiên cứu Y sinh học Bệnh viện (số 07/2024/HĐYĐ ngày 25/01/2024). Nguyễn Hà Quỳnh Anh https://orcid.org/0009-0001-2625-1604 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Lê Thùy Dung https://orcid.org/0009-0000-7002-9704 1. Institute for Safe Medication Practices. ISMP list of high- Phạm Thị Lệ Cẩm alert medications in acute care settings. institute for safe https://orcid.org/0009-0001-7814-6865 medication practices. 2018;1-5. [cited 2023 Nov 1]. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 33
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 https://www.ismp.org/sites/default/files/attachments/20 (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2022. [cited 18-08/highAlert2018-Acute-Final.pdf. 2023 Nov 11]. https://tinyurl.com/ykv3wxnh. 2. Cohen M, Belknap S, Phillips J. High‐alert’ medications 14. Institute for Safe Medication Practices. ISMP launches and patient safety. IJQHC. 2001;13(4):339-340. the first high-alert medication safety self-assessment for Doi:10.1093/intqhc/13.4.339. inpatient and outpatient facilities. 2017;1-5 [cited 2023 Nov 21]. https://www.ismp.org/resources/ismp- 3. Choo J, Hutchinson A, Bucknall T. Nurses' role in launches-first-high-alert-medication-safety-self- medication safety. J Nurs Manag. 2010;18(7):853-61. assessment-inpatient-and- Doi:10.1111/j.1365-2834.2010.01164.x. outpatient#:~:text=High%2Dalert%20medications%2C 4. Ojerinde AC, Adejumo PO. Factors associated with %20a%20term,clearly%20more%20devastating%20to medication errors among health workers in University %20patients. College Hospital Nigeria. IOSR-JNHS. 2014;3(3):22-23. 15. World Health Organization. Medication safety in high- Doi: 10.9790/1959-03342233. risk situations. 2019;1-52. [cited 2023 Oct 1]. 5. Kane-Gill S, Weber RJ. Principles and practices of https://www.who.int/publications/i/item/WHO-UHC- medication safety in the ICU. Crit Care Clin. SDS-2019.10. 2006;22(2):273-90. Doi:10.1016/j.ccc.2006.02.005. 16. Polit DF, Beck CT. Nursing research: principles and 6. Kohn LT, Corrigan JM, Donaldson MS. To Err is methods. 7th Edition. Philadelphia: Lippincott Williams human: building a safer health system. USA: National & Wilkins; 2004. p. 423. Academies Press; 2000. Doi: 10.17226/9728. 17. Yusoff M. ABC of content validation and content 7. Institute for Safe Medication Practices. ISMP targeted validity index calculation. EIMJ. 2019;11(2):49-54. medication safety best practices. 2020;1-14. [cited 2023 Doi:10.21315/eimj2019.11.2.6 Nov 11]. https://tinyurl.com/ycycd59z. 18. Tavakol M, Dennick R. Making sense of cronbach's 8. Paparella S. High-alert medications: shared alpha. Int J Med Educ. 2011;2:53. Doi: accountability for risk identification and error 10.5116/ijme.4dfb.8dfd. prevention. J Emerg Nurs. 2010;36:476-8. 19. Hsaio GY, Chen IJ, Yu S, Wei IL, Fang Y, Tang FI. Doi:10.1016/j.jen.2010.05.006. Nurses' knowledge of high-alert medications: instrument 9. Yanhua C, Watson R. A review of clinical competence development and validation. J. Adv. Nurs. assessment in nursing. Nurse Educ Today. 2010;66(1):177-190. Doi: 10.1111/j.1365- 2011;31(8):832-836. Doi: 10.1016/j.nedt.2011.05.003. 2648.2009.05164.x 10. Fink A, Litwin MS. How to measure survey reliability 20. Lu MC, Yu S, Chen IJ, Shih YH, Lin YJ. Nurses' and validity. USA: SAGE; 1995. Doi: knowledge of high-alert medications: a randomized https://doi.org/10.4135/9781483348957. controlled trial. Nurse Educ Today. 2013;33(1):24-30. 11. Leung K, Trevena L, Waters D. Systematic review of Doi: 10.1016/j.nedt.2011.11.018. instruments for measuring nurses' knowledge, skills and 21. Lynn M. Determination and quantification of content attitudes for evidence-based practice. J Adv Nurs. validity. Nurs Res. 1986;35(6):382-386. Doi: 2014;70(10):2181-2195. Doi: 10.1111/jan.12454. 10.1097/00006199-198611000-00017. 12. De Vet HC, Terwee CB, Mokkink LB, Knol DL. 22. Waltz CF, Bausell BR. Nursing research: design Measurement in medicine: a practical guide. 1st Edition. statistics and computer analysis. 1st Edition. Philadelphia: New York: Cambridge University Press; 2011. p. 126. F.A. Davis Co; 1981. p. 71. 13. Bộ Y Tế. Quyết định số 29/QĐ-BYT: Quyết định về việc 23. Shittaya A, AL-Rafay S, Tantawi H. Ali E. Performance ban hành Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc of nurses regarding high alert medications in critical care 34 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04
  10. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 units. Egypt J Health Care. 2019;10(4):748-764. Doi: 10.21608/ejhc.2019.274766. 24. Abd-Elrahman EM, Mostafa GM, Hasanin AG. Effect of an educational program for nurses about high-alert medications on their competence. Benha Journal of Applied Sciences. 2022;7(4):273-282. 25. Farag AMA, Ewada SMM, Elasyed NF. Nurses' knowledge and practice in dealing with high-alert medications. ASNJ. 2017;19(2):1-24. 26. Zyoud S, Khaled S, Kawasmi B, Habeba A, Hamadneh A, Anabosi H, et al. Knowledge about the administration and regulation of high alert medications among nurses in Palestine: a cross-sectional study. BMC Nurs. 2019;18(11):1-17. Doi:10.1186/s12912-019-0336-0, 27. Tang S, Wang X, Zhang Y, Jie H, Lu J, Wang M, et al. Analysis of high alert medication knowledge of medical staff in Tianjin: a convenient sampling survey in China. J Huazhong Univ Sci Technol Med Sci. 2015;35(2):176- 182. Doi: 10.1007/s11596-015-1407-4. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.04 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 35
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2